1
2

KINH MẠN THÙ THẤT LỢI SO SÁNH CÔNG ĐỨC TRÀNG HẠT

Mạn Thù Thất Lợi Chú Tạng Trung Hiệu Lượng Số Châu Công Đức Kinh

Đường Nghĩa Tịnh dịch

Bản Việt dịch (1) của Huyền Thanh

Bản Việt dịch (2) của Thích Nữ Tịnh Hiền

***

Kinh Mạn Thù Thất Lợi So Sánh Công Đức Tràng Hạt

Việt dịch: Huyền Thanh

Bấy giờ Mạn Thù Thất Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát Ma Ha Tát ở trong Đại Chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh đốn quần áo, trật áo hở vai phải, chắp tay cung kính bạch Phật rằng:”Nay con vì muốn lợi ích cho các Hữu Tình nên nói Công Đức thọ trì tràng hạt, so sánh lợi ích sai khác của phần Phước. Nguyện xin Đức Thế Tôn xót thương nghe hứa”

Đức Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi :”Lành thay ! Lành thay ! Ông hãy tuyên nói”

Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát nói:”Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện có thể tụng niệm các Đà La Ni với tên của Đức Phật vì muốn lợi mình với hộ người khác, mau thành các Pháp mà được hiệu nghiệm thì Pháp của tràng hạt ấy cần phải tác ý thọ trì như vậy. Xong thể của hạt châu ấy có nhiều loại khác nhau.

Nếu dùng sắt làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp năm lần

Nếu dùng đồng đỏ làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp mười lần

Nếu dùng báu của nhóm trân châu, san hô… làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm lần

Nếu dùng Hoạn Tử làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp ngàn lần

Nếu dùng hạt sen làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp vạn lần

Nếu dùng Nhân Đà La Khư Xoa làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm vạn lần

Nếu dùng Ô Lô Đà La Khư Xoa làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp trăm ức lần

Nếu dùng Thủy Tinh làm tràng hạt, tụng và lần qua một biến sẽ được Phước nhiều gấp ngàn ức lần

Nếu dùng hạt Bồ Đề làm tràng hạt. Hoặc thời lần niệm, hoặc chỉ cầm giữ, tụng số một biến thì Phước ấy vô lượng chẳng thể tính toán, khó thể so sánh được.

Nếu muốn nguyện sinh về các Tịnh Thổ của Phật, cần phải y theo Pháp thọ trì tràng hạt này

Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát nói:”Hạt Bồ Đề. Nếu lại có người cầm giữ tràng hạt Bồ Đề này, chẳng thể y theo Pháp niệm tụng tên của Phật với Đà La Ni, chỉ có thể cầm giữ theo thân, đi đứng ngồi nằm, ngôn thuyết nói ra, hoặc thiện hoặc ác. Do người này đã cầm giữ hạt Bồ Đề cho nên Công Đức đạt được như niệm chư Phật, tụng Chú không có khác, được Phước vô lượng

Tràng hạt ấy, cần thiết nên có đủ 108 hạt. Nếu khó được như thế hoặc 54 hạt, hoặc 21 hạt hoặc chỉ có 14 hạt… thì Công Đức của tràng hạt này có sai khác.

Do nhân duyên nào mà nay Ta nghiêng về sự khen dùng hạt Bồ Đề để được lợi ích tối thắng ?

Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát nói:”Xưa kia, quá khứ có Đức Phật ra đời ở ngay dưới cây này thành Đẳng Chính Giác. Thời có một kẻ Ngoại Đạo Tà Kiến mang tâm phá hoại hủy báng Tam Bảo. Kẻ ấy có một đứa con trai, đột nhiên bị Phi Nhân đánh giết. Ngoại Đạo ấy nghĩ rằng:”Nay ta tà kiến chưa xét rõ chư Phật có thần lực thế nào. Nay Đức Như Lai đã ở ngay dưới cây này thành Đẳng Chính Giác. Nếu quả thật là cây Thánh ắt có cảm ứng”Liền đem đứa con đã chết để nằm dưới cây Bồ Đề rồi nói như vầy:”Cây của Phật, nếu là Thánh thì khiến cho đứa con đã chết của tôi được sống lại”Trải qua bảy ngày, tụng niệm tên của Đức Phật thì đứa con liền sống lại. Kẻ Ngoại Đạo vui vẻ, khen ngợi rằng:”Chư Phật có Thần Lực lớn. Con đã từng thấy cây thành đạo của Đức Phật hiện việc lạ kỳ hiếm có, uy đức to lớn sâu rộng khó thể nghĩ bàn”Thời các Ngoại Đạo nghe việc này xong thì bỏ Tà quy Chính, phát Tâm Bồ Đề, tin Đức Phật có Thần Lực chẳng thể nghĩ bàn.

Do nhân duyên này nên người đời đặt hiệu là Diên Mạng Thọ

Cây Bồ Đề ấy liền có hai tên. Tên thứ nhất là Bồ Đề Thọ, tên thứ hai là Diên Mạng Thọ

Khi Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát nói lời đó xong thời Đức Phật nói:”Lành thay ! Lành thay Mạn Thù Thất Lợi ! Quả như ông đã nói”

Bấy giờ Đại Chúng ngh Kinh Trì Châu Công Đức xong, đều rất vui vẻ, tin nhận phụng hành.

    Xem thêm:

  • Kinh Thần Chú Hộ Mạng Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 10 – Thụ Trai - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Trị Bệnh Hợp Dược - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 11 – Phá Trai - Kinh Tạng
  • Kinh Bổn Nguyện Công Đức Của Bảy Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai – Thích Nguyên Chơn dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Thụ Thập Thiện Giới - Kinh Tạng
  • Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức – Thích Nguyên Chơn dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bổn Nguyện Công Đức Của Bảy Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai – Thích Nữ Tâm Thường dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Dược Sư – HT Thích Trí Quảng soạn - Kinh Tạng
  • Kinh Cư sĩ Tịnh Ý Thưa Hỏi - Kinh Tạng
  • Vãng Sanh Tịnh Độ Cảm Hiện Điềm Lành - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Bồ Tát – Thích Hằng Đạt dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mạng - Kinh Tạng
  • Nghi quỹ Đà-la-ni Tùy Cầu Tức Đắc Thần biến gia trì thành tựu Kim cang đảnh Du-già tối thắng Bí mật thành Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Bảo Tạng Văn Thù Sư Lợi - Kinh Tạng
  • Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức – Đoàn Trung Còn & Nguyễn Minh Tiến dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Diên Thọ Diệu Môn - Kinh Tạng
  • Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức – Tuệ Nhuận dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 30 – Tiểu Kinh Thí Dụ Lõi Cây (Cùlasàropama sutta) - Kinh Tạng
  • Dược Sư Tam Muội Hành Pháp - Kinh Tạng