Nghi Quỹ Túc Diệu

Đường Nhứt Hành soạn,

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

*

Hư Không Tạng Ấn : Chắp tay lại, buộc ngón Thũy ( 2 ngón vô danh ) ngón Phong ( 2 ngón trỏ ) như hình báu. Chân Ngôn là :

“ Án _ A già sa ( 1 ) Ca la ba y dã ( 2 ) Án ma lị ( 3 ) già ma lị ( 4 ) Mẫu lê ( 5 ) sa phộc hạ”

OMÏ _ AKÀ’SA GARBHÀYA_ OMÏ ARI KAMARI MURI _ SVÀHÀ

Nếu có người muốn cầu Phước Trí nên quy y vị Bộ Tát này. Mặt trời, mặt trăng, ngôi sao đều là sở biến của Hư Không Tạng.

Văn Thù Ấn : Chắp tay lại, giữa trống không ( Không Tâm Hợp Chưởng ) đem ngón cái đè 2 Thủy ( 2 ngón vô danh ) co 2 Phong ( 2 ngón trỏ ) vịn đầu ngón Không ( 2 ngón cái ). Chân Ngôn là:

“ Aùn _ A vị la hồng khư tả lạc”

OMÏ _ AHÏ VIRA HÙMÏ KHACARAHÏ

Nếu muốn cầu Tức Tai, cần diệt hết 7 loại tai nạn là : Mặt trời mặt trăng che nuốt, 5 vì sao sai trái mất độ bình thường, binh giặc nổi dậy, nước cạn chẳng đúng thời, gió mưa mất độ, bầy tôi phản nghịch gây tổn hại cho quốc dân, cọp sói thú ác ăn nuốt chúng sinh, lúa gạo (Ngũ cốc ) chẳng được mùa.Tai họa như vậy với sự sợ hãi về ách nạn cấp thời thuộc quan phủ và tai ách bị chết thuộc nạn vua chúa… thảy đều tiêu tan.

Phổ Hiền Ấn : Chắp tay lại, giữa rỗng ( Hư Tâm Hợp Chưởng ) . Chân Ngôn là:

“ Chi ba trác ( Quyết định ) Tỳ ni ba trác ( Cắt đứt cột buộc ) Điểu tô ba trác ( chấm dứt sinh tử )”

Chú này , bình thường buổi sáng tụng 7 biến, ban đêm tụng 7 biến thì Yểm Mỵ, Dã Đạo , Cổ Độc thảy đều bị tiêu diệt. Hay được 3 Giải Thoát về thân tâm. Sau đời này chẳng thọ thân sinh tử , đắc được Pháp Thân. Bên trong bên ngoài đất nước có oán tặc, tất cả người ác, tất cả Quỷ Thần, tất cả trộm cướp, cọp, sói, sư tử, trùng độc, thú ác nghe âm thanh của Chú này đều bị cấm khẩu chẳng thể gây nhiễu loạn được. Trời thay đổi gây ách nạn, mộng ác, tai ương, trăm loài chim quái dị đều tự nhiên bị tiêu diệt. Chẳng thể nói hết được công năng của Chú này .

Diên Mệnh Ấn : Tay trái : ngón Hỏa ( ngón giữa ) và ngón Phong ( ngón trỏ ) vịn nhau như cầm hoa sen. Tay phải : duỗi thẳng như buông rũ xuống. Chân Ngôn là :

“ Án _ Ma chiết la, dụ toái ( Con họ tên là ) sa phộc ha”

OMÏ _ VAJRA YUSÏAI ( ……. ) SVÀHÀ

Nếu tụng Chú này sẽ Diên mệnh ( sống lâu ) trừ tai

Đế Thích Thiên Ấn : Tay trái nắm quyền đặt ở eo. Tay phải co lóng giữa của 2 ngón Địa ( ngón út ) , ngón Thủy ( ngón vô danh ) thẳng cứng cùng dính nhau, đặt Phong ( ngón trỏ ) dính vào lưng Hỏa ( ngón giữa ) , co lóng giữa của Không ( ngón cái ) . Chân Ngôn là :

“ Án _ Nhân nại la dã, sa-phộc hạ”

OMÏ _INDRÀYA SVÀHÀ

Nếu tụng Chú này sẽ trao cho quan vị, mãn túc mọi mong cầu

Tỳ Sa Môn Thiên Ấn : Chắp tay lại giữa rỗng. Giao 2 Không ( 2 ngón cái) kèm cứng, 2 Phong ( 2 ngón trỏ ) phụ bên cạnh 2 Hỏa ( 2 ngón giữa ) như đầu móc câu sao cho đầu ngón cách nhau một thốn và chẳng chạm dính nhau. Chân Ngôn là:

“ Án _ Phệ thất la phộc noa dã, sa-phộc hạ”

OMÏ _ VAI’SRAVANÏÀYA SVÀHÀ

Nếu tụng Chú này sẽ được sung túc giàu có lớn, ngày đêm được phòng hộ.

Nhật Thiên Chân Ngôn là:

“ Nẵng mô la đát-nẵng đát-la dạ dã. Nẵng mô tô lý dã, tát phộc nẵng khất-sái đát-la la nhạ dã. Án_ A mô già ô ( Danh vị … ) Thiết để, sa-phộc hạ”

NAMO RATNATRAYÀYA

NAMO SÙRYA SARVA NAKSÏATRA RÀJÀYA

OMÏ _ AMOGHASYA ( Danh vị …. ) ‘SATI SVÀHÀ

Nguyệt Thiên Chân Ngôn là:

“ Án _ Chiến đát-la nẵng khất-sái đát-la la nhạ dã ( Danh vị … ) Thiết để, sa-phộc hạ”

OMÏ _ CANDRA NAKSÏATRA RÀJÀYA ( Danh vị …. ) ‘SATI SVÀHÀ

Hỏa Tinh Chân Ngôn là:

“ Án _ A nga la lỗ nghi dã ( Danh vị … ) Sa ha”

OMÏ _ ANÕGÀRAKA ARUGIYA ( Danh vị …. ) SVÀHÀ

Thủy Tinh Chân Ngôn là:

“ Án_ mẫu đà nẵng khất-sái đát-la nễ nẵng ( Danh vị … ) thể noa ma, sa ha”

OMÏ _ BUDHA NAKSÏATRA SVÀMINA ( Danh vị …. ) KHEDUMA SVÀHÀ

Mộc Tinh Chân Ngôn là;

“ Án _ Ba la ha tát bát để nẵng ma tỉ đá phộc nẵng sư ( Danh vị … ) Ma la phộc la đà ninh, sa-phộc hạ”

OMÏ _BRÏHASPATIDHA MAPITHAVNAYA ( Danh vị … ) MALA VARTHADI SVÀHÀ

Kim Tinh Chân Ngôn là:

“ Án _ Thú yết la nga đà phộc la nhạ dã ( Danh vị … ) thất lý ca lý, sa-phộc hạ”

OMÏ _ ‘SUKRA GADHVÀRVA ( ? GATHARVA ) RÀJÀYA ( Danh vị .. ) ‘SRÌ KARI SVÀHÀ

Thổ Tinh Chân Ngôn là :

“ Án _ Xả nê sát tác la , nẵng khất sát đát la , bả la ha ma nẵng lỗ ba dã ( Danh vị ….. ) phổ sắt để ca lý, sa ha”

OMÏ _ ‘SANAI’SCARA NAKSÏATRA BRAHMANA RÙPAYA ( Danh vị .. ) PUSÏTÏI KARI SVÀHÀ

La Hầu Tinh Chân Ngôn là :

“ Án _ La hộ nẵng, a tố la la nhạ dã, kiến ma xả đô nẵng dã ( Danh vị …) phiến để ca lý , sa phộc hạ”

OMÏ _ RÀHUNA ASURA RÀJÀYA SOMA ‘SATUNAYA ( Danh vị … ) ‘SÀNTI KARI SVÀHÀ

Kế Đô Tinh Chân Ngôn là :

“ Án _ Phộc nhật la kế đô, nẵng khất sát đát la, la nhạ dã ( Danh vị …. ) hồng , sa phộc hạ”

OMÏ _ VAJRA KETU NAKSÏATRA RÀJÀYA ( Danh vị … ) HÙMÏ SVÀHÀ

Cửu Chấp Diệu Thiên Ấn : Chắp tay kiên cố, cùng kèm dựng thẳng 2 Không ( 2 ngón cái) duỗi 2 Phong ( 2 ngón trỏ ) đều mở gốc ngón đưa qua lại. Chân Ngôn là :

“ Án _ Nghiệt la hệ thấp phộc, lý gia, bát la bát đa, thù để, ma dã, sa phộc hạ”

OMÏ _ GRAHE’SVARYA PRÀPTA JYOTIRMAYA SVÀHÀ

Nhị Thập Bát Tú Ấn : Chắp tay kiên cố, kèm 2 Không ( 2 ngón cái ) đứng thẳng để ngay trái tim rồi dùng 2 Không ( 2 ngón cái ) triệu mời. Chân Ngôn là :

“ Án _ Nhược khất sái đát la niết tô na nễ duệ, sa ha”

OMÏ _ NAKSÏATRA NIRJA DANIYE SVÀHÀ

Trước tiên cúng dường nhóm Bồ Tát Thiên gồm Hư Không Tạng , Văn Thù, Phổ Hiền, Diên Mệnh, Đế Thích, Tỳ Sa Môn… sau đó khuyến thỉnh 9 Diệu, 28 Tú, Bản Mệnh Thuộc Tinh ( Ngôi sao của bản mệnh ) trong Thiên Bắc Đẩu và dùng Thái Sơn Phủ Quân đồng mệnh đồng lộc cúng bái để cầu xin Trừ Tai Diên Mệnh tiêu trừ việc ách hại.

Năng Cát Tường Chân Ngôn là :

“ Nẵng mô la đát nẵng đát-la dạ dã . Nẵng mộ tố ma tát la phộc nhược khất sái đát la, la nhạ dã giả. Giả đô địa ba, a lộ ca la dã. Đát nễ dã tha: Nỗ ma để bá nỗ ma để tát tân nễ khư tế, sa phộc hạ”

NAMO RATNATRAYÀYA

NAMO SOMA SARVA NAKSÏATRA RÀJÀYA CATURTHIPA ÀLOKARÀYA

TADYATHÀ : OMÏ _ DUMAPA DUMATISA PANIKHASE SVÀHÀ

Tụng Cửu Chấp Tức Tai Đại Bạch Y Quán Âm Đà La Ni này. Nếu mặt trời, mặt trăng ngự tại cung Bản Mệnh của người và 5 vị sao tại cung Bản Mệnh đấu chiến mất độ thì có thể lập Đạo Trường Đại Bạch Y Quán Âm hoặc Văn Thù Bát Tự, Xí Thịnh Quang Phật Đỉnh… đều y theo Bản Pháp niệm tụng ắt tất cả tai nạn tự nhiên tiêu tán . Tất cả Diệu chẳng Cát Tường mà tụng Chân Ngôn này sẽ thành năng cát tường.

Bắc Đẩu Thất Tinh Chân Ngôn là :

“ Án _ Táp đá nẵng nhi nẵng dã, bạn nhạ mật dã, nhiễm phổ tha ma , sa phộc nhĩ nẵng ( Lập tên…. ) la khất sơn bà phộc đổ, sa ha”

OMÏ _ SAPTA JINÀYA BHANÕYA VIJAYA JAMÏPUTHAMA SVAMINA ( Lập tên…. ) RAKSÏA BHAVATU SVÀHÀ

Nếu La Hầu ( Rahu ) Kế Đô ( Ketu ) ám cung Bản Mệnh Tinh của Hành Giả thì nên tụng Bắc Đẩu Chân Ngôn này.

Tất cả Như Lai nói Phá Nhất Thiết Tú Diệu Chướng Cát Tường Chân Ngôn là:

“ Án _ Tát la phộc nhược khất sát đát la, tam ma duệ, thất lý duệ, phiến để ca, cụ lỗ, sa phộc hạ”

OMÏ _ SARVA NAKSÏATRA SAMAYE ‘SRÌYE ‘SÀNTIKA KURU SVÀHÀ

_ Phẩm Cát Tường Thành Tựu trong Kinh Kim Cương Tú Thành Tựu ghi là : Nay Ta nói về Mật Pháp thành tựu tối diệu của Thế Gian. Các Tú (Naksïatra ) như vậy vận hành ở Hư Không. Hoặc 1,2,3,4,5 … lâm vào Mệnh Tú, Đối Xung Tú, Thiên Di Tú, Đại Sát Nghiệp Tú, An Tú, Bạc Tương Tú, Nô Tỳ Tú của chúng sinh mà gây các ách hại. Bốn Diệu ( Grahà ) đại ác là Hỏa Diệu, Thổ Diệu, La Hầu, Kế Đô thì rất nặng đối với chúng sinh. Lúc đó nên tu các Phước Nghiệp, bó thí rộng rãi, hiền lành, nhân nghĩa. Hoặc y theo Văn Thù Bát Tự Chân Ngôn, hoặc y theo Xí Thịnh Quang Phật Đỉnh, hoặc y theo Bị Diệp Y Quán Âm, hoặc y theo Nhất Tự Vương Phật Đỉnh lập Đàn Trường Hộ Ma Tức Tai to lớn đều y theo Bản Pháp Niệm Tụng cúng dường thì tất cả tai nạn tự nhiên tiêu diệt.

Tác Pháp Thành Tựu thì vào lúc Tâm Tú ( Jesïtïha ) trực nhật, Liễu Tú (À’slesïà ) trực nhật, Mão Tú (Krïtikà ) trực nhật, Ngưu Tú (Abhijit ) trực nhật chẳng kể ngày tháng cát hung chỉ ở Tú trực nhật này , trong một ngày chẳng ăn chỉ niệm tụng mãn 1080 biến thì mọi Tâm Nguyện sẽ tương ứng liền được Đại Tất Địa.

_ Nếu lúc bị ách nạn thì vào ngày sinh của mình ( Bản Sinh Nhật ) là tương ứng tốt nhất

_ Nếu tác Đại Diệu Thành Tựu Pháp thì vào ngày 16 của tháng là tương ứng tốt nhất

_ Nếu tác Diệu Thành Tựu Pháp thì lựa ngày trực nhật ấy là tương ứng tốt nhất

_ Nếu tác Thổ Diệu Thành Tựu Pháp thì ngày mồng 7 của mỗi tháng là tương ứng tốt nhất

_ Nếu tác Kim Diệu Thành Tựu Pháp thì tùy theo sở kiến phương bình đán (? Buổi sáng sớm của phương nhìn thấy ) là tương ứng tốt nhất

_ Nếu tác Thủy Diệu Thành Tựu Pháp thì y theo Thủy Diệu trực nhật mà tác thành tựu

_ Nếu tác La Hầu, Kế Đô Pháp thì y theo ngày sinh của mình ( Bản Sinh Nhật ) mà làm tương ứng

_ Nếu lại cúng dường Bản Sinh Tú thì dùng năm tháng sinh của mình (Bản Sinh Niên Nguyệt )

_ Nếu dùng ngày sinh của mình thì có thể gặt lấy thành tựu

_ Nếu Ác Tú sinh thì mỗi tháng đều cúng dường

_ Nếu 3 ngày, 7 ngày cúng dường thì chuyển thành Cát Tường Trực

Điều Mật này đừng để cho người tục biết vậy.

    Xem thêm:

  • Pháp Hộ Ma Bắc Đẩu Thất Tinh - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Phật Đỉnh Đại Bạch Tản Cái - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Thánh Tối Thắng - Kinh Tạng
  • Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Oai Đức Kim Luân Phật Đảnh Xí Thạnh Quang Như Lai Tiêu Trừ Nhất Thiết Tai Nạn Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Tinh Yếu Đế Thích Bát Nhã - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Đà La Ni Thánh Cát Tường Trì Thế - Kinh Tạng
  • Đà La Ni Phật Đỉnh Tôn Thắng - Kinh Tạng
  • Nghi Tắc Thí Bát Phương Thiên - Kinh Tạng
  • Kinh Tiêu Trừ Nhất Thiết Tai Chướng Bảo Kế Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Lạc Xoa - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Cát Tường Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Quán Tự Tại Tùy Tâm Chú - Kinh Tạng
  • Chơn Ngôn Đà La Ni Phật Đỉnh Tôn Thắng - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 38 – Ðại Kinh Ðoạn Tận Ái (Mahàtanhàsankhaya sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Thần Chú Đà La Ni Bồ Tát Thiên Nhãn Thiên Tý Quán Thế Âm - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Cang Khủng Bố Tập Hội Phương Quảng Quỹ Nghi Quán Tự Tại Bồ Tát Tam Thế Tối Thắng Tâm Minh Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Cát Tường Bồ Tát Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Ma Lợi Chi Thiên - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Lạo Đà La Ni Thân - Kinh Tạng