Phật Thuyết Tam Chuyển Pháp Luân Kinh

Hán dịch: Đường Nghĩa Tịnh

Việt dịch: Huyền Thanh

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ:Thế Tôn) ngự trong Tiên Nhân Đọa Xứ Thí Lộc Lâm (Mṛgadāva: Rừng giành cho loài nai vui sống) tại nước Ba La Nhiếp Kỳ (Vārāṇasi)

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo năm vị Bật Sô (Bhikṣu) rằng: “Bật Sô các ông ! Khổ Thánh Đế (Duḥkha-āryāṇisatyāṇi) này đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý hay sinh Nhãn Trí Minh Giác [Xưng riêng cái Trí trong Kiến Đạo (Darśana-mārga). Khổ Pháp Trí Nhẫn (Duḥkhe dharma-jñāna-kṣāntiḥ) là Nhãn (con mắt), Khổ Pháp Trí (Duḥkhe dharma-jñāna) là Trí, Khổ Loại Trí Nhẫn (Duḥkhe’nvaya-jñāna-kṣāntiḥ) là Minh, Khổ Loại Trí (Duḥkhe’nvaya-jñāna) là Giác]

Bật Sô các ông ! Pháp của Khổ Tập (Tập Thánh Đế: Samudaya-āryāṇisatyāṇi), Khổ Diệt (Diệt Thánh Đế: Nirodha-āryāṇisatyāṇi), Thuận Khổ Diệt Đạo Thánh Đế (Đạo Thánh Đế: Mārga-āryāṇisatyāṇi) này, như Lý tác Ý hay sinh Nhãn Trí Minh Giác

Bật Sô các ông ! Khổ Thánh Đế (Duḥkha-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy nên biết, đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác

Bật Sô các ông ! Khổ Tập Thánh Đế (Samudaya-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy nên chặt đứt, đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác

Bật Sô các ông ! Khổ Diệt Thánh Đế (Nirodha-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy nên chứng, đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác

Bật Sô các ông ! Thuận Khổ Diệt Đạo Thánh Đế (Mārga-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy nên tu, đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác

Bật Sô các ông ! Khổ Thánh Đế (Duḥkha-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy đã biết, đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác

Bật Sô các ông ! Khổ Tập Thánh Đế (Samudaya-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy đã chặt đứt, đối với Pháp đã nghe, như Lý tác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác

Bật Sô các ông ! Khổ Diệt Thánh Đế (Nirodha-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy đã chứng, đối với Pháp đã nghe, như Lýtác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác

Bật Sô các ông ! Thuận Khổ Diệt Đạo Thánh Đế (Mārga-āryāṇisatyāṇi) này, là Pháp đã thấu tỏ, như vậy đã tu, đối với Pháp đã nghe, nhưLýtác Ý, hay sinh Nhãn Trí Minh Giác

Bật Sô các ông ! Nếu Ta đối với Pháp của bốn Thánh Đế (Catvary¬āryāṇisatyāṇi) này chưa thấu tỏ 12 Tướng của ba lần chuyển thì Nhãn Trí Minh Giác đều chẳng được sinh. Ta liền chẳng đối với chư Thiên (Deva), Ma (Māra), Phạm (Brahma), Sa Môn (Śramaṇa), Bà La Môn (Brāhman), tất cả Thế Gian (Loka)… buông lìa Tâm phiền não (Kleśa-citta), được giải thoát (Vimkti), chẳng thể chứng được Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi)

Bật Sô các ông ! Do Ta đối với Pháp của bốn Thánh Đế (Catvary-āryāṇisatyāṇi) này hiểu biết thấu tỏ 12 Tướng của ba lần chuyển thì Nhãn Trí Minh Giác thảy đều được sinh, liền đối với chư Thiên (Deva), Ma (Māra), Phạm (Brahma), Sa Môn (Śramaṇa), Bà La Môn (Brāhman), tất cả Thế Gian (Loka)…buông lìa Tâm phiền não (Kleśa-citta), được giải thoát (Vimkti), liền hay chứng được Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi)”.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói Pháp này thời Cụ Thọ Kiều Trần Như (Kauṇḍimya) với tám vạn chư Thiên xa bụi trần, lìa dơ bẩn, được sự trong sạch của con mắt Pháp.

Đức Phật bảo Kiều Trần Như: “Ông hiểu biết rõ Pháp này chăng ?”

Đáp rằng: “Đã hiểu biết rõ”

Đức Thế Tôn: “Ông hiểu biết rõ Pháp này chăng ?”

Đáp rằng: “Đã hiểu biết rõ”

Đức Thiện Thệ (Sugata): “Do Kiều Trần Như hiểu biết thấu tỏ Pháp, cho nên nhân vào điều này liền có tên gọi là A Nhã Kiều Trần Như (Ājñāta-kauṇḍimya)” [Ājñāta nghĩa là hiểu biết thấu tỏ]

Lúc đó Địa Cư Dược Xoa (Bhūmy-avacara-yakṣa) nghe Đức Phật nói xong, thời phát ra âm thanh lớn, báo cho Người Trời rằng: “Các người nên biết Đức Phật ngự trong Tiên Nhân Đọa Xứ Thí Lộc Lâm (Mṛgadāva) tại nước Ba La Nhiếp Kỳ (Vārāṇasi) rộng nói Tam Chuyển Thập Nhị Hành Tướng Pháp Luân. Do điều này hay đối với Trời, Người, Ma, Phạm, Sa Môn, Bà La Môn, tất cả Thế Gian làm nhiêu ích to lớn. Khiến cho người có đồng Phạm Hạnh (Brahma-caryā) mau đến cõi Niết Bàn an ổn, Người Trời tăng thêm nhiều, A Tu La (Asura) giảm bới đi”.

Do Dược Xoa (Yakṣa) ấy nói lời thông báo như vậy thì chư Thiên ở hư không, chúng của bốn vị Đại Vương thảy đều nghe biết. Như vậy triển chuyển, vào khoảng sát na đã lan đến hết Lục Dục Thiên (Sáu cõi Trời ở Dục Giới). Trong phút chốc liền đến cõi Phạm Thiên (Brahma-deva) khắp cả đều nghe âm vang dội ấy. Phạm Chúng nghe xong, lại đều thông báo khắp, rộng như lúc trước. Do vậy gọi Kinh này là Tam Chuyển Pháp Luân (ba lần chuyển bánh xe Pháp).

Khi năm vị Bật Sô với hàng Người, Trời nghe Đức Phật nói xong, đều vui vẻ phụng hành.

 

    Xem thêm:

  • Kinh Chuyển Pháp Luân - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Vô Sở Úy - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Quán Di Lặc Bồ Tát Hạ Sanh – Huyền Thanh dịch - Kinh Tạng
  • Phật Nói Kinh Đại Thừa Thiện Kiến Biến Hóa Văn Thù Sư Lợi Hỏi Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Một Trăm Danh Hiệu Phật - Kinh Tạng
  • Nhơn Vương Bát Nhã Đà La Ni Thích - Kinh Tạng
  • Kinh Đế Thích Sở Vấn - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Tu Hành Bốn Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Pháp Của Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 85 – Kinh Vương Tử Bồ Đề (Bodhirajàkumàra sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn – Huyền Thanh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Công Đức Nhiễu Quanh Tháp Phật Vòng Theo Bên Phải - Kinh Tạng
  • Phật Nói Văn Thù Sư Lợi 108 Danh Phạn Tán - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sở Thuyết Tối Thắng Danh Nghĩa - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Lâm Niết Bàn Ký Pháp Trụ - Kinh Tạng
  • Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan – Huyền Thanh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – HT Thích Tuệ Sỹ dịch - Kinh Tạng
  • Kim Cang Đỉnh Siêu Thắng Tam Giới Kinh Thuyết Văn Thù Ngũ Tự Chơn Ngôn Thắng Tướng - Kinh Tạng