1
2

Kinh Nói Về Lễ Tắm Phật Sau Khi Đức Phật Đã Nhập Diệt

Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch

Bản Việt dịch (1) của Thích Nữ Đức Thuận

Bản Việt dịch (2) của Thích Nữ Tuệ Quảng

***

Kinh Nói Về Lễ Tắm Phật Sau Khi Đức Phật Đã Nhập Diệt

Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận

***

Đúng thật như thế chính tôi được nghe: Một thời, Đức Phật thuyết pháp cho các đại tì-kheo tăng, trời người trong khu Kì Thụ Cấp Cô Độc Viên, nước Xá-vệ.

Lúc ấy, A-nan , quỳ trước Thế Tôn chắp tay bạch:

– Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con có điều muốn hỏi, xin Phật chỉ dạy! Đó là sau khi Phật nhập niết-bàn, bốn chúng đệ tử: Tì-kheo, tì-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di phải thực hành nghi lễ tắm Phật vào ngày rằm tháng bảy, như thế nào?”.

Phật bảo A-nan:

– Tắm Phật vào ngày mãn hạ là tạo phúc, mong người được độ. Cho nên mỗi người bớt ít tiền của, nhín chút vật quý để cầu phúc xuất thế. Lại nên cúng dường vào chùa để chi dụng cho việc hương đèn, sửa sang tượng Phật, in kinh.

Nếu cúng dường chúng tăng, bố thí cho người nghèo thì nên thiết lập trai hội. Không được hứa chi rồi mà sau không chịu xuất, như thế là mắc nợ Phật trong đời này. Bởi do miệng và ý của mình gây ra, nên sẽ phạm tội vọng ngữ. Vì sao?

Vì Phật lập bồn để làm lễ, pha năm thứ nước thơm vào đó rồi tự tay mình tắm Phật, vị thầy nhận phẩm vật sẽ chú nguyện lễ này. Lúc đó trời, rồng, quỷ thần đều chứng biết: Người này lấy tài vật của năm nhà, cắt xén phần sử dụng của vợ con để cầu phúc lợi, mà lại không chịu chi ra, nên bị mắc năm tội, đọa vào ba đường ác.

Năm tội: 1. Của cải ngày càng hao hụt, 2. Mất niềm vui, 3. Bất lợi về kinh doanh, 4. Bị tra khảo đau đớn khôn xiết trong địa ngục Thái sơn, 5. Đời sau sanh ra sẽ làm nô tì, trâu, ngựa, la, lừa, lạc đà, hoặc làm heo dê.

Ba đường ác: 1. Đọa làm ngạ quỷ, 2. Đọa làm loài súc sinh cầm thú, 3.Đọa vào địa ngục, trải qua mười tám tầng nơi ấy, tội ấy không thể tính kể.

Ngày rằm tháng bảy, tự mình nghĩ đến cha mẹ bảy đời, bà con năm họ đang bị đọa vào đường ác, chịu nhiều khổ sở. Do vậy, Đức Phật dạy làm lễ tạo phúc, để giúp cho họ thoát khỏi những cảnh khổ não ấy, nên gọi là Quán lạp.

Phật là vua trong ba cõi, chẳng ăn uống như người thế gian. Những vật kia đều phân chia cho chúng Tăng, không nên giữ riêng cho mình. Nếu giữ riêng sẽ phạm trọng tội. Nếu không có chúng Tăng để phân phát, thì nên bố thí cho người nghèo khổ, cô độc, già yếu. Đó là gieo trồng căn lành vậy.

Các hàng đệ tử nghe kinh xong, vui vẻ lễ Phật rồi lui ra.

    Xem thêm:

  • Kinh Phát Giác Tịnh Tâm - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 14 – Khuyến Khích Tu Tập - Kinh Tạng
  • Kinh Bách Dụ – Thích Nữ Viên Thắng dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 5 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Mục Kiền Liên Hỏi Năm Trăm Tội Khinh Trọng Trong Giới Luật - Kinh Tạng
  • Kinh Cư sĩ Tịnh Ý Thưa Hỏi - Kinh Tạng
  • Kinh Vua Ðại Chánh Cú - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Bản Hạnh Tập Phẩm 51 Đến Phẩm 60 - Kinh Tạng
  • Kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung – Thích Đức Niệm dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Thọ Diệt Tội Và Thần Chú Bảo Hộ Các Em Bé - Kinh Tạng
  • Kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung – Thích Nữ Tuệ Thành dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Bản Hạnh Tập Phẩm 21 Đến Phẩm 30 - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 3 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luân - Kinh Tạng
  • Kinh Tôn Giả Hộ Quốc Hỏi Về Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn – Tuệ Khai dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Bản Hạnh Tập Phẩm 41 Đến Phẩm 50 - Kinh Tạng
  • Vạn Pháp Quy Tâm Lục - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 6 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Nguyên Thuận dịch - Kinh Tạng