Cương Yếu Giới Luật

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

***

MỤC LỤC

(Gồm các mục)

Phần 1A

01. Thể tánh đồng nhất.
02. Tám hạng Tỳ-kheo.
03. Định cọng giới và Đạo cọng giới.
04. Nguyên nhân Phật chế giới Biệt giải thoát.
05. Mười lợi ích của việc chế giới.
06. Giới thứ nhất: bất dâm.
07. Giới thứ hai: bất đạo.
08. Giới thứ ba: bất sát.
09. Giới thứ tư: bất vọng ngữ.
10. Giới luật.
11. Bốn khoa của giới.
12. Biệt giới, thông giới.
13. Thế Tôn diệt độ.
14. Tân Tỳ-kheo Bạt-nan-đà vui mừng.
15. Kiết tập lần I
16. Tôn giả A-nan chứng A-la-hán.
17. Tôn giả A-nan sám hối.
18. Tôn giả Kiều-phạm-ba-đề diệt độ.
19. Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên tìm đạo.
20. Truởng trảo Phạm-chí luận chiến.
21. Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-hên xuất gia.
22. Tôn giả Xá-lợi-phất bị vu oan.
23. Tôn giả Mục-kiền-liên bị hại.

Phần 1B

24. Kiết tập Kinh và Luật.
25. Tôn giả Ưu-ba-li tụng Luật.
26. Nguyên nhân phân hoá Luật.
27. Năm bộ Luận giải thích Luật.
28. Nội dung Tứ phần luật.
29. Chỉ trì, tác trì.
30. Chuyện xảy ra ở Câu-diệm-di (Kosambiya)
31. Đức Phật ở ẩn trong rừng.
32. Phật dạy pháp Lục hòa ở Kosambiya.
33. Phật cấm dùng thần thông để thu bát.
34. Phân tích giới bổn.
35. Giải thích bốn Ba-la-di.
36. Giải thích 13 Tăng tàn.
37. Giải thích 2 Bất định.
38. Giải thích 30 Xả đọa.
39. Giải thích 90 Ba-dật-đề.
40. Giải thích 4 Hối quá pháp.
41. Giải thích 100 Học pháp.
42. Giải thích 7 Diệt tránh.
43. Tánh giới và già giới.
44. Các yếu tố kết thành tội.
45. Sáu trường hợp đặc biệt đối thủ sám tội Tăng tàn.
46. Sáu trường hợp tâm niệm sám diệt tội Tăng tàn.
47. Sám hối tội Ba-la-di và Tăng tàn.
48. Sám hối tội Thâu-lan-giá.
49. Sám hối tội Ba-dật-đề, Đề-xá-Ni, Đột-kiết-la.
50. Mười tám việc đưa đến phá hòa hợp Tăng: phá kiết-ma Tăng, phá Pháp luân Tăng
51. Thế nào là Tăng?
52. Đại giới.
53. Giới trường.

Phần 1C

54. Thất diệt tránh.
55. Kiết-ma.
56. Điều kiện của kiết-ma.
57. Tập Tăng tác.
58. Thứ hậu tác.
59. Kiết-ma phi tướng.
60. Dự dục.
61. Nhận dự dục.
62. Dự dục không thành.
63. Kiết đại giới bên Tăng và bên Ni.
64. Xuất gia thọ giới.
65. Tỳ-Kheo.
66. Đời sống A-la-hán.
67. Hòa thượng.
68. Y chỉ.
69. Nên học và không nên học.
70. A-xà-lê.
71. Nguyên nhân thuyết giới.
72. Bố-tát.
73. Mục đích Bố-tát.
74. Trung gian Bố-tát.
75. Cách thuyết giới.
76. Già thuyết giới.
77. Không đủ tư cách ngăn thuyết giới.
78. Đủ tư cách ngăn thuyết giới.
79. Triển ngày thuyết giới.
80. An cư.
81. Tiền An cư, hậu An cư.
82. Thọ nhật.
83. Tự tứ.
84. Cầu thính.
85. Y đệ ngũ luật sư.

Phần phụ đính

2. Bồ-tát giới
3. Bồ-tát danh và thiệt
4. Xuất gia hoằng Phật đạo
5. Giới là bậc thầy cao cả nhất
6. Khai đạo giới tử thọ Bồ-tát giới
7. Thọ giới là làm cho Phật pháp miên trường giữa thế gian

-ooOoo-

LỜI NÓI ĐẦU

Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.

Để tạo thêm sự dễ dàng cho việc hiểu và hành trì Giới học, ngay sau Giới đàn năm 1994 tại chùa Báo Quốc, Huế viên mãn, tôi giảng cương yếu Giới luật cho Tăng, Ni, nhất là những vị tân thọ giới tại Giảng đường chùa Từ Đàm trong 7 hôm. Lời giảng này được ghi chép và sửa chữa, bổ sung thêm các bài liên quan Giới luật mà tôi đã giảng các lần khác, chung lại thành tập “Cương yếu Giới luật” này, mà hôm nay có đủ duyên để gởi đến quý vị độc giả. Hy vọng nó sẽ giúp ích được phần nào trong việc thực hành Giới học của những vị hảo tâm xuất gia.

Phật lịch 2540,
Chùa Từ Đàm
Mùa An cư năm Bính Tý – 1996.
HT. Thích Thiện Siêu

    Xem thêm:

  • Cương Yếu Giới Luật – Phần 1B - Luật Tạng
  • Luật Tứ Phần – Phần 1: Giới Tỳ Kheo – Chương 2. Tăng Tàn - Luật Tạng
  • Cương Yếu Giới Luật – Phần 2: Phụ đính - Luật Tạng
  • Luật Tứ Phần – Phần 1: Giới Tỳ Kheo – Chương 4. Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề - Luật Tạng
  • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu – Luật sư Độc Thể biên soạn - Luật Tạng
  • Luật Tỳ Nại Da Tạp Sự – Quyển 03 - Luật Tạng
  • Năm Giới Của Người Tại Gia - Luật Tạng
  • Luật Tứ Phần – Phần 3: Tăng Sự – Chương 9. Câu Thiểm Di - Luật Tạng
  • Luật Tỳ Nại Da Tạp Sự – Quyển 01 - Luật Tạng
  • Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu - Luật Tạng
  • Căn Bản Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Ni Đà Na Mục Đắc Ca - Luật Tạng
  • Pháp Thức Căn Bản Của Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Tì Nại Da Về Việc Xuất Gia - Luật Tạng
  • Bát Quan Trai Giới – Thích Thiện Hoa - Luật Tạng
  • Tứ Phần Luật Tỳ Kheo Hàm Chú Giới Bổn - Luật Tạng
  • Cương Yếu Giới Luật – Phần 1C - Luật Tạng
  • Luật Tỳ Nại Da Tạp Sự – Quyển 12 - Luật Tạng
  • Luật Tứ Phần – Phần 3: Tăng Sự – Chương 5. Da Thuộc - Luật Tạng
  • Luật Tỳ Nại Da Tạp Sự – Quyển 28 - Luật Tạng
  • Luật Tỳ Nại Da Tạp Sự – Quyển 21 - Luật Tạng
  • Luật Ma Ha Tăng Kỳ – Quyển 37 - Luật Tạng