Kinh Hoằng Đạo Quảng Hiển Tam Muội

Phật Thuyết Hoằng Đạo Quảng Hiển Tam Muội Kinh

Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch

Bản Việt dịch của Thích Chánh Lạc

***

1.PHẨM ÐƯỢC TÂM PHỔ TRÍ.

Nghe như vầy:

Một thời Phật Du Hóa tại đảnh Thứu Sơn, nước Vương Xá, và chúng đại Tỳ kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, cùng với tám ngàn Bồ Tát.

Bấy giờ đức Thế Tôn vì vô số trăm ngàn đồ chúng vây quanh mà thuyết pháp.

Khi ấy có vị Long Vương tên là ANậu Ðạt (Nhà Tấn gọi là Vô Nhiệt), đời trước đã tạo gốc đức, tu hạnh Bồ tát, kiên trụ nơi đại thừa, thực hành sáu ba la mật, dùng tướng viên mãn, siêng cứu chúngsanh, hóa độ vô cùng, đã từng phụng sự chín mươi sáu ức các đức Phật, chứa nhóm công đức, không sao kể xiết, dùng phương tiện quyền xảo, rộng hiện ngũ đạo, trừ các ngu tối, khiến họ tu hạnh vô dục của Bồ tát, ôm lòng từ bi hỷ xả, tế độ tất cả, vì xót thương các loại tội ác nên hiện làm loài rồng. Hóa độ loài rồng đến vô số hằng ức, khiến chúng thóat khỏi hành động tai ương, vị này tự sống dưới ao, dốc sức các quyến thuộc là tám ngàn vạn chúng, lại dẫn mười bốn vạn thể nữ đoanh vây đi theo để ca hát, âm thanh hòa nhã, làm loài rồng cảm động, giúp thêm oai đức, thần biến tự do, mang các thứ hoa dâng tối diệu cầm phan che lọng, đi đến chỗ đức Thế Tôn. Khi đến rồi cúi đầu đảnh lễ cung kính hỏi thăm đức Như Lai xong, liềm cầm hương hoa tạp bảo, phướn lọng năm màu lại tấu âm nhạc, lòng sung sướng, ý cung kính cùng với quyến thuộc đồng các thể nữ đồng đến chỗ đức Phật, quỳ dài, chắp tay ngay thẳng bạch đức Phật:

–Chúng con muốn hỏi đức Như Lai, bậc vô Trước, bình đẳng, tối Chánh giác về việc Bồ tát nên hành động Bồ tát nên hành đạo như thế nào? Nếu đức Thế Tôn cho phép con mới dám hỏi.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo Long Vương rằng:

–Tùy ý muốn hỏi gì thì hỏi, chớ ngại. Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác, sẽ giải thích.

Bấy giờ A Nậu Ðạt được đức thần Tôn chấp thuận cho hỏi, trong lòng hân hoan, bạch đức Phật:

–Thưa Thiện sư tối tôn, bậc Thánh dẫn đường loài người, mạnh như sư tử, cảm ứng vô lượng, con hỏi đức Như Lai vì cùng khắp chúng sanh, cũng vì đại sĩ Bồ tát làm thầy Thế gian, vượt qua pháp tục, chí hạnh thanh tịnh biết rõ nhân duyên, tế độ quần sanh, làm người bạn không thưa thỉnh, tâm ngài cứu độ tất cả để được an ổn, dụ dẫn, vỗ về để được an lập, người chấp trì Vô Úy, mười lực, hàng phục các ma, hàng phục ngoại đạo, tâm không có hạnh ô uế, mặc áo giáp đại đức, kim cang kiên cố, chí không mệt mỏi, nhân duyên chứa đức không thể kể lường, Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ đã đầy đủ, tâm bình đẳng với tất cả, đoạn trưd tưởng vô uế, vứt bỏ hai kiến, dùng trí siêu việt, hiểu pháp nhân duyên, đã nhập pháp yếu thâm áo khó vào, xa lìa Thanh văn duyên vào niệm giác, không bỏ đại thừa, tâm nhất thiết trí, ý hạnh kiên cường, thường được tự tại, thân sạch không uế, sáng láng rực rỡ, chí như hư không, vô số các kiết, tâm không mệt mỏi, đạt được tổng trí, từ bỏ tham uế, tự tại, cống cao, bình đẳng như chết, không, vô tướng, nguyện xen việc đã qua như mộng huyễn, như bóng, như tiếng vang, ngựa hoang, như trăng dưới nước, đối với các pháp ấy, đều hiểu như nhau, không động, coi trọng lời dạy Tam bảo, tôn thờ, kính trọng, chuyển bánh xe pháp, không chướng ngại, vui mừng, tin thích ngài, đều tự đạt được, như hoa ưu đàm hằng ức năm mới nở, chí ngài thanh tịnh, an nhiên sống một mình, đầy đủ các tướng, thuở xưa ngài đã cung kính, các đại sĩ Minh Hiền, ngài huân tu thượng nghĩa, pháp trụ mới được như vậy. Long vương vì các vị chánh sĩ ấy, nên hỏi đức Như Lai. Cúi mong đức Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác, giải nói việc làm của Bồ tát Ðại sĩ, được pháp du hý nhập Kim Cang đức, đạt quả sâu xa, khiến cho người tu chứng được tổng trì. Dùng hạnh trí để tùy thuận giáo hóa độ hàng Thanh văn, làm cho họ hiểu được chân lý cốt yếu, dẫn chứng Duyên giác khởi nhân duyên tịc tịnh, chỉ dùng nhất tâm, được đẳng chánh giác. Muốn đạt được các pháp phải đi vào đại thừa. Nhờ vào đại thừa mới có thể hàng phục ma oán, giải trừ nghi kết, vượt qua tội não. Khắp biết ý chí hành động của tất cả chúng sanh, chứa nhóm biện tài tối thượng, tung rãi diễn giảng các pháp, tùy tất cả những mong ức hóa hiện đều họ ưa thích. Lành thay! Bạch Thế Tôn! Ðức Như Lai, bậc Vô Sở Trước, Bình đẳng, Chánh Giác, vì các bậc đại sĩ hiền minh, nên diễn thuyết cùng khắp, khiến cho các Bồ tát, đạt được trí lực, hàng phục tâm tự tại của mình, được pháp thượng lực, hiểu rõ hành động tai ưng, nên không tạo tác, khiến được sức mạnh Bố thí, không tiếc vật sở hữu, cho mà không mong báo. Khiến được sức mạnh trì giới, trừ hết các tội, vượt qua các nguyện. Khiến được sức mạnh nhẫn nhục. Ðối với các pháp khổ ở nơi thọ sanh, không tiếc thân mạng. Ðược sức mạnh tinh tấn. Chứa các gốc đức, chí thường không mỏi. Khiến được sức mạnh của định, khéo ở chỗ vắng vẻ, hiểu yếu hạnh của Ðịnh. Khiến được sức mạnh của Huệ, vượt qua tà kiến, nghi tối mờ mịt, hiểu được phương tiện quyền xảo, tế độ chúng sanh, khuyến trợ rõ ràng, đạt ngũ thông đầy đủ, thiên nhãn không giới hạn, biết tâm, nghe suốt, thần túc, biết được kiếp quá khứ. Nhờ đó du hóa nơi quả vui đại biện tài. Biện tài về nghĩa của câu, nói không bao giờ cùng tận, khiến được tổng trì, tâm không hoảng hốt, làm cho được chánh định Hải Ấn Tam Muội, tiến tới, tùy theo quả Phổ trí đồng một vị, được chánh định của Phật, đời sống an lạc vĩnh viễn phụng thờ bậc tôn quý, mà không bị ngăn che, chướng ngại, đạt được định pháp chí, tinh tấn định ý nghe pháp lâu dài, hoàn toàn không hạn chế, chướng ngại. Tôn sùng ý định mọi người, khiến cho tất cả chúng sanh tôn thờ sự bất thối, được chí định thí, pháp thí của cải thế tục, không có tiếc nuối, đầy đủ về giới, thực hành nhớ nghĩ tịch định, để mau thành Phật, tâm không hề quên chí định sánh lên trời, thường nhớ đến cõi trời Ðâu Suất, Nhất sanh bổ xứ, chí thích hạnh thanh cao cho Bồ tát.

Bấy giờ long vương đã hỏi xong các nghi vấn, trong lòng vui mừng hớn hở, lại dùng bài tán tụng để hỏi đức Thế Tôn:

Xin đại nhân nói nghĩa hiện thế

Ðức hạnh Bồ tát đã nhập vào

Cần tu chí khí ở nội tâm

Hưng phát đạo gì và vì sao?

Thuận theo lòng Từ, nhập vào Bi

Ý muốn độ chúng, niệm cứu vớt

Ðịnh trí hằng hóa khiến thanh tịnh

Mong ngài xót thương mà rộng nói?

Dạy chúng ngưng ý và dứt ý

Căn lực, thần túc hành như vậy,

Nói đạo thất Giác, chỉ mọi người

Xin nói đức ấy để phụng trì

Bố thí, trì giới, đầy đủ đức

Nhẫn lực, thiện hành và tinh tấn

Nhân duyên trí tuệ thành vô lượng

Làm sao độ chúng xin ngài nói?

Biện tài thông đạt khỏi ngu tối

Chí hạnh xét rõ, thường tinh tấn

Các sự khởi sanh liền biết rõ

Mong ngài nói cho các Bồ tát?

Ðức tánh hân hoan báo niềm vui

Bảy thứ Thánh tài là hạnh cao

Thích sự ở nhàn và tu tịnh

Cúi mong từ tôn rộng nói cho?

Biệm tài hạnh đủ làm sao được

Tổng trì sâu xa mãi an trụ

Hoằng dương chánh pháp không hề dứt

Nghe xong phụng hành mãi không quên

Tịch diệt thanh tịnh mà hành quán

Giác ý sâu xa, trí rộng lớn

Trí huệu khó vào đức vô biên

Hiểu làm thế nào hợp Bồ tát

Chế ngự ma lực cùng ý oán

Hủy hoại ngoại đạo các tà mê

Ðức dũng khó động như Thái Sơn

Trăng sáng cùng tột rộng thuyết pháp

Hiểu không, vô tướng, tánh sở tại

Hiểu rõ ngựa hoang và pháp huyễn

Thấy rõ mộng tưởng không còn chấp

Cúi mong Thế Tôn nói cho con.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo Long Vương:

–Lành thay, lành thay! Thật vui không gì bằng, nên người mới tự phát tâm hỏi đức Như Lai những nghi ngờ. Nay ngươi đã thưa hỏi được là nhờ công đức đời trước đã hiện rõ lòng từ bi, vì các bạn hữu thân thiết, không sợ sanh tử, chẳng đoạn Tam bảo. Mỗi nghi của Long Vương là như thế. Vậy hãy lắng nghe và khéo suy nghĩ, ta sẽ nói rộng về những việc Bồ tát Ðại Sĩ cần phải tu hành bên này bên kia vô hạn, được quả tối pháp yếu.

Khi ấy Long Vương thưa:

–Hết sức tốt đẹp, thưa Thế Tôn! Con rất thích nghe, nghe xong, suy nghĩ rồi thọ trì tuyên bố mười phương, khuyến nhau tinh tấn, không hề mệt mõi.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo Long Vương:

–Có một hạnh pháp, Bồ tát thực hành, thì đầy đủ tướng tốt, được các Phật pháp. Những gì là một? Ðó là khởi lên ý đạo, không bỏ chúng sanh, gọi là một hạnh đạt được các Phật pháp.

Lại có ba mươi hai việc được tâm trí cùng khắp, cần phải siêng năng, ưa thích thực hành, chuyên ý thực tập. Sao gọi là ba mươi hai việc? Ðó là tu tập chế ngự nội tánh, giữ chí tối thượng, thực hành lòng Ðại bi, kiên cố, tâm đại bi, chí nguyện không nhàm chán, phát khởi tinh tấn, đầy đủ sức mạnh, đạo đứcc to lớn, lại có thế lực vượt cao, an tịnh không phiền, nhẫn nhục, vì chúng sanh, tập gần bạn lành, chuyên làm việc pháp, chế ngự quyền hóa, thực hành đức nhẫn đầy dủ, thích việc giữ giới, không có ý tưởng dua nịnh, đoạn diệt dua nịnh, lời nói và hành động tương ưng nhau, tâm biết báo đền, thường có sắc xấu hổ, tự biết thẹn thùng, đã đều hòa được sự vui mừng hân hoan, căn hạnh chí tín, đã chế ngự ý, gìn giữ công đức, chí xa lìa con đường nhỏ, thích hoằng dương hạnh đại thừa, quán xem tất cả việc Tam bảo, khiến cho không đoạn mất. Này Long Vương, đó gọi là ba mươi hai pháp, Bồ tát làm vậy sẽ được tâm trí rộng lớn.

Lại nữa, này Long vương! Có mười sáu việc làm tăng tiến trí lực rộng lớn. Sao gọi là có mười sáu việc làm tăng tiến trí lực rộng lớn? Ðó là thi hành các sự cứu tế, giới đầy đủ không khuyết, nhẫn điều đáng nhẫ, tinh tấn đối với quả cao, an định các hành, đã đầy đủ trí huệ, tín hành đầy đủ, cúng dường phụng sự Như Lai, du hý chỗ an tịnh, thích nhàn hạ, đầy đủ sáu pháp kiên cố.

Có mười điều thiện tối thượng, trang nghiêm thân khẩu ý, đức đầy đủ, hạnh tiết thao, biết đủ, thích vắng vẻ, ba thân khuyên người, tu định quán cao tột, đầy đủ các đức. Ðó gọi là mười sáu việc hành pháp, làm ứng hiện tướng tốt đẹp, phước đức diễn nói tâm đại trí, hiển trì Phật thế, lưu hóa tự do.

Lại nữa, này Long vương! Tâm trí rộng lớn ấy, nhờ hai mươi hai việc mà trừ tà chấp nhanh chóng, dùng trí đại thừa ấy để tu trí rộng lớn. Sao gọi là hai mươi hai việc? Ðó là vượt qua tâm ý của Thanh văn, Duyên giác, hạ thấp lòng cống cao, vô ngã tự đại, tiêu trù tâm dục nịnh, chận đứng tạp ngôn thế tục, xa lìa dứt bỏ sự không phải giới, nhổ gốc giận dữ, thoát khỏi việc của ma, trừ bỏ sự ngăn che, trở ngại, không quên lời thầy dạy, để diệt trử tội lỗi, tự xét mình, thêm tình thương, không bàn việc quấy của người, tập xa lìa bạn ác, xa kẻ nghịch, thương người thiện, bỏ điều không phải lục độ, lại vứt bỏ tâm tham tiếc, thanh tịnh các giới cấm, đã trừ bỏ tránh tụng, xa lìa giải đãi, với mê mờ, tự làm chơn chánh, bỏ các sự vô tri, vứt bỏ sự không tiện lợi, vứt bỏ ác hạnh. Ðó gọi là Bồ tát trí rộng trừ bỏ hai mươi hai tà chấp, mau được quyền huệ vĩnh viễn không còn giãi đãi thối chí.

Lại nữa, này Long vương! Có hai mươi hai việc hăng hái. Nếu siêng năng tùy thuận làm theo, để được tâm trí rộng lớn, không gì hơn được, nên các Ma Ba Tuần và quyến thuộc của Ma, cùng ngoại đạo đều bị hàng phục. Sao gọi là hai mươi hai việc hăng hái? Vượt qua giới, hăng hái để đạt định, cũng hăng hái vượt qua trí mà được huệ hành, hăng hái vượt qua quyền hóa, cũng vượt qua tâm đại từ, hăng hái vượt qua đại bi. Nói tóm lại: Vượt qua Không, tướng, nguyện, ngã, nhân, thọ, mạng, vượt qua, xa lìa các kiến chấp và nhân duyên phát sanh, vượt qua vọng tâm, tịnh lự, nhờ sự giác ngộ của Thần Thánh, vượt qua tư duy của thức là nên thấy hay không nên thấy, vượt qua hạnh kiên cố của Ðại Kim Cang. Này Long vương! Ðó là hai mươi hai pháp hăng hái để tâm trí rộng lớn, làm cho tất cả chúng ma và thân quyến của chúng cùng ngoại đạo tà vạy, không được tự tại, đều bị hàng phục, không dám chống lại.

Lại nữa, này Long vương! Cái trí tâm rộng lớn ấy, nương vào hai hành xứ nên đạt được tâm trí rộng lớn. Những gì là hai? Như lời đã nói, tu đúng hành xứ, các gốc công đức, quán đạo hành xứ. Ðó là hai hành xứ làm tâm trí rộng lớn.

Lại có hai việc làm tâm rộng lớn, không thể hủy hoại. Những gì là hai? Ðối với chúng sanh không có tâm đổi khác, với các tai ương, cứu tế bằng tâm đại bi. Ðó là hai việc làm trí rộng lớn, không thể hủy hoại.

Lại nữa, này Long vương! Tâm trí rộng lớn ấy có hai thứ pháp, không có gì vượt qua. Ðó là bè đảng của sanh tử và chúng Thanh văn, cùng với các Duyên giác, không thể vượt hơn. Những gì là hai? Chấp trì phương tiện khéo léo, đi sâu vào trí tuệ. Ðó là hai việc, hai pháp làm trí rộng lớn.

Lại nữa có hai việc ngăn chận trí tâm rộng lớn. Những gì là hai? Xử sự không có tâm nghi ngờ, ngưng trệ nơi nơi không an lạc, muốn các dục lạc thế tục. Ðó là hai việc ngăn chận tâm trí rộng lớn.

–Lại có hai việc trí tâm rộng lớn. Những gì là hai? Không lưu ý địa vị của Thanh văn, Duyên giác, chỉ quán sát cái đức vô cùng tốt đẹp của đại thừa. Ðó là hai việc để đạt được tâm trí rộng lớn.

Lại có hai việc làm tổn hại trí rộng lớn. Những gì là hai?

–Ðó là tâm thường nịnh hót và ôm lòng nịnh hót bên trong. Ðó là việc làm tổn hại tâm trí rộng lớn.

Lại có hai việc không làm tổn hại trí rộng lớn. Những gì là hai? Ðó là chuyên tu tín tâm ngay thẳng, hành động dua nịnh. Lại có hai việc không làm tổn hại trí rộng lớn.

Lại có bốn việc ngăn che trí tâm rộng lớn. Những gì là bốn? Ðó là thường làm loạn chánh pháp, đối với các Bồ tát, Ðại sĩ hiền minh, không có lòng tôn thờ, cung kính, thường không cung kính, không biết việc của ma. Ðó là bốn việc làm ngăn che trí tâm rộng lớn.

Lại có bốn việc không làm ngăn che tâm trí rộng lớn. Những gì là bốn? Ðó là hộ trì chánh pháp, nghe xong cung kính thọ trì, tôn trọng Bồ tát như là Thế Tôn, thường biết việc của ma. Ðó là bốn việc không làm ngăn che tâm trí.

Lại có năm việc đưa đến trí tâm rộng lớn. Những gì là năm? Ðó là việ làm không có mong cầu, với ssanh tử hữu lậu thì dùng giới đức, không bỏ tất cả nhờ lòng đại bi, ghét và yêu không hai, vì thí xả thân mạng, đem tài lợi huệ thí, lấy pháp cúng dường. Ðó là năm việc để được trí rộng lớn.

Lại có năm việc để tiến triển trí tâm rộng lớn. Những gì là năm? Bắt chước thiện tri thức; không sợ sanh tử; chí cao xa, không bị ngăn che; bỏ tâm phi thời; cầu trí chư Phật. Ðó là năm việc phát triển trí tâm rộng lớn.

Lại có năm việc tồn tại trí tâm rộng lớn, để vượt qua tâm niệm các Thanh văn, Duyên giác. Những gì là năm? Vượt qua sự giải thoát của Thanh văn, Vượt qua sự giải thoát của Duyên giác, vượt qua trí tâm mọi người, vượt qua các chấp ngã, vượt qua sự trói buộc của tập. Ðó là năm việc vượt qua các pháp hành.

Lại có năm việc đối với trí tâm rộng lớn có sự vui mừng. Những gì là năm? Ðó là vui mừng vượt qua ác đạo, vui mừng suy xét trí rộng lớn, vui mừng đầy đủ giác huệ, vui mừng giữ giới không nhàm chán, vui mừng hiểu các hạnh. Ðó là năm sự vui mừng cửa trí huệ rộng lớn.

Lại có năm việc phát khởi trí tâm rộng lớn, được năm lực giúp đỡ. Không chìm đắm trong sanh tử. Những gì là năm? Ðó là nhờ nhẫn lực không có sự oán hận; nhờ đức lực hay đầy đủ các nguyện; nhờ trí lực hàng phục tánh tự tại của mình; nhờ huệ lực siêng năng nghe nhiều; nhờ vô úy lực vượt qua các sự kiếp nhược vậy. Ðó là năm việc chưa đến các trợ lực.

Lại có năm việc làm cho trí tâm rộng lớn được năm sự thanh tịnh. Nhữn gì là năm? Làm cho hạnh ôú được thanh tịnh, các người đọa lạc, nhờ các căn không mê hoặc nên được thanh tịnh; tùy thuận mọi lúc để quán thanh tịnh; thực hành bình đẳng quyền đạo thanh tịnh. Chuyển hóa các pháp trở thành thanh tịnh. Ðó là năm việc thanh tịnh của trí rộng lớn.

Lại có năm việc được trí sáng rộng lớn. Những gì là năm? Ðó là hiểu rõ vô dục, hiểu rõ tâm mình, tâm người, hiểu rõ năm cú, hiểu được huệ hành, mắt sáng vô ngại. Ðó là năm việc đưa đến trí sáng rộng lớn.

Lại có năm việc làm Trí tâm rộng khắp. Những gì là năm? Ðó là năm giống, năm gốc, năm cành, năm nhánh, năm lá, năm hoa, năm quả. Sao gọi là năm giống? Ðó là Nhật tu, chí tu, để tịnh nội tâm, bình đẳng quán sát người và vật, cầu tập hạnh giải thoát, quyền biến rộng rãi. Ðó là năm giống.

–Sao gọi là năm gốc? Ðó là nhờ đại từ bi, nên đối với gốc đức không nhàm chán, khuyên dạy chúng sanh, khiến họ thoát khỏi tiểu thừa, tâm chí không rơi vào các đường khác. Ðó là gốc.

–Sao gọi là năm cành? Ðó là hiểu phương tiện quyền xảo, trí huệ vô cùng, dẫn đường chỉ nẻo mọi người hộ trì chánh pháp, bình đẳng quán sát sự mừng và giận. Ðó là năm cành.

–Sao gọi là năm nhánh? Ðó là Bố thí rốt ráo, trì giới rốt ráo, nhẫn nhục rốt ráo, tinh tấn rốt ráo, thiền định rốt ráo. Ðó là năm nhánh.

–Sao gọi là năm lá? Ưa thích nghe giới, cầu ở chỗ không tịnh, thường muốn xuất gia, tâm theo giống Phật, du hành vôngại. Ðó là năm lá.

–Sao gọi là năm hoa? Ðược tướng tốt đầy đủ nhờ chứa đầy công đức, các vẻ đẹp đầy đủ nhờ Bố thí tất cả đầy đủ bảy giác tài và tâm không xen tạp, có biện tài hiển lộ, vì không che dấu pháp. Thân đạt tổng trì nhờ nghe mà không quên. Ðó là năm hoa.

–Sao gọi là năm quả? Ðạt được giới quả, được độ quả, đạt Duyên giác quả. Lại được quả Bất thối chuyển của Bồ tát, được quả Phật pháp. Ðó là năm quả.

Này long vương! Ðó là ba mươi lăm việc làm trí rộng lớn, cây đọa của Bồ tát tươi tốt. Nếu ai tu được như vậy, thành Phật không khó.

Ðức Phật bảo Long Vương:

–Nếu có Bồ tát muốn thọ trì trí tâm rộng lớn này, trồng cây thâm diệu, hiểu rõ câu yếu hạnh, cần phải siêng năng huân tập thêm. Cây báu Phổ trí này. Như vậy là Long Vương, ta thấy tất cả các pháp công đức, không cái nào mà không có nghĩa của cấy báu này cả. Các vị phát ý đạo Vô thượng chánh chơn, đều nhờ câu chí yếu của cây báu Phổ Trí này. Thí như, này Long Vương, vì lựa chọn tròng giống cây nên biết gốc, cành nhánh, lá hoa quả của cây sầm uất. Cũng như vậy, này Long Vương! Nếu có người hay thọ trì giống Phổ Trí tâm này, họ sẽ đạt được ba mươi bảy phẩm, pháp tối thượng huệ của chư Phật Hiền Thánh! Cho nên này Long vương! Muốn nhập vào Phổ Trí, phải thực hành công đức, muốn chuyển pháp luân phải thọ trì nó, siêng tu, đọc tụng, chuyên tâm thực tập, rộng vì tất cả chúng sanh tuyên bố diễn thuyết.

Như vậy, Long Vương! Nên siêng năng thọ học pháp môn này, có bảy vạn hai ngàn chúng loài rồng đều phát đạo ý Vô thượng chánh chơn. Thái tử của Long Vương với một vạn bốn ngàn các thể nữ đều được pháp nhẫn nhu thuận, năm ngàn vị Bồ tát nương theo gốc công đức xưa, đều được pháp nhẫn.

Khi ấy A Nậu Ðạt cùng các Long Vương khác, với các quyến thuộc, tự nương thần lực bay lên hư không, làm đám mây hương bỗng nhiên lan khắp, hương thơm đều hòa cùng bọt chiên đàn, mưa phùng trên đức Như Lai chúng hội; lại hóa làm lọng, giao lộ, ngọc lạ, che khắp cảnh giới cả nướcc Vương Xá, làm cho mọi người đều vui mừng, ở trên hư không ca tụng đức Như Lai Chí Chơn, đã chứa nhóm vô số điều tốt đẹp, thánh đức vô lượng, đều đứng trên mặt trời mây, đều hiện nữa thân rực sáng hư không. Tất cả chúng hội không ai mà không thấy điều ấy.

2.PHẨM THANH TỊNH ÐẠO

Bấy giờ Long Vương lại bạch đức Phật:

Thật chưa từng có! Ðúng vậy thưa Thế Tôn! Nếu đức Như Lai rộng vì chúng sanh nói về tâm thế tục và tâm hành đức cảm ứng của Phổ Trí. Lại nữa, thưa Thế Tôn! Như Lai bậc Vô Trước bình đẳng, Chánh Giác, xin ngài diễn nói về hạnh của Bồ tát tu hành thanh tịnh, hiền minh, nên được đắc đạo thanh tịnh, khiến cho kết cuộc, không ô uế mãi mãi, không giải đãi, không mệt mõi, không thối chí đạt được mười lực, bốn vô sở úy, được đầy đủ pháp của chư Phật.

Khi ấy đức Thế Tôn bảo ngài A Nậu Ðạt:

–Lành thay Long Vương! Hãy suy nghĩ cho kỹ ta sẽ nói về đạo phẩm thanh tịnh của Bồ tát Ðại Sĩ.

Long Vương A Nậu Ðạt thưa rằng:

–Hết sức tốt, thưa Thế Tôn! Rất mong được giáo thọ, xin ngài nói cho.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Long vương:

–Bồ tát thực hành có tấm con đường ngay thẳng, cần phải thọ trì. Những gì là tám? Ðó là con đường lục độ rốt ráo, con đường báo ân, được con ngũ thông, đi con đường tứ đẳng, và tám chánh đạo, con đường bình đẳng với chúng sanh, con đường ba giải thoát, con đường nhập pháp nhẫn, như vậy, này Long vương! Ðó là con đường tám chánh hạnh của Bồ tát.

–Sao gọi là con đường đạt đến rốt ráo của Bồ tát? Con đường đạt đến rốt ráo là khi Bố thí khuyên người mở tâm rộng lớn. Vì sao vậy? Không phải không khuyên Bố thí mà thành tâm rộng lớn. Nhờ khuyến trợ gốc đức, mà được tên gọi là Bố thí rốt ráo. Lại nữa, thực hành trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ cũng khuyến trợ tâm rộng lớn này, mới được gọi trí huệ rốt ráo. Ðó là con đường Bồ tát đạt đến rốt ráo. Ân của người hành đạo ba hàm tất cả chúng sanh. Vì sao vậy? Vì Bồ tát ấy diễn giải, chỉ bày pháp rốt ráo. Bồ tát thi ân bao trùm tất cả; che chở bằng bốn ân, thuyết pháp rộng rãi, khiến cho chúng sanh thuận thọ giới hóa. Ðó là con đường bốn ân.

Con đường thần túc là, thấy các cõi Phật, với thiên nhãn thấy khắp tất cả loài chúng sanh đều có kết thúc. Lại thấy chư Phật Thế Tôn ở mười phương có đệ tử vây quanh, đều thấy như vậy. Ðối với các cõi Phật, dùng thiên nhãn, những điều cần đạt được ta đã đạt được. Lại nữa, dùng thiên nhĩ nghe những lời của chư Phật, nghe xong thì thọ trì. Ở chỗ chúng sanh và các loại người, đều hiểu rõ, đều biết hết, tùy thuận thuyết pháp biết được đời trước. Không quên công đức đời trước đã tạo.

Lại có đầy đủ thần túc, vượt qua vốố quốc độ của chư Phật. Người nào cần thần túc để được cứu độ, liền dùng tần túc rộng lớn để độ thoát cho họ. Ðó là con đường cảm ứng của thần túc.

Lại nữa, sao gọi là tứ đẳng hành đạo?

–Ðó là tùy theo Phạm Chí tu hành thanh tịnh, và các Thiên tử sắc tướng khác, biết ý hạnh của họ nên tùy thuận giáo hóa, chính là Từ, Bi, Hỷ Hộ (xả), dùng đạo để kiến lập khiến chúng sanh được độ. Ðó gọi là con đường Tứ Ðẳng Hành của Bồ tát. Với Bát chánh đạo đều làm tất cả, Thanh văn cũng từ đó, Duyên giác nương nơi đó, đại thừa cũng vậy. Ðó gọi là con đường ngay thẳng tám nhánh của Hiền thánh.

–Sao gọi là con đường giữ tâm bình đẳng với các chúng sanh? Ðó là làm vậy thì tốt hay không làm vậy là tốt? Làm thế kia thì được, làm thế này thì không nên; người này có hiền đức, người kia không phải là kẻ có phước; điều đó làm rất nên, điều này lại không nên. Bồ tát thực hành bình đẳng nên trừ hết những ý ấy. Ðó gọi là con đường giữ tâm bình đẳng đối với các chúng sanh.

–Sao gọi là con đường ba cửa giải thoát của Bồ tát? Nhờ đạt được Không mà đoạn trừ được các vọng kiến. Nhờ được Vô Tướng trừ bỏ các niệm tướng nên hay không nên. Nhờ Vô Nguyện, vĩnh viễn xa lìa ba cõi. Ðó gọi là con đường ba cửa giải thoát của Bồ tát.

–Sao gọi là con đường được trí pháp nhẫn? Ðó là lễ bái Bồ tát; Bồ tát tự giác, hành động tương ưng với nhẫn. Ðược chư Phật Thế Tôn quyết định thọ ký, được đạo ý Vô thượng chánh chơn.

Ðó gọi là Bồ tát không khởi nhẫn đạo; Bồ tát đạt được tám con đường ngay thẳng này, hoằng hóa, tung rãi, phương tiện dẫn dắt chúng sanh vô ngại.

Khi đức Phật nói Bát Chánh đạo xong, hai vạn bốn ngàn Trời, Rồng, và người đều được tám đạo hạnh này.

Do đó này Long Vương! Bồ tát nhờ tám con đường chánh trực này, nên cùng về một chỗ, vì không ai bằng được. Không ai có thể so sánh với Bồ tát này, cũng không có ai làm bạn, đi một mình trong ba cõi nhờ giữ tịch tịnh nhất tâm, tu hạnh trí tuệ, nên tự mình sẽ chứng đạo quả, minh đạt các pháp, nhưng biết nó vốn không. Ðó gọi là Như Lai. Này Long Vương, đó là Bát chánh đạo. Vì Bồ tát chúng sanh mà hành động, khởi lên các ngôn thuyết, nói về cốt yếu, bình đẳng bốn bề, nên không nói dối, nói lời chưa ai nói.

–Sao gọi là đối với đạo này thanh tịnh? Ðó là đạo quả không cấu uế, vì không có bụi bặm. Ðạo này không tỳ vết, vốn Vô Niệm vậy. Ðạo này sáng suốt vì trí huệ chiếu ssáng vậy. Ðạo này không đắm trước, vốn thanh tịnh vậy. Ðạo thường vô sanh, vì vô diệt vậy. Ðạo như vĩnh cữu không có gốc, vì không hiện hữu vậy. Ðạo không uế lậu, vì ba cõi thanh tịnh. Ðạo này vắng lặng, vì vượt qúa hạnh phàm phu vậy. Ðạo không thể đến được vì không có đi vậy. Ðạo không có chỗ đến, vì không từ đâu đến. Ðạo luôn luôn vô trụ, vì vượt qua các dục. Ðạo không có nơi chốn, vượt trên cái thấy mọi người. Ðạo không ai hơn được vì vượt qua các ma sự. Ðạo lớn bao trùm tất cả, nên ngoại đạo không thể theo kịp, đạo vĩnh viễn xa lìa vọng chấp, vì tự nó lớn vậy. Ðạo là vô hình, nên không vào được, đạo này rất xa, nên hư vọng vậy. Ðạo là xa lìa vĩnh viễn, vượt trên hạnh phàm phu. Ðạo có thể đưa đến quả chứng vì người tu hành. Ðạo là vận hành, nên phải siêng năng tu học, đạo rất bìng thản, trụ nơi chánh kiến. Ðạo này không ngăn trở, đừng hủy phạm. Ðạo này vô ngại, vì bình đẳng chánh hạnh. Ðạo này không cấu, vì ba độc thanh tịnh. Ðạo này thanh tịnh vì hoàn toàn không đắm trước. Ðó gọi là sự thanh tịnh của Bồ tát đạo, nếu Bồ tát này đối với đạo thanh tịnh, tinh tấn tu học, lại nên thực hành, vị ấy đối với pháp tánh, đã được thanh tịnh, tâm mình được tịnh, cũng sẽ vượt qua nhờ pháp tánh tịnh, nên số tánh tịnh. Nhờ ssó tánh tịnh, nên vô só tánh tịnh, nhờ vô số tịnh, nên tam giới tịnh, nhờ tam giới tịnh nên tánh của nhãn thức tịnh, nhờ nhãn thức tịnh nên tánh ý thức tịnh, nhờ ý thức tịnh, nên không tánh tịnh, nhờ không tánh tịnh nên các pháp tánh tịnh. Nhờ được thanh tịnh, nên chư pháp thảy đều thanh tịnh như hư không. Nhờ không.v.v… thanh tịnh, nên chúng sanh thanh tịnh. Nhờ tất cả thanh tịnh nên liền thấy không có hai, cũng không chấp vào hai. Nhờ không hai thanh tịnh, nên đạo thanh tịnh, vì vậy nên nói là đạo thanh tịnh.

Vị ấy không có các ý nghĩ, cũng không nghĩ đạo, các ý nghĩ đều thanh tịnh giống như Nê hoàn, với vị ấy hoàn toàn, không có cái gọi là Vô niệm, nên không có sở niệm, không có người niệm đạo, cũng không có thức niệm. Ðạo này hoàn toàn không có hành động của tâm ý thức, do đó nên nói là đạo thanh tịnh.

Khi nói pháp đạo phẩm thanh tịnh này, có hai vạn Trời và Người đều được pháp nhẫn.

Bấy giờ A Nậu Ðạt lại bạch đức Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ tát Ðại sĩ tu sự thanh tịnh này phải hướng đến đạo?

Thánh tôn bảo rằng:

–Như vậy, này Long Vương! Bồ tát Ðại sĩ muốn thực hành sự thanh tịnh này, cần phải hiểu thanh hạnh, cũng khiến cho Thân, Khẩu, Ý thanh tịnh.

Sao gọi là thân thanh tịnh? Thân mình đã không, nên hiểu các thân khác cũng không. Thân mình vắng lặng, nên hiểu các thân khác cũng giải thoát. Thân hình biếng nhác kiêu ngạo, biết các thân khác cũng biếng nhác. Thân như bóng nắng, biết các thân khác cũng như bóng nắng. Ðó gọi là đạo thanh tịnh của Bồ tát.

Lại nữa, sao gọi là thân thanh tịnh, thân hành vô sanh, đó là vị ấy vì có sanh tử quán thấy vô sanh. Tuy là vô sanh nhưng đồng với sanh tử. Như vậy vị ấy biết thân cũng hiểu thân hành. Sao gọi là thân hành? Ðó là pháp khứ lai sanh, pháp đến vô tận, pháp thấy tại ảnh, pháp hoàn toàn Vô tận, cái vô tận ấy, gọi là thân hành.

Lại nữa, pháp của thân do nhân duyên họp hội. Cái nhân duyên ấy thì không, vô tướng, trạm nhiên vô niệm.

Như vậy Long Vương nhờ quán tưởng pháp này gọi là thân tịnh.

Lại nữa, nếu thân Như Lai vô lậu, không rơi vào ba cõi. Quán thân vô lậu như như vốn không. Nhờ thân vô lậu nên không rơi vào ba cõi. Thân vô lậu ấy hay nhập vào sanh tử, ngằn mé của vô lậu không mệt mỏi, xả bỏ, thối bước. Nhờ thân vô lậu thị hiện sắc thân. Hiện như vậy rồi, cũng không nghĩ pháp vốn diệt thân. Thanh tịnh như thân của Như Lai, nên thân của chúng sanh thanh tịnh, thân mình cũng thanh tịnh, giống như bổn vô. Ðó gọi là Bồ tát hạnh cần phải thanh tịnh.

Sao gọi là lời nói phải thanh tịnh? Ðó là lời nói của tất cả kẻ hiền hay ngu đều thanh tịnh. Vì sao vậy? Nhờ tướng bình đẳng vậy. Phàm phu sức yếu, đắm trước âm thinh. Nếu tin rằng nó thật buồn vui vô tường, thích nơi điên đảo, quán sát chúng sanh, hoàn toàn không có dâm nộ si dục. Sao lại như vậy? Vì dùng các chữ để nói, âm thanh phát ra đều là thanh tịnh. Không dục nhuế ngu, cũng không đắm trước. Vì vậy nên nói, tất cả âm thanh đều thanh tịnh, dùng lời để nói.

Sao gọi là nói? Vì dục, nhuế, si mà nói chăng? Vì các ô nhiễm mà nói chăng? Người nói không đắm trước, không đắm trước mắt, tai, mũi, miệng, thân, tâm. Nói rằng gió và vật, gió động phát ra âm thanh. Nhân duyên hiệp hội liền có âm thanh. Lời nói như tiếng vang, lời nói của người hiền, kẻ ngu đều như tiếng vang. Ðiều có thể nói được, không phải ở trong, cũng không phải ở ngoài, cũng chẳng phải ở giữa, trụ nơi sở niệm và hành động người phát ra lời nói cùng với diều niệm tưởng, vô trụ, vô tưởng. Do đó này Long Vương! Lời nói của Như Lai cũng với âm thanh của tất cả chúng sanh, đều là không, phi chơn, làm tổn hại pháp này vậy.

Long Vương thưa:

–Bạch Thế Tôn! Lưòi nói của Như Lai là không chơn thật sao?

Ðức Phật bảo:

–Này Long Vương! Như Lai biết rỗ chân lý, vì sao vậy? Vì Như Lai là chân lý, hiểu biết các pháp chẳng chân chẳng thật.

Lại nữa này Long Vương! Lời của Như Lai nói ra, âm thanh tùy theo văn tự, để đáp lại tất cả âm thanh của Thế gian. Cho nên chúng sanh cũng chuyển pháp luân, mà không biết nghĩa của pháp. Vì để đáp ứng mới có hành động, tùy thuận sự diệt hết các khổ, nên hiểu rõ các pháp. Hiểu được như vậy, thì âm thanh của chúng sanh là vô sở trụ, tại các phiền não mà thường nhàn tịnh, hiện ra lời nói, đắm trước cái vô trước, tiếng nói thành lời, giảng luận đàm thoại. Nếu người như pháp, không có sai phạm. Ðó gọi là lời của Bồ tát thanh tịnh.

Sao gọi là tâm của Bồ tát thanh tịnh? Ðó là gốc tâm của vị ấy không thể nhiễm ô. Vì ssao vậy? Vì gốc tâm thanh tịnh vậy. Cho nên nói lòng dục ô uế, sấu xa, Bồ tát đối với tâm ấy không có đắm trước, hiểu rõ tâm ấy vốn tự thanh tịnh.

Lại nữa, tâm hành không chọn gốc đức, gốc đức ấy biết rõ bổn tâm, dùng tâm hành này thương yêu chúng sanh, biết rõ nó là không, vô ngã, nhân, ggóc đức của tâm, giúp quán nơi đạo, biết đạo kia bình đẳng. Người quán như vậy gọi là tâm tịnh. Nhờ tâm tịnh này, cùng với các việc dâm, nhuế, ngu đồng nhau, nhưng vĩnh viễn cũng nhận sự ô uế của dâm nộ si, cùng hành động mà không đắm trước các ô uế.

Ðó gọi là ba sự thanh tịnh của thân Bồ tát.

Khi đức Phật nói pháp đạo phẩm thanh tịnh này, ba vạn các Bồ tát được bổ sanh xứ.

3.PHẨM ÐẠO VÔ TẬP.

Lại nữa này Long Vương! Vị Bồ tát ấy nhờ tịnh tâm này, sanh nơi dục giới, nhưng tại hình giới, cùng ở chung với Chư Thiên, giữa chúng Phạm Thiên, an nhiên tốt đẹp, ở tại đó, hoặc động hoặc tĩnh không ai hơn được.

Lại nữa, Bồ tát ấy hay hàng phục Chư Thiên, dùng phương tiện để hóa độ, hoặc sanh ở hình giới, mà ở tại dục giới, hiện như có gia đình, cùng chúng sanh vây quanh hoặc ngồi hoặc đứng vị ấy không ở chung với chúng sanh ngã mạn, lười biếng, cũng không tự khinh. Vị ấy nhờ đó mà tịnh các định, chánh thọ, hoàn toàn dùng định tự thân, không theo định bên ngoài. Vì sao vậy? Vì Bồ tát ấy dùng phương tiện quyền xảo, nên tâm thanh tịnh.

Này Long Vương! Nếu Bồ tát hiểu biết hạnh thanh tịnh, phải tu hành thanh tịnh, rồi mới tập đạo. Như vậy, Long Vương! Bồ tát không tập để cầu đạo tập, nhờ không tập, vô tập, dùng tập tưởng đạo, cũng không tập, đối với sự tu tập để mong cầu đạo, cũng không cầu tập, hiểu rõ đạo tập, không tập sở sanh, mong cầu đạo tập, không tập hành diệt, mà làm đạo tập, cũng không cầu tập để làm đạo tập. Không tập vô tập làm đạo tập, không tập sự chấp hay xả đế, tập đạo tập. Không có ngã, nhân thọ và thọ giả, không có thân vì vô thường, không có thân vì tánh khổ không có thân hữu ngã, không có thân, vì như mộng, huyễn, ngựa hoang, như bõng nắng, tiếng vang, cũng không có thân vì không, Vô tướng, Vô nguyện, không có thân, vì pháp vô dục, thân tập đạo. Nói tóm lại, thân tâm các hữu tình, cũng không hưng khởi mười hai nhân duyên, cho đến pháp vô dục, già, chết, vô số không thể tính được, đạo vô nhị tập, bất tục, vô tục, bất lậu, vô lậu, bất phạm, vô phạm, tập sự bất nhị, để cầu đạo tập.

Lại nữa, các pháp, tập của vô tập là đạo vô tập. Ðó gọi là tập đạo tập, bất tập. Như hư không không tập cũng không vô tập. Phải tập như vậy, gọi là đạo vô tập, vô tướng, vô nguyện. Vị ấy không tạo lập, cũng chẳng vô tập. Phải tập như vậy, không ngẫu nhiên, chẳng tình cờ, các pháp vô trụ. Siêng tập như vậy mới đúng như tập.

Ngay khi đức Phật Thế Tôn thuyết hạnh thanh tịnh này là Pháp Ðạo Phẩm Vô sở tập, ba vạn hai ngàn vị trời và thế nhân đều được nhẫn pháp lạc, không từ đau sanh ra, năm vạn trời và người từ xưa không phát tâm Bồ tát, nay đều phát đạo ý Vô thượng Chánh Giác. Bảy vạn Bồ tát chứng được pháp nhẫn.

Bấy giờ tất cả hội chúng đồng nói:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có tộc tánh nam và tộc tánh nữ, được nghe pháp vô tập, đạo phẩm thanh tịnh này. Nếu nghe xong mà tâm không hoảng sợ, không bị thối bước, họ đều thọ tập đạo ý Vô thượng chánh chơn của Như Lai, họ sẽ chuyển được pháp luân mà chư Phật đã chuyển.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các Bồ tát ấy đều được đạo ý Vô thượng chánh chơn, vì vô lượng người, phân giảng pháp này, cũng lại sẽ ngồi tòa sư tử, ở nơi thiên thượng, nhân gian, rống lên tiếng rống thật lớn, giống như hiện nay đức Như Lai đã làm, hàng phục các ma, xô ngã ngoại đạo, hiển liện cái lọng của cây pháp, thắp sáng đuốc pháp, tróng pháp vang rền như sấm xét, hay mưa pháp.

Bấy giờ đức Thế Tôn thấy các chúng sanh, rồng thần người và chẳng phải người và bốn chúng, nghe pháp chí thiết ấy, không ai mà không hoan hỷ. Do đó đức Như Lai vì A Nậu Ðạt diễn rộng lại nghĩa này nên nói bài kệ:

Ðạo chẳng tập mà được

Và không khởi tập tưởng

Hành đạo ấy thêm sức

Xa lìa tập niệm hành

Không mong cầu tập đạo

Trừ sạch các tưởng khác

Ðạo ấy vốn không tập

Thanh tịnh như trăng rằm

Nếu ai khởi tập tưởng

Không xứ cũng không tập

Ðã qua vô tập xứ

Chứng được tối thượng đạo

Ðạo là niệm vô ngã

Cũng không có không tập

Ðạo này vốn không hai

An lạc mà Vô thượng

Thọ mạng cũng như vậy

Không nhân và ngôn thuyết

Ðạo này cũng không nhân

Không mạng, cũng vô trụ

Các người tập theo đạo

Mà muốn trụ nơi không

Họ cánh xa đường Thánh

Vì không đúng đạo tập

Ðạo cũng không có không

Vì xa bỏ hữu tập

Như gốc đòng một tướng

Vốn không, không cái không

Ðạo là không khởi tướng

Cũng không có diệt tướng

Không khởi cũng không diệt

Ðó mới là đạo tập

Giọng ta giống như huyễn

Hiểu tưởng phải như vậy

Giữ tướng, hành sở tập

Ðạo từ đâu sanh ra?

Ðạo là vượt khởi đời

Nó không có thân tập

Cũng không có diệt thân hành

Mới đạt được trí tập

Là nhà của thân căn

Vốn không diễn thuyết rộng

Nó không có mong cầu

Chẳng gì không đạt được

Người thực tập đạo này

Nên như như không tịch,

Như biết được vốn không

Ðó là đúng đạo tập

Chư pháp vốn là không

Giác ngộ giống như huyễn

Hiểu tu được như vậy

Mới đúng là tập đạo

Nếu ai không đến đạo

Việc làm như chẳng trụ

Không thể dứt việc làm

Phật pháp không nhờ đạo

Nếu như đã tập đạo

Cùng với sự không tập

Ðã diễn nói như vậy

Nhờ trụ nơi bổn tâm

Các đạo khác hữu hạn

Là chỗ nương tiểu thừa

Ðây là đạo Vô thượng

Chỗ khởi ra đại thừa

Ai hưng khởi đạo này

Ðã đạt được Vô trụ

Ðó là rõ hạnh đức

Có thể hợp đạo tập

Ðạo chánh mà không hiểm

Ngay thẳng mà bình thản

Phải thân hành đạo này

Vĩnh viễn lìa tà đạo

Nếu như vậy, Long Vương

Tự ở trong cung mình

Bất động nơi xứ sở

Trút mưa đầy biển cả

Ðại sĩ cũng như vậy

Tập đạo như đã làm

Pháp thân mà không động

Hay đầy biển trí tuệ

Lại như, này Long Vương

Ở trên mặt đại thừa

Dùng mưa rưới khắp cả

Mà thân không dính ước

Ðức Bồ tát cũng vậy

Thực hành sở tập này

Rưới pháp khắp chúng sanh

Trong lòng không đắm trước

Cũng vậy, A Nậu Ðạt

Long Vương! Ðại thần biến

Ðạo đức lớn như vậy

Cảm động khắp mười phương

Chúng sanh đạo tà kiến

Tùy thuộc vào chấp kiến

Người trụ nơi đạo này

Tùy thuận đạo Vô Vi

Ðã ở nói đạo này

Quả Bồ tát to lớn

Hàng phục ma Ba tuần

Cùng với tà ngoại đạo

Ðắc đạo như Chơn Như

Như đạo không lay động

Vượt qua các pháp tục

Cũng giống như hoa sen

Tâm đạo không có ngu

Là hành vi động tác

Ngàn số các chúng sanh

Hóa độ đem về đạo

Vì thường ở đạo này

Cho đến được năm tuần

Thần túc các cảm động

Vì chúng rộng thuyết pháp

Các việc đều thanh tịnh

Thân miệng cùng với ý

Nên mong đường Hiền Thánh

Nhân tánh không thể biết

Hạnh nhẫn là vô trước

Ai làm sẽ đến đích

Sẽ đến chỗ Như Lai

Chỉ dẫn các chúng sanh

Sanh tử đã chấm dứt

Chỗ ấy là Như Lai

In tuồng như đến đó

Thật ra không chỗ đến

Chỗ chúng sanh đến được

Phải nhớ chỗ tối cao

Học đạo Phật tối thượng

Rong chơi nơi pháp huyễn

Làm vậy là tập đạo

Ðã làm đíng như đạo

Là hạnh nghi các đức

được chư Phật khen ngợi

Ðức ấy không cùng tận

Trọn không bao giờ hết

Người tập đạo như vậy

Không tập cũng không trụ

Nơi ấy không ác ma

Hoàn toàn không chấp trước

Ai thuận theo đạo này

Không khởi cũng không diệt

Ðã được ý chí hạnh

Tổng trì đại biện tài

Huệ trí và giới nhẫn

Mãi tăng tiến như biển

Thân, miệng, uế không còn

Tâm sạc mới thanh tịnh

Uế tiêu sạch dấu vết

Người tu theo đạo ấy

Ðược chứng đắc trí đạt

Chỗ thực tập thâm diệu

Huệ bất động không khởi

Giữ tập đó là đạo

Các bậc tối Chánh Giác

Quá khứ và đương lai

Hiện tại cũng như vậy

Chí đạo đời nương tựa

Nngài đã lìa các nạn

Gặp đời nhiều tai nạn.

Mãi làm đệ tử Phật

Ai nghe được pháp nà

Tốt thay! Các chúng sanh

Nghe pháp này Chí Thiện

Ứng Chơn (La hán) thờ Như Lai

Nên ưa thích kinh này

Nếu hiểu được kinh này

Hay đoạn các tình ái

Ðức đầy, đủ các tướng

Ðược làm tướng ba cõi.

***

4. PHẨM THỈNH NHƯ LAI:

Khi ấy A Nậu Ðạt tự mình cùng với các quyến thuộc, cúi lại đức Thế Tôn, quỳ gối chắp tay bạch đức Phật:

–Cúi mong Thiên Tôn, hạ cố oai thần, đi đến A Nậu Ðạt trí nơi ao lớn Vô Nhiệt, ba tháng để chúng con cúng dường Thánh Tôn, cùng các Bồ tát biện quả Thần thông với đệ tử Thượng Tôn, mong đức Phật thương xót chấp nhận sự thỉnh cầu của con.

–Vì sao vậy?

–Vì sự cúng dường của chúng con hướng đến bậc chí chơn Chánh giác, có thể phù hợp nghi thức của Như Lai chăng? Cúi mong được nghe đấng tịch tịnh thượng hóa dạy. Chúng con dùng pháp này để cúng dường. Chúng con suy nghĩ rằng được nghe lại tượng pháp như vậy, khiến tâm thường oan duyệt. Ðó mới là phụng thờ Tam bảo chăng?

Bấy giờ đức Thế Tôn không nhận sự thỉnh cầu ấy.

Long Vương lại thỉnh hai tháng, nhưng đức Như Lai vẫn không nhận. Long Vương lại thỉnh nữa tháng, đức Thế Tôn im lặng nhận lời.

Khi ấy Long Vương cùng với quyến thuộc tùy tùng, thấy đức Thế Tôn nhận lời, nên hân hoan sung sướng, liền sanh thiện tâm, nhiễu quanh Phật ba vòng, nổi mây, ùn sấm chớp, mưa phùng khắp mặt đất, bỏng nhiên trong khoảng khắc, họ đều bay về cung điện của mình.

Khi A Nậu Ðạt đến ngồi nơi chánh điện của mình, liền gọi năm trăm trưởng tử. Tên các trưởng tử là Thiện Nha, Thiện Thí, Thiện Ý, Thiện Minh, Năng Diệt, Tịch Tưởng, Cảm Ðộng, đại Oai, Cam Oai, Cam Quyền, Cam Ðúc, Phổ Xưng, Oai Dũng, Trì Mật, Nhãn Lực, Hành Tường…

Năm trăm trưởng tử như vậy thuở xưa đã trồng đạo Vô thượng chánh chơn rồi. Long Vương bảo họ rằng:

–Này các con, nay ta đã thỉnh đức Như Lai, bậc Vô Trước bình đẳng, Chánh giác và chúng Bồ tát, các để tử của ngài suốt trong nữa tháng. Ðức Thế Tôn Chánh giác đã duỗi lòng đại bi thương xót khởi lòng thương rộng lớn chấp nhận lời thỉnh cầu của ta. Vậy các ngươi nên một lòng, cùng nhau siêng năng, hết lòng cung kính đức Thế Tôn, Như Lai Chí Chơn, siêng nhớ Vô thường, mỗi người phải tịch tịnh, khiêm nhường, cung kính, ở đây chờ đợi đức Như Lai, cần phải xả bỏ tâm ý dâm dục và sự dục lạc của loài rồng, trừ bỏ tham, nộ, hại, lìa dục, sắc, thinh, hương, vị, vật trơn mịn.

–Vì sao vậy?

–Vì đức Thế Tôn nhờ vô dục mà được An lạc, tốt đẹp, nhân từ, tao nhã, suy xét rõ ràng, tùy thuận điều phục, tịch tịnh, hiển lộ đầy đủ các đức, có thị tùng vây quanh, vô lượng nghi dung, đều nhờ giới yếu chân chính của chư Phật mà có. Vì vậy, các ngươi trong nữa tháng này không vào được cung điện, phải trừ bỏ ý niệm dâm, nhuế, ngu si.

Lại nữa, khi đức Như Lai tuyên giảng chánh pháp, chắc chắn có Bồ tát Thần thông, Thích, Phạm, Thiên tử trì thế túc tịnh ở các phương khác đồng đến dự hội.

Các ngươi phải siêng nhớ nghĩ, tập hợp các hiền thần, nghiêm túc rực rỡ, chớ có làm biếng, để các hội chúng, thấy xong vui mừng nhảy nhót. Ðó mới là chánh chơn cúng dường đức Như Lai.

Khi A Nậu Ðạt đã ra lệnh xong, liền vì đức Như Lai, trong ao Vô Nhiệt, dưới núi Tuyết sơn, hóa làm một tòa tịnh lưu ly, thật hoàn hảo, cao rộng đến tám trăm do tuần, rất đặc thù, kỳ lạ, chung quanh cao đẹp, đặt tám vạn bốn ngàn tạp bảo, cây báo, xen kẻ, dùng các vật trân bảo để trang sức, có ánh sáng đẹp, trăm sắc tinh vi rực rỡ, tỏ ra hương thơm, ở giữa các cây hóa làm tám vạn bốn ngàn nhà bảy báu, các ngọc báu chiếu sáng thật đẹp, không có gì sánh bằng, đặt mười vạn giao lộ, trướng thêu, xâu các ngọc xích trân châu đẹp lạ lùng thòng xuống. Ở trên các điện thượng có tòa sư tử gồm cả thảy tám vạn bốn ngàn, đều rộng lớn, trải lên trên sàng tọa những tấm dạ đủ màu, tuyệt đẹp vô giá. Ðặt các giao lộ, xen kẻ các báu. Ở trên điện đường có hai ngàn thể nữ loài rồng, hình sắc tuyệt diệu, dáng vẻ đẹp vô cùng, sắc mặt đẹp như hoa, miệng tỏa mùi hương thơm, tay cầm tạp hoa, hương bột hương xoa, tấu các kỹ nhạc, ca vịnh công đức của Phật, làm cho chúng hội vui vẻ. Ở trên hư không, hóa làm lọng báu, bao trùm cả ngàn do tuần. Châu ngọc chạm trổ trong lọng báu ấy có vô số màu sắc, treo phướn làm bằng lụa đẹp, giữa phướn lụa ấy treo các linh báu, phong cảnh điều hòa, âm nhạc du dương.

Khi Long Vương đã dọn món ăn trăm vị, chuẩn bị đã đầy đủ, thần biến đã xong, cùng với quến thuộc, cung kính vòng tay, hướng về đức Phật, quỳ gối, từ xa thưa đức Thế Tôn, với ý cung thỉnh, dùng bài tụng để ngợi khen:

Kho huệ, trí lớn, tích lũy đức.

Huệ đạt, không đắm, khéo dãn chúng

Huệ lớn lan khắp không chướng ngại.

Huệ thượng tối lực giáng thần quang

Huệ rõ tâm hành chỉ đại nhân

Nếu quán chúng sanh loại mười phương

Thần tôn tối thượng nhận con thỉnh

Nhớ nghĩ xót thương, đúng thời đến

Tri túc không tham, sống giản dị

Phước tốt, thảm xét Thánh đạo sư

Hành thiện, tin thật, biết ý chúng

Thời tiết đã đến xin hạ cố

Ðức ngài vang khắp hạnh bằng vua

Làm bạn không thỉnh cùng niệm khắp

Chí nhân, thanh tịnh như hư không

Con chuẩn bị xong, chờ thần tôn.

Oai ngụ mười phương, cứu giúp đời.

Phật sự mười tám đều đồng có

Ðộ chúng đứng đầu, hạnh từ bi

Nguyện ngài cùng chúng, thời đã đến

Sắc diệu đoan chánh, thân tướng đẹp

Ngọc đẹp các thứ, hoa trăm màu

Tâm ngài hoan hỷ huệ thí pháp

Ðại nhân đạo sư xin biết thời

Tiếng phạm thanh tịnh như sấm xét

Loan phụng reo mừng sư tử bước

Ðầy đủ diệu âm ai cũng thích

Mọi người hy vọng được nhìn thấy

Ba ngàn cõi pháp không đâu bằng

Không ai biết được tâm Như Lai

Thánh tôn thấy rõ hạnh chúng sanh

Việc tu, thường đúng thời mới dạy

Biết lúc phổ độ, ngài quyền hóa

Rõ biết chúng sanh có Thánh thệ

Xét rõ hành động bằng mắt sáng

Thần oai đầy đủ nguyện chiếu soi

Chúng sanh thảy đều rất khát ngưỡng

Thập lực, sức mạnh, oai, không mạn

Ðức đại nhân hùng dũng như thế

Tánh Thánh xót thương hơn thế nữa

Hổ thẹn, đầy đủ đức tối thượng

Nến cứu vướt chúng sanh vô biên

Thầy bạn vô song cùng cứu đời

Lòng thương giáo hóa vô số rồng

Ở đời, oai đức rộng cứu tế

Biết rõ các hành nên như ý

Khai mở chỉ đường, chỉ Thiên Tôn

Thần túc nhẹ nhàng xin đến dự.

Bấy giờ đức Thế Tôn biết A Nậu Ðạt thỉnh nguyện, vì thời gian đã đến, ngài liền bảo các Tỳ kheo, đắp y, ôm bát đi phó hội.

Long Vương Vô Nhiệt quỳ gối từ xa thưa rằng:

–Chư tôn đã chấp nhận con cúng dường nửa tháng, vậy Bây giờ xin chư vị quang lâm.

Bấy giờ tám vạn bốn ngài Bồ tát, đều là những bậc đại thần thông, đức đầy, quả mãn, hai ngàn đệ tử cũng là bậc thần túc tối thượng, tùy tùng, nhiều quanh đức Thế Tôn rồi ra đi.

Ðức Như Lai chí chơn từ đảnh Thứu Sơn, bỗng nhiên bay lên hư không, dùng thần lực mà đi, như sắc tượng ngài, thân phóng ra vô số trăm ngài ánh sáng, chiếu khắp ba ngàn đại thiên cảnh giới, chỗ nào cũng rực sáng.

Chư thiên của dục giới và sắc giới đều thấy đức Thế Tôn, phát ra vô số áh sáng, bay lên hư không tự bảo nhau rằng:

–Ðức thần tôn đi đến chỗ vua Vô Nhiệt, sắp đem pháp giáo hóa, diễn nói pháp sâu xa rốt ráo. Vì vậy nên mới có đại chúng vây quanh.

Ngay trong nữa tháng ấy, nhiều chúng chư Thiên, số đến trăm ngàn, được thấy đức Thế Tôn và được nghe thuyết pháp. Họ lại được xem thấy sự cảm biến trang nghiêm do vua vua Vô Nhiệt tạo ra, nên khiến đức Thế Tôn du hóa.

Khi ấy các Thiên tử ai cũng phát sanh ý nghĩ cúng dường đức Như Lai, hoặc muốn rải hoa, hoặc mưa danh hương, hoặc tấu nhạc trời để ca ngợi đức Phật, hoặc lại cầm tràng phan dù lọng, lụa năm nàu đi theo đức Như Lai. Tthan đức Thế Tôn chiếu sáng rực rỡ, hơn cả mặt trời, mặt trăng, tinh tú tịnh sắc và ánh sáng của chư thiên, oai thần của đức Thánh Phật chiếu sáng vô lượng, căn, định tịch tịnh, du hóa A Nậu Ðạt tường Thích, Phạm, Tứ Thiên, các thứ oai biến, phụng kính, hầu hạ theo sau đức Như Lai.

Bấy giờ Thánh tôn đến dưới Tuyết Sơn, đứng phía bên hữu, liền bảo hiền giả Ðại Mục Kiền Liên:

–Ngươi hãy đến cung điện chỗ ở của vua Vô Nhiệt, bảo rằng: đức Như Lai đã đến, đúng lúc mời ngài vào. Khi ấy hiền giả Ðại Mục Kiền Liên vâng theo thánh chỉ, bỗng bay vào ao lớn Vô Nhiệt hiện nơi hư không, các mặt đất bảy tượng, hóa thân giống như vua Kim Sí Ðiểu, đứng trên cung điện Long Vương A Nậu Ðạt, liền bảo Long Vương rằng: đức Như Lai đã đến.

Các Long chúng và các thể nữ… không ai mà không ngạc nhiên hoảng sợ, lông trong người dựng đứng, chạy trốn bốn hướng, cùng bảo nhau rằng:

–Ao này từ xưa không có chim Kim Sí Ðiểu, vậy chim này từ đâu đến?

Khi ấy A Nậu Ðạt bảo các người trong cung, thái tử, quyến thuộc, an ủi rằng:

–Các ngươi hãy A Nậu Ðạt tâm, đừng hoảng đừng sợ, đó là hiền giải Ðại Mục Kiền Liên vâng lời đức Như Lai nên hiện thần biến ấy. Hiền giải Mục Kiền Liên đến đó bảo xong, trở về chỗ đức Thế Tôn.

Khi ấy, A Nậu Ðạt cùng với các người con, thần dân, phu nhân, thể nữ, toàn thể người lớn nhỏ trong cung cùng vây quanh, họ đều dâng hoa đẹp và hương bột thơm và các thứ hương thoa, phướn, lọng, tràng phan, các thứ xướng kỵ, hòa điệu nhịp nhàng, đi đến nghinh rước đức Chánh giác.

Bấy giờ đức Thế Tôn với các Bồ tát và các đệ tử, thiên, Long, tôn thần vây quanh, cùng đi đến cung điện Vô Nhiệt, nơi đặt sẵn các tòa cao rộng. Ðức Như Lai đến ngồi, liền ngồi vào tòa sư tử cao rộng ấy. Tiếp theo là các Bồ tát , sau đó là các chúng đệ tử đều ngồi an tọa.

Khi ấy Long Vương xem thấy đức Thế Tôn và các Bồ tát, chúng hội đệ tử an tọa xong, trong lòngg hân hoan vui sướng vô cùng, liền cùng mọi người trong cung, tự tay bưng dọn những món ngon bổ hơn thế gian, mời dâng trăm thứ hào soạn có hương vị trời,dùng để cúng Phật. Ðệ tử và các chúng hội, để mọi người đều no đủ.

Khi đức Thế Tôn Bồ tát và các đệ tử đã thọ trai xong, liền rửa bát, mọi việc hoàn tất, lúc ấy A Nậu Ðạt liền thưa đức Như Lai xin ngài thuyết pháp.

Bấy giờ đức Thế Tôn, sau giờ ngọ, liền thiền định dậy, ngồi ngay thẳng thuyết pháp. Các chúng hội đến dự ngót cả ngàn do tuần, từ khắp nơi đến, đứng đầy hư không, không có kẻ hở, trời, rồng, quỷ thần, và người chẳng phải người, vây quanh đức Thế Tôn Chí Chơn Chánh giác. Mọi người trong hội thảy đều vui muèng.

5.PHẨM HẠNH VÔ DỤC.

Bấy giờ Long Vương với nhan sắc hân hoan đến phía trước quỳ gối lại bạch đức Phật:

–Cúi mong đức Thế Tôn thuyết pháp cho chúng hội này được nghe, khiến cho tất cả thoát khỏi sanh tử, vĩnh viễn trù bỏ các khổ do sự chấp vào tướng năm ấm, hành vi trần lao, mê mờ cấu uế, khiến cho chúng con mãi mãi không còn ý tam độc trói buộc và các chúng loài rồng vứt bỏ sự tà vạy u tối ẩn nấp trong tâm ý họ, đạt đến chí thiện, khiến cho ai nấy đều vui mừng, tu hạnh Bồ tát sâu xa, sau này đức Như Lai hoặc còn tại thế hay đã diệt độ mất, hãy khiến cho chúng con ở tại đất nước mình, hộ trú chánh pháp.

Bấy giờ đức Thế Tôn khen ngợi Long Vương:

–Lành thay! Lành thay! Này A Nậu Ðạt! Hãy lắng nghe nghĩa này cho kỹ, siêng năng nhớ nghĩ, để tuyên bố chỉ bày mọi người, ta sẽ nói cho, khiến chúng hội này nhiều người thoát khỏi tội khổ, nhổ gốc tập tưởng, nghi ngờ trong tâm, khiến cho họ hiểu được Phổ Trí để thoát khỏi ba cõi.

Khi ấy Long Vương thưa rằng:

–Lành thay! Thưa Thế Tôn! Mong ngài thuyết giảng, chúng con xin cúi đầu thọ lãnh.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo Long Vương:

–Có một pháp hạnh Bồ tát nên làm thì trời, người hết sức cung kính. Pháp đó là gì? Ðó là chí tu phát sâu xa để thực hành vô dục.

–Sao gọi là tu pháp sâu xa để thực hành vô dục?

Như vậy, Long Vương, Bồ tát y thuận vào nhân duyên, không lìa ranh giới của hai kiến, người biết có và không, thấy được các pháp, vì chấp vào nhân duyên, không thấy có pháp, không do duyên sanh, kẻ ấy nghĩ rằng: Pháp tựa nhân duyên, vì không nương vào duyên, nên không nương vào ma. Người nương vào duyên, kẻ ấy không nói “Tôi” cũng không nói “Ta”.

Vã lại, pháp dựa vào trong duyên nên không có “ngã” và “ngã sở”, cái dựa vào duyên thì không có chủ, cũng không chấp thủ. Ai theo thuận duyên, hiểu rõ sanh khởi, mau đạt được ý niệm bốn y.

–Sao gọi là bốn?

–Ðó là y vào nghĩa cùng tột, không còn y vào văn, y vào huệ hành, y vào thức niệm, khi kinh thuận nghĩa, không y vào phàm duyên, y niệm vào pháp mà không y vào người.

–Sao gọi là nghĩa? Những gì là huệ? Sao là thuận nghĩa? Sao là niệm pháp?

Nghĩa tức là nghĩa của không, không nhận vọng tướng là nghĩa của vô tướng, không chấp vào niệm thức, là nghĩa vônguyện, không chấp vào ba cõi là nghĩa vô số. Không chấp vào pháp số.

Vã lại nghĩa ấy, đối với pháp, phi pháp vốn không có hai, âm thanh là vô đắc, niệm tưởng là vô niệm, với pháp xứ thì vô trụ. Vì vô nhân nên thọ mạng, âm thanh ngôn ngữ là vô sở hữu.

Vã lại, là nghĩa, pháp nghĩa ấy là nghĩa vô dục.

–Sao gọi là Bồ tát hành pháp nghĩa?

Ðó là nghĩa không có sắc của con mắt, tiếng của lỗ tai, hương của mũi, vị của lưỡi, xúc của thân, pháp của tâm. Không sanh sắc nghĩa, không giảm sắc nghĩa, không vì nghĩa của thống, tưởng, hành, thức, cũng không có nghĩa hành thức sanh diệt, cũng không có nghĩa muốn sắc vô sắc, cũng không có nghĩa muốn về sắc và vô sắc sanh diệt, cũng không có nghĩa của ngã, cũng không có nghĩa ngã kiến, nhập kiến, không có nghĩa nhập, cũng không có nghĩa chấp vào nhân kiến nhập, cũng không chấp vào nghĩa có thân Phật, cũng không có nghĩa chấp vào chữ Pháp. Không tính số thực hữu chấp vào nghĩa, cũng lại không có nghĩa chấp thí, giới, nhãn, tấn, định, trí, hiểu nghĩa nhập tất cả các pháp. Ðó gọi là Bồ tát làm pháp nghĩa, nhờ theo nghĩa này mà không thối chuyển. Ðó gọi là nghĩa.

–Sao gọi là Huệ?

Ðó là: Khổ không sanh huệ, tập không niệm huệ, tận hết các huệ, Ðạo không chí huệ, nơi huyễn pháp của ấm, các tánh pháp tánh mà không hủy hoại huệ. Ðói với các tình, không thủ là huệ, hiểu nhập các pháp, rõ biết chúng sanh, căn đầy huệ đủ, chí niệm không quên, với các chánh ý, bất ý vô niệm, với các đoạn ý là thiện và bất thiện, với các thần túc, thân tâm phát huệ.

Lại nữa, với các căn rõ biết huệ nặng, nhẹ, đối với các ý, biết các pháp huệ, nhưng đối với các lực, đã điều phục huệ, nhưng đối với các lực đã điều phục huệ. Ðạo là vô số đối với huệ diệt tịch, quán huệ biện pháp khởi thảy không sanh huệ, đến không chí huệ, ở giữa không trụ huệ, với thân là giống như huệ.

Nói dùng huệ hưởng là, tâm huệ pháp huyễn. Ðó là Bồ tát rõ biết huệ trí.

Lại nữa, sao gọi là thuận đạo nghĩa kinh?

–Nhờ nhân duyên này pháp sanh, mà hành giả diệt được ngu si, diệt được lão tử, vô ngã. Nhưng đối với vô ngã, nhân và thọ mạng, hiểu rõ về các vật. Nếu Như Lai có ngã đều chẳng phải là chơn pháp. Song đối với ba giải thoát môn, bình đẳng với ba đời, cầu ba vô trước. Ðó là các pháp thấy nó hoàn toàn vô sanh. Quán rõ, người hiểu biết được diệt ly hết tình cảm thế tục.

Bồ tát đạt đến trí huệ cứu cánh nên đối với các ý niệm mà không nghi hoặc, nhận được hạnh này gọi là thuận nghĩa.

–Sao gọi là như pháp?

Nếu các đức Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện thì pháp thân vẫn thường trú. Ðó gọi là Như Lai. Như như vốn không, mà không tăng giảm, bất nhị, vô nhị, chơn tế pháp tánh, gọi là như pháp. Không hủy hành báo, không hành pháp báo, gọi là như pháp.

Người đại thừa nhờ lục độ được vô cực (Ba la mật). Duyên Nhất Giác Thừa nhờ nhân duyên mà giải thoát. Thanh văn thừa nhờ âm thanh mà giải thoát. Ðó gọi là như pháp. Bố thí được đại phước, giữ giới được sanh thiên, nghe nhiều được trí nhiều, định niệm được giải thoát. Ðó gọi là như pháp.

Vì không tu hạnh đó nên có sanh tử, tu hành thuần thục thì được vô vi. Ðó là như pháp.

Kẻ ngu dùng sức mạnh của dục, kẻ trí dùng sức mạnh của huệ. Ðó gọi là như pháp.

Tất cả pháp ấy đều nương pháp tánh. Như vậy, này Long Vương! Chúng nương nhân duyên mà sanh khởi. Như vậy cần phải có được ý nghĩ về bốn chỗ nương tựa.

Vì y vào nhân duyên, nên mới không y đoạn chấp hữu vô. Ðó gọi là người nào thấy nhân duyên khởi là người ấy thấy các pháp, ai thấy Pháp, người ấy thấy Như Lai.

–Sao gọi là nhân duyên?

Này Long Vương! Bình đẳng khởi, vô khởi đối với pháp và phi pháp. Bình đẳng mà không đắm trước, vã lại Như Lai cũng không chấp vào pháp duyên khởi, cũng không có khởi, pháp bất khả đắc. Người biết được pháp ấy gọi là Như Lai.

Với nhân duyên khởi, dùng huệ nhãn thấy được, huệ nhãn thấy được gọi là thấy các pháp. Người thấy các pháp, đó là Như Lai. Ðó gọi là ai thấy được nhân duyên khởi thì thấy pháp, ai thấy pháp thì thấy Như Lai.

Lại nữa, Như Lai nhờ pháp thấy pháp.

Như vậy, này Long Vương! Nếu dùng pháp này hành ứng này để giải thoát người đó gòila Bồ tát không có dục hạnh.

Này Long Vương! Vã lại, Bồ tát vô dục không làm theo thói quen của dục, vui thích việc hiền thánh, bỏ điều không phải hiền thánh, siêng năng, ưa thích chứng vào dòng hiền thánh, rộng khiến các huệ, vì pháp tác chứng, tu sự nghe nhiều, chí nhớ không quên, không xả giới thân, trí thân không nghiên ngữa, định thân bất động, đối với huệ thân được pháp kiên trụ, giải thoát huệ kiến, thân kiên cố khó chuyển. Nhờ đó giải thoát huệ kiến vậy.

Lại nữa, này Long Vương! Bồ tát vô dục, được vô số chánh pháp độ nghĩa của Phật, cũng có đầy đủ vô số yếu nghĩa của chư Phật, lại được quả biện tài của chư Phật, được thông vô lượng thần túc của chư Phật. Nhân đó đưa đến vô số quyền giải (hiểu biết quyền xảo) của chư Phật vào khắp vô lượng hạnh của chúng sanh, vượt qua vô số quốc độ chư Phật, nhờ đó thấy rõ vô số trăm ngàn đức Như Lai, nghe được vô số các pháp, được vô số nghĩa, đạt vô số trí, hiểu vô số hạnh, độ vô số chúng.

Như vậy, này Long Vương! Bồ tát vô dục thường nên thanh tịnh để tiêu hết các ô uế, công đức vô lượng, tự do không có đắm trước đối với ba cõi. Vì sao vậy? Vì vô dục ấy từ tâm sanh ra. Có ba việc từ tâm sanh ra. Những gì là ba? Ðó là từ tâm dục sanh ra, từ tâm ái sanh ra, từ tâm sanh khởi.

Lại có ba thứ sanh: quán nơi sanh khởi. Lại quán sự sanh khởi. Lại quán sở hành, quán tâm vô xứ.

Lại có ba sanh: diệt tịch chuyên nhất, hiểu rõ nơi quán như pháp tùy hành.

Lại có ba sanh: Ðức đủ nhân điều, dùng làm tịch tịnh, từ hạnh chuyên cần sanh.

Lại có ba việc: Từ nơi hạnh ngay thẳng, không có dua nịnh, nhân từ điều nhẫn.

Lại có ba việc: không đắùm chìm nghi ngờ, thuận theo thiện, không thô tháo, chỉ đủ sống đơn giản.

Lại có ba sự: Từ không sanh, lại từ vô tướng, cũng từ vô nguyện.

Lại có ba việc: từ tâm sảnh ra các pháp Vô thường, từ tâm sanh ra, các pháp đều khổ cũng do tâm sanh.

Lại có ba việc từ tâm sanh ra: các pháp vô thường, các pháp vô ngã, diệt tận vô vi, đều từ tâm sanh ra.

Như vậy này Long Vương! Bồ tát đẳng diệt, cũng do tâm sanh. Ðó là các vị ấy không bỏ Phổ Trí tâm, thức hành bình đẳng với tất cả. Vì lòng đại từ, nên không bỏ chúng sanh, vì lòng đại bi nên không nhàm chán sanh tử. Vì lòng đại hỷ nên bình đẳng xa lìa sự mừng, giận. Vì lòng đại hộ nên có huệ thí mà không mong báo đáp, vì các giới học, hạnh, đức nghĩa đầy đủ, nên bên trong tránh được lỗi của mình, không nói chuyện dở kẻ khác. Hay nhẫn chịu các hạnh bất thiện của chúng sanh. Muốn khiến cho người khác kiên cố như kim cương, hiện tập các điều thiện là gốc của các đức hạnh, không tiếc thân mạng, được đạt đến tất cả định chánh thọ, tâm không mệt mõi, không vì chánh thọ mà có sở sanh, hiển trí, dùng quyền xảo tùy thuận chúng sanh, dùng huệ chơn thật, độ các chí thoát. Người muốn đạt được Thanh văn thừa. Duyên giác thừa thì niệm rõ Phật pháp, cầu các Phật pháp. Vì hay nhẫn khổ, nên rộng thuyết pháp, với các lợi dưỡng, cung kính mà khinh thường vất bỏ, chí đủ, không nhàm chán các tướng đức hạnh, đầy đủ trí huệ, học rộng nghe nhiều. Vì học tập theo thiện hữu, nên gặp thiện tri thức, vì khiêm kính nên được hạnh khiêm cung, vì hàng phục tâm tự tại nên chế ngự được tâm tự tại. Vì chí hạnh đầy đủ, nên ý hạnh đầy đủ. Vì không có dua nịnh nên xa lìa dua nịnh. Vì nói và làm phù hợp nhau, nên không khinh thường. Vì tu hành thành tín nên nói lời chơn thật. Vì lìa các sự lừa dối nên diệt trừ lời nói dối, vì để sanh tâm thành tín, nên tâm phải thành tín.

Như vậy, này Long Vương! Nếu có Bồ tát nào sanh tâm này, gọi đó là vô dục.

Lại nữa, này Long Vương! Bồ tát vô dục thì mà không thể tự tiện hạn chế, vì sao? Vì Bồ tát ấy tương đương với sự vô hạn, cũng không làm pháp hữu hạn.

Sao gọi là pháp hữu hạn?

–Dục, dâm, nhuế, si là pháp hữu hạn. Bồ tát đối với chúng không có đắm trước. Vì vậy mà gọi Bồ tát là vô hạn. Thanh văn thừa, Duyên giác thừa đều là hữu hạn. Bồ tát trụ nới Phổ trí tâm, nên ma hoàn toàn không thể hạn chế tiện lợi.

Như vậy này Long Vương! Có hai việc ma, Bồ tát cần phải biết rõ, cũng phải xa lìa.

–Sao gọi là hai việc?

Ðó là đối với thầy bạn không có tâm kính trọng, mà tự đại, cống cao, khinh người. Ðó là hai việc.

Lại có hai việc của ma: đó là bỏ tạng lục độ ba la mật của Bồ tát, tâm trở lại ưa thích làm việc của Thanh văn và Duyên giác.

Lại có hai việc. Sao gọi là hai? Ðó là không có trí tuệ mà muốn làm việc quyền xảo, cùng các chúng sanh đạo lạc, vọng kiến, ưa thíh sống gần.

Lại có hai việc: nghe ít, trí kém mà tự cho là đạt đến trí huệ. Tuy có thông hiểu rộng rãi mà lại tự đại.

Lại có hai việc: đức độ ít ỏi, mà mong được tôn quý. Hoặc tu đức hạnh lại thích tiểu thữa.

Lại có hai việc: không hộ chánh pháp, không độ chúng sanh.

Lại có hai việc: chí không thích học tập theo các Bồ tát và cu hội với chúng có trí sáng thông đạt. Chuyên làm việc bài báng các Bồ tát thanh cao, chủ tâm nhiều lần khởi tâm ngăn che, trở ngại pháp sư, lại làm sự chướng ngại sự giáo huấn của thầy, lại nhiều dua nịnh.

Lại có hai việc của ma: bỏ các gốc đức, tâmcó điều vô đức.

Lại có hai việc: tuy ở chỗ A Nậu Ðạt nhàn nhưng vẫn hoài tưởng ba độc, tâm thường náo loạn, nếu du hành trong thôn ấy, có tâm tham lợi.

Lại có hai việc: vì loại phi nhân, nói pháp thâm yếu, với người cần thuyết pháp thì lại không thuyết.

Lại có hai việc: không biết việc của ma, xa lìa Phổ trí ý thường thác loạn.

Như vậy, này Long Vương! Sắc tướng các việc của ma là như vậy. Bồ tát vô dục vĩnh viễn không có các việc ấy.

Lại nữa, này Long Vương! Nếu có Bồ tát tu hành thanh tịnh thì phải vô dục, phát đạt đến mười sáu đại lực của Bồ tát. Nhờ các lực này, nên hàng phục, chế ngự chí mình, để hóa độ chúng sanh.

Sao gọi là mười sáu đại lực của Bồ tát?

–Ðó là chí lực, ý lực, hành lực, tàm lực, cường lực, trì lực, huệ lực, đức lực, biện lực, sắc lực, thân lực, tài lực, tâm, lực, thần lực, hoằng pháp lực, hàng phục chư ma lực, Bồ tát vô dục được mười sáu đại lực này.

Sao gọi Bồ tát là chí lực?

–Như vậy, nầy Long Vương! Bồ tát chí lực có thể quán sát tất cả tổng trì do chư Phật nói ra. Ðó gọi là Chí lực.

Ý của Bồ tát này tương ưng với hành của chư Phật, đối với các chúng sanh mà không bị hoại trừ chướng ngại, đó là ý lực.

Có thể đạt đượ âm thanh nói ra, hiểu rõ các nghĩa. Ðó gọi là hành lực.

Lìa các việc ác, khởi các pháp đức. Ðó gọi là tàm lực.

Gặp tất cả những tai nạn, vẫn không làm điều phi pháp. Ðó gọi là cường lực.

Dù có ức ngàn ma binh chúng vẫn không dám làm chống lại. Ðó là trí lực.

Thông đạt trì pháp,tuyên thị đẳng học, mà không làm cho quên. Ðó là trì lực.

Không chấp trước, không quên đối với trăm ngàn kiếp những điều nói ra không ngại, không đoạn, tùy ý hiểu các pháp. Ðó là biện lực.

Nếu các Thích, Phạm và Tứ thiên vương đi đến Bồ tát vẫn im lặng, không đổi sắc. Ðó là đoạn chánh lực.

Nếu có mong ước vật báu trên đầu, mới nghĩ liền có. Ðó là tài lực.

Hơn các ngoại đạo, tộc tôn giữa mọi người. Ðó là thân lực.

Với tâm chúng sanh, hay được nhất tâm. Biết tâm chúng sanh, thuận hành hóa độ. Ðó là tâm lực.

Nếu chúng sanh cần dùng thần túc để hóa độ, thì hiện thần biến để cho chúng thấy. Ðó là thần túc lực.

Nếu có thuyết pháp để mọi người nghe, thì không nói nữa chừng. Họ nghe và làm theo nên trừ hết các khổ. Ðó là hoằng pháp lực.

Nếu khi thiền định, chánh thọ, thì vâng theo pháp chỉ, được pháp hạnh Hiền Thánh. Ðó là hàng ma lực.

Ðó gọi là mười sáu đại lực của Bồ tát.

Nếu có hành giả, tâm chí mong ước mười sáu lực này mà muốn thành tựu, phải tu vô dục.

Thí như, này Long Vương! Tất cả dòng nước đều chảy về biển cả. Các hạnh của đạo pháp, ba mươi bảy phẩm đều trở về vô dục.

Lại nữa, này Long Vương! Các cây cỏ thuốc đều sống trên đất. Các pháp thiện hạnh đều nhờ vô dục.

Thí như, này Long Vương! Chúng sanh yêu thích Chuyển Luân Thánh Vương; Nếu có Bồ tát vô dục thì chư Thiên, loài rồng, quỷ, người thế gian đều ưa thích.

Bấy giờ đức Thế Tôn vì A Nậu Ðạt và các thái tử, nới bài kệ tụng:

Dục là huệ Bồ tát

Chí mong cầu Phật đạo

Phải nên lìa pháp uế

Thường siêng hành vô dục

Huệ biết pháp nhân duyên

Không dựa vào cái thấy

Thấy pháp do nhân duyên

không duyên không có pháp

Duyên sanh cái không sanh

Nên chẳng phải tự nhiên

Thiện duyên ấy cũng không

Biết không nên vô dục

Chấp duyên mà vô tướng

Thoát nguyện, tịch lại tịch

Ðạm bạc như ngu dại

Nơi ấy ma không hại

Thấy pháp không chấp duyên

Với mình không vô ngã

Nếu không có ngã nhân

Biết đó là vô dục

Không chủ không gìn giữ

Không thấy cũng không bỏ

Giải thoát không thủ, xả

Lìa dục thường hiểu pháp

Quán nghĩa, không trang sức,

Huệ hành thoát khỏi thức.

Hiểu rõ thuận nghĩa kinh

Y pháp không y nhân

Nghĩa không là pháp Phật

Giải thoát không chướng

Không dựa vào thấy nghĩ

Nghĩa ấy là vô dục

Nơi ấy không có hai

Âm thanh không thể được

Dùng pháp khó lay động

Không nhập nghĩa, vô dục.

Nghĩa pháp, nghĩa vô dục.

Mắt tai không sắc, thinh

Mũi miệng lìa hương vị

Thân tâm không cánh (xúc) pháp,

Không sắc sanh oai nghi

Cũng không lìa thống tưởng.

Cũng nghĩa thức trụ

Ðược vậy hợp nghĩa pháp.

Không trụ nghĩa ba cõi

Cũng không nghĩa vô ngã,

Thế Tôn không sắc thân

Không chữ, nghĩa pháp thuyết,

Chấp số nghĩa phi pháp

Chữ yếu không nên làm,

Không giới nhãn, tấn, định

Huệ vô ngã Thế Tôn.

Chư pháp, hiểu vô nghĩa

Trí bảo là pháp yếu

Với nghĩa, khác phi nghĩa

Vô dục là Phật pháp

Vô sanh biết trí huệ

Không khởi diệt hữu, vô

Không sanh cũng không diệt

Như vậy cần phải tập

Biết tiếng ta như huyễn

Biết nó như pháp tánh

Hiểu bên tronbg như không

Rõ vậy là vô dục

Biết pháp đi về đâu

Biết rõ tâm chúng sanh

Dứt niệm để chánh ý

Vô dục được huệ này

Ý đoạn không có hai

Thần túc tâm bay cao

Nhờ lực nên không nạn,

Biết ngăn chận các căn

Giác định hiểu nhờ trí

Biết rõ ở trực đạo

Huệ quán nơi diệt hành

Biết pháp đi về đâu

Pháp vốn không có sanh

Tương lai thì chưa đến

Pháp hiện tại không dừng

Không dục, biết như vậy

Thân vốn không kiên cố

Nói không như tiếng vang

Tâm huyễn, giống như gió

Vô dục hiểu như vậy

Biết nói thuận nghĩa kink

Hiểu rõ nới nhân duyên

Diệt gốc si sanh tử

Vô dục là nghĩa huệ

Không ngã, nhân, mạng thọ

Hiểu rõ pháp, phi pháp

Nhờ thoát khỏi ba môn

Ðã nói không, đừng chấp

Vô sanh thấy diệt đạo

Tập huệ như hạnh tục

Không do tâm ý sanh

Vô dục biết hạnh này

Pháp tánh thường như tục

Phật sanh và diệt độ

Không hai giác, bất giác.

Vô dục biết pháp này

Nó lâu như bổn tế

Nó tích tụ các pháp

Không tích và nhân tế

Vô dục đưọc trí này

Pháp tánh thường an trụ

Biết khởi, như diệt độ

Không biết, cho là hai

Pháp Vô dục như vậy

Không kẹt thiện, bất thiện.

Biết pháp không tội báo

Phật pháp không từ ngoài

Từ hạnh vượt vô cực (rốt ráo)

Nhờ lìa nhân duyên giác

Tiếng giải thoát Thanh văn

Huệ trí được giàu lớn

Giữ giới được sanh thiên

Nghe nhiều được trí huệ

Giữ ý, độ chúng sanh

Chí thành đều giữ ý

Pháp Vô dục như vậy

Lực thường chuyển các dục

Trí huệ, chí nơi pháp

Ðẳng niệm các pháp này

Pháp thường vô đắc

Biết rõ nhân duyên khởi

Nên đạt bốn đức hạnh

Biết nghĩa cùng với pháp

Thuận nghĩa biết Vô dục

Quán duyên nên thấy pháp

Nhờ pháp thấy Thế Tôn

Bình đẳng pháp khởi, diệt

Vô dục hiểu tôn pháp

Dấu nhân duyên không có

Pháp âm thanh không chữ

Pháp ấy thấy không có

Thánh gọi là Như Lai

Dùng huệ thấy nhân duyên

Không thấy, chẳng thấy pháp

Huệ sáng rõ nhân duyên

Gọi là thấy Thế Tôn

Nếu cầu hạnh Vô dục

Yêu thích các Hiền Thánh

Pháp tánh hoại, không bỏ

Vẫn giữ giống Hiền Thánh

Thường hộ chánh pháp Phật

Vô dục, nghe không quên

Không lìa bỏ gốc giới

Với định được bất động

Biết thân, huệ không động

Thường trụ thân giải thoát

Huệ giải thoát sở kiến

Vô dục thường an trụ

Người hiểu các Phật pháp

Vô lượng các thánh đạo

Ðược đủ thần túc Phật

Hiểu đạt tất cả hạnh

Biết hạnh tình ý chúng

Bỗng nhiên đạo các cõi

Ðược thấy các Như Lai

Nghe các ngài thuyết pháp

Nghe rồi hiểu rõ nghĩa

Tuyên nói vô lượng người

Biết ức số hạnh chúng

Chí được hướng vô số

Vô dục thường tự tại

Hàng tâm được công đức

Phục ý kiến Vô dục

Trọn chẳng đổi đời này

Tâm đã thoát các ấm

Biết rõ chỗ khởi diệt

Quán diệt là không có

Sở tập cũng là không

Tánh nghe do tâm hành

Không dối, thường đoan chánh

Không nịnh, được nhân thiện

Ðức Vô dục như thế

Giảithoát,Không,Tướng,Nguyện

Hiểu khổ, biết sanh tử

Pháp vô ngã thường tịch

Vô dục từ tâm hạnh

Phổ trí tâm đẳng trì

Dùng bi độ chúng sanh

Hỷ không chán sanh tử

Hành hộ thật vô biên

Ðã thí không mong báo

Tự tỉnh, lập các hạnh

Nhẫn nại thiện, bất thiện

Mong cứu thoát chúng sanh

Siêng năng cần tu đức

Không chấp có thân mạng

Tiếp theo biết các định

Cũng không tùy theo định

Huệ định, đại tinh tấn

Nơi số không rối rắm

Tứ đế độ Thanh văn

Trí không chí diệt độ

Vô dục đời gặp Phật

Họ có các pháp này

Ma không biết được họ

An trụ pháp biết vậy

Vô dục thật vô cùng

Hiểu là gốc tham cấu

Lìa dục không có tưởng

Ma không có nơi nào

Nếu có tưởng vô ngã

Họ tự khởi việc ma

Như vậy vượt các hành

Các ma không thể biết

Vô dục, chí không quên

Việc làm thường thanh tịnh

Vô dục, không ý chí

Hạnh hổ thẹn không hoại

Nhờ nghe hạnh Vô dục

Duyệt huệ kính Như Lai

Họ trụ như pháp trụ

Kia giống như Thế Tôn

Chư Phật, bậc thập lực

Bồ tát muốn phụng thờ

Nghe hạnh Vô dục này

Ý siêng thường thọ trì

Người nghe Vô dục này

Tin, Thích rộng phụng hành

Họ thường được Vô dục

Ðược quả Phật không lâu

Thánh nhờ Vô dục này

Mà được tối thanh tịnh

Vô dục được thànhg Phật

Hóa độ vô biên chúng

Phật khứ, lại, hiện tại

Ðã được các tướng đẹp

Cũng từ vô dục này

Và thực hành pháp ấy.

Khi ấy đức Thế Tôn thuyết pháp phẩm Vô Dục này rồi, bốn vạn hai ngàn Thiên, Long, quỉ thần, và gười và phi nhân ở trong hội đều phát đạo ý Vô thượng chánh chơn. Một vạn hai ngàn người được Nhẫn Bất Khởi, lại có tám ngàn người được nhẫn nhu thuận, ba vạn hai ngàn Thiên, Nhân, Thần Long được lìa trần cấu, đều sanh pháp nhẫn. Lại có tám ngàn người được hạnh ly dục. Tám ngàn Tỳ kheo được sạch hết lậu. Ngay lúc ấy, ba ngàn đại thiên thế giới, có sáu thứ chấn động, cùng khắp mười phương bỗng nhiên rực sáng. Trong ao Vô Nhiệt, dưới núi Tuyết Sơn, chung quanh đều hiện những điều chưa từng nghe thấy. Diệu hoa rực sáng đến tận đầu gối. Ở trong ao nước đều sanh ra sự dị thường, hoa sen tươi đẹp, lớn như bánh xe, ngồi trong hoa ấy thấy có hương thơm, vô số sắc hoa trăm ngàn các loại. Tất cả đều do oai thần của Phật hiện ra. Cũng vì pháp này khởi tâm cúng dường, để làm vui lòng Long Vương Vô Nhiệt vậy.

***

6.PHẨM DO LÒNG TIN TÍN GẶP PHÁP

Bấy giờ Long Vương A Nậu Ðạt trong lòng rất vui vẻ, cùng với năm trăm thái tử của Long Vương, nhờ đời tước phát ý đạo Chánh chơn, nghe đức Phật dạy như vậy, tất cả liền được pháp Nhẫn Nhu Nhuận, hân hoan vô lượng, đều thích cúng dường, vì liền đức Như Lai trang điểm lọng báu, che trên đức Thế Tôn, đồng thời bạch rằng:

–Ðức Thánh Sư Như Lai Chí Chơn Chánh Giác, vì chúng con nên xuất hiện ở đời.

–Vì sao vậy?

–vì khiến cho chúng con nghe đạo phẩm phổ Tín. Khi được nghe xong, ý không mệt mõi, không có dãi đãi thối bước, cũng không kinh sợ, nghe rồi, càng thêm chuyên tâm tập làm thích nghe. Không dám tượng pháp như vậy.

Lại nữa cúi mong đức Như Lai giải nói cho con: “Tại sao Bồ tát được gặp Thế Tôn”?

Ðức Như Lai đáp:

–Các hiền giả, hãy siêng nhớ nghĩ, lắng nghe, ta sẽ nói cho.

Các Thái tử thưa:

–Thưa vâng chúng con xin ưa thích lắng nghe.

Các thương sĩ ấy vâng theo lời dạy của đức Thế Tôn.

Ðức Như Lai bảo:

–Này hiền giả, thọ tín! Ai gieo trồng đức tin sẽ được gặp Phật.

–Sao gọi là tin? Tin là chánh sĩ tu theo các pháp sáng, phụng thờ trước nhất.

–Sao gọi là pháp sáng? Ðó là nương theo pháp hành, không lìa gốc đức, tập ưa thích người hiền, hâm mộ tùy thuận Thánh chúng, siêng năng thọ tín, chí không mệt mõi, suy tư siêng năng nghe pháp để bạt trừ sự ngăn che của ấm, thuận tập nơi đạo, được pháp lợi dưỡng, huệ thí cùng khắp cho người, có giới hay không có giới, bình đẳng tế độ các người nhuế nộ, nhưng thường ưa thích siêng cầu Phổ Trí, tâm không giãi đãi thối bước, tin Phật mãi mãi, chưa từng loạn pháp, ưa thích Thánh chúng, chí đạo siêng năng, cần khổ, vui thích chánh chơn, xa lìa cống cao, tự hạ thấp mình trước mọi người, thường có tâm bình đẳng, không có đắm trước các cảnh giới, trọn bỏ thân mạng, không tạo ác hạnh, tu tập đức tin chơn thật. Lời nói và việc làm tương ưng nhau, đều vượt qua chỗ đắm trước, tâm không cấu uế, hành động của thân khẩu ý tùy thuận thánh hóa, rõ biết mọi việc được sự thanh tịnh, tri túc không tham, việc làm trong sạch, hiểu nhập trí huyễn, tập cầu gốc huệ, y vào, tùy thuận thất(Thánh) tài, tu niệm thành tín, đã đầy đủ căn lực, mà hành chánh kiến, đã thọ giáo thầy bạn thì khiếm cung, lễ kính, sống đời giản dị, tri túc, thường đến pháp hội, tâm không nhàm chán thối bước đối với tai hoạn sanh tử, thị hiện đức vô vi, siêng năng tinh tấn, cầu được Phổ trí, để hoằng hóa đạo, đối với pháp của Như Lai, hết lòng ưa thích xuất gia, tu vô số các phạm hạnh thanh tịnh, tạo lập từ bi, cứu độ chúng sanh, chỉ mong báo đều. Nếu có người báo ân và không báo ân, đều bình đẳng đoán tiếp, che chở, tâm không thương, ghét, không tự nghĩ đều lợi, thường ưa cung kính kẻ khác, tu hạnh nhẫn nhục, chế ngự đầy đủ, tự thấy mình không có điều ác, không nói sau lưng người khác, nội tâm đã tịch tịnh, chí thích ở nhàn tịnh, tâm thường thích sự vắng vẻ, chuyên niệm tập pháp, vốn không tranh tụng, thấy lỗi của người tức là lỗi của mình, cầu giới đầy đủ, tập hợp định hạnh, siêng năng, kính cẩn đối với đạo. Ðó là hiền giả hành đọng thích ứng tục tín thọ tín như vậy. Ðó gọi là gặp Phật xuất thế.

Lại nữa, này các hiền giả! Nếu ở thế tục, tạo tín tâm không quên. Ðó gọi là khởi tâm, gặp Phật xuất thế.

Lại nữa, này các hiền giả! Sao gọi là tục tín?

–Người có tín tâm, tin các pháp không, để lìa vọng kiến. Tin biết các pháp chính là vô tướng, để lìa niệm tưởng, tin biết các pháp thảy đều vô nguyện, không có đến, đi. Tin biết các pháp vô thức, vô niệm, yên lặng thân miệng ý, vắng bặc hữu thức. Tin biết các pháp để ly dục. Không có ngã nhân, thọ mạng. Tin biết các pháp, tin biết vốn không có, khứ lại tự nhiên. Tin biết các pháp chơn tế, không dấu vết, như vốn không có dấu vết. Tin biết các pháp rrồi thảy đều tự nhiên, bình đẳng như hư không. Tin biết các pháp để vào pháp tánh. Tin biết các pháp bình đẳng ba đời. Tin biết các pháp, dục xứ, tà kiến thảy đều diệt tận. Tin pháp không đắm trước để lìa gốc si, vốn không thanh tịnh. Tin biết các pháp, tâm thường thanh tịnh, cũng không hưng khởi cấu uế khách dục, Tin biết các pháp không có quán kiến. Tin các pháp hộ… đoạn các hành. Tin pháp vô ngã để vượt qua vui mừng mê hoặc. Tin các pháp vô tâm, vô hình tướng, nên không bắt được. Tin các pháp hư ngụy như nắm tay không đem dụ trẻ con. Tin pháp không đối không có trên dưới, không chỗ lấy bỏ. Tin các pháp trống không, giống như cấy chuối, tin pháp tự do, như thường tịch tịnh. Tin pháp không thẩm xét, không trụ ba nơi, tin pháp hoàn toàn không, không có chỗ sanh ra. Tin pháp như hư không vì bình đẳng vô số.tin biết các pháp giống như Nê hoàn, thường tự tịch tịnh.

Như vậy, này hiền giả! Với người thế tục, hưng khởi lòng tin này. Ðó gọi là tạo niềm tin để gặp Phật pháp.

Lại nữa, này hiền giả! Người có niềm tin gặp được tên gọi Phật pháp. Ðó gọi là các pháp hoàn toàn không có sanh khởi.

Vì sao vậy?

–Vì không phải do sắc sanh ra, không sắc, không sanh, không tập hóa chuyển. Không phải thống tưởng, hành, thức, không phải thức khởi, không phải do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Không khởi chuyển tập, không phải do thân khởi chuyển, không si mê hữu vô, không sanh lão tử. Vì có khởi hữu vô, như vậy gọi là gặp Phật xuất thế, không khởi có sanh, cũng không khởi có diệt.

Lại nữa, không khởi tập nơi không, diệt. Không nhờ chánh ý, không có tập chí ý mà gặp Phật xuất thế.

Nói tóm lại, cũng không nhờ ba mươi bảy đạo phẩm pháp, khởi hay không khởi tập, cũng không dùng tập vô sanh của đạo, không nhờ khởi huệ, cũng không diệt huệ. Chẳng huệ, không huệ, không có đối đãi mà gặp Phật xuất thế.

Ngay khi đức Phật nói về phẩm, nhờ đức tin mà gặp Phật xuất thế, Long Vương Vô Nhiệt, năm trăm thái tử đều được pháp Nhẫn Nhu Thuận. Bấy giờ đức Thế Tôn lại nói bài tụng:

Tín tâm được gặp Phật

Mà tập nơi bất sanh

Ai không phát tín tâm

Ðời không gặp được Phật

Tu tín là tối thượng

Ðạt đến Pháp thanh tịnh

Chất trực có báo ứng

Không chống trái việc tu

Tin tập các Hiền Thánh

Siêng tu, thường lễ kính

Tâm không có giãi đãi

Do tín này tạo ra

Siêng tu nghe ththuyết pháp

Ấm cái không thể động

Từ tín được đến đạo

Thực hành hạnh Nhu Thuận

Nhờ pháp được tiền của

Lại huệ thí tất cả

Giữ giới và phá giới

Hành tín nên thí đều

Hoan hỷ các người sân

Ðạo tâm không giãi đãi

Siêng cầu pháp đại thừa

Có tín, vui mọi nghười

Lìa hẳn đại cống cao

Chí thường tự khiêm hạ

Nơi ở không đắm trước

Lập tướng tín như vậy

Chí tín không tiếc thân

Trọn không tạo ác hạnh

Giữ thiện không nói dối

Ngôn, hành thường hợp nhau

Tin vui không giới hạn

Thích hành nơi vô tâm

Thân, miệng, ý thanh tịnh

Tập theo Thánh che chở

Có hạnh tín tâm tịnh

Thường được huệ dẫn dắt

Biết căn bản của thân

Cầu hỏi và nói ra

Ðẳng niệm nơi thất tài

Ðược lực, căn đầy đủ.

Lìa hẳn các tà kiến

Chí thường tập Ðẳng hạnh

Lễ bái có tâm vui

Kính thờ như thầy mình

Tâm chứa thiện, khiêm cung

Tri túc không thay đổi

Trong tâm thường vô niệm

Chí nguyện nơi đạo pháp

Có người chán sanh tử

Dẫn, chỉ đức vô vi

Giải thoát việc đang làm

Thường cầu tâm hoan hỷ

Mau lìa khởi đời này

Tu phạm hạnh không mõi

Nhớ nghĩ các chúng sanh

Cứu họ không mong lợi

Báo đáp ân đã thọ

Vui tín nên cần cầu

Không vui vì lợi mình

Không ghét người được cúng

Tâm nhân, nhẫn đầy đủ

Không nịnh, sống chất trực

Hành tín tự thấy được

Không nói lỗi sau lưng

Căn tịch tánh an nhiên

Chí ưa ở nhàn hạ

Trong tâm không huyên náo

Cố gắng làm (việc) ân hành

Nghịch ý mình không cãi

Chỉ biết, sửa lỗi mình

Cần cầu đủ giới hạnh

Chuyên tập nơi đạo định

Thích tín ưa hạnh vui

Tướng người tín như vậy

Ai vượt qua tục tín?

Thực hành và biết nó

Cùng pháp không tranh cãi

Ðiều Phật dạy thâm diệu

Thành tín, tin nơi không

Họ không có các kiến

Các pháp không có tướng

Không ý, lìa các niệm

Sẽ đoạn trừ các niệm

Hiểu rõ việt khứ, lai

Pháp vốn không chấp trước

Không có nơi thân tâm

Tín là pháp vô dục

Lìa ngã, nhân, thọ mạng

Người tin hiểu vốn không

Ðược đến chỗ bất nhị

Nó vốn không chứa nhóm

Thể vô như hư không

Chư pháp, tín cũng vậy

Liền đồng với pháp tánh

Bình đẳng qua ba đời

Chư Pháp không hữu lậu

Dục xứ cùng với tham

Ưa tin không thọ kiến

Các pháp không đắm trước

Nó vốn sáng thanh tịnh

Khách dục khó ngăn che

Tâm không hề đắm trước

Các pháp không thể thấy

Nhân duyên mà không khởi

Thường quán nơi hạnh cao

Không thọ chỗ sở đoạn

Không hiệp cũng không ly

Giải thoát, đồng không hiệp

Trạm nhiên, ý không khởi

Dối trá như cây chuối

Miệng nói vẫn tự nhiên

Không bỏ cũng không lấy

Các pháp không sở hữu

Cái thấy cũng không cần

Pháp thấy như hư không

Ðẳng duyên nhiều vô số

Các pháp như Nê hoàn.

Vốn không, không thể thấy

Tin thích mà thực hành

Hiểu rõ thân hư không

Ai có tín như vậy

Bồ tát và người phàm

Ðều sẽ được gặp Phật

Việc làm không có ác

Không vì tạo sắc hạnh

Ðược gặp Phật ra đời

Không sắc, không có chỗ

Không đến cũng không đi

Nơi sắc không sanh tâm

Không diệt cũng không trụ

Ðương lai không chỗ đến

Gặp Phật diễn thuyết pháp

Năm ấm cũng như vậy

Hóa tập, Chuyển vô sanh

Gặp Phật đang thuyết pháp

Huệ đạt các Bồ tát

Thân họ và hữu tình

Cũng tập nhờ vô sanh

Phật hiện nhờ vô sanh

Thường cứu kẻ đạo lạc

Si vốn không có sanh

Sanh tử cũng như thế

Duyên này như vốn không

Từ pháp mà có Phật

Không khởi không có sanh

Không diệt không có trụ

Nhờ đó, biết vô xứ

Xứ cũng không thể thấy

Nó cũng không tự sanh

Cùng Phật rộng thuyết pháp

Vô chí không có trụ

Ðó cũng do Phật chuyển

Các loài cũng như vậy

Phật chúng thuận như pháp

Loại ấy cũng khởi vô

Như Phật mà xuất hiện

Nếu ai làm như vậy

Phật hiện vì người ấy

Ưa tin đại chúng này

Thật không có hạn lượng.

7.PHẨM CHUYỂN PHÁP LUÂN:

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các thái tử…

–Lại nữa, này các Hiền giả! Sao gọi là Bồ tát chuyển? Nếu có hiển bày tượng pháp như vậy, vị ấy thích nói câu nghĩa, thọ trì không quên để tu hành. Nếu các hữu tình không phát ý đại bi, vì hưng Phổ Trí, tùy thuận mong ước mọi người, nên mới thuyết pháp rộng rãi tuyên bố, chí không mệt mõi, vất bỏ lợi dưỡng, khuyến niệm thuận thời, thọ trì gìn giữ. Ðó gọi là Bồ tát chuyển pháp luân.

Lại nữa, nếu đức Như Lai đã chuyển pháp luân, nhưng pháp luân của ngài, hành tượng nhập đức, phân tích trình bày, không dùng khởi pháp cũng không diệt pháp, không dùng hành pháp của kẻ phàm phu hạ liệt, lại cũng không dùng pháp của Hiền Thánh để chuyển pháp luân.

Lại nữa, pháp luân ấy, không đoạn tuyệt nữa chừng, dứt hết thiện ác. Vị ấy nhờ vậy nên pháp luân không bị đoạn tuyệt.

Lại nữa, pháp luân ấy khởi lên do nhân duyên, chẳng khởi, không khởi, nhưng có sự chuyển vận. Vì lý do ấy nên pháp luân không sanh khởi.

Lại nữa, pháp luân ấy, không dùng mắt, sắc, tai, âm thanh, mũi, hương, lưỡi, vị, thân, cánh, tâm pháp, các tình mà chuyển, tùy theo hữu duyên chuyển, vì lý do ấy không có hai luân. Nếu có hai luân thì chẳng phải pháp luân.

Lại nữa, pháp luân ấy cũng không đắm trước. Quá khứ, đương lại, hiện tại mà chuyển. Ðó là không đắm trước luân.

Lại nữa, pháp luân ấy, không do ngã kiến chuyển, cũng không phải do nhân, mạng thọ nơi sở trụ, mà chuyển. Ðó gọi là không chuyển.

Lại nữa, pháp luân ấy, không do thức, hành tướng, diệt niệm mà chuyển. Ðó là Vô tướng chuyển.

Lại nữa, pháp luân ấy, không phải mong ước đối với dục giới, hình và vô hình giới mà chuyển. Ðó là Vô nguyện chuyển.

Lại nữa, pháp luân ấy, không chấp chúng sanh có sai khác mà chuyển.

Không trụ nơi hai pháp, đó là pháp phàm nhân và pháp Thánh giới. Là pháp Thanh văn, là pháp Duyên giác. Là pháp Bồ tát, là pháp của Phật. Vì vậy gọi vị ấy là vô dị (biệt) chuyển.

Lại nữa, pháp luân ấy không dùng pháp luân hữu trụ mà chuyển. Vì vậy, nên gọi là Vô Trụ Chuyển.

Tên của pháp luân thế nào?

–Này chư Hiền! Vì pháp luân chánh chơn chắc thật thường không hủy hoại vậy. Yếu nghĩa của chữ Luân bình đẳng ba đời, vì Luân không nơi chốn. Vì các tập kiến xứ do bình đẳng vượt qua, tịch mịch tịnh luân, thân tâm không đắm trước, không thể thấy luân. Vì ý thức xa lìa, nên không có khe hở của luân, không ở nơi ngũ đạo, xét kẻ về luân. Không có chân đế hiển hiện. Luân của sự thực hành tín tâm, bình đẳng giáo hóa chúng sanh, vì không lừa dối vậy. Luân bất khả tận, vì danh tự mà vô tự vậy. Luân của pháp tánh, bởi vì các pháp đều nương pháp tánh vậy. Luân chứa chân đế, vốn không chứa vậy. Luân hoàn toàn không, như bổn vô vậy. Không có luân làm ra, vì không có niệm lậu hoặc. Luân vô số vì dẫn đến chí Thánh. Luân như hư không, vì thấy rõ bên trong. Luân vô tướng, vì không niệm bên ngoài. Luân bất khả đắc, tu để vượt qua.

Lại nữa, này các Hiền giả! Ðức Như Lai dùng pháp luân này, chuyển vận các ý hành của chúng sanh. Chuyển mà không chuyển. Nó là bất khả đắc, vì pháp không có cái để xả.

Bấy giờ đức Thế Tôn khi thuyết phẩm Chuyển Pháp Luân này, Thiên, Long, Quỷ, người và các loại thần trong lòng hân hoan sung sướng, phát ra ánh sáng, tán dương pháp ấy của đức Như Lai. Ðồng thanh khen rằng: lành thay Thế Tôn! Thật là khó gặp, Như lai thị hiện, chuyển nói pháp luân này.

Người nghe phụng hành thì phù hợp với pháp luân. Pháp tên gọi là Chuyển Hư Không Luân. Các đức Phật quá khứ và đương lai cùng Phật hiện tại đều thờ pháp này mà thành. Nếu ai có lòng tin thì sẽ được độ thoát. Các ngươi thực hành pháp này, ta nói ngang bằng với Thế Tôn. Ta sẽ thay họ khuyến trợ cho các chúng sanh, để họ hưng khởi tâm này, muốn nghe phẩm Pháp Luân này. Người nghe nên cầu đạo yếu hạnh này, họ cũng không lâu được chuyển pháp luân.

Bấy giờ trong chúng nghe đức Phật thuyết như vậy, có một vạn thiên tử đều phát đạo ý Vô thượng chánh chơn, năm ngàn Bồ tát mau được pháp nhẫn.

Khi ấy đức Thế Tôn bảo các vị Hiền giả ấy rằng:

–Lại nữa này các Chánh Sĩ! Ai hộ chánh pháp, thọ trì chánh pháp, làm chánh pháp lớn mạnh, đó gọi là hộ pháp.

–Vì sao?

–Vì đối với vị hành giả ấy vĩnh viễn không bị hủy diệt, dù trời hay người đời, trọn không thể địch nổi vị ấy.

Bấy giờ Vô Ưu đến trước bạch đức Phật:

–Lại nữa, thưa Thế Tôn! Nếu vị chánh sĩ ấy dùng pháp như vậy mà được thành Tối Giác. Vậy vị vốn không có mê hoặc chăng? Lại nữa hình tượng các Chánh sĩ như vậy, nên cùng nhau ủng hộ. Sở dĩ ủng hộ là khiến cho các vị Chánh sĩ ấy mau phù hợp với pháp đại thừa này; các vị ấy đều hành như vậy được chuyển pháp luân. Lại hay có thể biết được pháp đại minh. Cho nên thưa Thế Tôn, ngài mới vì những người ấy dạy yếu pháp chính là ủng hộ họ, khiến cho họ phát đại thừa. Vì để hộ họ, khiến họ phát đại thừa. Vì để hộ hộ cho pháp sư an lạc, kính lễ, thuận nghe giới cấm.

Bấy giờ đức Thế Tôn khen ngợi con của Long Vương là Vô Ưu rằng:

–Lành thay! Lành thay! Này Chánh sĩ Vô Ưu! Các người phát đại thừa, vì các pháp sư, cho nên an tâm ủng hộ. Ðó gọi là hộ pháp. Vì các pháp sư làm chánh pháp lớn mạnh, hộ trì chánh pháp.

Lại nữa, này Vô Ưu! Người hộ chánh pháp có mười công đức. Những gì là mười?

Ðó là: Không có tự đại, hàng phục cống cao, thực hành cung kính, không có hạnh dối trá, siêng suy nghĩ, yêu thích pháp chí ưa tập theo pháp, chuyên ý tùy pháp, lành quán nơi pháp, ưa thích thuyết pháp, thích tu hành pháp, đến nơi nào cũng tùy thuận thuyết pháp. Ðó là mười hạnh nhờ hộ chánh pháp.

Lại nữa này Vô Ưu, có mười việc phụng sự để hộ chánh pháp. Những gì là mười?

–Nếu tộc tánh tử và tộc tánh nữ được nhe pháp sư đến, từ xa lễ bái, suy nghĩ ưa thích được phụng sự, pháp sư đến, liền kính yêu, cung cấp những nhu cầu ẩm thực, hộ trờ các việc, đi đến đâu cũng khiêm kính, thuận nghe theo lời pháp sư dạy để nói cho người đồng học, ngăn chặn người nói xấu, thường thích xưng tán, làm cho tiếng tốt của pháp sư được lan xa. Ðó là mười việc phụng sự để hộ chánh pháp.

Lại nữa, này Vô Ưu! Có bốn điều cần thi hành để hộ chánh pháp. Những gì là bốn?

–Dùng bút mực lụa trắng cung cấp cho pháp sư, dùng y phục ẩm thực, giường nằm thuốc mem cúng dường chúng Tăng, nếu theo pháp sư để nghe thuyết pháp, dùng tâm không dối trá để ngen ngợi, nghe rồi thọ trì, rộng nói cho người khác. Ðó là bốn việc cần thi hành để hộ trì chánh pháp.

Lại nữa, này Vô Ưu! Có bốn việc tinh tấn để hộ trì chánh pháp. Những gì là bốn?

–Ðó là cầu pháp tinh tấn, siêng rộng thuyết pháp, kính lễ pháp sư. Nếu có người hủy báng pháp, dùng chánh pháp và sự tinh tấn để hàng phục họ. Ðó là bốn sự tinh tấn để hộ trì chánh pháp.

Bấy giờ năm trăm thái tử của A Nậu Ðạt nghe đức Phật dạy như vậy, vui mừng hân hoan, ưa, thích vô lượng, đồng thinh thưa rằng:

–Những điều đức Như Lai đã dạy thất hay không gì bằng, đã giải trừ các hồ nghi của chúng con. Chúng con đều dùng cung điện và quan thuộc của mình dâng lên đức Phật, cung cấp những vật cần dùng, dùng tâm kính thuận để thưa lại rằng:

–Từ nay đức Thế Tôn, ân cần thọ hóa, mãi không mệt mõi, cho đến đức Như Lai sau khi đã nhập vô vi. Ðiều đức Phật đã dạy là biểu tượng của pháp báu. Chúng con phải cùng nhau kính thọ Phẩm Kinh quan trọng này, cầu mong thông đạt, khuyên nhau có gắng tu hành. Vì vậy thưa Thế Tôn! Chúng con xin hết lòng chí nguyện.

Lại nữa, nếu sau khi đức Như Lai đã nhập vô vi, chúng con đối với đức Thánh Tôn, ở tại đất nước mình, cùng nhau đồng tâm cúng dường xá lợi, hộ trì phụng thờ, lễ kính đến lúc không hiện hữu.

Bấy giờ Hiền giả Ca Diếp, bậc Kỳ túc, bảo các thái tử:

–Này các hiền giả, như chư vị nói là chỉ riêng mình quí vị muốn được cúng dường thân thần xá lợi của đức Như Lai. Những lời nói của qúi vị làm mất các gốc đức của chúng sanh, ngăn che sự thanh tịnh sáng suốt, làm mờ đạo chí hóa, nên mới nói như vậy.

–Vì sao?

–Vì đức Như Lai vốn đã phát nguyện, khiến lưu bố xá lợi giống như hát cải, vì các chúng sanh, rũ lòng đại bi, cao quí vị lại muốn cúng dường một mình?

Các chánh sĩ ấy liền trả lời hiền giả đại Ca Diếp:

–Thưa tôn giả Ca Diếp! Ngài đừng dùng trí hữu hạn của Thanh văn mà hạn chế trí huệ minh đạt vô cùng sâu xa của đức Như Lai.

–Vì sao vậy?

–Nếu đức Như Lai có Phổ Trí tâm, thấy tất cả nơi, ngài dùng thần túc, cảm động biến háo. Nếu ngià khởi niệm có thể khiến cho các cung điện của Thiên, Long, Quỉ thần ở ba ngàn đại thiên thế giới đều có thể hoàn toàn an trí xá lợi của Phật, khiến cho ai nấy cũng đều nghĩ rằng:

“Riêng ta cúng dường xá lợi của đức Như Lai, người khác thì không được”.

Lại nữa này tôn giả DiếpCa ! Nếu như đức Thế Tôn sau khi nhập vô vi, tùy tâm chúng sanh cung trí xá lợi.

Lại nữa, thưa tôn giả Ca Diếp! Nếu đức Như Lai ở nơi trời A Ca Nị Tra để lại xá lợi, giống như hạt cải, có thể làm cho ánh sáng chiếu khắp cõi trời ấy. Ðó là năng lượng cảm động, oai thần biến hóa của đức Thế Tôn vậy.

8.GIẢI QUYẾT CÁC NGHI NẠN:

Bấy giờ hiền giả Tu Bồ Ðề bảot rằng:

–Này các Tộc Tánh Tử! Vã lại đức Như Lai là có diệt độ chăng?

Thưa rằng:

–Thưa Tôn giả Tu Bồ Ðề! Ngay chỗ khởi sánh đã có sự diệt độ.

Tôn giả Tu Bồ Ðề hỏi:

–Này các Tộc Tánh Tử! Vậy đức Như Lai có sanh chăng?

Thưa rằng:

–Ðức Như Lai ngài vố không sanh, không sanh mà sanh.

Tôn giả Tu Bồ Ðề hỏi:

–Như như bổn vô, không sanh, chẳng sanh, hoàn toàn không sanh chăng?

Thưa rằng:

–Ðúng vậy, thưa tôn giả Tu Bồ Ðề! Sự sanh của đức Phật, như là bổn vô, nên không có sanh.

Tôn giả Tu Bồ Ðề nói:

–Sự sanh của đức Phật như vậy, thì sự việc thế nào?

Thưa rằng:

–Sự việc cũng lại như vậy, như như bổn vô. Sanh nơi vô sanh, vô vi diệt độ, cũng là bổn vô.

–Thưa tôn giả Tu Bồ Ðề! Không khởi mà sanh, diệt độ cũng vậy. Sự việc như vậy cũng là bổn vô.

Khi nói lời ấy, trong động, ao Vô Nhiệt hiện ra trong bông sen lớn, giốưng như bánh xe, số ấy vô lượng, có nhiều màu sắc dùng các báu ngọc danh tiếng để trng sức bằng ánh sáng. Ở giữa các hoa có một hoa sen lớn, màu sắc rực rỡ, hiện sự tốt đẹp lạ thường, bay vút lên cao.

Hiền giả A Na ở trong ao lớn Vô Nhiết thấy sự biến hóa lạ lùng như vậy, liền thưa hỏi đức Thế Tôn:

–Nay có sự biến hóa này, là ứng hiện điềm lành gì mà khởi lên sự cảm động như vậy?

Ðức Như Lai đáp rằng:

–Hãy thong thả, này A Na! Rồi sẽ tự thấy.

Ðức Phật mới nói xong, bõng từ phương dưới cho đến cõi Phật Bảo Sức, thế giới của đức Như Lai Bảo Anh, sáu vạn Bồ tát cùng Bồ tát Nhuyết Thủ bõng nhiên nhảy lên di chuyển cõi Năng nhân bay đến trong ao lớn Vô Nhiệt, tất cả đều hiện trên tòa sen lớn vi diệu.

Ðồng tử Nhuyến Thủ liện ngồi ở tào sen cao rộng.

Bấy giờ chúng hội thảy đều thấy rõ, ngạc nhiên, kinh hoàng, khi ấy A Nậu Ðạt và các Bồ tát Thích, Phạm, Trì Thế đều đến nhốm hợp, các chúng thảy đều chấp tay cúi đầu đảnh lễ. Ðồng tử Nhuyến Thủ lui ra, đứng trên hư không cùng cầm lọng giao lộ bằng ngọc báu.

Khi ấy đồng tử Nhuyến Thủ cùng các Bồ tát đều ngồi trên tòa sen cũng đồng thời nhảy lên hư không, cách mặt đất rất xa. Ở trên hư không ấy mưa những liên hoa tối diệu chưa từng thấy để cúng dường đức Như Lai. Từ trong pháp hoa có tiếng phát ra:

–Ðức Như Lai Bảo Anh thăm hỏi đức Thế Tôn, đi lại có được vô lượng tốt đẹp, cơ thể có được khẻo mạnh, thần lực có an toàn chăng?

Tiếng ấy lại nói rằng:

–Ðồng tử Nhuyến Thủ cùng các Bồ tát, sáu vạn người đòng đến Nhẫn Ðộ, đị đến ao sâu của Long Vương Vô Nhiệt để xem sự biến hóa cảm ứng ấy. Lại ưa thích nghe Long Vương hỏi về đạo Phẩm Trang sức để nhập vào sự nói pháp yếu, đã xin đức Thế Tôn rộng khuyến pháp ngôn, khiến cho mọi người có sự hoan hỷ.

Bấy giờ đòng tử Nhuyến Thủ và các Bồ tát từ hư không đi xuống, đều đến chỗ bậc Chánh giác, cúi đầu lạy đức Như Lai, hân hoan cung kính, đứng trước đức Thế Tôn.

Khi ấy bậc Thiện Sư bảo Nhuyến Thủ rằng:

–Ðồng tử đến đấy à? Vì mong ước điều gì mà cùng các Bồ tát lại đến đây?

Nhuyến Thủ bạch đức Phật:

–Thưa Thế Tôn! Chúng con ở yại thế giới Bảo Sức, cõi Phật Như Lai Bảo Anh, được nghe đức Như Lai Năng Nhân Chí Chân, rủ lòng thương xót đến mười phương chúng sanh, diễn nói pháp yếu này. Vì nghe pháp ấy, nên từ cõi kia, mới đi đến đây phụng sự lễ bái đức Thiên Sư, nhờ đó nên nghe được Như Lai giảng pháp.

Tôn giả Ca Diếp bạch đức Phật:

–Có phải các đại sĩ này ở gần cõi Phật Thế Tôn Bảo Anh thế giới Bảo Sức, rrồi bỗng nhiên đi đến đây chăng?

Nhuyến Thủ thưa rằng:

–Thưa vâng! Như tôn giả Ca Diếp khi nhập định, với năng lực thần túc phi hành cao điểm, cho đến lúc mạng chung, rồi diệt độ ở trong đó, nhưng vẫn không thể đến cõi ấy được. Vì cảnh giới của nước ấy rất xa vậy.

Ðức Phật bảo tôn giả Ca Diếp:

–Cõi ấy cách nơi đây trải qua sáu mươi hằng sa cõi Phật mới đến cõi Phật Như Lai Bảo Anh.

Tôn giả nói tiếp:

–Qúi vị từ cõi ấy đến đây thời gian bao lâu?

Ðáp rằng:

–Thật lâu như tôn giả tuổi cao, lậu tận, ý được giải thoát.

Tôn giả đại Ca Diếp nói:

–Thật chưa từng có. Quả vậy, này Nhuyến Thủ. Thần túc của các chánh sĩ đây là như vậy.

Nhuyến Thủ lại nói:

–Tôn giả tuổi cao, lậu tận, ý giải thoát thời gian lâu bao nhiêu?

Ðáp rằng:

Như trong khoảng khắc chuyển ý.

Lại nói:

–Tôn giả kỳ niên đã giải thoát chăng?

Ðáp rằng:

–Ðã giải thoát.

Nhuyến Thủ lại hỏi:

–Ai buộc tâm mình mà có sự giải thoát.

Ðáp rằng:

–Này Nhuyến Thủ, vì tâm có cột, mở, không phải sự giải thoát có mở, để đạt huệ kiến.

Hỏi rằng:

–Thưa tôn giả Ca Diếp, nếu tâm không cột cần gì phải mở?

Tôn giả Ca Diếp đáp:

–Biết tâm không cột thì đó là mở.

Hỏi:

–Thưa tôn giả Ca Diếp, dùng những tâm gì mà gọi là biết tâm? Dùng tâm quá khứ chăng? Hay dùng đương lai hay hiện tại? Tâm quá khứ đã diệt mất, tâm đương lai chưa đến, tâm hiện tại thì không dừng, vậy dùng những tâm gì mà biết tâm mình?

Ðáp rằng:

–Tâm đã diệt ấy, này Nhuyến Thủ, tức không có sự chấp trước của thân tâm.

–Này hiền giả! Tâm biết diệt chăng?

–Tâm diệt rrồi thì không thể biết được.

–Khi đạt đến đó hoàn toàn diệt hết tâm. Nó vĩnh viễn không có thân thức để được.

–Thất là bậc đại biện tài. Này đồng tử Nhuyến Thủ, chúng tôi thấp kém đâu có thể ứng đáp được những lời thượng biện.

Nhuyến Thủ lại nói:

–Vì sao, tôn giả Ca Diếp, tiếng vang há có ngôn từ chăng?

–Không, này đồng tử, nhân duyên khởi vậy.

–Không nói chăng? Thưa đại Ca Diếp, tất cả âm thanh giống như tiếng vang chăng?

–Ðúng vậy.

Nhuyến Thủ lại nói:

–Âm vang lời nói có thể đạt đến chăng?

–Không thể đạt đến.

Lại nói:

–Ðứng vậy, thưa đại Ca Diếp, Bồ tát xử dụng biện tài quyền xảo, không thể nghĩ bàn, cũng không đoạn tuyệt. Nếu trưởng lão hỏi từ kiếp này đến kiếp khác về cơ biện của Bồ tát thì khó mà cùng tận.

Bấy giờ tôn giả Ca Diếp bạch đức Phật:

–Cúi mong đức Thế Tôn gia bị cho Nhuyến Thủ, vì đại chúng này mà rộng giảng thuyết pháp, khiến cho các chúng hội mãi mãi được an ổn, khiến cho tất cả pháp yếu được rực sáng.

Khi ấy ở trong chúng có một đại Bồ tát tên là Trí Tích hỏi đồng tử Nhuyến Thủ rằng:

–Này đồng tử vì sao trưởng lão Ca Diếp tuổi cao, kỳ cựu mà lời nói khiếm nhược, thấp kếm như vậy? Sao gọi trưởng lão là kỳ niên?

Ðồng tử Nhuyến Thủ đáp:

–Vì trưởng lão là Thanh văn, cho nên biện luận không quả quyết.

Trí Tích lại hỏi:

–Có phải trưởng giả không biết phát tâm đại thừa chăng?

–Hoàn toàn không phải vậy. Chỉ vì trưởng lão chỉ dùng sự giải thoát của Thanh văn thừa.

Hỏi:

–Lại nữa, này Nhuyến Thủ, vì sao gọi là Thanh văn thữa?

Nhuyến Thủ đáp:

–Này tộc tánh tử, đức Thế Tôn tùy theo bậc Năng Nhân tùy theo các chúng sanh, lập ra ba thữa giáo, phu diễn thuyết pháp, có Thanh văn thừa, Duyên Nhất Giác thừa và đại Thừa Hạnh. Vì sao vậy? Do chúng sanh này, ý nhiều tham trước, chí khí hạ liệt, nên nói ba hạnh.

Trí Tích lại hỏi:

–Này Nhuyến Thủ, vì sao như không, vô tướng, nguyện, hoàn toàn không có hạn lượng. Sao lại giới hạn chỉ có ba thừa?

Ðáp rằng:

–Này Tộc Tánh Tử! Ðó àl các đức Như Lai xử dụng quyền xảo, nơi không, vô tướng, nguyện, không có hạn lượng. Vì các chúng sanh chấp trước giới hạn nên nói có hạn lượng, nhưng hoàn toàn không có giới hạn đối với người không giới hạn.

Hỏi:

–Lại nữa, này Nhuyến Thủ, chúng tôi có thể thối lui, để vĩnh viễn không còn chúng sanh tâm chí hạ liệt hội hợp.

Nhuyến Thủ đáp:

–Này các Tộc Tánh Tử, hãy kiên nhẫn, nên theo Long Vương Vô Nhiệt, để nghe trí huệ biện tài, và vô lượng pháp.

Kỳ lão Ca Diếp hỏi ngài Trí Tích:

Thế nào thưa Thánh sĩ, như cõi Phật Như Lai Bảo Anh, Ngài thuyết pháp thế nào?

Ngài Trí Tích đáp:

–Chỉ có một pháp vị, từ một pháp diễn xuất tiếng nói vô lượng pháp nghĩa, chỉ nói pháp bất thối chuyển của Bồ tát, luận về yếu hạnh thâm (tàng) áo của chư Phật. Từ đó giữ lấy giải thoát, không phải cách đúng xen tạp, nương nơi Phổ Trí, hoàn toàn không có sự giải thoát nào khác, hằng giải về lời nói thanh tịnh, thuần thục của Bồ tát. Những vị ấy hoàn toàn không có tâm khiếp nhược.

Bấy giờ A Nậu Ðạt hỏi Nhuyến Thủ:

–Nhân tôn Nhuyến Thủ đến đây để phụng sự Như Lai. Vậy có bao nhiêu hình tượng để quán đức Như Lai? Dùng sắc để quán chăng? Hay dùng Thống, tưởng, hành thức để quán đức Như Lai?

Ðáp rằng:

–Chẳng phải vậy. Lại hỏi: nói một cách tóm lược, đó là sắc khổ quán chăng? Hay Thống, tưởng, hành thức khổ quán chăng? Diệt sắc, thống tưởng hành thức để quán chăng? Dùng không, Vô Tướng Nguyện hành quán Như Lai chăng?

Trả lời:

–Chẳng phải vậy.

Lại hỏi:

–Có phải là dùng khứ, lai, hiện tại, tướng tốt, nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn để quán Như Lai chăng?

Ðáp rằng:

–Chẳng phải vậy.

Hỏi:

–Thế nào Nhuyến Thủ, dùng những tướng gì để quán Như Lai?

Ðáp:

–Này Long Vương! Quán đức Như Lai phải như đức Như Lai.

Lại hỏi:

–Này Nhuyến Thủ Như Lai là thế nào?

Ðáp:

–Như Lai là vô đẳng đẳng, sự bình đẳng bất khả kiến, vì ngài là vô song, không thể tỷ dụ, không trù lượng, không ai bằng, không thể so sánh, cũng không sắc tướng, ngài không có hình tượng, không hình, không ảnh, không danh, không tự, không nói, không thọ. Như Lai, Long Vương! Như Lai là như vậy. Nên quán như vậy để quán Như Lai. Cũng không dùng nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn để quán Như Lai.

–Vì sao vậy?

–Dùng nhục nhãn để thấy rõ. Nhưng Như Lai thì không tối, không sáng cho nên không thể dùng nhục nhãn để quán.

Lại nữa, thiên nhãn thì có tướng hữu tác, nhưng Như Lai thì bình đẳng vượt qua tất cả vô trụ, cho nên không thể dùng thiên nhãn để quán.

Lại nữa, huệ nhãn thì biết vốn vô tướng. Nhưng Như Lai thì đối với chúng hoàn toàn không có, cho nên không thể dùng huệ nhãn để quán.

Thế nào, Nhuyến Thủ là quán đức Như Lai để được thanh tịnh?

Ðáp rằng:

–Này Long Vương! Ai biết nhãn, thức, tâm không có khởi lại biết sắc, thức, tâm không khởi diệt. Ai quán như vậy là quán Như Lai, sẽ được thanh tịnh.

Bấy giờ các Bồ tát ở cõi Phật Bảo Sức của Như Lai Bảo Anh đến dự, được điều chưa từng có, thảy đều hoan hỷ, nói rằng:

–Thật là sự nhiệm mầu sung sướng. Các chúng sanh này khéo gặp đức Như Lai, nghe được Long Vương hỏi về Phẩm Giải quyết hồ nghi như vậy. Nghe rồi hoan hỷ tín thọ, không sợ, không hãi, không quái dị lại thêm thọ trì, đọc tụng, tuyên bố. Chánh sĩ như vậy, nên ở trong nhà huệ. Chúng tôi từ đức Thế Tôn Bất Không đến đây, được nghe về tượng pháp vô cực ách yếu này.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Pháp này nếu được lan đến tụ lạc, thôn ấp nào, nên biết nơi đó, đức Như Lai thường còn, trọn không diệt độ, chánh pháp không hủy hoại, đạo hóa thịnh vượng.

Vì sao vậy?

–Vì pháp phẩm này có thể hành phục ma quân, chế ngự các ngoại đạo.

Bấy giờ A Nậu Ðạt bảo Nhuyến Thủ:

–Ðồng tử Nhuyến Thủ là người khéo tu hành. Bồ tát này được nghe pháp ấy được thành Phật không khó, tự mình khuyết bộ, khuyến hóa người khác, chuyên cần với đạo không mệt mõi.

–Sao gọi là Bồ tát cần tu htiện hạnh?

Nhuyến Thủ đáp:

–Như vậy Long Vương! Như hạnh tham là không, hạnh thí cũng không, hiểu được như vậy gọi là Thiện hạnh. Nói tóm lại, không có giới cùng với giới, ôm lòng sân hận với lại nhẫn nhục, giải đãi, thối bước với tinh tấn, loạn ý với Nhất Tâm. Như sự ngu là không thì trí huệ cũng không. Ðối với những việc ấy bình đẳng, gọi là Thiện hạnh.

Lại nữa, này Long Vương! như sự dâm dục, nhuế nộ, ngu si là không. Sự không dâm dục, nhuế, si, cũng không. Như hạnh tham dự vào sự việc là không, sự không tạp loạn cũng không. Ðối với những hạnh ấy gọi là thiện hạnh.

Lại nữa, này Long Vương! Như tám vạn bốn ngàn là không, sự chánh chơn giải thoát của Hiền Thánh cũng không. Ðối vói những hạnh ấy gọi là Thiện hạnh.

Lại nữa, này Long Vương! Nếu có ba bậc minh. Hiền tu Bồ tát hạnh, không hành, không chẳng hành, cũng không thấy hành, không có hạnh mê hoặc, cũng không có niệm hành, lại không biết hành. Những hạnh như vậy gọi là Thiện hạnh.

Long Vương Vô Nhiệt hỏi Nhuyến Thủ rằng:

–Ðồøng tử Bồ tát hành thế nào đối với vô sở hành?

Ðáp rằng:

–Này Long Vương! Nếu lúc mới phát tâm hành Bồ tát đạo, đến lúc thành Phật, công đức đã làm, đều do việc làm đầu tiên, hạnh không sanh, hạnh không thọ xứ, hành không thủ xả, không có hạnh hiềm khích, lại nữa, hạnh không đắm trước, cững không hành chơn thật, không hành hữu hạn, cũng hành không mê hoặc, lại không hạnh dâm, hạnh vô sở tác, cũng không giũe hạnh, hành không suy xét, cũng không hạnh cùng tột. Ðó gọi là Bồ tát hành cái vô hành.

Nếu Bồ tát dùng hạnh bất sanh, vô hành, bất hành, được ba mươi bảy phẩm không có tạo tác, dùng trí huệ để giải thoát, vĩnh viễn giải thoát đối với sự giải thoát, không vượt qua hai bên, rõ biết bổn tế, mà vẫn không giữ sự chứng đắc. Bồ tát làm như vậy gọi là Bồ tát được nhẫn bất khởi. Hành như vậy gọi là Thiện hạnh. Khi nói lời ấy, ba vạn bốn ngàn Thiên, Long, Quỉ thần, Bồ tát hành giả được nhẫn vô tùng sanh pháp lạc.

***

9. PHẨM PHÁP NHẪN KHÔNG KHỞI

Bấy giờ A Nậu Ðạt hỏi Nhuyến Thủ:

–Làm sao để được Pháp Nhẫn Không Khởi?

Nhuyến Thủ đáp:

–Nhẫn không sanh nơi Sắc, thống, tưởng, hành, thức. Ðó gọi là Bồ tát được nhẫn không khởi.

Lại nữa, này Long Vương! Bồ tát đã được Pháp Nhẫn Không Khởi, thấy chúng sanh bình đẳng, nên được nhẫn này. Bình đẳng thấy các chúng sanh kia như nó sanh ra. Bình đẳng thấy chúng sanh, cũng không có sanh. Bình đẳng thấy chúng sanh như tự nhiên. Bình đẳng nhìn thấy tất cả như tướng của chúng, cũng không cùng chúng mà thấy bình đẳng. Ðó gọi Bồ tát thấy nhẫn không.

–Sao gọi là không?

–Mắt để biết sắc, tai để biết tiếng, mũi biết hương, miệng biết vị, thân biết cảnh (xúc), tâm biết pháp, nếu như các tình không, thì các nhẫn cũng không, nhẫn quá khứ cũng không, nhẫn hiện tại cũng không. Như sự nhẫn không, chúng sanh cũng không.

–Sao gọi là không?

–Vì dục là không, nhuế, nộ, si là không. Như chúng sanh không thì sự điên đảo cũng không, dục cấu khởi và diệt cũng đều Lúc bấy giờ à không. Làm trí hạnh ấy, gọi là Bồ tát hạnh.

Nếu ai không khởi pháp nhẫn, thì đối với các chúng sanh đã hướng đến giải thoát. Vì sao như vậy? Vì Bồ tát kia nghĩ rằng:

–Nếu nó đã không, cho đến ngã cấu, và các chúng sanh là không, vô sở hữu, chế ngự dục như vậy, dục ấy đã giải thoát ngay cả bản tự không có tất cả chúng sanh, nhẫn như vậy, tự yại đối với dục, đã thoát khỏi dục, căn tịch không nơi chốn, nó vĩnh viễn không diệt, không giải thoát, chẳng giải thoát, cũng không chứng đắc để được giải thoát vậy.

Nếu người ấy vĩnh viễn giải thoát, nên trụ xứ được tự nhiên.

Lại nữa, này Long Vương! Nếu có Bồ tát, thực hành nhẫn nhục, cứu độ tất cả, không thấy khó nhọc.

Vì sao vậy:

–Vì thấy các chúng sanh hoàn toàn vốn không trói buộc, ngay căn bản đã tự giải thoát.

Vị ấy nghĩ như vầy:

–Các chúng sanh này đều đắm trước vào một dục. Hành giả không đắm trước nên Giải thoát bổn, tất cả chúng sanh đắm trước, suy nghĩ vọng tưởng không thật, Bồ tát hiểu nó nên hoàn toàn không đắm trước, đã giải thoát pháp bổn.

Lại nữa, này Long Vương! Nếu bồ tát được pháp nhẫn không khởi, tuy chưa đạt được chổ yếu hạnh của phật, nhưng bồ tát ấy không trụ nơi học và vô học của phàm phu, khắp nhập các chỗ, tập độ không mõi, không ở chỗ dục, mà có hạnh dâm, ở chỗ sân hận, không sân hận, ở chỗ si mê, không si mê. Không ở những chỗ ấy, trụ nơi vô dục lìa bỏ các dục lạc, chế ngự tâm tánh, để dẫn hóa chúng sanh. Nhờ tự mình không có dục cấu, không tham trước hạnh ô uế, nên đối với cõi ma hay cỏi phật, đều có tướng tự nhiên mà không nghi hoặc. Cũng không niệm chỗ pháp tánh, khắp hiện các cõi chúng sanh, rõ biết các chỗ, pháp, hiểu nhập hành xứ, dùng huệ để quán, đối với chỗ của hành và chỗ sanh tử, cũng không sanh tử, nhập theo sanh tử, các chỗ sở tại, đều tạo gốc đức, giữ sự thanh tịnh không hề mệt mõi, hiểu rõ sanh tử, nhưng không sanh tử, không nương vào Hiền thánh, tự tu giải thoát.

Bấy giờ A Nậu Ðạt bảo Nhuyến Thủ:

–Nhưng lời nhuyến thủ đã nói:-Bồ tát không đùng tu mà hướng tới giải thoát. Người biết rõ sự học này, đó là Bồ tát tu để giải thoát.

–Sao gọi là Bồ tát tu để hướng tới giải thoát?

Nhuyến Thủ đáp rằng:

–Nhờ được bất thối chuyển, nên gọi là bồ tát tu để hướng tới giải thoát.

Lại nữa, này Long Vương! Bồ tát hiểu biết “Có niệm là chưa giải thoát, vì các chúng sanh tùy niệm, nên kiến lập sự tinh tấn để chuyển hóa vô niệm. Lời nói có sự ngô ngã cũng là chưa giải thoát”.

Lại nữa, này Long Vương! Vì bồ tát ấy đã không ngô ngã hướng đến các loại chúng sanh bị trói buộc nhằm khởi lòng đại bi để độ thoát họ, vị ấy thấy sự sanh tử, hoàn toàn không có sanh tử. Sanh các sở sanh, chính nó vô sanh. Chúng sanh không sanh, nhưng đều thắy hết, vì các chúng sanh đắm trước ỷ lại, nên hiện sanh ra có thân, nhưng vĩnh viễn không có sanh ra cũng không có kết thúc. Ðó là bồ tát trí huệ cần tu để hướng tới giải thoát, nắm sự quyền biến mà chở lại trụ nơi sanh tử, hiện tại đã sanh ra chỗ thọ thân, tế độ sự ngu tối, dẫn đường bằng trí tuệ tuệ, để được thoát khỏi tội khổ.

Bồ tát nhờ dùng không, nên phù hợp với sự vắng lặng, hướng đến giải thoát, dùng quyền xảo mà chở lại sanh tử. Vì các chúng sanh nên hưng phát lòng đại bi. Bồ tát nhờ vô tướng, tu hành hướng đến giải thoát, quyền biến rộng rãi. Mà tuần hoàn rong chơi sanh tử, hướng đến các chúng sinh tùy niệm mà khởi lòng từ bi. Bồ tát vô nguyện tu hành hướng đến giải thoát, giữ sự quyền biến mà tuần hoàn, trở lại trụ nơi sanh tử, vì các loại chúng sanh tùy nguyện, hướng đến sự pháp tâm đại bi, hóa hành về nguyện để giải thoát chăng?

Này Long Vương! Bồ tát hiểu nhập pháp vô hữu, không bỏ chúng sanh, nhập nơi vô ngã, và nhận thọ mạng, không mất đạo tràng, hiểu nhập vô lượng qủa, đạt được ba mươi tướng của đại nhân, hoàn toàn tịch tịnh, cũng không náo loạn, vượt qua các hành, không có tâm, ý, thức, không trái bổn nguyện, vượt lên Phổ Trí tâm bình đẳng xa lìa các niệm, phương tiện hiểu các thứ ý hạnh của chúng sanh được bậc hiền thánh và chẳng phải hiền thánh. Siêng năng tinh tấn, lập chánh thánh pháp, không có hạnh dâm dật, lập chí không bỏ với người tịch tịnh hay không tịch tịnh thảy đều tế độ, vô niệm, chẳng niệm, với người không ngay thẳng, dùng sự trang sức, nghiêm chỉnh Phật độ để an lập họ, vượt qua thế tục, hướng đến giải thoát, giải thoát mà không lìa thế tục.

Như vậy, này Long Vương! Nhờ dùng trí quyền xảo mà có định của Hiền thánh. Ðó là Bồ tát tu hành cần hướng đến giải thoát.

Này Long Vương! Thí như hạnh của thanh văn, tu hành cần hướng đến giải thoát gọi là Vãng Hoàn (qua lại), để thành đạo nghiệp, không thể tiến tới để phát tâm Vô thượng, kiến lập đại bi, hóa độ chúng sanh. Như thế bồ tát cũng phải tu hành giải thoát không còn lay động, thành bất thối chuyển, vậy có Vãng Hoàn (qua lại) chăng?

Này Long Vương! Tu hành cần hướng tới giải thoát, không còn nghi ngờ, sẽ được qủa chí đạo. Lại như Bồ tát tu hành cần hướng đến giải thoát hoàn toàn không quên qủa vị của Thanh văn, để thọ đạo bồ tát, vì Thanh văn này tu hành cần hướng đến giải thoát là có giới hạn. Như vị Bồ tát hoàn toàn không có giới hạn.

Này Long Vương! Thí như có hai người(Thất phu) dân thường ở trên đảnh núi cao mà tự nhảy xuống. Trong đó một người thì sức khỏe hùng dũng, quyền xảo, sách lược thông thạo, luyện tập cơ nghi từ trước, hiểu rõ các sự biến hóa, không việc gì mà không thông suốt. Từ trên đảnh núi mà tự nhảy xuống, bỗng nhiên lại qua đứng ngọn núi khác. Nhờ có thế lực dũng mãnh tráng kiện nên thân người ấy bay cao, hết sức nhanh nhẹn, nhẹ nhàng kết quả do sức mạnh mà được nên khiến cho người ấy không rớt, cũng không có đứng nguyên chỗ. Còn người thứ hai, vì ý chí khiếp nhược, cũng không có quyền mưu, ở trên đảnh núi, tự mình không thể nhảy xuống được.

Như vậy, này Long Vương! Vị bồ tát ấy đối với không, vô tướng, nguyện, quán thấy các pháp, không sanh ý nghĩ. Quán như vậy xong, lại hay dùng năng lực của trí tuệ quyền xảo, vì các chúng sanh, trụ Phổ Trí tâm.

Người trên đảnh núi cao đó gọi là người có vô số trí huệ rộng lớn, hiển đạt đại lực. Ví dụ cho Bồ tát thực hành trí huệ quyền xảo vậy.

Vị Bồ tát hành giả tu trí huệ quyền xảo, không có sanh tử, không trụ vô vi. Ðó là Bồ tát mặc áo giáp Phổ Trí, như vào sanh tử cứu độ chúng sanh, khiến họ phát hạnh đại thừa của bồ tát. Còn người yếu kém đứng trên đỉnh núi kia không thể nhảy xuống. Thí như hành Thanh văn, vì không vào sanh tử nên vô ích đối với chúng sanh.

Như vậy, này Long Vương! Nếu có Bồ tát nghe phẩm yếu hạnh huệ giải thoát này, thì họ đối với đức thế tôn đều được kiên cố, đối với đạo ý Vô Thượng Chánh Chơn, mau chứng qủa Phật, tế độ ba cõi.

Khi đức Phật nói pháp này rồi, các Bồ tát ở trong hội là bảy ngàn người, được bất thối chuyển,

10.-PHẨM CÁC PHÁP YẾU.

Khi ấy thái tử của long vương A Nậu Ðạt tên là cảm. Ðộng đến trước bạch đức Phật:

-Bạch Thế Tôn! Nay con dùng tâm vô tham, tự quy Tam Tôn, con muốn khiến cho kinh này được tồn tại lâu dài ở đời để hộ trì chánh pháp.

Thưa Thế Tôn! Tâm chí con phát đạo Vô Thượng Chánh Chơn, nguyện tạo hạnh này là muốn được thành tựu, được rõ bổn tâm, hiểu rõ gốc đạo và các gốc pháp, nhờ đó được thành Chánh giác tối cao của phật, rồi con sẽ tuyên giảng đạo rộng rãi để hóa độ chúng sanh.

Lại nữa, thưa Thế Tôn ! Nếu các Bồ tát nghe phẩm pháp đại đạo thanh tịnh này mà không tinh thích, không phụng hành, nên biết các Bồ tát ấy bị ma sai khiến, họ cũng không mau gần được hạnh tâm Phổ Trí.

Vì sao vậy?

-Vì trì phẩm pháp yếu nghĩa nầy của Thế Tôn, xuất sanh ra bồ tát. Nhờ đó được thành Phật và hàng phục ma, ngoại đạo. Các đức Phật ở quá khứ, vị lai và hiện tại đều như pháp này mà thành.

Bấy giờ, hiền giả Tu Bồ Ðề bảo thái tử Cảm Ðộng:

–Ðúng như vậy! Nhân hiền giả hiểu rõ bổn tâm, sáng tỏ suốt gốc đạo và các gốc pháp. Nếu để thành người giác ngộ các pháp, vậy phải dùng tâm bổn gì để được biết rõ?

Ðáp rằng:

–Bổn ấy, thưa Tu Bồ Ðề, là các gốc, lấy tâm làmm gốc.

Tu Bồ Ðề hỏi:

–Tâm là gốc của cái gì?

Ðáp:

–Tâm là gốc của dâm, nộ, si.

–Dâm, nộ, si là gốc của cái gì?

–Lấy niệm, vô niệm làm gốc.

Tu Bồ Ðề hỏi:

–Thế nào, này hiền giả, gốc của dâm nộ, si là từ niệm, khởi sanh sao?

–Thưa Tu bồ đề! Gốc của Dâm, nộ, si không phải từ niệm, vô niệm khởi, nó cũng vô sanh.

Lại nữa, cái gốc ấy lấy không khởi làm gốc.

–Lại nữa, thưa tu bồ đề! Ðiều có thể nói, đó là gốc của tâm gì? Vì gốc của tâm nó vốn thanh tịnh, gọi đó là gốc tâm. Như vốn thanh tịnh, nó không có dâm dục, nhuế nộ và si cấu?

Ðáp rằng:

–Này tộc tánh tử: dục sanh khởi, cái sanh ấy từ đâu sanh, mà thường sanh mãi, không gián đoạn sao?

–Thưa Tu bồ đề, cái dục sẽ sanh, nên đã được sanh, đối với bổn tâm, không có đắm trước sanh. Thưa tu bồ đề! Nếu bổn tâm gốc ấy có sự đắm trước thì hoàn toàn không đạt đến sự không tịnh. Cho nên gốc của tâm hoàn toàn không có đắm trước. Do đó biết rằng dục cũng là thanh tịnh.

Tu bồ Ðề nói:

–Này tộc tánh tử! Làm sao để biết rõ dục?

–Do sự khởi sanh của nhân duyên. Nếu không có nhân duyên thì không có sanh khởi. Thưa Tu bồ Ðề! Người tu tịnh niệm biết rõ dục không có.

Tu Bồ Ðề hỏi:

–Lại nữa, này tộc tánh tử! Vì sao bồ tát phải tu tịnh niệm?

–Thưa Tu Bồ Ðề! Bồ tát đối với hành mà tu các hạnh. Ðó là Bồ tát tu tịnh hạnh vậy. Thưa Tu Bồ Ðề! Nếu có bồ tát hoàn toàn vì chúng sanh, mặc áo giáp đại đức, hóa độ đến Nê Hoàn, đó là bồ tát tu hạnh tịnh niệm.

–Thưa Tu Bồ Ðề! Bồ tát ấy vì các Thanh Văn Duyên Nhất Giác tùy thuận, thuyết pháp, nhưng không theo sự hóa độ. Ðó là Bồ Tát tu hạnh tịnh niệm.

–Thưa Tu Bồ Ðề! Lại nữa, Bồ Tát ấy tự mình vắng bặc các dục, làm cho dục của chúng sanh được thanh tịnh. Ðó gọi là Bồ Tát tu tịnh hạnh.

Lại nữa, Thưa tôn giả Tu Bồ Ðề! Bồ Tát ấy tại nơi tịnh niệm mà thấy không tu. Lại đối với bất tịnh mà thấy tu tịnh. Ðó gọi là bồ tát tu tịnh hạnh.

Bấy giờ tôn giả Tu Bồ Ðề nói với thái tử của Long Vương cảm động rằng:

Lại nữa, này tộc tánh tử, thế nào là bồ tát đối với tịnh mà thấy không tu? Với người không tu mà thấy tu niệm thanh tịnh?

Ðáp rằng:

–Thưa tôn giả tu Bồ Ðề! Người tu tịnh niệm là tu con mắt đối với sắc, lỗ tai với tiếng, mũi với hương, lưỡi với vị. Thân đối với cánh(xúc) tâm đối với pháp kiến sở thọ, thảy đều không tu, không đắm trước ba cỏi, gọi là Bồ Tát trụ, trụ nơi phương tiện thiện xão , gọi đó là tu niệm. Bồ Tát làm hạnh này thưa tôn giả tu Bồ Ðề, gọi là tu hạnh tịnh niệm.

Bấy giờ đức thế tôn khen ngợi thái tử rằng:

–Lành thay, Lành thay! Như lời chánh sĩ cảm động gã nói, tu sự thanh tịnh là như vậy. Ðó là Bồ Tát cần phải tu tịnh hạnh, Nay như lời thái tử đã nói, đều nhờ oai thần của phật. Nếu có Bồ Tát tu hành như vậy, mới là hưng khởi hạnh của đại thừa. Nên biết những vị ấy có phổ trí kiên cố.

Khi ấy thái tử cảm động bạch đức phật:

–Bạch thế tôn! Thế nào là Bồ Tát được tâm vô dục, cần phải tự quy y phật?

Ðức Phật bảo:

–Này tộc tánh tử! Nếu có Bồ tát biết rõ các pháp vô ngã, nhân, thọ, mạng, không sắc, không tưởng, cũng không pháp tướng, nến không đối với pháp tánh mà thấy Như Lai. Bồ tát như vậy là tương ương với vô dục, tự quy y Phật. Như pháp của Như Lai, ấy là pháp tánh, như pháp tánh ấy, là phổ biến cùng khắp. Nếu ai đật được pháp tánh ấy, thì biết các pháp. Ðó gọi là Bồ tát nhờ tâm vô dục tương ưng với sự quy y pháp.

Cái pháp tánh ấy, nó là vô tập, cái vô số ấy chính là Thanh văn. Lại như Bồ tát đều thấy vô số, ở nơi vô số mà không có vô số, nó cùng là bất nhị. Ðó gọi là Bồ tát dùng tâm vô dục tương ưng với tự quy y chúng.

Khi đức Phật nói lời ấy, thái tử cảm động được nhẫn nhu thuận. Những người đến dự hội, Chư Thiên sắc giới, dục giới, loài rồng, người, nghe phẩm pháp này là hai vạn chúng, thảy đều pháp đạo ý Vô Thượng Chánh Chơn.

11.PHẨM THỌ PHONG BÁI:

Bấy giờ Long Vương A Nậu Ðạt cùng với phu nhân, thái tử, quyến thuộc ở trong cung, đồng vây quanh, tự quy y Tam tôn, họ đồng lấy cung thất với vật sở hữu trong ao của mình đem cúng dường đức Thế Tôn và Tỳ kheo Tăng để làm Tinh xá, họ lại nói rằng:

–Nay con đối trước đức Thế Tôn phát khởi nguyện này:

–Từ ao lớn này chảy ra bốn sông, đầy khắp bốn biển. Thưa Thế Tôn! Từ dòng nước của bốn biển, nếu có rồng, quỷ, người, chim bay, thú chạy, loài hai chân, bốn chân, có sanh mạng, khi uống nước này nguyện cho tất cả đều pháp đạo ý Càn thát bà, Chánh chơn. Nếu ai trước đây chưa phát tâm thì khi uống nước này rồi, khiến thành tựu hạnh, mau ngồi tòa Phật, hàng phục ma chúng, và các ngoại đạo.

Khi ấy đức Thế Tôn mĩm cười, pháp của chư Phật khi mĩm cười thì từ miệng phóng ra ánh sáng năm màu, sáng lạng chiếu diệu cô số ánh sáng, chiếu khắp mười phương, vô số lượng cõi Phật. Ánh sáng ấy hơn cả mặt trời, mặt trăng, ngộc báu, tu di, Chư Thiên, cung ma và cung điện của Thích Phạm, tất cả ánh sáng của Trời đều bị mờ, không sáng.

Bấy giờ vô số ức ngàn Thiên chúng không ai mà không hoan hỷ, phát nguyện được Thánh giác. Ánh sáng ấy chiếu tới A Tỳ, các địa ngục lớn. Ai Thấy được ánh sáng ấy liền thoát khỏi các khổ, đều được đạo ý Vô thượng Chánh chơn. Ánh sáng ấy trở lại vay quanh đức Thế Tôn đến vô số lần, bỗng nhập vào đảnh của Ngài.

Bấy giờ Hiền giả Phi Kỳ (đời tấn gọi là Biện Kỳ) thấy ánh sáng ấy, liền từ tào đứng dậy, sửa lại y phục, trịch áo vai bên hữu, hướng về đức Phật, quỳ gối cung kính, khen ngợi đức Thế Tôn bằng bài kệ:

Sắc ngài Vô lượng, thấy liền vui

Người hùng tối cao, là Thế Tôn

Diệt trừ tăm tối, khởi đại minh

Chấp trì oai thần, nói nghĩa cười?

Trăm trước ca ngợi, được bảy báu

Ðược Trí quang minh, diễn huệ hành

Vì pháp trên giảng, chỉ pháp vương

Nay Thế Tôn cười, điềm lành gì?

Thấy rõ, chơn thật thường thích tin

Căn định, tịch tịnh, người cung kính

Hóa độ tất cả nhờ tịch nhiên

Ðức Ngài vô cùng, Vì sao cười?

Tiếng phạm trong suốt rất êm dịu

Âm diệu tao nhã hơn các nhạc

Âm thanh đầy đủ không khuyết giảm

Giải thích vì sao Ngài mĩm cười?

Biết minh giải thoát , nên huệ độ

Thường hành thanh tịnh, ưa đạm bạc

Khéo hiểu các hành, đủ phổ trí

Ðạo vương hiến thánh nói nghĩa cười?

Trí hiện thông đạt, huệ vô cùng

Hiện lực vô lượng, thần túc đủ

Thập lực đã đầy, người cảm động

Vì sao Thiên sư hiện mĩm cười?

Thân sáng vô số, chiếu nơi tốt

Ánh sáng đại thiên không thể che

Hơn cả trời trăng và ngọc sáng

Hào quang oai thánh không ai bằng

Ðầy đủ công đức như biển cả

Thuận hóa Bồ Tát dùng trí sáng

Quyền huệ vô cùng giải các nghi

Xin nói vì sao Ngài mĩm cười?

Ngài độ ba cõi, không cùng tận

Khéo dẫn chúng sanh trừ các uế

Hay sạch dục cấu, thành vô dục.

Thiên nhan mĩm cười là vì ai?

Như lai làm cho người cảm động

Chấn động trời, rồng, các quỷ thần

Cúi đầu đảnh lễ đấng pháp vương.

Mong nói ý cười, giải các nghi?

Bấy giờ đức phật bảo hiền giả hiện từ, bậc kỳ túc:

–Ngươi thấy A Nậu Ðạt, vì cúng dường đức Như Lai, nên tạo ra sự nghiêm sức này chăng?

Thưa rằng:

–Vị Long vương này đối với chín mươi sáu ức các đức Phật đã gieo trồng gốc đức, nay được phong bái. Như đời trước của ta, được đức Thế Tôn Ðịnh Quang thọ ký: Ðời đương lai, ngươi sẽ được thành Phật, hiệu là Như Lai Năng Nhân, bậc Vô Trước, bình đẳng, Chánh giác, thông hạnh đầy đủ, là chúng Hựu tối cao, Vô thượng pháp ngự, Thiên nhân sư, hiệu là Phật Thế Tôn”.

Bấy giờ Long Vương vì người con của trưởng giả tên Tỷ Thủ Ðà Lai (Ðời Tấn gọi là Tịnh ý) nghe ta được thọ ký nên liền phát nguyện: “Hãy khiến cho con đời sau được thọ ký như phạm chí này, được Phật Ðịnh Quang thọ ký”. Trưởng giả tử Tịnh Ý lúc đó chính là A Nậu Ðạt vậy.

Lại giống như trước, Phật Câu Lâu Tần, Văn Ni Ca Diếp, đồng ngồi ở tòa sư tử này, và lúc sau cùng đức Như Lai Lâu Chí, cũng sẽ chuyển nói yếu nghĩa của phẩm pháp này. Long Vương Vô Nhiệt sẽ cúng dường một ngàn đức Phật ở thời hiền kiếp, để theo nghe pháp này. Chúng hội của chư Phật cũng giống như bây giờ.

Long vương A Nậu Ðạt về sau vô số đời, phụng thờ các đức Như Lai, cung kính các vị Chánh giác, tu hành phạm hạnh, thường hộ chánh pháp, khuyến tấn bồ tát.

Sau đó, bảy trăm vô số kiếp sẽ được thành Phật hiệu là Như Lai A Nậu Ðạt, bậc vô trước bình đẳng, Chánh giác, Thông hạnh đầy đủ, Vô thượng pháp ngự, Thiên nhân sư, là Phật Thế Tôn.

Như vậy, này hiền Giả! Khi Như Lai Vô Nhiệt được thành Phật, nhân dân ở đó đều không tham dâm, nhuế nộ, ngu si, hoàn toàn không xâm lấn nhau, không nói xấu nhau.Vì sau Vậy? Vì các chúng sanh ấy, chí hạnh đầy đủ.

Như vậy, này hiền Giả! Phật A Nậu Ðạt, bậc Như Lai chí chơn, sẽ thọ tám mươi ức năm. Chúng đệ tử của ngài cũng thọ tám mươi ức năm. Như hội đầu tiên của ngài đều là thanh tịnh. Từ đầu đến cuối giống nhau, không bị khuyến giảm. Tỷ số trăm ngàn hội như vậy, sẽ có Thông Biện Thọ Quyết Bồ Tát bốn mươi ức ngàn người thảy đều tập hội. Lại nữa, các Bồ Tát hành giả phát tâm, không thể tính được.

Khi Như Lai vô Nhiệt sắp thành phật, đất đai thanh tịnh lưu ly xanh sậm làm đất, vàng cõi trời sen kẻ, trang sức bằng các báu, dùng các minh châu để làm lầu gác và chỗ kinh hành. Chúng sanh cõi đó nếu nghĩ đến ăn, liền có món ăn trăm vị họ đều được ngũ thông. Nhân dân sống ở cỏi ấy, chỉ dùng châu báu kỳ lạ, y phục, ẩm thực tự do, vui thích, đều như trên cõi trời Ðâu Thuật thứ tư. Họ không có nhị niệm, lại không có tâm tham dục, hạnh dâm. Các chúng sanh này dùng pháp để tự vui. Nhân dân đất đai đều không có dục cấu.

Nếu Ðức Như Lai ấy mở trận mưa pháp thì họ không có ý tưởng mệt mõi, thần biến vô số để diễn thuyết, hóa độ rộng lớn, tuyên thị kinh pháp, hoàn toàn không khó khăn. Ngài vừa mới thuyết pháp thì chúng sanh liền được độ thoát.

–Vì sao Vậy?

–Vì tất cả chúng sanh ấy tâm chí đã được thuần thục.

Lại nữa, nếu khi đức Như Lai ấy tự mình đối với ba ngàn đại thiên thế giới, chỉ cùng một pháp để giáo hóa, không có đạo khác.

Lại nữa, nếu khi các Như Lai muốn hội chúng Ngài liền phóng hào quang nơi thân, làm cả cõi đều rực sáng. Nhân dân cõi đó, liền có ý nghĩ : “Ðức Thế Tôn Thánh Giác, sắp diễn pháp hóa, cho nên mới phóng hào quang như vậy”. Họ đều nương theo thần túc của phật thánh, bay đến chổ phật để nghe pháp.

Lại nữa, đức Như Lai ấy hoàn toàn không có sự bất định, nương theo thần lực của đại thánh,bỗng bay lên không trung cách mặt đất bảy trượng, tự nhiên ngồi trên tòa sư tử, rộng gì chúng hội diễn giảng pháp màu, mọi người đều thấy ngài thí như khi xem thấy cung điện, mặt trời, mặt trăng ánh sáng lan khắp chúng sanh nhờ trồng đức, cho nên sanh đến cõi đó.

Nhân dân nước ấy trông thấy tòa sư tử của đức Thế Tôn lơ lững trên hư không, liền hiểu các pháp cũng không, vô trước. Ngay lúc đó tất cả đều được pháp nhẫn.

Ðức Như Lai ấy chỉ nói pháp môn nhập vào Kim Cang Ðịnh, vì không có lời lẽ tạp nhạp của Thanh văn, Duyên giác, cho nên Ngài chỉ diễn Kim Cang Ðịnh. Thí như Kim Cang có thể chạm bất cứ nơi nào, không vật gì mà không bị hàng phục. Những điều thuyết pháp của đức Như Lai ấy cũng như Kim Cang, đập nát các nghi ngờ do trụ trước các kiến.

Như vậy, này Hiền giả! Ðức Phật A Nậu Ðạt nếu hiện diệt độ, thế giới ấy có Bồ tát đáng kính tên là Trì Nguyện, được ngài thọ ký, sau đó ngài mới diệt độ. Khi đức Phật mới diệt độ, Bồ tát Trì Nguyện liền được Tối Chánh Giác Vô Thượng, làm Phật bổ xứ, hiện là Như Lai Ðẳng Thế, bậc Vô Trước, Bình đẳng, Chánh giác, cõi ngài có Bồ tát Thần thông và đệ tử Thượng tôn, chúng hội nhiều hay ít giống như Phật A Nậu Ðạt.

Bấy giờ thái tử của Long Vương A Nậu Ðạt, tên là Ðương Tín với tâm cung kính, hân hoan, dùng ngọc báu minh châu, giao lộ, bảo cái, dâng lên đức Như Lai, lại chắp tay bạch Phật:

–Lúc đó ai là Bồ tát Trì Nguyện?

Bấy giờ đức Thế Tôn biết được ý của thái tử Ðương Tín, con của Long Vương, ngài bảo tôn giả A Nan rằng:

–Bồ tát đại sĩ Trì Nguyện lúc ấy sẽ là Phật Bổ Xứ, nay chính là Ðương Tín, con của Long Vương vậy.

Khi đức Như Lai A Nậu Ðạt mới diệt độ, Bồ tát Trì Nguyện liền thay ngôi Phật.

Lại nữa đức Như Lai Ðẳng Thế, bậc Vô Trước, bình đẳng, Chánh giác vừa mới thành Phật, cũng liền chuyển nói điểm chánh yếu của phẩm pháp này.

Ngay khi đức Phật nói phẩm Phong Bái (thọ ký) này, bốn vạn Bồ tát được nhẫn không từ đâu sanh, các Bồ tát, Thích Phạm, Trì Thế, Thiên, Long, quỉ thần, từ mười phương thế giới đến dự hội, nghe đức Phật nói pháp Phong Bái (thọ ký) này rồi, thảy đều hoan hỷ, trong lòng hân hoan, liền sanh tâm tin thích, năm vóc cúi lạy đức Phật, trở về cung điện của mình, Long Vương A Nậu Ðạt, cùng với các thái tử quyến thuộc vay quanh ra lệnh cho Long Tượng Vương Y La Man:

–Hãy vì đức Như Lai, tạo ra giao lộ, xe báu trần kỳ, làm cho rộng lớn, hết sức đẹp đẽ, nên đem dâng lên đức Chánh giác Chí Chơn.

Long Tượng Vương liền vâng lệnh, liền vì đức Như Lai hóa làm xe giao lộ ngọc bảy báu, rất cao rộng, trang nghiêm.

Ðức Thế Tôn, Bồ tát và các đệ tử đều ngồi lên xe. Long Vương Vô Nhiệt thái tử, quyến thuộc, trong lòng cung kính, cùng nhau ra tay đẩy xe từ trong cung điện ra ao lớn.

Ðức Như Lai dùng thần chỉ bỗng nhiên bay lên núi Thứu.

12.6 PHẨM CHÚC LỤY PHÁP TẠNG:

Bấy giờ đức Như Lai đến núi Thứu rồi, liền bảo Bồ tát Từ Thị, đồng tử Nhuyến Thủ và chúng Bồ tát:

–Này các Tộc Tánh tử! Nên đem đạo phẩm thưa hỏi của A Nậu Ðạt này trùng tuyên rộng rãi, khiến cho người chưa nghe thì được nghe.

Bồ tát Từ Thị và Nhuyến Thủ đồng bạch đức Phật:

–Cúi mong đức Như Lai dũ lòng từ bi nói cho.

Bấy giờ đức Thế Tôn liền phóng ra hào quang, sắc của hào quang vô số màu, đất trời chấn động, cho đến sáu lần. Hào quang chói sáng khắp cả mười phương, các vị Bồ tát đáng kính, đầy đủ Thần thông ở mười phương cõi Phật liền tìm ánh sáng bay đến. Họ đều cúi lạy đức Phật rồi ngồi vào tòa.

Vua A Xà Thế, phu nhân, thể nữ, thái tử và quyến thuộc, thần dân, trưởng giả, cư sĩ, phạm chí, học giả cả nước, thấy ánh sáng này, lại nghe đức Như Lai từ ao Vô Nhiệt trở về, họ đều bỏ công việc đang làm đến núi Thứu. Họ đến trước đức Thế Tôn nghiêm túc cung kính, chắp tay đảnh lễ, thăm hỏi đức Như Lai sức khỏe có dồi dào chăng? Họ liền thối lui, ngồi nhìn đức Phật mà không thấy chán. Thân ánh sáng của đức Như Lai, đều chiếu sáng khắp vô số thế giới, chư thiên, địa ngục, chúng sanh nơi tăm tối, không đâu mà không chiếu đến, tại các địa ngục đều rực ánh sáng.

Lại nữa, hào quang ấy phát ra tiếng nói:

–Ðức Như Lai Năng Nhân ở tại ao Vô Nhiệt, rông nói yếu pháp đạo Phẩm Thanh Tịnh. Nay ngài trở về Thứu Sơn lại tuyên hóa tiếp.

Lại nữa, tiếng nói ấy thấu đến các địa ngục. Các loại chúng sanh ở địa ngục trong mười phương, đã bị thống khổ, tức thì được thoát khổ. Họ từ xa đều thấy đức Phật và các chúng hội, nên tự xót thương than thở rằng:

–Than ôi! Ðức Thế Tôn! Chúng con chụi sự khổ thống này, bị sự thương xót trong vô số địa ngục. Lửa bốc cháy sáu bề, thiêu đốt khổ não, dao nhọn cắt thân thành vạn mảnh, bị nạn nước đồng sôi, các thứ biến hóa, các khổ thay nhau bức bách chẳng thấy mặt trời mặt trăng đâu cả. Lành thay! Thưa đức Thế Tôn được kính thờ đức Như Lai được nhờ đạo hóa của Phật nên được thoát ba khổ. Chúng con đời trước, tuy gặp chư Phật, không thọ pháp hóa, nên mới bị các khổ này. Mong nhờ Như Lai đã thuyết pháp phẩm khiến cho các tội ương của chúng con trở thành nhẹ nhành.

Ngay khi ấy tất cả chúng sanh ở địa ngục trong mười phương có đến một vạn ức ngàn người, đều phát đạo ý Vô thượng chánh chơn. Từ xa, vâng theo lời Phật Thánh, đồng nói rằng:

–Tất cả khổ thống vốn là thanh tịnh. Ai hiểu nguồn gốc thì không điên đảo, chúng con chỉ ngồi mà không hiểu rõ, cho nên mới chịu vô số các khổ trong các địa ngục. Mong ngài khiến cho tất cả chúng sanh mau hiểu chánh chơn.

Bấy giờ đức Phật bảo Bồ tát Từ Thị, đồng tử Nhuyến Thủ và tôn giả A Nan:

Này các Tộc Tánh Tử! Nên siêng năng thọ trì yếu thuyết của kinh này, gìn giữ đọc tụng, để lưu bố rộng rãi. Vì người học hỏi diễn nói pháp này, bảo cho tứ chúng gia tâm tu tập. Ðây là yếu hạnh của huệ, là sự tích biện của câu nghĩa.

Nếu Tộc Tánh Tử và tộc tánh tử nữ phát tâm hoan hỷ, ưa thích kinh này, nên vì họ giải thích sự thâm áo, tàng chứa, các nghĩa sâu kính của nó. Ðây là ngôi nhà đầu tiên của đạo, là chổ quay về của các kinh, là sự tích yếu của chư phật, vi diệu vô lượng. Nếu như truyền trao kinh naỳ hãy khiến cho câu, chữ rõ ràng, phân minh không thêm bớt.

Lại nữa, tùy theo tộc tánh ! Hoặc là hiền nam hay nữ, ở thời quá khứ, hằng sa chư phật đã làm công đức, thi hành các thức công đức, trì tụng những điều thuyết pháp của chư Phật, phải chuyên tập luôn luôn, siêng năng phụng hành. Hoặc lại có người Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Thực hành lục độ này trãi qua qua ức trăm ngàn kiếp, phụng thờ chư Phật và các đệ tử của các ngài bằng y phục, ẩm thực, giường nằm, thuốc men, hương hoa, kỷ nhạc, dâng cúng các nhu cầu. Lại tạo tịnh xá chỗ kinh hành. Phụng thờ cung kính như vậy không thể kể xiết, cho đến lúc các đức Thế Tôn đã Bát Nê Hoàn. Vì các đức Như Lai đựng tháp bảy báu cúng dường tháp của các đức Như Lai bằng hương hoa, kỹ nhạc, đãi lụa màu, phướn lọng, lại thêm đốt hương thắp đèn. Lại treo các ngọc báu dạ quang, minh nguyệt. Cúng dường như vậy nhiều vô số kể. Người đã làm, tập hội các đức hạnh như đã kể, nhưng cũng hoàn toàn không bằng tộc tánh nam hay nữ đã được một lần nghe Long Vương A Nậu Ðạt hỏi về ý nghĩa phẩm pháp để giải quyết các hồ nghi.

–Vì Sao vậy?

–Vì pháp tạng này xuất sanh ra trí tuệ cùng tột là yếu hạnh của chư Phật và Bồ tát. Huống chi vị ấy lại phụng trì, tụng và đọc. Nhờ không có tâm hồ nghi nên hiểu rõ sự thâm diệu. Lại đem điều nghe được tuyên thị lưu bố, các công đức của người ấy không thể so lường được.

Bấy giờ Bồ tát Từ Thị, đồng tử Nhuyến Thủ và Hiền giả A Nan đều bạch đức Phật:

–Thật là chưa từng có! Ðúng vậy, thưa Thế Tôn! Nếu đức Như Lai đem lòng từ đến tất cả, làm họ phát khởi lòng đại bi, vì quá khứ, vị lai, hiện tại các Bồ tát, hành giả, Thiên, Long, Quỷ thần, các chúng sanh trong mười phương, rộng nói ý nghĩa của đạo phẩm vô cùng thanh tịnh của pháp này.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu tộc tánh tử và tộc tánh nữ nghe kinh Long Vương A Nậu Ðạt thưa hỏi để giả quyết hồ nghi này, mà không liền thọ trì luyện tập, đọc tụng, lại không tuyên bố rộng rãi cho các người tập học, cũng không khởi tâm khuyến trợ họ, nên biết tộc tánh nam và tộc tánh nữ ấy bị chúng ma, quyến thuộc của ma, và tà ngoại đạo sai khiến, thường ở trong lưới hồ nghi trói buộc.

Khi ấy đức Phật khen ngợi:

–Vui thay lời nói ấy, các ngươi hãy khuyến dụ, khích lệ tất cả, khiến cho họ tập pháp này, làm cho họ thực hành tương ưng.

Ðức Như Lai lại nói:

–Nên lấy kinh này, thường vì bốn chúng tuyên bố rộng rãi.

Bấy giờ Bồ tát Từ Thị, đồng tử Nhuyến Thủ, Hiền giả A Nan bạch đức Phật:

–Thưa vâng! Bạch Thế Tôn! Chúng con sẽ thọ trì, tuyên bố, diễn giảng pháp này.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Kinh này tên gọi là gì? Làm sao để phụng hành?

Ðức Thế Tôn bảo rằng:

–Này các tộc tánh! Kinh này tên gọi là Long Vương A Nậu Ðạt thưa hỏi để giải quyết các hồ nghi, phẩm pháp thanh tịnh. Cũng có tên Hoằng Ðạo Quảng Hiển Ðịnh Ý. Phải siêng năng thọ trì yếu nghĩa của kinh này.

Lại nữa, này các tộc tánh tử! Ðạo phẩm này là trân bảo vì nó hộ trì biển sâu thẩm của các pháp.

Bồ tát Từ Thị đồngg tử Nhuyến Thủ, và các Bồ tát Thần thông đến dự hội, Thích, Phạm. Trì Thế, Thiên, Long, Quỷ, Thần, đồng thinh bạch đức Phật:

–Thật hay! Thưa Như Lai! Chúng con rất thích nói pháp này. Bạch Thế Tôn! Chúng con sẽ ở tại tụ lạc, cõi nước, huyện ấp, nếu có người thực hành pháp này, chúng con sẽ cùng nhau suốt đời hộ trì họ. Nếu có ai nghe pháp này, chúng con sẽ làm cho họ không bị tà sai sử. Chúng con cũng sẽ hộ trì kinh này, khiến cho kinh được lưu bố rộng rãi, thường không gián đoạn.

Ðức Phật khen ngợi Bồ tát Từ Thị, đồng tử Nhuyến Thủ, và các Bồ tát:

–Lành thay! Này các tộc tánh tử! Các ngươi đã nói là sẽ khuyến trợ các Bồ tát hữu học ở thời đương lai, thật là hết sức tốt đẹp.

Ðức Phật nói như vậy xong, mười phương các Bồ tát Thần thông đến dự hội, bảy vạn hai ngàn người đều được Hiển Ðịnh. Năm vạn bốn ngàn Thiên, Long, Quỷ và người đều phát đạo ý Chánh Chơn Vô Thượng, năm ngàn trời, người được sanh pháp nhẫn. Long Vương A Nậu Ðạt Bồ tát Từ Thị, đồng tử Nhuyến Thủ, tất cả Bồ tát, Hiền giả A Nan, bốn chúng đến dự hội, và các Thiên, Long, các loại quỷ thần, người và chẳng phải người, nghe đức Phật thuyết như vậy, ai cũng hoan hỷ, cúi lạy dưới chân đức Phật, rồi ra về.

    Xem thêm:

  • Thần Chú Thường Cù Lợi Độc Nữ Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vì Ta Già La Long Vương Sở Thuyết Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Phật dạy Lão Bà La Môn Ở Vườn Hoàng Trúc - Kinh Tạng
  • Kinh Nguyệt Ðăng Tam Muội - Kinh Tạng
  • Thiền Pháp Yếu Giải - Kinh Tạng
  • Kinh Ca Diếp Tiên Nhơn Nói Phương Thuốc Cho Người Nữ - Kinh Tạng
  • Kinh Hải Long Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Quán Phật Tam Muội Hải - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Tập Đại Phương Đẳng Bồ Tát Niệm Phật Tam Muội - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 4 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Như Lai Bí Mật Tạng - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Tối Thượng Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 39 – Ðại Kinh Xóm Ngựa (Mahà-Assapura sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Tam Mạn Đà Bạt Đà La Bồ Tát - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 2 - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Di Lặc Hỏi Đức Phật Về Bổn Nguyện - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 7 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 3 - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Phật Danh – Thích Thiện Chơn dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Tam Muội Ngồi Thiền - Kinh Tạng