Nghi Quỹ Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Chơn Ngôn Du Già Quán Hạnh

Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Chơn Ngôn Du Già Quán Hạnh Nghi Quỹ

Đường Bất Không dịch

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

***

Phàm người tu Du Già, trước tiên ở một nơi trong sạch xây dựng Man Trà La (Manïdïala_Đạo Trường), dùng nước thơm rưới vảy, đem mọi loại hoa mùa rải trên Đàn. Hành Giả, trước tiên nên tắm gội, mặc áo mới sạch. Tiếp theo vào Đạo Trường đối trước tượng Bản Tôn, gieo năm vóc sát đất, phát Tâm ân trọng đỉnh lễ tất cả Như Lai với các Bồ Tát. Liền ngồi Kiết Già, quán tưởng chư Phật như ở ngay trước mắt. Sau đó chí thành sám hối tất cả tội lỗi rồi bạch rằng:

“Con tên là…. Đã luân hồi từ vô thủy cho đến ngày nay, từng tạo ra vô lượng vô biên tội mà chẳng tự hiểu biết. Hoặc tự mình làm hoặc dạy người làm, tùy vui theo sự Kiến Tác. Ngày nay con xin sám hối chẳng dám làm nữa. Nguyện xin chư Phật Từ Bi nhiếp thọ khiến cho tội chướng của con mau được tiêu diệt” (Nói như vậy 3 lần)

Lại nên tự thọ Giới Tam Quy và bạch rằng:

“Xin chư Phật Bồ Tát thương xót giúp đỡ cho con. Con tên là… Bắt đầu từ hôm nay cho đến lúc được ngồi ở Bồ Đề Đạo Trường (Bodhi manïdïala) Con xin quy y Ba Thân Vô Thượng của Như Lai, quy y Pháp Tạng Đại Thừa Phương Quảng, quy y các chúng Bồ Tát của Tăng Già” (Nói như vậy 3 lần)

“Con tên là…. Quy y Phật xong, quy y Pháp xong, quy y Tăng xong. Từ nay về sau cho đến khi thành Phật, con chẳng quy y hàng Nhị Thừa và nhóm Ngoại Đạo. Nguyện xin chư Phật từ bi nhiếp thọ”

Tiếp nên xả thân cúng dường, liền bạch rằng:

“Nguyện xin chư Phật Bồ Tát thương xót nhiếp thọ con. Từ nay trở đi cho đến khi thành Phật, con thường xả thân cúng dường tất cả Như Lai với các Bồ Tát. Nguyện xin Từ Bi thương xót gia hộ” (Nói như vậy 3 lần)

_Tiếp ở tận cùng khoảnh hư không thuộc phương dưới, quán chữ Hạ (成 _HA) màu đen, chữ ấy biến thành Phong Luân có hình nửa vành trăng. Ở trên Phong Luân quán chữ Phộc (向_VA) màu trắng, chữ ấy biến thành Thủy Luân có hình tròn đều đặn. Ở trên Thủy Luân nên quán chữ La (先_RA) màu vàng, chữ ấy biến thành chày Kim Cương mạnh mẽ sắc bén tỏa ra ánh lửa Kim Cương cháy bùng có hình Tam Giác. Từ dưới hướng lên trên cho đến Địa Luân, lửa mạnh thiêu đốt hết thảy, kể cả thân của mình, chỉ còn lại đám tro tàn. Liền dùng tro này biến thành Kim Cương Luân, Luân đó màu trắng bền kín (kiên mật) tùy lượng lớn nhỏ có hình vuông vắn. Tiếp ở trên Kim Cương Luân, quán tưởng hoa sen 8 cánh có đầy đủ râu nhụy quý báu. Ở trên đài sen, tưởng chữ Sa (屹_SA) màu vàng ròng, chữ đó có đủ vô lượng ánh sáng. Biến chữ Sa (屹) thành Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokite’svara) ngồi Kiết Già. Thân như màu vàng có vầng hào quang tròn trịa sáng rực rỡ, mặc áo tơ lụa đẹp, quần màu đỏ. Tay trái để ngang rốn cầm hoa sen chưa nở. Tay phải để ngang ngực làm thế bóc hoa (Khai Hoa Diệp Khế) Thân có đủ mão mũ, chuỗi Anh Lạc. Đầu đội Đức Phật Vô Lượng Thọ (Amitàyus) trụ ở tướng Thiền Định.

Tác Quán này xong, liền kết Tam Muội Gia Ấn: Đặt hai tay ngang trái tim, mật hợp chưởng, kèm thẳng hai ngón cái, tụng Chân Ngôn là:

“Na mô tam mãn đa mẫu đà nẫm. A tam minh, để-lị tam minh, tam ma duệ, sa-phộc hạ”

巧休 屹亙阢 后湑 狣屹伙 注屹伙 屹亙份 渢扣

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ_ ASAME TRISAME SAMAYE SVÀHÀ

Tụng Chân Ngôn 3 biến, đem ấn 5 nơi gia trì là: Vầng trán, vai phải, vai trái, trái tim, cổ họng rồi bung Ấn trên đỉnh đầu. Do kết Ấn này liền mau mãn Hạnh Nguyện của 10 Địa, 10 Ba La Mật, hay thấy tất cả Như Lai Địa. Hay vượt qua Pháp Đạo Giới, ấy là: Thắng Giải Địa, Tĩnh Tâm Địa, Như Lai Địa (Gọi là Siêu Quá Pháp Đạo Giới)

_Tiếp kết Ấn Pháp Giới Sinh: Hai tay nắm thành Kim Cương Quyền, đặt 2 cạnh tay dính nhau, dựng 2 ngón trỏ sao cho cạnh đầu ngón dính nhau. Đem Ấn đặt trên đỉnh đầu, tưởng chữ Lam (劣_RAMÏ). Từ chữ ấy tuôn ra ánh sáng màu trắng chiếu khắp thân của mình, cả trong lẫn ngồi. Liền quán thân của mình đồng với Pháp Giới (Dharmadhàtu). Tụng Chân Ngôn là:

Na mô tam mãn đa mẫu đà nam. Đạt ma đà đô, sa-phộc bà phộc cú hàm”

巧休 屹亙阢 后湑 叻猣四加 辱矢向人詶

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ DHARMADHÀTU SVABHÀVAKA UHÀMÏ

Tụng Chân Ngôn 3 biến. Đem Ấn từ trên đỉnh đầu, liền chia ra làm 2 Quyền theo hai bên đỉnh đầu từ từ hạ xuống rồi buông ra.

_Tiếp kết Ấn Chuyển Pháp Luân: Hai tay đặt ngang trái tim sao cho hai lưng bàn tay cùng phụ nhau, bên phải đè bên trái, 4 ngón tay cùng móc lẫn nhau, ngón trỏ trái đặt trong lòng bàn tay phải cùng nắm giữ ngón cái phải. Quán thân mình như Kim Cương Tát Đỏa Bồ Tát (Vajrasatva) tay trái cầm cái chuông Kim Cương đặt ở tròng mắt bên trái, tay phải cầm chày Ngũ Cổ đặt ngang trái tim, tác thế nhảy ném (khiêu trịch). Thân có màu như vành trăng màu trắng, đầu đội mão Ngũ Phật, ngồi trong vành trăng, tụng Chân Ngôn là:

“Ná mô tam mãn đa phộc nhật la noản. Phộc nhật-la đát ma cú hàm”

巧休 屹亙阢 向忝跧 向忝 狣摓人詶

NAMAHÏ SAMANTA VAJRANÏÀMÏ _ VAJRA ATMAKA UHÀMÏ

Tụng Chân Ngôn 3 biến xong, liền bung Ấn trên đỉnh đầu

_Tiếp kết Đại Nhật Như Lai Kiếm Ấn: Chắp 2 tay lại để ngang trái tim, co 2 lóng giữa của ngón trỏ sao cho đầu ngón đặt nằm ngang dính nhau, đem 2 ngón cái kèm nhau đè lóng trên của 2 ngón giữa như hình cây kiếm. Kết Ấn này xong liền quán ngay trong trái tim của mình có hình hoa sen 8 cánh. Ở trong hoa sen tưởng chữ A (狣) phóng ra ánh sáng màu vàng tương ứng với Ấn. Tưởng chữ A ấy xong thời tất cả Pháp vốn chẳng sinh. Liền tụng Chân Ngôn là:

“Ná mô tam mãn đá mẫu đà nam. Ác vĩ la hồng khiếm”

巧休 屹亙阢后盍  合先  

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _AHÏ VIRA HÙMÏ KHAMÏ

Tụng Chân Ngôn 8 biến, dùng Ấn như trước gia trì 5 nơi trên thân mình rồi bung Ấn trên đỉnh đầu.

_Tiếp kết Ấn Phổ Cúng Dường: Chắp 2 tay lại, bên phải đè bên trái, giao lóng trên của các ngón liền thành. Tụng Chân Ngôn là:

“Ná mô tam mãn đa mẫu đà nam. Tát phộc tha, khiếm, ôn ná-nghiệt đế, táp-phả la, tứ hàm, nga nga nẵng kiếm, sa-phộc hạ”

巧休 屹亙阢 后盍 屹楠卡  栥怐包 剉先 托伐 丫丫巧入 送扣

NAMAHÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ _ SARVATHÀ KHAMÏ UDGATE SPHARA HÌMÏAMÏ GAGANAKAMÏ SVÀHÀ

Kết Ấn đặt ngang trái tim, tụng Chân Ngôn 5 biến. Tưởng từ Ấn tuôn ra vô lượng hương hoa, thức ăn uống… cúng dường tận hư không khắp Pháp Giới tất cả Hiền Thánh rồi bung Ấn trên đỉnh đầu.

_Tiếp Quán Hạnh Bố Tự Pháp: Người tu Du Già nên quán tưởng ngay thân của mình. Ở tam tinh để chữ Hồng (狫_HÙMÏ) màu vàng đỏ biến thành tướng Bạch Hào. Ở chỗ giao phòng của não đặt chữ Aùm (珃_AMÏ) có ánh sáng màu trắng tràn đầy trong não ấy. Ở trên đỉnh đầu đặt chữ Lam (劣_RAMÏ) có ánh sáng màu đỏ với phần lửa bốc lên trên. Ở trên Phật Đỉnh tưởng chữ Án (輆_OMÏ) có ánh sáng màu trắng chiếu soi Pháp Giới. Ở ngay bàn chân phải thường đặt chữ Sa-phộc (送_SVÀ) chân trái thường đặt chữ Hạ (扣_HÀ)

Liền quán trái tim của mình là Tâm Bồ Đề (Bodhicitta) lìa tất cả Ngã. Lìa Uẩn, Xứ, Giới, Năng Thủ, Sở Thủ … Ở sự bình đẳng của Pháp, rõ biết Tâm của mình xưa nay chẳng sinh, là Không, không có Tự Tính. Chính vì thế cho nên phải quán sát Tự Tâm chẳng phải là tính của nhóm Ta, Người, Chúng Sinh, Thọ Giả. Tại sao vậy? Vì tính của nhóm Ta Người ấy không có chỗ tạo, không có chỗ đắc cho nên nhóm Ta Người vốn không thuận theo điều có tự tính, liền mau được lìa tất cả Ngã Kiến. Tâm này cũng chẳng phải là Tính của Uẩn, Xư, Giới. Tại sao thế? Vì tính của nhóm Uẩn này ở trong Thắng Nghĩa, thật ra chẳng thể đắc. Tự tính phân biệt của Uẩn, Xứ, Giới tức chẳng phải là Tâm ấy. Tâm này cũng chẳng phải là Năng Thủ, Sở Thủ. Chẳng phải là tâm vọng tưởng của Năng Thủ. Chẳng phải là tướng xanh, vàng… của Sở Thủ. Đức Thế Tôn nói: “Tâm chẳng trụ bên trong cũng chẳng trụ bên ngồi, chẳng phải trụ ở khoảng giữa. Tại sao vậy? Vì xưa nay thanh tĩnh, không có phân biệt”

Quán sát Tâm của mình như vậy, liền biết bình đẳng. Thấu tỏ tất cả Pháp xưa nay chẳng sinh, lìa sự phân biệt hư vọng, đều không có Tự Tính giống như hư không. Duyên các Hữu Tình: suy tư, xót thương cho họ từ vô thủy đến nay chẳng biết Tâm của mình xưa nay thanh tĩnh, lại vọng sinh phân biệt điên đảo… như lồi Quỷ Mỵ chỉ biết ăn nuốt, ở trong sinh tử chịu mọi thứ đau khổ. Nay Ta khởi đại tinh tiến, làm thế nào để khiến cho các Hữu Tình giác ngộ Tự Tâm, thấu rõ Pháp thanh tĩnh khiến cho họ mau lìa sự phân biệt hư vọng. Đại Bi như vậy là Tâm Bồ Đề.

Phát Tâm đó xong. Ở trên chữ La (先_RA) chấm thêm điểm tròn tức chữ Lãm (劣 _RAMÏ) là chủng tử (Bìja) của Pháp Giới. Tưởng hai chữ La (先)đặt trong 2 con mắt như ngọn đèn cháy lớn tỏa ánh sáng chiếu soi khắp tất cả. Cùng với ánh sáng Trí Tuệ của ánh sáng này, quán chữ A (狣) ngay trong trái tim của mình, thấu rõ tất cả Pháp xưa nay chẳng sinh. Liền ở chữ A tuôn ra ánh sáng màu trắng chiếu soi vô biên trần sa Thế Giới, trừ tất cả Vô Minh Si Aùm trong thân của Hữu Tình. Liền tưởng thân của mình chuyển thành Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana Tathàgata) có đủ mão, chuỗi Anh Lạc, ngồi trên tòa sen trắng, thân như ánh sáng vàng chiếu diệu, trụ Tam Ma Địa (Samàdhi). Nên tương ứng quán như vậy.

_Tiếp kết Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Ấn: Hai tay cùng cài chéo nhau bên trong rồi nắm chặt lại (Kim Cương Phộc Ấn) dựng đứng ngón cái phải liền thành tướng Ấn. Kết Ấn đặt ngang trái tim, tụng Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Chân Ngôn 7 biến. Đem Ấn gia trì:trái tim, vầng trán, cổ họng, đỉnh đầu. Tụng Chân Ngôn là:

“Án, a lô lực ca, sa-phộc hạ”

 狣刎印塴 送扣

OMÏ AROLIK SVÀHÀ

Tùy tụng Chân Ngôn, đem ngón cái phải hướng vào thân triệu mời liền thànhCâu Thỉnh (Akarsïa). Liền quán trên trái tim của Bản Tôn có vành trăng vắng lặng tròn đầy. Ở trong vành trăng, xoay theo bên phải, an bày các chữ của Đà La Ni. Chữ đó đều phóng ra ánh sáng màu trắng tràn khắp Pháp Giới. Ánh sáng đó quay trở lại nhập vào đỉnh đầu của Hành Giả. Ở trong vành trăng nơi trái tim của người tu Du Già y theo trước an bày mỗi mỗi rõ ràng. Chữ đó lại phóng ra ánh sáng, y theo trước mà tác quán.

Quán như vậy xong thì tự thân của người tu Du Già và thân của Bản Tôn Quán Tự Tại Bồ Tát ngang bằng không có sai khác như ảnh tượng trong gương, không phải một không phải khác.

Tiếp nên suy tư nghĩa của chữ:

A Tự Môn (狣_A) là tất cả Pháp vốn chẳng sinh

LA Tự Môn (刎 _RO) là tất cả Pháp mau lìa bụi dơ

LA (匡 _LA) là tất cả Pháp Tướng chẳng thể đắc. Chữ LA này gia thêm tiếng thì biến thành chữ LỰC (印_LI)

Từ trong chữ LỰC này tuôn ra chữ CA (塴_K). CA Tự Môn (一_KA) là tất cả Pháp không có tạo tác.

Nên như vậy quán sát Tâm ở trên văn tự của Chân Ngôn. Liền suy nghĩ Nghĩa Môn đã ghi rõ bên dưới chữ. Ấy là: Xưa nay vốn chẳng sinh…. Như 4 nghĩa bên trên. Tác quán như vậy xong thì cuối cùng mà lại bắt đầu tức là Tam Ma Địa Niệm Tụng.

Nếu người tác niệm ra tiếng thì ở trong Chân Ngôn nân tác câu này. Tụng Chân Ngôn là:

“Án, a lô lực ca, chỉ la-để, lạc khất-nhĩ, vĩ bộ đề, minh, ná ná, sa-phộc hạ”

 狣刎印塴 七魛 先眸 合穴包  叨叨 送扣

OMÏ AROLIK KIRTTI RA’SMI VIBHÙTE ME DADA SVÀHÀ

_Tiếp nên quán 4 chữ của nhóm a Lô Lực Ca (狣刎印塴) lúc trước có màu vàng ròng. Tụng Chân Ngôn lúc trước liền được tăng ích, đều được sự mong cầu trong Pháp.

Chỗ quán lúc trước là chữ A (狣 ) trong trái tim với chữ ÁM (珃)trong não là một Thể vậy. Chữ LA (先) trong con mắt, chữ LAM (劣) trên đỉnh đầu. Nghĩa của 4 chữ như vậy dùng thành Giác Cú của tự thân.

_Lại quán Tâm Bồ Đề. Liền kết Tam Muội Gia Ấn lúc trước. Lại kết Pháp Giới Sinh, Chuyển Pháp Luân và Kiếm Ấn…. Lúc trước gia trì 5 nơi trên thân mình, mỗi mỗi đều tụng Bản Chân Ngôn. Liền Lễ Phật, Phát Nguyện, Hồi Hướng…

Xong ra khỏi Đạo Trường. Thường chuyển Giáo của đẳng Đại Thừa: Hoa Nghiêm, Bát Nhã…. Với ấn Phật, ấn Tháp, đi Kinh Hành, nhiễu quang Suất Đổ Ba (Stùpa_tháp có nhiều tầng) khiến mau thành tựu.

    Xem thêm:

  • Đại Tì Lô Già Na Lược Yếu Tốc Tật Môn Ngũ Chi Niệm Tụng Pháp - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Thành Tựu Bí Mật Bốn Mươi Tám Sứ Giả Thắng Quân Bất Động Minh Vương - Kinh Tạng
  • Pháp Tùy Hành Niệm Tụng Đại Tì Lô Già Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh Lược Thị Thất Chi - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Oai Đức Kim Luân Phật Đảnh Xí Thạnh Quang Như Lai Tiêu Trừ Nhất Thiết Tai Nạn Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Nghi Tắc Thí Bát Phương Thiên - Kinh Tạng
  • Pháp Yếu Niệm Tụng Đà La Ni Bạch Tản Cái Đại Phật Đỉnh Vương Tối Thắng Vô Tì Đại Oai Đức Kim Cang Vô Ngại Đại Đạo Tràng - Kinh Tạng
  • Mười Tám Khế Ấn - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Đại Tì Lô Xá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh Liên Hoa Thai Tạng Bi Sanh Mạn Đồ La Quảng Đại Thành Tựu - Kinh Tạng
  • Kinh Ma Lợi Chi Thiên - Kinh Tạng
  • Pháp Hộ Ma Bắc Đẩu Thất Tinh - Kinh Tạng
  • Kinh Quán Tự Tại Thành Tựu Du Già Liên Hoa Bộ Niệm Tụng Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Pháp Hà Da Yết Lợi Bà Tượng - Kinh Tạng
  • Kinh Thất Câu Chi Phật Mẫu Thuyết Đà La Ni Chuẩn Đề - Kinh Tạng
  • Kinh Nghi Quỹ Đại Minh Thành Tựu Trì Minh Tạng Du Già Đại Giáo Tôn Na Bồ Tát - Kinh Tạng
  • Kinh Thần Chú Đà La Ni Bồ Tát Thiên Nhãn Thiên Tý Quán Thế Âm - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Lạo Đà La Ni Thân - Kinh Tạng
  • Củ Lí Ca Long Vương Tượng Pháp - Kinh Tạng
  • Phẩm Pháp Nghi Quỹ Niệm Tụng Cúng Dường Thánh Hạ Dã Hột Lí Phược Đại Oai Nộ Vương Lập Thành Đại Thần Nghiệm - Kinh Tạng
  • Pháp Nghi Quỹ Dược Sư Như Lai Quán Hạnh - Kinh Tạng
  • Nhơn Vương Bát Nhã Đà La Ni Thích - Kinh Tạng