Luận Giảng Rộng Tâm Bồ Đề

Quảng Thích Bồ Đề Tâm Luận

Liên Hoa Giới Bồ Tát tạo, Tống Thí Hộ dịch

Bản Việt dịch của Thích Như Điển

***

Quyển 1

Quy mệnh ba đời tất cả Phật

Lược tập Đại Thừa các pháp hành

Kiến lập tối sơ thắng sự nghiệp

Con nay giải rộng Bồ Đề Tâm

Nơi đây là thế nào? Nếu người nào muốn chứng đượctất cả trí, tổng lược ngọn nguồncủa tâm ở nơi 3 cõi, phát sanh tâm bi. Từ tâmbi nầy phát sanh tâm Đại Bồ Đề. Cho nên trong Phật Pháp là chỗ tối thắng nhất. Tất cả đều do tâm bi làm cănbản. Tâm bi nầy là do nhơn quán sát chúng sanh vậy, như Thánh Pháp Tập Luận nói rằng: Lúc bấy giờ Đức Quán Tự Tại Bồ Tát bạch Phật và Thế Tôn dạy rằng: Các Bồ Tát chẳng nên tu học nhiều loại pháp môn, mà chỉ một pháp môn tự chuyên siêng năng thực hành, tứctại nơi tất cả pháp như có trong bàn tay, huống gì là pháp như Đại Bi. Nầy các Bồ Tát do Đại Bi nầy tức ở tất cả Phật pháp, nhưở trong lòng bàn tay. Thế Tôn giống như Chuyển Luân Thánh Vương ở chỗ thực hành tốt, tức thời đượctất cả lựctụ hội mà các Bồ Tát cũng lại như thế. Đại Bi hành xứ tức có thể thành tựutất cả lựctụ hộicủa Phật Pháp. Thế Tôn lại như Sĩ Phu đời sống bền chắc, tức hay làm cho các căn được chuyển đổi vậy, mà các Bồ Tát cũng lại như thế, đại bi kiên cố, lại hay làm cho BồĐề hạnh được luôn lưu chuyển vậy.

Như kinh Vô Tận Ý nói rằng: Lại nữa Xá Lợi Tử! Hãy biết các Bồ Tát Đại Bi vô tận. Vì sao vậy? Cùng với tất cả các pháp mà dẫn đường vậy. Xá Lợi Tử! Dụ như Sĩ Phu có mệnh căn cùng ra vào trước sau dẫn đầu như thế. Đại Thừa pháp môn rộng rãi phổ cập cũng lại như vậy. Bồ Tát lấy lòng Đại Bi làm đầu.

Như kinh Tượng Đầu nói rằng: Lúc bấy giờ có một Thiên Tử hỏi Diệu Cát Tường Bồ Tát (Văn Thù Sư Lợi) rằng: Làm sao có thể phát khởi tất cả thắng hạnh của Bồ Tát? Lại ở nơi đâu?

Diệu Cát Tường nói rằng: Thiên Tử Đại Bi lại có thể phát khởi tất cả thắng hạnh của Bồ Tát. Bồ Tát duyên nơi chúng sanh trụ nơi cảnh giới. Cho nên Bồ Tát thường hay khởi niệm yêu thương tất cả chúng sanh mà ở nơi thân nầy chẳng có ngằn mé, thuần nhứt vì họ mà trưởng dưỡng lợi ích. Ở thời gian dài việc khó làm hay làm; nên phát sanh các hạnh.

Như Tín Lực Pháp Môn kinh dạy rằng:

Bi tâm của các Bồ Tát kia kiên cố, vì cầu độ tất cả chúng sanh, liền không ít phần khổ tưởng. Nếu đã được độ rồi lại chẳng có nghĩ là đã độ. Chẳng lìa tất cả việc khổ hạnh khó làm. Như thế chẳng bao lâu thì những việc làm kia đầy đủ. Sở nguyện thành tựu, nguyện chứng tất cả trí, đượctất cả Phật pháp. Như thế tất cả đều do bi tâm làm căn bản. Cho nên Phật, Thế Tôn hiện chứng tất cả các trí. Lòng từ bi phổ cập nhiếp hóa. Rộng vì thế gian mà làm tối thắng lợi ích, an trụ nơi vô trụ Niết Bàn. Như thế Phật đã làm. Tất cả đều do lòng đại bi là nguyên nhân vậy. Chư Phật trong ấy tạo ra nguyên nhơn có khổ não, lúc ấy duyên vào các chúng sanh mà tác ý rồi chuyển đổi làm tăng trưởng chẳng thoái lui.

Như Phật đã dạy trong các kinh rằng: Tất cả chúng sanh ở nơi các cõi đều có nhiềunỗi khổ,cứ như thế mà chịu những khổ não lớn. Bồ Tát thường hay vì chúng sanh bi mẫn quan sát. Cho nên ở nơi địa ngục có loại khổ như lửa đốt lâu ngày chẳng thôi, cái khổ vô tận, nhưở thế gian trị tội những người trộmcướp. Trói chặt nơi cột sắt, đánh đập, đày đọa, cắt rời thân thể, chịu nhiềusự khổ não. Những khổ như thế như trong lại quỷđói cũng lại như thế có nhiều loại cực hình đói khát khổ sở. Thân thể khô queo. Vì chỉ cầu ănuống mà chịu nhiều khổ hại. Tuy thường tự cầu trải qua trămnăm. Chung quy cũng chẳng thể đượcmột phần nhỏ, bị hại mà lại chẳng thanh tịnh nữa. Lại nữa có những ngạ quỷ tự yếu đuối nương vào nơi kẻ mạnh kia. Tuy đượcnương tựa; nhưng chẳng được gì. Chỗ được là chuyển thành những con quỷ có sứcmạnh hơn để hành hạ trị tội những tội nhơn khác, thọ như thế vô lượng khổ não. Kẻ thọ sự khổ kia, trong đó có những người đang vui tự tại với những loại như thế. Do những việc ác kia mà đọa vào cõi thú. Như súc sanh thì thọ vô số khổ, khởi tâm sân hậnhại nhau, giành ăn. Hoặc có nơi xuyên qua mũi hay bị phá hoạinơi thân. Hoặcbịđánh bằng dây thật chẳng tự tại. Thân thểđau đớn, thật không ít phần có thể yên vui được. Như người bị thương nặng chẳng thể giải cứu được. Phải ở thời gian dài chẳng nhớ đếnsự mệtmỏi. Lại những súc sanh kia nơi hoang dã có tâm buông lung. Với điều nầy ở kia càng không được yên, cùng nhau sát hại sanh ra sợ hãi. Ở cõi nầy cũng sinh ra lắm điều khổ. Như thế các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh do khởi lên các sự phiền não và ác nghiệp mà làm nguyên nhơn. Cho nên ở trong những cõi ấy luôn chịu khổ não như người đọa vào chỗ nguy hiểm khổ não cũng lại như vậy. Con người ở trong cõi ấycũng chịu đau khổ. Như nơi đó nói ở cõi dục giới ngay như cõi trời, muốn đốt tâm ý tán loạn. Muốn làm cho tâm nầy yên ở một nơi cũng chẳng thể được. Phải biết rằng dụclạc kia hết thì cái khổở trướcmắt. Như kẻ tham muốn thì có vui gì? Những kẻ ham muốnnơi cõi Thiên cũng thường hay bị đọa diệt. Sợ hãi, ưu não và phá hoại v.v… lại cũng chẳng vui gì.

Cho đếnnơi sắc giới của chư thiên, vì do các hành thường thuyên chuyển; khi quả báo chư thiên hết, hoặcbị đọa vào nơi địa ngục. Như thếở trong các cõi phiền não nghiệp thường hay vây chặt chẳng thể tự tại. Do đó mà sanh ra khổ não. Cho nên phải biết rằng lửa khổ thiêu đốt mạnh, đốt cả thế gian nầy chẳng ngừng nghỉ. Bồ Tát thấy khổ như thế rồi, tức khởi tâm bi, xem xét tấtcả chúng sanh. Lại nữa Bồ Tát thấy các chúng sanh thọ nhiều loại khổ thì chẳng cần oán thân, khởi tâm lân mẫn, bình đẳng quan sát mà cứu độ cho. Lại nữa tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến đây luân hồi lưu chuyển. Còn Bồ Tát thì chẳng phải chỉ vì một chúng sanh mà khởi lên thân thiện; nhưng là tâm bình đẳng cho tất cả. Như thế mà làm. Rồi ở trong mười phương tất cả chúng sanh cùng quan sát khắpcả. Nếu thấy một chúng sanh còn khổ não thì Bồ Tát phải thương như con. Tức thời thay thế lãnh thọ, chẳng làm cho chúng sanh thọ khổ nữa. Đó là do lòng từ bi chuyển đổivậy. Hay làm cho tất cả khổ não của chúng sanh liền tiêu diệt, lại thành tựu được lòng từ vô lượng.

Như trong kinh Vô Tận Ý nói rằng: Khi làm việctừ quan sát nầy mà Đức Thế Tôn nơi kinh A Tỳ Đạt Ma đầu tiên đã nói: Vì muốncứu độ cho tất cả loài hữu tình mà khởi lên bi nguyệnlực, chẳng xứng nơi vô thượng chánh đẳng chánh giác nếu chẳng độ được chúng sanh, ta tức chẳng phát tâm BồĐề.

Như kinh Thập Địa nói rằng: Ở trong tất cả chúng sanh, chẳng ai cứu giúp, chẳng có chỗ nương về, chẳng nơi trở lại, chẳng thấy biết. Khi Bồ Tát thấy thế rồi liền sanh bi niệm, lại phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, để chẳng phải vì đó mà khai thị dạy dỗ, thì Bồ Tát ấy chẳng phải phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên phải biết rằng các Bồ Tát dũng mãnh phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nghĩa là bi tâm ấy rất kiên cố.

Như trong Như Lai Trí Ấn Tam Ma Địa Thắng Thượng Kinh nói rằng: Bồ Đề Tâm chính là làm cho có thể tiêu hủy đi cái khổ của luân hồi.

Như trong kinh Di Lặc Giải Thoát nói rằng: Nầy Thiện Nam Tử!Nếu như có người chẳng giữ Đại Kim Cang Bảo mà hay vì kẻ bần cùng có thể tế độ. Thiện Nam Tử! Bồ Tát cũng lại như thế. Chẳng giữ riêng tất cả tâm trí quý giá của Đại Kim Cang để riêng đượctất cả Thanh Văn, Duyên Giác, công đức trang nghiêm đầy đủ mà lại cũng chẳng xả bỏ hạnh Bồ Tát để độ cho tất cả những kẻ trong luân hồibị bần cùng mà có thể tế độ cho. Bồ Tát hay vì tất cả chủng trí và tất cả sự họchỏi, bình đẳng tu hành. Đó là một trong vô lượng thắng hạnh. Cho nên từ tâm Bồ Tát phát ra phương tiện thành tựu quả giác ngộ to lớn.

Như trong kinh Như Lai Thị Giáo Thắng Quân Vương bảo rằng: Phật bảo Đại Vương! Nếu Ngài có làm nhiềusự nghiệp cùng khắpnơi khắpxứ như Bố Thí BaLa Mật Đa cho đến Bát Nhã Ba La Mạt Đa giống như thế mà học. Như thế ĐạiVương, Ngài nên như vậy mà thành chánh giác. Khởi lên niềm tin tìm cầu nguyệnlựchướng về tâm ấy. Ngay cả khi đứng, đi, nằm, ngồi, hay khi uống, khi ăn hoặc khi làm việc, lúc nào cũng suy nghĩ tác ý quán tưởng tất cả Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn. Ví như kẻ ngu phu hoặc thân qua rồi ở trong quá khứ, hoặcvị lai, hiệntại, tất cả căn lành hợplạimột nơi, phát tâm vô thượng tự hay tùy hỷ rồi, lại ở trong Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn cúng dường thừasự liền được công đức. Cùng với tất cả chúng sanh cũng vậy. Hồi hướng cho chúng sanh cho đến đượctất cả trí, tất cả Phật pháp đều được viên mãn. Nếu mỗi ngày 3 lầnhồi hướng cho vô thượng chánh đẳng chánh giác thì Đại Vương! Ngài đã làm những việc được thanh tịnh. Bồ Đề hạnh lại cũng đã được thành tựu. Lại nữa Đại Vương! Vô thượng chánh đẳng chánh giác tâm sanh ra căn lành quả báo vô số. Nếu sanh làm người hoặc sanh làm chư thiên. Vì tất cả nơi mà thường đượctối thắng. Mà nhưĐại Vương nay đã làm thế. Nói rộng ra, tâm BồĐề của Đại Vương cũng như vậy tối thượng tối thắng. Nếu việc làm ấy là chơn thật tức thì có thể thành tựu được quả giác ngộ to lớn.

Như trong kinh Vô Úy Thọ Vấn nói rằng: Phát tâm Bồ Đề là chỗ sanh ra phước như hư không giới, rộng rãi thắng thượng, chẳng thể hết được. Làm cho người đó được hằng hà sa số Phật sát. Ở nơi đó đầy đủ của báu cúng dường Thế Tôn. Lại có người chỉ chắp tay chí thành một lòng phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác thì phước đức ấy hơn phước đức kia chẳng thể so sánh được.

Như trong kinh Hoa Nghiêm nói rằng: Nầy Thiện Nam Tử từ Bồ Đề tâm mà sanh ra tấtcả Phật pháp. Rộng rãi thắng thượng trang nghiêm. Bồ Đề tâm lại có 2 loại. Một là nguyện tâm, hai là phân vị tâm. Lại kinh kia cũng nói rằng: Nầy Thiện Nam Tử! Tất cả chúng sanh đều khó được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nếuhạnh nguyện khởi lên rộng lớntức thời được vô thượng chánh đẳng chánh giác, an trú trong hiệntại. Vì tất cả thế gian mà hay làm những việclợi lạc. Nầy Thiện Nam Tử! Ta thành Phật đến nay là do phát khởi tâm Bồ Đề, rồilấy tâm nguyện ấy làm gốc. Sau đó mới làm những việc làm. Từ đầu cho đến sau làm mọi việc mà nhiếp hóa phổ cập thanh tâm phân vị. Cho nên hạnh nguyệnlực đã thành lập xong. Tức được Thiện Tri Thức hiện tiền nhiếp thọ. Bỏ qua tất cả những cảnh tướng chẳng thật. Như Diệu Cát Tường Bồ Tát ở trên đã nương vào vua mà phát tâm Bồ Đề. Bồ Tát như thế phát tâm Bồ Đề rồi tự làm việcbố thí Ba La Mật Đa tương ưng với những thắng hạnh. Nếu người chẳng có thể tựđiều phục thì làm sao có thểđiều phục được tha nhơn. Cho nên phải biết Bồ Tát nếu chẳng tự tu các hạnh thì làm sao mà có thể chứng được những quả lớn giác ngộ.

Lại như trong kinh Tượng Đầu nói rằng: Những việc làm của các Bồ Tát chơn thật cho nên chứng đượcBồ Tát. Nếu không có những sở hành thì chẳng phải là chơn thật vậy.

Như trong kinh Tam Ma Địa Vương nói: Đồng Tửđã làm như ta cho nên được chân thật. Mà Đồng Tử nên như thế mà học. Vì sao vậy Đồng Tử? Nêu những việc làm chơn thật, tức chẳng lìa vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Các Bồ Tát thực hành những hạnh như thế trong 10 Ba La Mật, tứ vô lượng, tứ nhiếp pháp v.v… và nói rộng ra như trong kinh Vô TậnÝ Bảo Vân Đẳng đã nói. Lại nữa, học có 2 loại. Nghĩa là thế gian và xuất thế gian Thế nào là học thế gian? Nghĩa là kỹ nghệ, nghề nghiệp v.v… Còn thế nào là học xuất thế gian? Nghĩa là Thiền Định v.v… Để làm gì? Vì lợi ích chúng sanh mà làm tất cả sự nghiệp. Nơi đây phải biết là những việc làm của Bồ Tát, chỉ nói sơ qua mà lời nói có trí tuệ và phương tiện. Trong đó chẳng làm giảm thiểu được hai pháp nầy.

Như trong kinh Duy Ma Cật nói rằng: Bồ Tát chẳng bị vấn đề gì ràng buộc trí tuệ, mà còn có phương tiện huệ giải. Không có trí tuệ nào bị phương tiện ràng buộccả. Có trí tuệ phương tiện giải. Lại nữa như trong kinh Tượng Đầu nói rằng: Các Bồ Tát tổng lược mà nói có 2 con đường. Ở 2 con đường đó đều đầy đủ. Các vị Bồ Tát tức có thể mau chóng vô thượng chánh đẳng chánh giác.Thế nào là hai? Đó là trí huệ và phương tiện. Nếu lìa hạnh Bát Nhã Ba La Mật (trí tuệ) cùng các Ba La Mật như Tứ Nhiếp Pháp v.v… thì làm sao có thể nghiêm tịnh được Phật độ, giàu có tự tại, thành thụchữu tình, giáo hóa các việc, phổ nhiếp các pháp thiệnxảo phương tiện. Cho nên đây là trí huệ và phương tiệnvậy. Vì chẳng có tánh điên đảo, lại có nhơn phân biệt. Do đây mà nhơn khởi lên phương tiện đứng đắn, như nói các pháp; khởi chẳng điên đảo, suy nghĩ phân biệt mà có thể cứu cánh lợi lạc cho mình và người. Có thể làm cho phiền não chẳng khởi, giống như các độc vì chú chẳng hải. Lại nữa kinh nầy nói rằng: Trí huệ nhiếplấy phương tiện. Đây là có trí huệ phân biệt vậy.

Lại nữa như trong kinh Tín Lực Pháp Môn có dạy rằng: Thế nào gọi là làm phương tiện thiện xảo? -Nghĩa là nhiếphết tất cả pháp. Thế nào là làm tất cả huệ? -Nghĩa là nơi tất cả pháp, chẳng phá hoại điều lành.

Như thế trí huệ và phương tiện là 2 loại biến nhập vào các nơi, tất cả lúc thường hay hành trì. Không được ở trong đó làm cho giảm thiểu. Ngay cả các Bồ Tát nơi Thập Địa, hành 10 Ba La Mật cho đến thực hành rộng hành nầy như trong kinh Thập Địa đã nói rộng, mà Bát Địa Bồ Tát từ uy nghi của Phật khởi lên sự dừng ở tứccũng là hạnh vậy.

Kinh kia nói rằng: Lại nữa Phật Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát nên nương vào trước đây để khởi đại nguyện gia trì thiệncăn và sứcmạnh ở lại. Chư Phật Thế Tôn lại cũng từ pháp môn nầy mà lưu xuất Đại Trí viên mãn các việc làm. Đây tức là cửa ngõ nhẫntối thượng. Tất cả các Phật pháp đều do đây mà huân tập thành.

Lại nữa Thiện Nam Tử! Chẳng nên như thế mà khởi lên hạnh dừng nghỉ, như ta đã được thậplực, bốn vô sở úy, 18 pháp bất cộng. Các thần thông v.v… là tất cả Phật Pháp, mà ngươi chưa đầy đủ, phải nên siêng năng tinh tấn. Khởi lên các nguyện, cầu cho giống nhau với các hạnh. Cho nên ngươi ở nơi cửa nhẫn được, chẳng nên xa lìa.

Nầy Thiện Nam Tử! Ngươi chẳng thấy những người ngu khác đời, chứa chấp nhiều phiền não, khởi lên những sự tìm cầu liên tục chẳng gián đoạn. Thế nào là hạnh khởi lên sự muốn dừng nghỉ?

Lại nầy Thiện Nam Tử! Phải biết rằng tánh của các pháp tự nó thường trụ. Cho nên pháp tánh thường trụ vậy. Như Lai nghĩa là vô sanh. Nghĩa là các Thanh Văn, Độc Giác chưa tròn các pháp vô phân biệt vô sanh vậy. Cho nên Như Lai đã dùng phương tiện khéo léo để xuất hiện nơi thế gian nầy.

Lại nữa nầy Thiện Nam Tử! Các ngươi thấy thân ta nhiều và trí tuệ ta cũng nhiều, quốc độ Phật nhiều và ánh sáng tròn đầy cũng nhiều thì phải biết rằng hiệntại thanh tịnh vô lượng như thế cùng với các pháp. Cho nên nay các ngươi làm những việc theo hạnh nguyệnnầy phải biết suy nghĩ vì lợi ích chúng sanh. Tức thời sẽ được vào cửa trí tuệ bất khả tư nghì.

Như trong kinh Thập Địa nói về hành tướng cùng kinh Duy Ma Cật sai biệt vậy. Kinh kia nói rằng Diệu Cát Tường Bồ Tát: Nếu có người nào khi Như Lai thuyết pháp mà khởi khinh mạn, phỉ báng thì người đó tuy nói lời phỉ báng như ta đã nói lại cũng được thanh tịnh. Trong đây sự lý lại chẳng tương đồng.

Như trong kinh Tượng Đầu nói rằng: Phậtdạy Từ Thị (Di Lặc) cùng các Bồ Tát vì Bồ Đề mà chứa nhóm 6 Ba La Mật. Hoặc có kẻ si mê nói lời như thế nầy -học Bát Nhã Ba La Mật Đa là họcBồ Tát. Tại sao lại còn học ngoài Bát Nhã nữa? Hoặc đã nghe rồi y nơi phương tiện cùng với Ba La Mật Đa mà khởi lên xả lìa ý đó. Từ Thị! Theo ý ông nghĩ sao?

Như vua Ca Thi tự lấy thịt nơi thân thể mình để cứu chim bồ câu thì vị vua nầy ngu si chăng?

Từ Thịđáp rằng: Chẳng phải, bạch Thế Tôn.

Phật bảo: Từ Thị! Khi ta tu hạnh Bồ Tát rộng tu 6 Ba La Mật tương ưng với căn lành thì chẳng phải không lợi ích sao?

Từ Thị bạch rằng: Chẳng phải thế, Thế Tôn.

Phật dạy: Như thế Từ Thị! Như ngươi ở nơi 60 kiếp chứa nhóm bố thí Ba La Mật Đa v.v… cho đến 60 kiếp chứa nhóm thì Bát Nhã Ba La Mật Đa cũng lại như vậy. Ở trong đó đã làm sâu các hạnh, đã nói rộng, tương ưng với trí tuệ vậy.

Quyển 2

Lại nữa như trong kinh Tỳ Lô Giá Na thành Phật nói: Cho đếntất cả hiểu biết thì bi tâm vẫn là cănbản. Từ tâm nầy mà phát sanh ra tâm Đại Bồ Đề. Sau đó lại khởi lên các phương tiện. Cho nên các Bồ Tát ở tất cả nơi thường hành 2 loại. Đó là việc bố thí và phương tiện hiện thân đểđộ cho quyến thuộc, sắc tướng được quả báo rộng lớn. Hai loại nhiếptất nhiên sẽđược thành tựu. Như Phật Thế Tôn chẳng trụ nơi Niết Bàn vì làm cho tất cả khởi nơi chánh huệ. Lại hay có thểđoạn trừ các điên đảo vậy. Lại nữa chẳng trụ vào nơi sanh tử. Vì do nơi sanh tử mà khởi lên điên đảo vậy. Cho nên Thế Tôn thành tựu, chẳng trụ nơi Niết Bàn. Lại nữa phải biết trí huệ và phương tiện là tự tướng sở hành, phải nên xa lìa cả tướng hủy báng 2 phía, lìa 2 phía để làm tức được vô ngại. Cho nên nói rằng cả hai tướng hủy báng biên là vậy. Nghĩa là trí huệ lìa cộng tướng biên và phương tiện lìa hủy báng biên. Ở nơi đây cũng như thế, như trong kinh Thánh Pháp Tập nói rằng: Như các tướng tốt đẹpnơi thân đầy đủ, tức hay làm cho kẻ nhìn khởi lên thắng ý là vui. Nếukẻ nào ở nơi Tam Vị mà nhìn pháp thân kia tức chẳng thể khởi lên thắng ý vui. Lại được nói rằng: Trí huệ cũng giống như phương sanh ra các Như Lai. Có thể làm cho kia khởi lên thanh tịnh tín giải. Như thế nên biết. Lại nữa nói rằng: Như pháp thế gian phải nên biết: Chánh pháp còn phải bỏ, huống gì phi pháp. Xa lìa tướng chấp thủ vậy. Phải đoạn lìa những tâm điên đảo chấp trước kia. Do đã đoạnrồi nên nói: Đó là chơn thắng ý lạcvậy. Chẳng nên ở nơi kia làm việc mà khởi lên quyết định thật để nương vào nơi tâm. Lại cũng nói rằng: Trong tất cả các pháp lại chẳng thể giả, lại chẳng thể xả. Cho nên pháp thủ xả chẳng có thểđược vậy.

Hoặclại nói rằng: Bố thí cùng các việc làm cảm sanh cái quả sanh tử. Trong nầy làm sao lìa nơi huệ mà hành bố thí được? Sẽ được ít phần thiện. Vì sự vui đầy đủ khởi lên mạnh mẽ nơi tâm hung tợn. Lại làm cho suy nghĩ là tăng thượng thắng thiện căn.

Như kinh Duy Ma Cật nói: Cho đếntất cả pháp nên cùng huệ và phương tiện2 loại phải đầy đủ. Thí cúng các hạnh nên vì huệ mà nhiếp. Tức được tên là Ba La Mật Đa. Nếu có tên khác tức chẳng phải là bố thí thanh tịnh.

Ở nơi đây phải biết rằng: Nếu ở nơi Tam Ma Địa hay sanh khởi các huệ, gia hạnh chuyên chú làm hết tất cả. Nghĩa là do trước khởi lên nghe, sau đó thành huệ và lấy nghi thứcgốc mà nhiếp trì thì sau đó suy nghĩ thành huệ lại được sanh khởi. Nơi tư huệ kia quan sát như thật nghĩa. Do sự quan sát quyết định chơn thật kia chẳng phân tàvọng, chẳng thật điên đảo. Như thế xem rồi nghi hoặcdừng nghỉ. Trí huệ chánh đáng phát sanh như lý chơn chánh tu hành, như Phật nhậnvề các pháp của ngoại đạo nói về vô ngã. Ở trong nầy phải suy nghĩ quan sát, tứcsẽ có lý do chơn chánh để chứng được quả Niết Bàn. Khác cái nầy đều do ngoại đạo thường hay phân biệt là nguyên nhơn. Chẳng thể tịch tĩnh. Cho nên trong Tạp A Hàm có nói rằng: Tư nghĩa là suy nghĩ thành huệ trong ấy theo như lý mà tự quan sát rồi, nên xem các vật có thật tự tướng; nhưng tự tướng kia nơi thắng nghĩa đế tức là chẳng có sanh. Như thế A Hàm nói rằng sự quyết định tương ưng (giống nhau).

Như kinh Thánh Pháp Tập nói rằng: Chẳng sanh chơn thật thì chẳng thật. Nghĩa là pháp biệt dị. Như thế tất cả đều tùy thuận thắng nghĩa đế vô sanh. Đây là lời nói chơn thật. Lại nữa thắng nghĩa vô sanh tức là chẳng vô sanh. Tất cả chỗ làm kia đều thuộc tánh quá khứ. Ởđây lại nói: Thiện Nam Tử! Sanh diệt 2 pháp đầy đủ đều là sự chấp trướccủa thế gian. Cho nên Phật là vị Đại Bi vì muốncảnh ngộ thế gian mà xả bỏ các hạnh -nói sanh diệt, cứu cánh; nhưng thật ra chẳng có pháp nào có thể sanh cả.

Lại trong kinh Thánh Pháp Tập nói rằng: Tại sao lại sanh? Tại sao lại diệt?

Đáp rằng: Vô sanh là sanh, Vô diệt gọi là diệt. Trong nầy lại nói rằng: Chữ A có nghĩa là tất cả các pháp lìa sanh diệt. Cho nên tất cả pháp vô tự tánh môn và tự tánh không thành tựu.

Trong kinh Thánh Nhị Đế nói: Nếu chẳng sanh bình đẳng tức đượctất cả pháp bình đẳng. Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh nói: Tu Bồ Đề, sắcsắctự tánh không; cho đến thức thức tự tánh cũng không. Cho nên tự tướng không thành hình.

Kinh Tượng Dạ nói rằng: Tất cả tánh chẳng thể được sanh. Ở nơi tánh vô sanh ấy kẻ ngu chấp là có sanh.

Trong kinh Phụ Tử Hợp Tâm nói: Nơi tất cả pháp kia đều bình đẳng. Ba đời lại cũng bình đẳng. Lìa tất cả pháp tự tánh của quá khứ. Cho đến hiệntại tất cả pháp tự tánh ấy cũng lại lìa. Như thế nói chung: Như trong A Hàm nghĩa là tương ưng kiên cố phải nên xem kỹ. Khác cái nầy tức có nguyên nhơn, tức chẳng thể thành. Ở trong nầy theo như lý mà quyết định xem xem rồi thì nói những chỗ chánh yếu. Nghĩa là các sanh tánh ấy hoặc nói chẳng nhơn, hoặc nói có nhơn. Như thế nên biết: Chẳng phải kia có nhơn, chẳng phải kia không nhơn. Nghĩa nầy là thế nào? Nếu tánh xả là thì sai biệt tánh nầy hoặc có thật hiển thị, chẳng phải kia là không nhơn. Nếu khi pháp sanh thì cho đến tất cả tánh biếntất cả xứ. Sao lại chẳng có? Lúc vô tánh kia hoặc vô sai biệt. Ở nơi sanh lại chẳng được. Chẳng phải kia có nhơn. Như vậy nói chung kia không phải không nhơn mà được hòa hợp. Lại chẳng phải có nhơn mà được hòa hợp. Như thế cho nên nói như có cái ngã tức nói theo ngoại đạo thường chấplấy nhơn mà khởi đi. Kia chẳng có tánh được sanh, hay khởi các hành mà hiển thị, khi bị hoại là cái nhơn tánh ấy làm sao có thể sanh khởi ra các hành. Chẳng đúng lý nên bỏ vậy. Lại nữa chẳng phải ngoại đạo hay chấp ngã ấy tự có năng lực và ở nơi kia pháp riêng biệt được tánh chẳng xả, liền chấp tánh thường, chẳng thểở nơi kia làm công việc có ý nghĩa lợi ích. Nếu chẳng có lợi ích tức là pháp tương ưng. Ởđây trong đó phải biết: Do chấp ngã cùng tấtcả lực có thể cứu cánh đều không như tượng đá hình bé nữ. Kia chẳng có tự tánh mà tạo nên thành. Chẳng thể thành tựu kia được cho nên việc làm kia vô thật năng lực. Nếu chẳng làm lại chẳng hòa hợp. Lại như tất cả sự việc tùy theo đó mà làm. Sau khi sanh rồi quyết định. Nếu có năng lực, tức lực năng kia tự tánh tùy chuyển như phía trước đã nói. Nơi đó khởi lên việc làm mà được hòa hợp. Hoặc chẳng tùy chuyểnlại cũng nhưđã nói ở trước. Kia chẳng có tự tánh vô thường, nhơn tánh định chẳng hòa hợp. Cho nên ở trong vô thường chẳng có ít pháp có thểđược.

Trong nầy ý như Đức Thế Tôn dạy: Lại nữa Đại Huệ! Chẳng thậtcộng tướng vậy. Cho nên hư không diệt và Niết Bàn thì vô tác, vô tánh, vô thủ, chẳng đắmnơi tướng. Cho nên gọi là vô thường vậy. Sanh ra bất hòa hợp mà lại chẳng vô thường. Như tánh của 2 việc quá khứ vị lai. Lại cùng chẳng sanh mà được hòa hợp.Kia chẳng hòa hợp nhơn tánh tùy đó mà chuyển đổi. Lại đồng thời sanh cho nên lại giống nhau. Lại chẳng phải đồng thời, nhơn ấy làm tự tánh nên được quyết định. Kia đồng thời xem, lại chẳng thành tánh. Hoặc xem lúc khác lại chẳng khác và ở lúc ấy do duyên xem xét vậy. Kia lại chẳng sanh, chẳng thật. Quá khứ nếu sanh thì có hòa hợp, mà lại chẳng duyên chẳng phải chẳng sanh. Kia tất cả ngã mà lại chẳng duyên, lại chẳng một giây lát mà tất cả giây lát tùy theo đó mà nhập vào. Kiếpsố cùng sát na phân chia nên chẳng hòa hợp. Như vi trầntậphợp chuyển đổi, trong ấy lại chẳng có cực nhỏ ngã mà được hòa hợp. Như thế một chút một tí ở trong sát na uẩntự tánh kia chẳng hòa hợp. Tự nó chẳng sanh được, lại chẳng phải không nhơn. Nếu ở trong ấy chấp giữ phần tánh nhỏ kia, tức tự ngã sẽ làm sai biệt, lại không có 2 loại. Nếu có 2 phần tánh phân ra tức có 2 loại theo đó chấp trước. Như thế nói chung: Cho nên tất cả thế tục do sanh mà có tánh. Ở nơi thắng nghĩa đế thì thật là vô sanh. Thuyết nầy chẳng cùng với A Hàm, có sai biệt. Như Phật đã nói: Tất cả có tánh sanh đều là thế tục. Trong ý nghĩa của thắng đế thì tự tánh chẳng sanh. Trong vô tự tánh đó nếu khởi nghi hoặc thì nơi kia thật sựđã khởi lên cái ý thế tụcrồi. Như lý mà nói thì Đức Thế Tôn thật thắng ý lạc, như cây lúa trong đời vậy.

Tự tánh và tha tánh ở nơi 2 loại, nói chẳng có nhơn sanh ra. Nghĩa nầy phải dừng. Trong nghĩa nầy có nên nghi như lý mà xem lại. Nếusắc, vô sắc 2 tánh kia cũng như bình đất vậy. Cái lượng nhỏ nhất của nó chẳng là tánh hoại sắc. Ở phần đầu mà chẳng có một tánh. Ở nơi phần trướcnếu có bị hoại thì cái kia tức chẳng thành. Lại nữa chẳng có những cái nhỏ nhất tụ lại trong ấy có một hay nhiều tánh. Cái kia là một hay nhiều tánh làm sao lìa tự tánh được. Nếu là vô tự tánh thì điềunầy tức thắng nghĩa. Như trong mộng thấy đượcsắctướng sắc tánh. Nơi nghĩa nầy nên biết điềunầy Phật đã nói như vậy.

Như kinh Lăng Già nói: Lại nữa Đại Huệ! Ví như con voi lớn đem phá ra từng mảnh nhỏ. Ở nơi tướng vi trần đó theo lý mà xem xét thì cái sắc tánh ấy thật là vô tự tánh. Lại như sắcuẩn, trong ấy có màu xanh, thì đối với kia mà phá thì vô tự tánh, như thế cứu cánh bên ngoài thức cũng không là thật. Theo nghĩa nầy mà biết.

Như Thế Tôn dạy: Bên ngoài chẳng có sắc mà do tự tâm sở hiện. Bên ngoài màu xanh kia hiện đủ loại sắctướng, thật ra là vô đối ngại, mà thủ xả tướng lại cũng vô đối ngại. Chẳng có một tánh tương ưng. Lại cũng chẳng có nhiều tánh tương ưng. Một hay nhiều sai khác, tại sao chẳng phải một tánh ? Vì sắc tánh ấy do tụ lại vậy. Chẳng có sanh từ một nên chẳng nhiều tánh vậy. Nghĩa nầy phải nên biết. Ở trong nầy nếu xem các sắc tướng thì tự thể nó chẳng thật vậy; nên vô đối ngại. Thức kia lạicũng chẳng thật. Vì sao mà tự tướng của thức lìa khỏi ? Mà không nói sắc kia lìa thức mà có. Lại nữa nhiều loại tự tướng của thức không thật. Do đó mà nói thứccũng chẳng thật. Cho nên Phật nói rằng thức như huyễnvậy. Như thế nói chung: Nếumột tánh hay nhiều tánh, tất cả đều là tánh không. Trong Thắng Nghĩa Đế thì tấtcả tánh chẳng thật, nên nghĩa nầy quyết định vậy.

Như kinh Lăng Già nói: Giống như tấm kiếng thấy được hình (ảnh). Chẳng một tánh mà cũng chẳng khác tánh. Như thế xem thì tánh kia chẳng có. Vì sao mà tánh một và khác không có nơi đây ? Vì một hay khác không bị chấp trướcnơi đây vậy. Hoặclại nói rằng: Kẻ trí thì quán tự tánh thật ra chẳng được. Ở trong nầy chẳng thể nói rõ là tự tánh không. Như thế mà nói về lý và quan sát. Do sự suy nghĩ mà thành huệ quyết định như thật. Nghĩa nầy thành tựu do tu mà thành huệ sẽ được sanh khởi. Nếu không có nghe thì tu huệ chẳng thành.

Như kinh Bảo Vân nói: Các việc làm chơn chánh đều có trí quang minh. Xuất sanh giữa đó đều chơn chánh không hoại. Do trí phát sanh các việc làm, tạo nên xuất sanh thành tựu. Giống như trong đất bất tính biến khắp vậy. Mọi việc sanh ra tại sao gọi là có thể sanh? Những việc làm cũng lại như thế. Hiểu rõ trí quả, tánh chơn thật như thế mà xuất hiện.

Như kinh Tam Ma ĐịaVương nói: Nếu có người khởi lên nhiều loại tìm cầu mà khởi tâm đắm trước và có nương tựa. Cho nên nếu muốn chứng chơn thật kia thì kẻ tu huệ nên phải đầu tiên tu Sa Ma Tha tương ưng với thắng pháp, làm cho tâm an trụ giống như nước ngừng chảy. Nếu tâm còn động chẳng dừng nghỉ thì chẳng thể nhiếp giữ ở yên. Như Phật đã nói: Sựở yên ấy hướng tâm có thể hiểu như thật. Nếu tâm tán loạn tức chẳng thể tương ưng với điềunầy. Cho nên lúc tu chỉ thì các việc được, các việc muốn phải xả bỏ và trụ nơi bình đẳng. Trong đó sự khổ tất nhiên được trừ ra, an trụ nơi tịnh giới, phát khởi tinh tấn, sẽ mau thành tựu. Ởđây là như thế.

Như trong kinh Hòa Hợp Giải Thoát nói: Đầu tiên tu thí là thắng hạnh quan trọng, sau đólại tu giữ tịnh giới. Sau nữa ở nơi chỉ. Nếu kẻ nào dừng nơi chỉ thì tùy từng phầnvịở nơi chư Phật Bồ Tát trước tiên quy mệnh sám hối tùy hỷ, sau đó nên khởi đại bi tâm, sanh tâm cứu độ tậnhết thế gian. An ổnnơi kiết già mà ngồi. Thân ngay thẳng ở nơi hiện tiền chánh niệm, sẽ dẫn đến Tam Ma Địa (chánh định), hiện tiềntương ưng, từ đầu chuyên chú nhưưng quán sát cho đến nhiều loại việc duyên vào. Cho đến sâu vào thân nhiếp loạn tâm đang ởđó. Lại nữa tổng lược: Sắc, vô sắc, 2 loại phải nên xa lìa, tán loạnmất mát. Chung lại kia tương ưng với duyên khởi thắng giải mà tác ý. Cho đến uẩn, xứ, giới tất cả sự việc v.v… tất chẳng phân biệt, tức được thanh tịnh. Cho nên nói rộng các duyên nơi hành tướng, như trong kinh Hòa Hợp Giải Thoát đã nói trong phần tương ưng thứ 18 vậy.

Cho nên Thế Tôn nhiếp hóa các việchữu tình có hình tướng phân biệt cùng tất cả sự phân biệt mà lượcbớt hành tướng rộng như A Tỳ Đạt Ma đã nói ý ở nơi đây là cùng với kia quán sát rồi lìa nó mà được thâu nhiếp. Làm cho tâm tiếptục thẳng tiến gia tăng tu học. Hoặcnếu tâm sanh tham lam thì lúc ấy nên làm việc quán bất tịnh. Khi dừng đượcrồi lại phải trải qua việcdẫn tâm thăng tiến mà quán rõ về hành tướng, suy nghĩ về bất tịnh nầy. Sợ tâm buông lung, hoặc tâm kia chẳng thể thăng tiến khởi lên thắng ý lạc, lại bị tán loạn gây rối. Lúc ấy nên quán Tam Ma Địa, thì sẽ có công đức khởi lên thắng ý lạc. Tức có thể dừng nghỉ chẳng phải thắngý lạc. Nếu lúc ấy hôn trầm thùy miên (ham ngủ) sanh khởi thì nên quán Phật và công đức thắng hỷ duyệt. Kia có thể dừng. Lại nữa như thế duyên nơi ấy nên kiên cố nhiếp trì chẳng loạn; tức đượctương ưng. Lại nữa lúc ấy tâm trước được ái lạchỷ duyệt. heo sau đó tâm sanh cao ngạo, lúc ấy nên quán về vô thường. Như thế nói tổng quát: Ở nơi duyên ấy phải làm cho tâm chẳng động tác, chuyên chú đấu tranh với sựởđi, cao thấp, thì tâm bình đẳng thanh tịnh. Kia sẽ phát sanh hiểu rõ tán loạn là nguyên nhơn, tức liền buông xả. Nếu thựctế hiểu rõ được chỗ làm của tâm tán loạn kia thì ở nơi duyên ấy chẳng có động tác nào. Như thế cho đến đượcsở dục, sở hành, thắng định tương ưng. Lúc bấy giờ nên biết là sự dừng đã thành tựu. Như thế nên biết tất cả sự dừng lại cùng tướng. Nghĩa là tâm ở trong cảnh của tự tánh. Sự dừng lại kia quyết định sự duyên vào như thế. Như vậy Pháp Chỉ nầy Phật đã dạy nơi kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Lại nữa phải nên biết. Tu Chỉ có đến 9 loại. Một là trừ. Hai là biến trừ. Ba là phân lập trừ. Bốn là cận trừ. Năm là điều phục. Sáu là chỉ. Bảy là cận chỉ. Tám là nhứt hướng sở tá và chín là tri chỉ. Nhưđây là chín loại hành tướng như thế. Nghĩa là biến 9 pháp nầy có tên là trừ bỏ. Ởđây duyên nơi tâm rộng mà biến trừ. Nơi đó duyên vào tương tục mà chuyển thành phầnvị trừ. Tán loạn hiện tiền mà có thể hoàn toàn khuất phục thì là cận trừ. Tán loạn lìa rồi lại đượchơn trước. Biến trừ duyên vào mà điều phục. Nếu ái khởi thì lại điều phục tâm đó dừng lại. Nếu tán loạn, quá thất, hiện tiền chẳng khởi thì thắng ý lạc có thể dừng vậy. Nghĩa là dừng gần. Nếu lúc hôn trầm thùy miên khởi lên thì liền phải lìa khỏi và một lòng hướng về chỗ làm. Nơi đó duyên vào chỗ không động tác rồi, sau đó chuyên chú được tướng nên dừng. Được dừng rồi, tâm ấy nên xả. Như thế gọi là tri chỉ. Như những nghĩa ấy là những việc mà bậc Thánh Từ Thịđã nói vậy.

Lại nữa phải biết tu tất cả Tam Ma Địa thì có 6 loại quá thất. Một là giải đãi, hai là Duyên Vọng thất, ba là trầmhạ, bốn là cao tuyển, năm là vô phát ngộ, sáu là phát ngộ. Sáu sự quá thất nầy sanh thì phải khởi lên 8 loại dứt trừđối trị. Thế nào là tám ?

Một là tín, hai là dục, ba là động, bốn là khinh an, năm là niệm, sáu là chánh tri, bảy là tư, tám là xả.

Hình tướng đểđối trị việc nầy như thế nào ?

Nghĩa là tín cùng vớibốn pháp đối trị giải đãi. Trong nầyý ở trong công đứccủa Tam Ma Địa. Cần đầy đủ tăng thượng chánh tín thuận theo. Sự tương ưng kia khơi lên thắng hy vọng. Ở nơi hy vọng ấy phát ra hạnh tinh tấn. Sau khi khởi lên siêng năng thì thân tâm mạnh mẽ sẽ được khinh an. Rồi thì đối trị -Niệm đối trị với duyên vọng thất.

Nghĩa nầy bên biết. Chánh tri đối trị với trầmhạ, cao cử. Nghĩa là chánh tri khởi chánh quan sát, hay làm cho cao hạ 2 pháp dừng nghỉ. Cho nên đối trị tư với chưa phát ngộ. Nghĩa nầy hiểurằng: Xả đối trị với phát ngộ. Do trước cao hạ đượcdừng rồi, tâm trụ ngay thẳng tức chưa phát ngộ. Cho nên đối trị như thế là Bát đoạn hạnh đềđối với 6 loại quá thất. Đó là tối thượng Tam Ma Địa sự nghiệp, tức chứng được thần túc, công đức do đây mà sanh.

Như các kinh nói: Nếu được Bát đoạnhạnh tức có thể phát khởi 4 loại thần túc, làm cho tâm cảnh một tánh. Sự nghiệp ấy thành rồi sẽđược chánh tương ưng. Lại có thể chứng nhập thiền định, giải thoát pháp môn. Đầy đủ tất cả tối thắng công đức.

Quyển 3

Lại nữa trong nầy lần lượt nên tu theo Thiền Định. Nghĩa là được lìa khỏi ái dục và đượchỷ lạc. Nội tâm thanh tịnh, ở nơi Chánh Tương Ưng. Tự tìm tự thấy ở Thiền Định ban đầu. Lại nữa trong nầy chẳng tìmmà chỉ thấy. Đây có tên là Thiền Trung Gian. Nếu ở sơ thiền mà ái được lìa rồi, thì hỷ lạc ấy ở nơi nội tâm thanh tịnh, ở vào Chánh Tương Ưng. Đó là Thiền Định thứ hai. Ở nơi địa thứ 2 của Thiềnnếu lìa được ái rồi thì xả bỏ lạc chánh tri và trụở chánh tương ưng. Đó là Thiền thứ ba. Nếu ở nơi Thiền thứ 3 ái lìa rồi, bỏ niệmtương ưng, thì đó là Tứ Thiền. Thiềnnầy tương ưng với tri sở hữu vô sắc định. Ở trong đây tất cả nương vào tướng như thế mà phân biệt. Ở nơi duyên ấy làm cho tâm kiên cố. Như lý mà làm và dùng huệ để quan sát. Khi ánh sáng trí tuệ phát sanh thì chiếu phá các hạt giống vô minh. Cứu cánh được lìa, tức chánh tương ưng. Khác cái nầy, tất cả đều là tu theo ngoại đạo. Chẳng phải Tam Ma Địa chơn chánh. Chẳng thểđoạn trừ phiền não.

Như trong các kinh đã nói. Nếu tu được Tam Ma Địa chơn chánh rồi, nếu ta muốn sanh, thì tức thời liền khởi lên phiền não trở lại. Lúc ấy tâm sẽ như nước dừng, nhập vào Tam Ma Địa tương ưng Quán Hạnh.

Như trong Lăng Già kinh đã nói tổng quát rằng: Chánh huệ quán hành chỉ có tâm tịnh, ở ngoài sự phân biệt. Nếu ở chơn như duyên vào thì tâm nầy nên qua. Tâm nếu qua rồi thì ở kia không có đối ngại mà hay có thể qua. Trong vô đối ngại nếutương ưng trụ thì quán Đại Thừa. Kia không phát ngộ tối thắng tịch tịnh. Tức thắng được vô ngã trí và quán sát vô đối ngại.

Trong nầy ý nói rằng: Như thật quan sát tâm tức vô sắc pháp phân biệt. Đó là tối thượng tương ưng thắng hạnh. Như thế thì thức cùng sắc vì sao có sự sai biệt? hoặc chẳng khác thức. Lại hay đối với ngại nghĩa tà, chẳng giống như mộng phân vị thấy chẳng thật. Như thế thức đã thị sát như thật phía bên ngoài. Sắc nhỏ nhất khó thể giữ lại được. Lại cũng chẳng được, như thế thành duy thức. Chẳng cùng với tất cả ý ngoài mà có. Tuy tâm thanh tịnh trụ ngoài chẳng phân biệt. Ở nơi quan sát, lìa sắc pháp nên được tướng, mà đượccứu cánh vô sở đắc. Lạinữa ở nơi sắc pháp nên quán vô sắc. Kia nếu chỉ tâm chẳng thật có thể giữ lại chẳng bị giữ. Nên 2 tánh thủ nầy thật chẳng thể được. Lìa thủ xả, tức tâm ấy chẳng có hai. Như thế quan sát lại cũng chẳng có 2 tướng. Ở nơi chơn như duyên vào tâm nầy lại qua đi. Cáitướng bị giữđó lạicũng trôi qua vậy. Hai vô đối ngại. Ở nơi đây chẳng có 2 trí. Ở trong nghĩa như thật. Cho nên nói tuy tâm qua rồi, hai chẳng đối ngại. Phải nên biết nơi ấy mà lại nên lìa. Cho nên tự tánh tha tánh có tánh sanh mà chẳng thể được. Như thế nên xem xét tánh chúng sanh lại chẳng hòa hợp. Nếu thủ nếuxả, cả 2 đều tánh chẳng thật tức thời có thể xa rời. Phải biết tấtcả tánh vật có thủ trước. Ở nơi chẳng 2 trí tất cả đều xa rời. Ở nơi vô đối ngại chẳng có 2 trí, cứ như thế mà trụ. Tức ở nơi tất cả pháp như thật hiểu rõ chẳng có tự tánh. Kia tức hay vào tối thượng thật tánh, nhập vô phân biệt Tam Ma Địa môn. Lại nữa nếu ở nơi vô đối ngại chẳng 2 trí thì là tương ưng trụ vậy. Điềunầy nghĩa là ở nơi tối thượng thật tánh vậy. Đây là theo cái nhìn của Đại Thừa. Như thế lại thấy tối thượng thật tánh. Khi thấy tối thượng thật tánh rồi, tức ở nơitấtcả pháp, dùng huệ nhãn để quán không. Trong trí quang minh ấy, tất cảđều thấy như thật.

Như trong các kinh nói: Thế nào là thấy Thắng Nghĩa Đế? Nghĩa là tất cả pháp đều chẳng thấy. Ở trong đây như thế mà nói không thấy gì cả. Đó là thắng ý lạc chơn thật chẳng thấy. Chẳng giống như thế gian sanh ra đui mù. Không duyên vào nhau hoặc chẳng tác ý cho nên tất cả đều chẳng thấy. Những cái kia có chủng tử của tánh điên đảo, tức nhiên chẳng thểđoạn được. Ởđây tức chẳng phải vậy. Lại nữa như nhập vào tưởng định. Sau đó hoặc ra khỏi hoặc trở lại sanh khởi có tánh chấp trước. Thamlà cănbản cho các phiền não tụ hợp mà chẳng thể giải thoát được. Cho nên nói có tánh thủ trước mà tham là căn bản phiền não hình tướng vậy.

Như trong kinh Thánh Nhị Đế nói rằng: Lại nói rằng vào vô phân biệt pháp môn tổng trì. Ở nơi pháp vô phân biệt thì lìa sắctướng. Trí huệ quyết định nơi vô sắc quán vô sởđắclại chẳng tác ý. Đây có nghĩa là Thắng Ý Lạc. Chẳng phải như Vô Tưởng Định vậy. Ở nơi các sắc chấp trước pháp tác ý mà lìa xa. Cho nên phải biết như trước đã nói. Nơi các sắc tác ý lìa tướng. Nếu chẳng có chánh huệ tức chẳng thểđoạn chủng tử của sự nghi hoặc. Dụ như lửa của thế gian nếu còn sót lại thì các vậtbị đốt cháy. Làm thế nào để có thể lìa suy nghĩ? Nếu chẳng điều chỉnh dừng nghỉ nghĩa niệm tà?

Do đây nên biết -Có sự dừng lại nơi duyên, tâm ở nơi kiên cố như lý mà làm. Dùng huệ để quan sát, trí quang minh sanh. Ánh sáng hiện, bóng tối lìa xa, trí sanh, chướng diệt. Như người có 2 mắt tùy theo cách chẳng sai biệt. Ở nơi các phầnvị rõ ràng chẳng sai khác. Trí quang minh xuất hiệnlại cũng như thế. Không có nơi ánh sáng thì chỉ có tánh tối mà thôi. Sáng tối là 2 pháphỗ tương sai biệt nhau vậy. Phải biết Tam Ma Địa lìa tánh sáng tối lại cũng như thế. Nếu chẳng lìa vậy thì tâm làm sao có thểở nơi một cảnh tướng? Cho nên ở nơi Tam Ma Địa phải hiểu biết chơn thật như thế. Tức hay một lòng hướng về tùy thuận chánh huệ. Ở trong đó nói rằng cuối cùng chẳng sai khác.

Lại nữa ở trong Tam Ma Địa nên dùng huệ để quán thì vô sắctướng. Ở nơi tất cả pháp tức chẳng thể được. Những phần giống nhau với tướng phầnvị. Chẳng thể tiếntới mà cũng chẳng thể phát ngộ. Nếucả tự và tha tức được thấy vô tánh.Có tánh phân biệt hý luậntướng và tất cả đều tiêu diệt. Như thế tức ở nơi chánh huệ quán vô tướng tánh mà đượctương ưng. Có tâm phân biệt tức chẳng thể thành. Tức kia chẳng tánh mà cũng chẳng thểđược. Nếu ở nơi ấy hoặc có tánh mà có thể thấy thì sự thấy ấy nên dừng. Như thế dừng rồi, nếu ở nơi vô tánh phân biệt chuyển đổi vậy. Ởđây lại chẳng phải thế, làm cho có tánh 3 lúc giống nhau. Dùng huệ nhãn quán sát vô tướng vô đắc. Lạinữa phải dừng cái gì? Như thật nghĩa mà nói thì hữu tánh vô tánh chẳng thể phân biệt. Một tánh khác tánh lại cũng chẳng thể phân biệt. Trong ấy nếu lìa tánh cùng vô tánh cả 2 phân biệt thì tức nhẫn có thể chiếu đạt đến các phân biệt là không. Tức kia có thể chiếu và tánh bị chiếulại cũng chẳng sở hữu. Như thế cho đến được thượng tối thắng vô phân biệt tương ưng. Ở nơi đây nếu trụ lại tương ưng như thế, tức thì tất cả phân biệt tức nhiên có thểđoạn diệt. Cho nên các phiền não chướng, tri chướng lại cũng có thểđoạn diệt. Ở nơi kia phiền não chướng chẳng sanh chẳng diệt là tánh vậy. Mà tánh ấy cái gốc điên đảo được tiêu trừ.

Như trong kinh Thánh Nhị Đế nói rằng: Như thế trong tương ưng hành, tất cả tánh và phân biệt dứt rồi. Phổ tận tánh và điên đảo vô minh tự tánh phiền não chướng cănbảntức đoạn diệt. Cănbản kia đoạn diệt rồi, các phiền não chướng tất cả có thể đoạn. Lại như trong kinh Thánh NhịĐế nói rằng:

Hỏi: Bồ Tát Diệu Cát Tường rằng: Làm sao có thểđiều phục được phiền não? Làm sao mà có thể rõ biết được phiền não?

Đáp: Cát Tường trả lờirằng: Trong Thắng Nghĩa Đế ấy cứu cánh chẳng sanh. Kia tất cả pháp đều ở trong tánh vô sanh. Thế tụctấtcả đều chẳng thật điên đảo. Phải nên dừng nghỉ tất cả tánh và chỗ khởi lên điên đảo tư duy phân biệt. Nếu mà tư duy phân biệt kia chẳng dừng tức có tướng ngã nơi ấy. Lại có ngã cùng tướng tức khởi lập các điều thấy. Nếu cái thấy khởi lậptức phiền não chuyển đổi. Thiên Tử nếu hay biết rõ trong Thắng Nghĩa Đếấy tất cả pháp cứu cánh đều vô sanh, tức Thắng Nghĩa Đế đầy đủ 10 loại chẳng phiền não. Nếu trong Thắng Nghĩa Đế ấy không có điên đảo, tức không có phân biệt. Nếu chẳng phân biệt tức được Diệt Tương Ưng. Nếutương ưng mất đi rồi thì kia, ta đều cùng tướng tức chẳng thể được. Nếu ta cùng tướng tức chẳng thể được, mà kia sự thấy ấy chẳng thể khởilập. Cho đến Thắng Nghĩa Đế, Niết Bàn, sự thấy ấylại chẳng thể khởi. Do như thế cho nên tức ở nơi vô sanh hạnh, tất cả phiền não cứu cánh được điều phục. Thiên Tử nên biết rằng: Các phiền não ở nơi Thắng Nghĩa Đế vô ngại trí, cứu cánh không, cứu cánh vô tướng, cứu cánh vô tánh. Như thế nên biếtrằng hay hiểu rõ phiền não. Thiên Tử giống như rắn độc vì chú mà bị hại. Các loại phiền não kia lại cũng giống như thế.

Thiên Tử lại hỏi rằng vì sao là chủng tử phiền não?

Diệu Cát Tường trả lời Thiên Tử rằng: Thắng Nghĩa Đế, cứu cánh vô sanh tánh. Nếu ở nơi tất cả pháp mà khởi phân biệt thì đây tức là các loại phiền não. Do nơi đây khởi lên các tánh và phiền não. Ở nơi điên đảo ấy chẳng thể chiếu đạt. Cho nên ở nơi pháp, đoạn lìa, tất cảđiên đảo đều có thểđoạnrốt ráo. Cho nên tri chướng có thể chánh quyết định mà tất nhiên được tiêu trừ. Tri chướng đoạnrồi thì chẳng có tánh tương tục.

Giống như ánh sáng mặt trời xuất hiện thì các đám mây tan đi. Ở nơitất cả chiếu sáng vô ngại, mà trí quang minh kia thanh tịnh chiếu sáng. Nếusắc, tâm tất cả tự tánh lại cũng như thế. Các vật thật tánh quyết định thường trụ. Ở nơi vô tương tục tánh chơn thật hiểu rõ như tấtcả vật tánh nghĩa như thật vậy. Ở trong ấy vật tánh làm sao có thể nói bằng lời được. Cho nên ở nơi Thắng Nghĩa Thế Tục Đế như như mà nói như thật, hiểu rõ tấtcả sắctướng cùng với các vật tánh rồi, tức đượctất cả trí. Như thế mà nói nghĩa vềđoạn chướng vậy. Cho nên sẽ chứng tất cả trí tối thượng thắng đạo. Chẳng phải con đường Thanh Vănvậy, mà các điên đảo chẳng thểđoạn trừ, lại chẳng thể một lòng đoạn trừ 2 chướng ấy.

Kinh LăngGià nóirằng: Nầy Đại Huệ! Kẻ Thanh Văn kia khởi lên cái nhơn biệt dị; nên có chỗ chấp trước. Khi thấy được pháp ấy rồi, liền giữ nơi Niết Bàn để tự thành Phật, mà chẳng thể thấy được cái pháp của vô ngã. Nầy Đại Huệ! Điềunầy chẳng thể giải thoát được. Như thế những bậc Thanh Văntự biết sự chứng ấy chưa thật ra khỏi. Nghĩa là chưa được xuất ly. Sự thấy khác ấy chuyển đổi mà việc làm kia chẳng tương ưng với việcnầy. Sự hành đạo kia sẽ khó được giải thoát chơn thật. Thế Tôn lại nói chỉ pháp một thừa, chẳng nói con đường của Thanh Văn. Những Thanh Văn kia ở nơi uẩn mà quan sát vô ngã mà ở kia được người vô ngã. Ởđây thì không như vậy; nên xem tam giới tất cả đều do thức biến luận. Nếu nói ngoài thức mà có, nghĩa là được vô ngã vậy. Như thế tức ở nơi không 2 trí thì có vô ngã, mà chẳng được vào, còn ở tánh kia thì được vào vậy. Nếu tánh kia được vào rồi thì ở kia tức chẳng nhập vào duy thức tánh vậy.

Lại nữa như trong kinh nầy phẩm Thánh Xuất Thế có nói rằng: Lại nữa! Phật Tử nên biết! Ba cõi chỉ do tâmsở hiện là tâm. Lại chẳng có ngằn mé có thể được. Nếu nói có ngằn mé tức là có sanh ra. Nếu nói có tức có chỗ trụ. Tất cả đều là tướng phân biệt vậy. Nếu tâm không có ngằn mé thì có thể vào nơi chẳng 2 trí kia. Như thế kẻ vào ấy là chơn thật vào.

Ở trong nầy lại được hỏi: Như thế thì các tương ưng phần vị sẽ sanh như thế nào?

Đáp rằng: Do sự thanh tịnh thắng nguyệnlựcvậy. Bồ Tát phát khởi đại bi, phổ vị chúng sanh, làm những công việclợi ích. Từ nguyệnlực kia, sanh ra các thắng thượng bố thí và những việc làm thuận minh bạch. Kia tức là chơn thật thanh tịnh sanh ra. Lại nữa Bồ Tát đại bi, nếutất cả chúng sanh chưa thể vào hết các pháp vô tánh thanh tịnh trí thì Bồ Tát cho đến tùy thuận chuyển vào luân hồi, lại cũng chẳng bị nhiễmbởi luân hồi, vượt qua mà trụở nơi pháp chưa phát ngộ tịch tĩnh. Như kinh dạy rằng:

Thấy trong vô đối ngại Biết tối thắng vô ngã

Cho nên nếu ở nơi 2tướng nói không có 2 lời nghĩa là tối thắng, tức Thắng Nghĩa Đế, trong đó chơn thắng ý lạc. Ở nơi chẳng 2, chẳng đối ngại trí cứu cánh vô ngã, vô hữu tự tánh. Tức được thấy tương ưng. Nơi ấy có thấy không phân biệt với cái thấy khác. Tất cảđều chẳng phân biệt và không phát ngộ. Tất cả tịch tĩnh.

Lại hỏi rằng: Sao gọi là có thể khởi lên các tương ưng hành?

Đáp rằng: Chẳng phảivậy. Hoặc có thấy kia là thật. Chẳng thể tùy thuận thắng nghĩa. Vì sao vậy? Vì trong ấy chẳng có chủ tể,tự tại tướng với tương ưng vậy, mà thấy những gì nhưở trong pháp thế tục tùy thuận theo sắc và tướng của cảnh giới vậy. Nếu biết sanh khởi, thức lại tùy thuận với việc làm của thế gian. Cho nên phải biết trí nầy kia vậy. Trong trí ấy nói gồm đủ thấy mà chẳng thật có tướng chủ tể. Nếu không 2, không đối ngại trí sanh khởi thì như thật khai mở. Lại hay ở nơi trí ấy được cái thấy chân thật. Chẳng phải tất cả pháp ở nơi Thắng Nghĩa Đế vô hữutự tánh, mà thế tục đế quyết định tương ưng. Nếu khác thuyết nầy thì những cái khác sanh cái trí hẹp hòi yếu kém hơn.

Như nơi kinh Thánh Nhị Đế nói: Trong Thắng Nghĩa Đế thì cứu cánh vô tánh. Trong đạo thế tục tùy theo như thế mà quán. Nếu khác cái nầy thì kẻ ngu kia sanh khác với Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật cùng với các phầnvị. Thì làm sao có thể thành lập được? Nghĩa là thế tục không có nguyên nhân sao? Thế tục vô sanh sao? Nay điềunầy không phải như vậy. Nơi con đường thế tục tùy theo đó mà quan sát vậy. Ở nơi Thắng Nghĩa Đế thật chẳng có chỗ sanh ra. Ở nơi Thắng Nghĩa Đế nếu có chỗ được thì như sừng thỏ vậy. Các pháp thế tục đều như huyễn, như hình ảnh, lại như âm thanh. Do như thếđó mà thế tục duyên sanh cùng với Thắng Nghĩa Đế. Ở trong đó vật tánh chẳng thể hòa hợp. Tánh suy nghĩ quan sát kia chẳng cải chuyển. Ởđây như thế nên biết thế gian tất cả là như huyễn. Các phần não nghiệptức là nhơncủa huyễn. Các chúng sanh sanh ra tức do huyễn chuyển đổi mà thành. Cho nên tương ưng với phước trí và chư hành đều có nhơn là huyễn. Như thế tương ưng trí tức do nơi huyễn mà chuyển đổi vậy.

Như kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói: Tu Bồ Đề! Nay có Thanh Văn như hóa, Duyên Giác như hóa, Bồ Tát như hóa, Như Lai như hóa, phiền não như hóa, nghiệp như hóa. Tu Bồ Đề! Tất cả đều do duyên vậy mà tất cả các pháp đều như hóa. Những việc như thế tùy theo sai biệt các việc làm mà sanh ra khác nhau vậy. Tất cả đều là tướng huyễn. Ở trong huyễn ấy như thế mà suốt biết. Tất cả đều chẳng thật mà chấp trước. Nếu có thể hiểu như vậy đượctứctương ưng vậy. Nếu chấp giữ lấy là thật, tức là kẻ ngu sẽ sanh ra khác. Như thế mà nói, thật chẳng sai khác.

Như trong kinh Thánh Pháp Tập có bài tụng rằng:

Như huyễn làm các việc

Từ hóa sanh giải thoát

Đây như trước mà biết

Chẳng hóa, trong có chấp

Nói ba cõi như hóa

Phật Bồ Tát tất biết

Biết rồi liền hơn kia

Làm thế gian lợi ích

Như thế trong các việc làm nên quán thật tánh. Như trước đã nói Sa Ma Tha -Nếu trầmhạ, cao cử tâm khởi lên thì nên quán tất cả pháp đều chẳng có tự tánh. Lúc ấy nên lìa cao hạ tác ý, trí liền được thành tựu. Sa Ma Tha (chỉ) kia tương ưng với Tỳ Bát Xá Na (quán) là con đường mà hành giả thực hành, tứcsẽ được đầy đủ. Cho đến có thể khởi tín giải lực và trụở giải hành địa. Xemcái dục sau đó khởi lên rồi trở lại tư duy. Trong Thắng Nghĩa Đế chẳng có tự tánh. Thế tục đế kia như thế mà ở.

Như kinh Bảo Vân nói: Bồ Tát vì sao được lý vô ngã? Nầy Thiện Nam Tử! Bồ Tát nên hiểu rõ, quán sát sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Lúc quan sát như thế thì sắc không thể sanh được, cũng chẳng chứa nhóm được, diệt cũng chẳng thể được. Như thế thọ, tưởng, hành, thứcnếu sanh, nếutập, nếu diệt cũng chẳng thể được. Ở trong Thắng Nghĩa Đế kia hiểu rõ vô sanh hạnh rồi, khởi lên trí huệ để quan sát, lại chẳng làmmà có chấp trước. Do đây là vì nguvô trí vậy. Ở nơi đây cứ như thế mà vô tự tánh chấp làm có tánh; điên đảo chấp trước. Cho nên sanh tử tới lui chẳng dứt. Hiện đời thọ những khổ nạn chẳng thể dừng nghỉ. Bồ Tát có lòng thương như thế thường hay khởi lên, chẳng hề gián đoạn suy nghĩ những việc làm về trước. Bi mẫnlợi ích nên phát sanh thắng hạnh. Như những việc làm thuộcvề ta tùy tất cả trí rồi. Ở nơi ấy pháp tánh như thật mà rõ biết. Sau đó ở nơi tất cả Phật Bồ Tát sẽ cúng dường xưng tán. Sau khi thành tựurồi, từ không mà nhóm chứa từ bi, phát sanh tất cả mọi thứ ban cho và làm việc phước đức.

Như trong kinh Thánh Pháp Tập nói: Các Bồ Tát là kẻ như thật hiển thị. Nghĩa là ở nơi tất cả chúng sanh chuyển thành đại bi. Ngã nầy ở niềm vui nơi Tam Ma Địa (chánh định). Ở trong những pháp như thật mà hiển thị. Tất cả chúng sanh vì làm mà thành tựu. Do lòng đại bi nầy lúc mới phát sanh, tức đượctăng thượng giới định huệ v.v… Các học đều viên mãn, thành tựu vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ở trong nầy nên biết, huệ và phương tiện là những việc làm của các Bồ Tát tương ưng với thắng đạo. Chẳng lìa xa thế tục đế, hiển thị (rõ bày) thắng nghĩa đế. Nếu chẳng cắt lìa thế tụctức có thể lấy lòng đại bi mà làm kẻ dẫn đường. Vì thuậncủa chúng sanh mà làm những việc lợi ích, xa rời điên đảo. Kia có tên là thiện, hay kiếnlập trí huệ xuất thế gian. Do đây mà hay thuận theo phương tiện. Khi ở nơi các phương tiện ấy thực hành, hiểu rõ tướng huyễn, lại chẳng điên đảo, dùng trí xuất thế, như làm các việc thiệntối thắng phương tiện, có thểở nơi chơn thật nghĩa cú mà phát ý dũng mãnh, xuất sanh thắng huệ. Bồ Tát được huệ phương tiện rồi, lại ở nơi tương ưng hành thắng đạo.

Như trong Vô Tận Ý kinh nói: Thiền Định vô tận mà có thể xuất sanh trí tuệ cùng phương tiện. Nơi đây xuất sanh thì nên biết -tứctương ưng hành vậy. Đó là làm thắng đạo vậy.

***

Chú thích:

Từ chữ “Vọng phân biệt” đến chữ “giới cụ túc” 317 chữ có sai khác theo văn bây giờ.Căncứ theo bản đời nhà Tống để hiệu đính và phụ lụccủa bản đời nhà Minh.

Giải thích vọng phân biệt -làm sao có thể loại trừ ?

Lại nữa ở trong nầy làm sao có thể lìa chủng tử nghi hoặc? Nghĩa là nơi đó tương ưng với định. Dùng huệ nhãn để quán chiếu chủng tử kia là không, như trước đã nói. Ở nơi sắc ấy mà nếu có tướng chỗ được mà lấy làm được thì cứu cánh vô đắc. Như người lầm rùa và nhái, biết rõ phân biệt. Trong sắc ấy lìa sự nghi ngờ, nghĩa nầy cũng lại như thế. Dùng huệ nhãn để quan sát tất cả đều chẳng thật, đều là tà vọng cố chấp. Như người ở trong phòng tối lại bế chặt cửa thêm. Cuối cùng chỉ toàn là bóng tối, rốt cuộc chẳng thấy gì cả. Lại nữa như cái bình và đất, tạo thành một vật. Cái tàng ẩn trong đó thật chẳng có chỗ thấy. Trong đó có ý rằng như phòng tối và chẳng thấy được. Sắc ấy và hữu tánh nghi hoặc chấp trướclại chẳng thể lìa. Vì chẳng lìa cho nên tuy chẳng thấy cái kia mà lại chẳng xuất. Như thếđó, người và sự chấp trước, tâm rốt ráo làm sao mà có thểđoạn trừ được? Cho nên nơi Tam Ma Địa, sự chấp trước thật nhỏ giống như một con dao trí huệ lợihạicắt trừ cái sắcvề suy nghĩ. Vì nó là chủng tử phân biệt của tà vọng. Như thế chơn thật đoạnrồi, giống như chặt cây thì phải chặt luôn gốcrễ vậy. Đất lại chẳng gốc nên chẳng có thể sanh trưởng được. Hạt giống suy nghĩ tà tức liền xa rời. Tất cả sự mất mát tất nhiên sẽ sanh trở lại. Ở trong đây như thếđoạn chướng và nghi tương ưng với pháp môn Sa Ma Tha (chỉ) và Tỳ Bát Xá Na (quán). Đó là con đường tu hành của hành giả vậy. Đức Phật nói rằng: Cửa tương ưng nầy là không phân biệt, tánh của Chánh tri nhơn. Cho nên kinh dạy rằng:

Trước an trụ nơi giới, sau đó sẽđược định

Được định rồi, huệđược tu

Thanh tịnh đầy đủ thành trí tuệ

Trí tịnh trước do giới đầy đủ.

Quyển 4

Lại nữa trong nầy như kinh Bảo Vân nói: Vì sao Bồ Tát lại được pháp Đại Thừa ? Nghĩa là nếuBồ Tát hay họctất cả pháp. Kia tuy có học nhưng ở nơi học cùng chỗ học pháp ấy tất chẳng thể được. Tuy ở nơi học quyết định chẳng thể được, lại cũng chẳng ở nơi ấy pháp nhơn duyên mà khởi lên đoạn kiến.

Như trong kinh Thánh Pháp Tập có nói: Thế nào là những việc làm của chư Bồ Tát ? Nghĩa là việc làm của Bồ Tát là nơi thân, ngữ, ý. Thời gian lâu dài chẳng lìa xa tất cả chúng sanh. Trong tâm khởi lên lòng thương to lớn càng cao dần. Vì muốn làm lợi lạc cho chúng sanh vậy. Liền suy nghĩ rằng: Hoặc ta đang làm hay ta đã làm, tất cùng với tất cả chúng sanh, cho họ sự lợi ích an lạcrộng lớn. Bồ Tát tuy quán sát thấy các uẩn đều như uyển, lại chẳng ở nơi đó mà sanh lo rời bỏ. Tất cả những việc làm tất chẳng chướng ngại. Nơi chốn như không chỗ chứa, lại chẳng phải nơi đó mà sanh sợ rời xa. Tất cả các việc làm tất nhiên vô chướng ngại. Cảnh giới như rắn độc, lại chẳng phải ở nơi ấy mà sanh xả ly. Tất cả những việc làm tất nhiên vô chướng ngại. Lại nữa tuy quán sắc như bột nước, lại chẳng xa rời Như Lai sắc thân tướng hảo. Thọ như bột nổi. Lại chẳng phải nơi ấy chư Như Lai đã chẳng khởi phương tiện Thiền định, Tam Ma Địa, Tam Ma Bát Đề mà sanh diệulạc. Tưởng như sức nóng mặt trời, lại chẳng phải ở nơi đó mà các trí của Đức Như Lai đã chẳng khởi lên Thắng Trưởng. Hành giống như đất huyễn, lại chẳng phải ở nơi đó mà Như Lai tam nghiệp trí vì dẫn đường mà chẳng làm gì. Như thế tất cả các việc làm tất chẳng chướng ngại.

Lại nữa như trong các kinh nói: Nơi trí huệ cùng phương tiện mà các Bồ Tát đương thực hành. Cho nên các Bồ Tát ở nơi kia vô số tấtcả việc làm thường hay phát khởi trí huệ và phương tiện. Quán tưởng làm việc tu học thời gian dài lâu chẳng gián đoạn. Như thế tức được 12 phầnvị. Những địa vịấy đã được an lậprồi thì ở nơi vị kia thắng thượng công đứctất cả đều phải đầy đủ. Nên gọi là 12 phầnvị vậy. Nghĩa là tín giải hạnh địa cho đến Phật địa. Ở trong những địa nầy lại trừ Phật địa, tự cùng với tất cả là sanh khác và nhiếp hóa Bồ Tát. Ở trong nầy tín giải hạnh địa là chưa thể chứng được 2 lý vô ngã. Một là hướng đến phát khởi kiên cố tín giải, ma chẳng thể làm động. Tín giải lực kia lại hay quán duy thức thật tánh. Lại ở nơi pháp kiên cố tín giải lập nên giải hạnh địa. Lại ở những địa ấy tùy theo các việc vô số Tam Ma Địa Tổng Trì, giải thoát thần thông và các công đức khác.

Như kinh Bảo Vân nói rằng:An lập 4 loại thuận theo phần được chia ra mà có 4 vị. Ở nơi nhu nhuyếnnầy trí quang minh xuất hiện. Ở 4 nơi nầy đều quán các pháp vô ngã. Ở trong đó nếu có nhu nhuyến thì trí quang minh sanh. Đó là Noãn vị. Ở nơi ấy chứng định gọi tên là được sáng. Ở phẩm giữa trí quang minh sanh. Đó là Đảnh vị. Việc chứng định kia gọi tên là tăng ánh sáng. Lại ở trên chỗ tối cao ngoài không đối ngại, trí quang minh sanh. Ở nơi tâm phân chia lìa tướng hay thủ. Đây có tên là Nhẫnvị. Ở nơi ấy được chứng định có tên là nhậpmột phần. Ở nơi ấy chỗ tướng hay thủ và bị thủ tất chẳng thể được, là chẳng 2 trí. Quyết định ấn cho 2 cái chấp ấy giống không. Đó là thế đệ nhất vị. Nơi đó chứng định có tên là chẳng gián đoạn. Từđây vô gián nhập vào tánh duy thức. Ởđây tổng lược mà nói như thế. Tất cả Tín, Giải, Hạnh, Địa đều nhiếphết.

Lại nữa Thập Địa tức 10 phần vị.

Đầu tiên là sơ địa. Từ đời trước ở nơi đệ nhứt pháp chẳng gián đoạnsơ tâm được vào con đường thấy biết, liền được tánh thánh, sanh đại hoan hỷ. Cho nên gọi tên là hoan hỷ địa. Ở nơi nầy chứng được lý vô ngã không hai, được pháp vô tánh, chơn thật trí pháp sanh. Tất cả sự phân biệt hí luậntất xa lìa. Ở nơi đây có thể dứt trừ 112 kiếnsở đoạn hoặc. Cùng tu dứt trừ 3 cõi tổng cộng 16 hoặc như thế mà đoạn. Ở nơi nầy Bồ Tát được trí bình đẳng, tự lợi lợi tha. Ở nơi thí Ba La Mật mà được viên mãn. Ở yên nơi chánh định. Cho đến chưa thể xa rời những lỗi nhỏ cấu nhiễm. Ởđây có thể phân ra tiến vào nhịđịa.

Ở nơi nhị địa kia hay lìa tất cả sự phạm giới cấu nhiễm. Cho nên nói tên là Ly Cấu Địa. Ở địa nầy Bồ Tát có thể chánh thức lìa xa những lỗi nhỏ phạm giới cấu nhiễm. Ở nơi giới Ba La Mật Đa mà được viên mãn, cho đến chưa thể thành tựu Thắng Tam Ma Địa, Tam Ma Bột Đệ và Văn Tổng Trì. Ở phầnnầy có thể tiến vào Địa thứ ba.

Địa thứ ba nầy hay phát vô lượng thắng trí quang minh. Cho nên nói rằng Phát Quang Địa. Ở địa vị nầy Bồ Tát phổ tận đượcrộng Thắng Tam Ma Địa và VănTổng Trì, kham nhẫn các khổ. Ở nơi nhẫn Ba La Mật Đa mà được viên mãn rồi. Ở nơi tất cả Tam Ma Bột Đệ liềnxả tâm ái, cho đến chưa thể rộng tu phầnBồ Đề. Nếu được phần nầy tức tiến vào chỗđịa thứ tư.

Ở nơi địa thứ tư kia Bồ Đề phần phát ra ánh sáng trí huệ hay thiêu trừ tất cả phiền não. Cho nên đây gọi tên là Diệm Huệ Địa. Ở địa vị nầy Bồ Tát lìa xa khuyết giảmlời nói và ý nghĩa phân biệt. Lành tu chẳng khuyết giảm pháp phầnBồ Đề, luôn luôn Tinh Tấn Ba La Mật Đa mà được viên mãn. Cho đến chưa làm đượcTứ Đế Quán. Nếu hay làm được, có thể tiến vào ở địa thứ 5.

Ở nơi địa thứ 5 nầy, sanh tử Niết Bàn lấy phương tiện lành quan sát bình đẳng, ở trong sự khó khăn hay khéo tu tập. Cho nên gọi tên là Nan Thắng Địa. Ở địa vị nầyBồ Tát ở nơi bốn Thánh Đế hay lành quan sát tu tạo nhiều việc. Ở nơi Định Ba La Mật Đa mà được viên mãn. Từ sự thuậnlợi ấy quyết định vào đến địa nầy. Đầu tiên chứng được vô tướng cho đến chưa thể tác duyên sanh quán. Nếu phân biệt được thì tiến vào địa thứ

Ở địa thứ 6 Thắng Huệ đầy đủ rồi mà có thể tùy chuyểntất cả Phật Pháp thắng hiện tiền môn. Cho nên gọi tên là Hiện Tiền Địa. Ở địa nầyBồ Tát hay lành quán sát pháp duyên sanh. Ở nơi Huệ Ba La Mật Đa mà được viên mãn, rộng làm việc vô tướng, cho đến chưa thểđầy đủ các hạnh. Nếu hay phân biệt thì tiến vào địa thứ 7.

Địa thứ 7 nầy chưa công dụng phương tiện. Tuy chưa thể đầy đủ vượt xa. Cho nên gọi tên nầy là Viễn Hành Địa. Ở địa nầyBồ Tát quán tất cả tướng đều như huyễn hóa. Chơn thật rõ biết tướng ấy, tức chẳng sai quấy. Ở nơi kia có thể thành tựuhạnh vô tướng. Ở nơi Phương Tiện Ba La Mật Đa mà được viên mãn. Cho đến chưa đầy đủ hạnh chưa công dụng. Nếu có thể phân biệt thì được vào địa thứ 8.

Ở nơi địa thứ 8 tất cả các tướng dụng tất nhiên chẳng thể động. Cho nên ởđây gọi tên là Bất Động Địa. Ở địa vị nầy Bồ Tát lành đượchạnh vô tướng công dụng. Ở nguyện Ba La Mật Đa mà được viên mãn. Cho đến chưa thể phân biệt tất cả các tướng thuyết pháp tự tại. Nếu có thể phân giải rõ được tiến vào địa thứ 9.

Ở nơi địa thứ 9 đầy đủ tối thắng huệ, lành nói các pháp. Cho nên nói là Thiện Huệ Địa. Ở địa vị nầy Bồ Tát đượctối thắng tứ vô ngại, giải huệ lựctương ưng. Ở nơi lực Ba La Mật Đa mà được viên mãn. Cho đến chưa thể nơi Phật sát hội tùy ý hóa hiện thuyết pháp lợi sanh tự tại viên mãn. Nếu có thể phân biệt rõ thì tiến vào Thập Địa.

Ở nơi Thập Địa nầy hay ở vô biên tất cả thế giới, làm cho gió pháp, mưa cam lồ. Cho nên gọi đây là Pháp Vân Địa. Ở địa nầy Bồ Tát Thắng Huệ tương ưng nói pháp lợi sanh, làm các việc biến hóa, tất đượctự tại. Chưa đến chưa thểở nơi tất cả sự hiểu biết tất cả tướng, hoạch vô ngại trí. Nếu có thể phân biệt được thì tiến vào Phật địa.

Như những địa bên trên thì đều kiếnlập hành tướng. Như trong kinh Hòa Hợp Giải Thoát nói. Lại nữa các địa nầy có nói rộng uẩn và thanh tịnh cho đến phân vị tướng, cùng xứ lại có văn mạch sợ có việc ngăn trở.

Lại nữa Phật địa tức nhứt phầnvị. Đây là Phật địa. Tất cả Thắng Tướng đều phải đầy đủ. Tất cả công đức đều phải viên mãn. Lại hay phổ tậntất cả mọi nơi. Qua khỏi vô biệt thắng thượng phầnvị, mà Phật địa thì có công đức, làm cho chư Phật nói lời hòa nhã, mà cũng chẳng thể xưng dương một phần. Cho nên phải biết: Chư Phật công đức vô lượng vô biên, chẳng thể xưng đếm được. Chỉ có Phật Thế Tôn mới dùng tự nhiên trí quán sát để tự chứng trí vậy.

Như trong kinh Hoa Nghiêm nói về công đức. Lại tứcmột phần chưa thể cùng tận vậy, huống nữa ta nay tạo ra luậnnầy chỉ dùng ngôn từ để tán thán nói vậy. Lại nữa Phật địa có công đức, tổng nhiếptất cả nghĩa thù thắng như kinh Lăng Già đã nói. Lại có kệ tụng rằng:

Phải nên biết rõ về ba thân

Phổ nhiếp chư Phật tất cả thân

Tối thượng thắng nghĩa pháp nương tựa

Cho nên khai hiển tướng ba thân

Tự tánh thân và chánh báo thân

Hóa thân và ba tối thắng thượng

Phân biệt chư Phật thân sở hữu

Thân đầu cùng hai chỗ nương nhờ

Lại tu hạnh khó, làm hy hữu

Trăm loại cọ sát tâm yên nhẫn

Cho nên tất cả cửa việc lành

Lại hay tích chứa chẳng dời mất

Vô lượng kiếp đến mãi tu tập

Đại Thừa tối thượng diệu pháp môn

Tất cả chướng ngại tất tiêu trừ

Tận diệt vô dưđược thanh tịnh

Trong nhơn lại có chướng nhỏ nhặt

Trong quả trí lực tất rời khỏi

Giống như của quý khai mở hộp

Phóng ra ánh sáng chiếu tất cả

Tùy thuận thế gian sanh ra đây

Trải khổ khuyên cầu quả Bồ Đề

Thuyết pháp hóa lợi trăm ngàn cửa

Làm tất cả nơi bố thí lành

Như Lai cao hiển lại bất động

An trụ thế gian bậc đại thánh

Như vua trên cả núi Tu Di

Xem thấy nguy nguy thật tuyệt vời

Lớn ấy tâm từ làm cănbản

Cửa Tam Ma Địa lành sanh ra

Biến vào ba cõi hiện thân nầy

Tất cả chẳng không hiện sanh ra

Như mắt trong lại phóng luồng sáng

Phổ biến thế gian tất chiếu diệu

Chư Phật thánh trí ánh sáng lành

Nên biết các pháp lại như thế

Các bậc Thanh Văn lại chứng quả

Xa rời thế gian vì tối thắng

Mà Thanh Văn kia được ở trong

Lại hay chẳng như Duyên Giác địa

Duyên Giác mà sánh Bồ Tát địa

Ở trong những phần chẳng bằng một

Bồ Tát so sánh với Như Lai

Bội đa phần lại chẳng kịp một

Như Lai đã chứng quả Bồ Đề

Vô lượng công đức bất tư nghì

Nhưđây tùy xứ mà nên làm

Tùy thuận phương tiện mà thay đổi

Trong quả chứng được tối thắng thượng

Ngũ căn thanh tịnh thành diệudụng

Mười hai vị nơi cửa công đức

Tất cả nghĩa kia đều nên đổi

Trong quả chứng được tối thắng thượng

Tất cả ý đạo đều thanh tịnh

Như thế sở chứng tất nên biết

Tất cả chẳng dơ, chẳng phân biệt

Trong quả chứng được tối thắng thượng

Nhiếp tất cả nghĩa, lợi thanh tịnh

Phật sát thanh tịnh như thế ấy

Tất cả tự tại mà xuất hiện

Trong quả chứng được pháp tối thượng

Tất cả phân biệt tất thanh tịnh

Làm cho chẳng hoại thường ở trong

Lành ta tất cả nghiệp trí tuệ

Trong quả chứng được pháp tối thượng

Tất cả thanh tịnh lành an trụ

Liền được vô trụĐại Niết Bàn

Viên mãn chư Phật câu thanh tịnh

Trong quả chứng được pháp tối thượng

Tất cả pháp nhiễm thanh tịnh rồi

Chẳng tạp phiền não chẳng nơi dựa

Thường vào niềm vui của chư Phật

Trong quả chứng được pháp tối thượng

Tưởng như hư không tất thanh tịnh

Chứa nhóm rộng khắpcửa thắng nghĩa

Lìa các sắc tướng mà quan sát

Như Lai hóa tướng thật rộng lớn

Đây nhiều muốn hạnh đều thanh tịnh

Thành sở tác trí khó nghĩ bàn

Chư Phật chẳng dơ, thắng nương tựa.

Trong đây nên biết: Thanh tịnh pháp giới tức là tất cả pháp chơn như. Vì tất cả pháp chẳng điên đảo, tự tánh chẳng nhơn, mà có thể sanh ra chư Phật và chư Phật trí, lìa các chướng nhiễm. Thành lập Tam Ma Địa tổng trì pháp môn. Cùng với vô lượng phước trí các hạnh. Thành tựutất cả chúng sanh lợi lạc v.v… Cho đến thành thụctất cả chánh pháp văn trì chủng tử. Như thế các tướng đều được thành tựu. Cho nên nói rằng chư Phật trí vậy. Nghĩa là tứ trí.

Đầu tiên là Đại Viên Cảnh Trí. Trí nầy xa lìa tướng của ngã và ngã sở. Cùng lìa sự hay chấp giữ và bị chấp giữ phân biệt, chẳng bị những phiền não cấu nhiễm nhiễuhại. Ở nơi tất cả sở duyên, sở hạnh, sở trí tướng. Chẳng quên, chẳng ngu. Trí ảnh tương sanh, hiện ra hạt giống nương tựa. Cùng tất cả trí nương vào thanh tịnh. Đó tức là chơn như sở duyên, vô phân biệt trí.

Thứ hai là Bình Đẳng Tánh Trí, được thắng thượng sở duyên. Trí nầy hay quán mình người bình đẳng. Lại hay ở yên nơi vô trụ Niết Bàn. Khởi đạitừ bi tùy theo sự vãng sanh của tất cả hiện thân mọi nơi, lành phương tiện cứu cánh tương ưng.

Ba là Diệu Quan Sát Trí. Phổ nhiếptất cả Tam Ma Địa, Tam Ma Bột Để Tổng Trì pháp môn. Ở nơi tất cả sở tri phân lập địavị. Chuyển đổi vô ngại và hay phát sanh thắng công đứcbảo. Phương tiện hiện thân, lành dứt các nghi ngờ của chúng sanh. Như thế mà hay hiện thân thuyết pháp.

Bốn là Thành Sở Tác trí. Hay dùng đủ loại bất khả tư nghì phương tiện để vì kia mà làm cho thành thụctất cả chuyện phải làm. Nhưứng hóa độ tất cả chúng sanh. Như thế các tướng. Đây là 4 trí. Lại có kệ rằng:

Ba thân phân vị hai hai một

Hai pháp hai báo một hóa thân

Chư Phật thanh tịnh trong pháp giới

Hoặc một hoặc nhiều tánh chẳng lập.

Trong nầy ý nói rằng: Thanh tịnh pháp thân dụ như hư không mà chẳng có hình tướng. Từ nơi thân nầy lưu xuất tất cả pháp. Những điềunầy đều là khó có thể so sánh với pháp tối thắng rõ ràng được. Thanh tịnh chơn lý là nhơncủa sự lợi lạclớn. Xuất sanh đất Phật, tối thượng lành vui, mà có thể viên mãn vô tận pháp hải. Lại hay đầy đủ thanh tịnh diệu huệ. Tức có thể thành tựu Đại Bồ Đề Tâm, như trên đã giải nghĩa rộng về Bồ Đề Tâm nầy, mà từ nơi các kinh đã lược nói toát yếu. Chỉ có Phật và Bồ Tát mới thấy biết hết.

    Xem thêm:

  • Giảng Giải Kinh Viên Giác - Luận Tạng
  • Đại Cương Luận Câu Xá - Luận Tạng
  • Luận Nhân Minh Nhập Chánh Lý - Luận Tạng
  • Luận Về Sự Hiểu Biết Rõ Ràng - Luận Tạng
  • Tam Luận Lược Chương - Luận Tạng
  • Yếu Chỉ Kinh Pháp Hoa - Luận Tạng
  • Thiền Ba La Mật - Luận Tạng
  • Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Lược Sớ - Luận Tạng
  • Luận Thích Du Già Sư Địa - Luận Tạng
  • Luận Nhân Minh Chánh Lý Môn - Luận Tạng
  • Luận Giảng Rộng Ý Nghĩa Năm Uẩn Theo Giáo Pháp Đại Thừa - Luận Tạng
  • Luận Thích Ma Ha Diễn - Luận Tạng
  • Thành Duy Thức Luận - Luận Tạng
  • Ý Nghĩa Quyết Định Của Pháp Hoa Huyền Tán - Luận Tạng
  • Lược Giải Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa - Luận Tạng
  • Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn - Luận Tạng
  • Sớ Thần Bảo Ký Nhơn Vương Hộ Quốc Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa - Luận Tạng
  • Ý Nghĩa Quán Âm Huyền Diệu - Luận Tạng
  • Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận - Luận Tạng