Kim Cang Đỉnh Siêu Thắng Tam Giới Kinh Thuyết Văn Thù Ngũ Tự Chơn Ngôn Thắng Tướng

Đường Bất Không dịch,

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

*

Bấy giờ tất cả Bồ Tát thuộc hàng Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-pāni-bodhisatva-mahāsatva) ở trước mặt Đức Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana-buddha) đều nói Tự Tâm Chân Ngôn Ấn.

Khi ấy Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát (Mamju’srī-bodhisatva-mahāsatva) từ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật rằng: ”Thế Tôn ! Nay con vì lợi ích của tất cả Hữu Tình đời vị lai, muốn cho họ mau được thành tựu Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa (Mahā-prajnõa-pāramitā). Nếu có người vừa tụng một biến cũng như tụng 12 Bộ Kinh Tạng Vi Đà (Veda) một vạn bốn ngàn lần (14000 lần). Nếu tụng hai biến thì Văn Thù Sư Lợi (Mamju’srī), Phổ Hiền (Samanta-bhadra) đi theo giúp đỡ, bốn Chúng vây quanh gia bị, Thiện Thần Hộ Pháp Từ Vô Úy (Hiền từ không đáng sợ) này ở ngay trước mặt người ấy”

Ngài A Nan bạch với Văn Thù Sư Lợi rằng: ”Nên nói Chân Ngôn này”

Tức thời có mười vạn ức Đức Phật hiện ra , mỗi một lỗ chân lông của chư Phật như vậy hiện ra 10 vạn ức Bồ Tát. Mỗi một lỗ chân lông của Bồ Tát hiện ra 10 vạn ức Long Nữ (Nāga-kanyā). Mỗi một lỗ chân lông của Long Nữ hiện ra 10 vạn ức con voi xanh (Thanh tượng) . Mỗi một lỗ chân lông của con voi xanh hiện ra 10 vạn ức con voi trắng (Bạch tượng) . Mỗi một lỗ chân lông của con voi trắng hiện ra 10 vạn ức con Hương Tượng (Loại voi to lớn). Mỗi một lỗ chân chông của Hương Tượng hiện ra 10 vạn ức con Sơn Tượng (Voi núi). Mỗi một lỗ chân lông của Sơn Tượng hiện ra 10 vạn ức cái viện báu (Bảo viện). Mỗi một viện báu lại hiện ra 10 vạn ức cái ao nước 8 công đức (Bát công đức thủy trì). Ao nước đó do 4 báu hợp thành. Mỗi một ao nước hiện ra 10 vạn ức ánh sáng vàng Diêm Phù Đàn (Diêm Phù Đàn quang minh). Lại ở trong mỗi một ánh sáng hiện ra 10 vạn ức vầng hào quang tròn hóa ra 10 vạn ức Thiên Nữ (Apsara) nghiêm trì mọi thứ cúng dường. Như vậy Căng Già Sa bốn Chúng cùng một lúc chung tập Đại Hội, cùng đồng âm nói Chân Ngôn Tam Ma Địa Tam Muội này.

Nay Ta lược nói chút ít để có thể biết về Công Đức vô lượng này. Liền nói Ngũ Tự Chân Ngôn là :

A La Bả Tả Nẵng

A RA PA CA NA

Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện hay trì Chân Ngôn này, vừa mới tụng qua một biến liền nhập vào Pháp Bình Đẳng của Như Lai, tất cả văn tự cũng đều bình đẳng, mau được thành tựu Ma Ha Bát Nhã.

Lúc vì các đệ tử trao truyền Chân Ngôn thì khiến họ kết Mật Ấn : 2 tay kết Kim Cương Phộc, kèm dựng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) rồi co lóng trên lại như hình cây kiếm.

Trên Ấn nâng hoa rải Đàn cúng dường. Xong rồi lại bảo rằng:”Tâm Pháp Môn này là tối thắng bí mật của tất cả Như Lai. Hãy cẩn thận đừng khinh thường mà nói cho người ngu biết, nếu không nó sẽ phá Tam Muội Giới của ngươi. Do đó hãy khéo chân thành mà suy tư”

A(A) có nghĩa là không có sinh LA (RA) có nghĩa là Trong sạch không nhiễm, xa lìa trần cấu (bụi dơ). BẢ (PA) có nghĩa là Cũng không có các Pháp bình đẳng (Sama) của Đệ

Nhất Nghĩa Đế (Paramārtha-satya)

TẢ (CA) có nghĩa là Các Pháp không có các hành (Samskāra)

NẴNG (NA) có nghĩa là các Pháp không có Tính Tướng, ngôn thuyết văn tự đều chẳng thể đắc

Dùng chữ Nẵng (NA) là không có Tính Tướng cho nên chữ Tả (CA) không có các hành (Samskāra). Dùng chữ Tả là không có các hành cho nên chữ Bả (PA) là không có Đệ Nhất Nghĩa Đế (Paramārtha-satya). Dùng chữ bả là không có Đệ Nhất Nghĩa Đế cho nên chữ La (RA) không có trần cấu (Rajas). Dùng chữ La là không có trần cấu cho nên chữ A (A) có nghĩa là Pháp vốn chẳng sinh (Anutpāda).

Thiện Nam Tử ! Nên quán Tâm này xưa nay thanh tịnh, không có chỗ nhiễm dính, xa lìa tướng phân biệt của Ngã (Ātman: cái Ta) và Ngã Sở (Māma-kara: cái của Ta). Nhập vào Môn này được gọi là Tam Ma Địa (Samādhi) là Chân Tu Tập. Nên biết người đó được Như Lai ấn khả, được công đức thù thắng chẳng thể luận bàn.

Nếu tụng một biến thì hay trừ diệt tất cả nạn khổ của Hành Giả Nếu tụng hai biến thì trừ diệt tội nặng của ức kiếp sinh tử.

Nếu tụng ba biến thì Tam Muội (Samādhi) hiện trước mặt

Nếu tụng bốn biến thì Tổng Trì (Dhāranī) chẳng quên

Nếu tụng năm biến thì mau thành Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi)

Nếu có thể một lòng ở một mình nơi chốn nhàn tĩnh, dùng chữ Phạn vẽ Ngũ Tự Luân Đàn ( Luân Đàn có 5 chữ) rồi y theo Pháp niệm tụng đủ một tháng thì Mạn Thù Bồ Tát (Mamju’srī-bodhisattva) liền hiện thân , hoặc ở trong hư không diễn nói Pháp Yếu. Lúc đó Hành Giả được Túc Mệnh Trí, biện tài vô ngại, Thần Thông tự tại, mau chóng đốn chứng Pháp Thân Như Lai. Nếu có Tâm tin nhận thì trải qua 16 kiếp quyết định thành Chính Giác.

Nếu chẳng đủ khả năng bày biện xây dựng Đàn Trường thì đem hương hoa cúng dường và tô vẽ Bản Tôn, dùng bùn thơm tô tạo Tháp Xá Lợi, dùng chữ Phạn viết Chân Ngôn 5 chữ rồi nhiễu quanh niệm tụng 50 vạn biến ắt Văn Thù Bồ Tát hiện thân ra trước mặt vì người đó nói Pháp. Người đó sẽ được Túc Mệnh, biện tài. Tất cả Như Lai với hàng Bồ Tát, Chấp Kim Cương, hằng sa Thánh Chúng thường gia trì hộ niệm, mau mãn các nguyện, chóng chứng Bồ Đề. Tất cả rộng như Kinh Kim Cương Đỉnh (Vajra’sekha-sūtra) đã nói.

    Xem thêm:

  • Phật Nói Kinh Đại Thừa Thiện Kiến Biến Hóa Văn Thù Sư Lợi Hỏi Pháp - Kinh Tạng
  • Chơn Ngôn Nghi Quỹ Thắng Sơ Du Già - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Bồ Tát Phổ Hiền - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Cát Tường Bồ Tát Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Pháp Của Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Chuyển Pháp Luân - Kinh Tạng
  • Kim Cang Đỉnh Du Già Hàng Tam Thế Thành Tựu Cực Thâm Mật Môn - Kinh Tạng
  • Kệ Chú Kinh Vô Lượng Thọ Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sanh - Kinh Tạng
  • Những Truyện Cảm Ứng Về Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Quán Di Lặc Bồ Tát Hạ Sanh – Huyền Thanh dịch - Kinh Tạng
  • Nghi Thức Tụng Niệm Đại Lạc Kim Cang Tát Đỏa Lược Trích Từ Kinh Kim Cang Đỉnh Thắng Sơ Du Già - Kinh Tạng
  • Kinh Ngũ Uẩn Giai Không - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Thánh Tối Thắng - Kinh Tạng
  • Nhơn Vương Bát Nhã Đà La Ni Thích - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn – Huyền Thanh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Đại Hàn Lâm Thánh Nạn Nã - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Đề Hạnh - Kinh Tạng
  • Phật Nói Văn Thù Sư Lợi 108 Danh Phạn Tán - Kinh Tạng
  • Kinh Tu Ðạt - Kinh Tạng