Phật Thuyết Thuỷ Mạt Sở [Phiêu, Phiếu] Kinh

Hán dịch: Đông Tấn Trúc Đàm Vô Lan

Việt dịch: Trần Văn Nghĩa

Tôi nghe như vậy, có một thời, Bà-Ca-Bà ở tại tư dinh A-Nghênh -Đồ ( do vua Ba Tư Nắc xây cất ) cạnh sông Hằng , cùng với hơn năm trăm đại tỳ kheo.

Lúc đó có đám bọt nước đang trôi theo dòng sông, Đức Thế Tôn thấy và bảo các Tỳ-Kheo rằng : Các Tỳ-kheo đều thấy đám bọt nước trôi theo dòng sông Hằng chứ ? Các Tỳ Kheo thưa rằng : Thưa Đức Thế Tôn có. Đức Thế Tôn bảo rằng : Những đám bọt này nếu cho người có một cặp mắt quan sát, xem xét , suy nghĩ và phân tích, những người này sau khi đã quan sát, suy nghĩ và phân tích, thì sẽ thấy đám bọt nước này không vô sở hữu, không lai, không vãng và không kiên cố. Cũng như những bọt nước này, tất cả những sắc mà ta nhìn thấy , trong quá khứ, tương lai và hiện tại, dù to dù nhỏ, dù xa dù gần cũng không kiên cố, không có gì nương tựa cả. Nếu cho người có cặp mắt quan sát xem xét, suy nghĩ và phân tích, những người này sau khi đã xem xét, tư duy và phân tích, sẽ thấy sắc vô sở hữu, không lai không vãng , không vô sở hữu, cũng không kiên cố, những sắc uẩn đâu có gì là kiên cố đâu.

Như mưa của mùa hạ tạo ra rất nhiều bong bóng nước. Những bong bóng nước này sinh sinh diệt diệt. Nếu cho người có cặp mắt quan sát xem xét, suy nghĩ và phân tích, sau khi đã xem xét , tư duy và phân tích, thì sẽ thấy những bong bóng nước này không vô sở hữu, không lai, không vãng và cũng không kiên cố. Cũng như những bong bóng nước này, những thống khổ trong chúng ta, trong tương lai, quá khứ và hiện tại, dù to dù nhỏ, dù tốt dù xấu, dù xa dù gần cũng không kiên cố vậy. Nếu cho người có một cặp mắt quan sát xem xét, suy nghĩ và phân tích, những người này sau khi đã quan sát, suy nghĩ và phân tích, thì sẽ thấy những thống khổ trong chúng ta cũng không vô sở hữu, không lai, không vãng và không kiên cố. Cái thống uẩn có cái gì là kiên cố đâu ?

Thí dụ trong những ngày mùa hè, mặt trời đang lúc giữa trưa trên trời không có tí mây, gió thổi mạnh cuốn theo những cát bụi tạo thành hình ảnh một con ngựa hoang bay chạy giữa trời. Những người có một cặp mắt quan sát, xem xét , tư duy và phân tích. Sau khi đã quan sát, tư duy và phân tích, sẽ thấy là con ngựa hoang này không vô sở hữu, không lai không vãng và không kiên cố. Cũng như con ngựa hoang này, những ý tưởng của chúng ta, trong quá khứ, tương lai và hiện tại, dù to dù nhỏ, dù tốt dù xấu, dù xa dù gần cũng đâu có gì là kiên cố đâu. Những người có cặp mắt quan sát, xem xét, tư duy và phân tích, sau khi đã xem xét, tư duy và phân tích , sẽ thấy những ý tưởng của chúng ta không vô sở hữu, không lai, không vãng và không bền vững, như vậy tưởng uẩn đâu có gì là kiên cố đâu.

Thí dụ có người từ một thành phố hay từ một thôn quê, muốn tìm gỗ tốt để làm một dụng cụ thật kiên cố, bèn đi vào rừng để tìm gỗ tốt, thấy một cây chuối thật xanh tươi tốt đẹp, ai thấy cũng thích, cây không có cành , đốn cây xuống, xẻ ra làm ba hay bốn khúc, rồi bóc từng lớp từng lớp vỏ đi, để tìm cái lõi cứng của cây nhưng tìm không thấy, thế làm sao mong tìm được những gỗ thật cứng chắc. Những người có một cặp mắt quan sát, xem xét , tư duy và phân tích, sau khi đã quan sát, tư duy và phân tích, sẽ thấy cây chuối này không vô sở hữu, không lai, không vãng, không kiên cố. Cũng như cây chuối này, những hành động của chúng ta, trong quá khứ, tương lai và hiện tại, dù to dù nhỏ, dù tốt dù xấu, dù xa dù gần cũng không có gì là kiên cố cả. Những người có một cặp mắt quan sát, xem xét, tư duy và phân tích, sau khi đã quan sát, tư duy và phân tích, sẽ thấy những hành động của chúng ta không vô sở hữu, không lai không vãng, cũng không kiên cố. Những hành uẩn không có gì là kiên cố cả.

Lại như một thầy làm ảo thuật giỏi cùng với những đệ tử làm ảo thuật trước công chúng. Những người có một cặp mắt quan sát, xem xét , tư duy và phân tích, sau khi đã quan sát, tư duy và phân tích, sẽ thấy những ảo thuật này không vô sở hữu, không lai, không vãng và không bền vững. Cũng như những ảo thụật này, tất cả những ý thức của chúng ta, trong quá khứ, tương lai và hiện tại, dù to dù nhỏ, dù tốt dù xấu, dù xa dù gần, cũng không có gì là kiên cố cả. Những người có một cặp mắt quan sát, xem xét , tư duy và phân tích, sau khi đã quan sát, tư duy và phân tích, sẽ thấy những ý thức của chúng ta không vô sở hữu, không lai không vãng và không bền vững. Cái thức uẩn không có gì là kiên cố cả.

Lúc đó Đức Thế Tôn bèn nói những câu kệ sau đây:

Sắc như những bọt nước tụ lại, thống khổ như nhưng bong bóng nước mưa, ý tưởng như hình ảnh của con ngựa hoang của mùa hè, hành động trống bọng như thân cây chuối, ý thức như những ảo thuật.

Tối thắng trí tuệ cho biết rằng : Nếu xem xét, quan sát, tư duy và phân tích những chân lý này thì ta thấy tất cả không vô sở hữu.

Nếu chúng ta có thể hiểu như vậy, xem xét chân lý này trong chúng ta, đấng đại trí dạy rằng :

Hãy diệt tam pháp này đi : Trừ bỏ sắn uẩn đi, trừ bỏ hành uẩn đi, trừ bỏ thầy ảo thuật với những trò giả tạo đi.

Chư tỳ kheo sau khi nghe Đức Phật giảng, hoan hỉ phụng hành.

    Xem thêm:

  • Kinh Thí Dụ Ngũ Uẩn - Kinh Tạng
  • Kinh Năm Thiên Sứ Của Vua Diêm La - Kinh Tạng
  • Truyện Các Vị Tỳ Kheo Ni - Kinh Tạng
  • Đại Đường Tây Vực Ký - Kinh Tạng
  • Pháp Mật Yếu Trị Bệnh Thiền - Kinh Tạng
  • Kinh Lăng Già Tâm Ấn - Kinh Tạng
  • Kinh Ngũ Môn Thiền Pháp Yếu Dụng - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Lí Thú Lục Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Phổ Môn Phẩm - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 19 - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Bản Hạnh Tập Phẩm 31 Đến Phẩm 40 - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 16 – Kinh Tâm Hoang Vu (Cetokhila sutta) - Kinh Tạng
  • Thanh Quy Của Ngài Bách Trượng - Kinh Tạng
  • Kinh Nhập Lăng Già - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 6 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Thí Dụ - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 4 - Kinh Tạng
  • Kinh Diễn Ðạo Tục Nghiệp - Kinh Tạng
  • Kinh Tạp A-Hàm Quyển 34 - Kinh Tạng
  • Kinh Tạp A-Hàm Quyển 10 - Kinh Tạng