Phật Thuyết Thực Thí Hoạch Ngũ Phước Báo Kinh

Việt dịch: Quảng Lượng – Lý Hồng Nhựt

Nghe như vầy: một thuở đức Phật( Thích Ca), ở tại nước Xá Vệ nơi vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc.
Phật bảo các vị Tỳ kheo nên biết rằng : Ăn có chừng mực thì không bịnh.

Người bố thí thức ăn được năm thứ phước báo và khiến người đó đắc đạo.

Người trí liền khởi lòng muốn truyền bá rộng, thời được năm thứ phước. Những gì là năm? Một là bố thí mạng sống.

Hai là bố thí sắc (Vui tươi). Ba là bố thí sức mạnh. Bốn là bố thí sự bình an. Năm là bố thí sự nói năng.

1.Như thế nào là bố thí mạng sống? Người bị đói, thì nét mặt rất là tiều tụy, không thể nào vui tươi. Người đói không quá bảy ngày sẽ chết, vì thế người trí liền bố thí thức ăn. Thật ra ở đây bố thí thức ăn chính là bố thí mạng sống vậy. Người bố thí mạng sống, thì đời đời sẽ sống lâu, dù sanh ra ở cõi người hay cõi trời. Chẳng những được sống lâu mà còn không bị tai họa hay đau khổ; đương nhiên có phước báo và tài sản vô số. Đây là nói về việc bố thí mạng sống.

2. Như thế nào là bố thí vui tươi(sắc)? Người bị đói sắc mặt rất buồn khổ, không thể nào vui tươi được. Vì thế người trí liền bố thí thức ăn. Thật ra ở đây bố thí thức ăn chính là bố thí sự vui tươi. Người bố thí sự vui tươi, đời đời thân tướng tốt đẹp, dù cho sanh ra ở cõi trời hay cõi người.

3. Như thế nào là bố thí sức mạnh? Người bị đói thì thân thể gầy ốm, nghĩ mơ hồ, không thể làm được việc gì. Vì thế cho nên người trí liền bố thí thức ăn, ở đây bố thí thức ăn chính là bố thí sức lực vậy. Người mà bố thí sức lực, đời đời sẽ có sức lực hơn người , dù sanh ra ở cõi trời hay cõi người, thì có sức lực không người sánh bằng. Cho dù lên, xuống, tới, lui sức lực không hề suy giảm. Đây là nói về bố thí sức lực.

4. Như thế nào là bố thí sự bình an? Người bị đói, lòng buồn khổ, thân hư hoại, ngồi đứng không yên, không thể an ổn. Vì thế cho nên người trí liền bố thí thức ăn, thật ra ở đây bố thí thức ăn chính là bố thí sự an ổn thân tâm. Người mà bố thí sự an ổn. đời đời sẽ luôn an ổn, dù sanh ở cõi trời hay cõi người, không bao giờ gặp tai họa; đi đến bất cứ nơi đâu đều gặp những người hiền thiện. tài sản nhiều vô kể, không bao giờ gặp tai họa hay đau khổ. Đây là nói về sự bố thí an ổn thân tâm.

5. Như thế nào là bố thí sự nói năng? Người bị đói, thân thể gầy ốm, ý nghĩ yếu đuối, miệng không thể nói thành câu. Vì thế cho nên người trí liền bố thí thức ăn, thật ra ở đây bố thí thức ăn chính là bố thí sự nói năng. đời đời sẽ được thông minh, lời nói trôi chảy, không có gì cản trở; khả năng biện luận với thành tựu rất cao, dù sanh ra nơi cõi trời hay cõi người. người nghe sanh lòng vui thích, đều cuối đầu lắng nghe. Đây chính là năm phước báo của sự bố thí thức ăn.

Phật nói nếu như có người nam hay người nữ nào phát tâm cầu đạo quả. Mà bố thí tất cả thức ăn, y phục, thì ở nơi mà người đó sanh ra, sẽ gặp được Phật ban cho Tam Pháp(Giáo pháp, Hành pháp và Chứng pháp), Tứ Ý(Tứ như Ý), Tam thoát trí(Tam trí), Thập chủng lực();Ba mươi hai tướng tốt cùng tám mươi vẽ đẹp. Đi đến mười phương như mặt trời mọc; sáng lạng huy hoàn, khắp cả mười phương, giáo hóa tất cả chúng sanh. Cho đến thời mạt Pháp kinh nầy vẫn lưu truyền; khiến tu được thành Phật.

Khi đức Phật nói kinh nầy rồi; Thiên Long, quỷ Thần cùng dân chúng Vua, Quan cùng hàng Tứ chúng, không ai là không sanh lòng vui mừng lễ Phật mà lui ra.

    Xem thêm:

  • Củ Lí Ca Long Vương Tượng Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Nữ Long Thí - Kinh Tạng
  • Thần Chú Thường Cù Lợi Độc Nữ Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 10 – Thụ Trai - Kinh Tạng
  • Truyện Pháp Sư Bà Tẩu Bàn Đậu - Kinh Tạng
  • Ý Nghĩa Phát Xuất Từ Kim Cang Đỉnh Du Già Ba Mươi Bảy Tôn Vị - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Câu Lợi Già La Đại Long Thắng Phục Ngoại Đạo - Kinh Tạng
  • Kinh Cửu Sắc Lộc - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vì Hải Long Vương Dạy Pháp Ấn - Kinh Tạng
  • Hà Da Yết Lợi Bà Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Pháp Đàn - Kinh Tạng
  • Kinh Công Đức Tạo Tháp - Kinh Tạng
  • Kinh Năm Giới Tướng Của Ưu Bà Tắc - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vì Ta Già La Long Vương Sở Thuyết Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Dị Xuất Bồ Tát Bản Khởi - Kinh Tạng
  • Kinh Long Thí Bồ Tát Bổn Khởi - Kinh Tạng
  • Phẩm Đại Oai Đức Tối Thắng Kim Luân Tam Muội Chú Kinh Đà La Ni Đại Phật Đỉnh Như Lai Phóng Quang Tất Đát Đa Bát Đát La Đại Thần Lực Đô Nhiếp Nhứt Thiết Chú Vương - Kinh Tạng
  • Truyện Các Vị Cao Tăng Triều Tiên - Kinh Tạng
  • Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Ngữ - Kinh Tạng