1
2
3
4

Kinh Ân Cha Mẹ Khó Báo Đáp

Việt dịch: Nguyên Thuận

Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật ở tại vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc trong thành Xá-vệ. Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo các vị Tỳ-kheo: “Cha mẹ có một ân huệ rất lớn đối với con cái, như là cho bú, nuôi nấng, và chăm lo tùy theo thời tiết của mỗi mùa, khiến tứ đại của chúng điều hòa và khôn lớn. Dẫu có ai dùng vai phải vác cha, vai trái vác mẹ, cho dù song thân có đại tiểu tiện trên lưng đi nữa nhưng vẫn không chút oán hờn, và họ làm như thế suốt cả ngàn năm, thì người con đó vẫn chưa báo đáp hết thâm ân của cha mẹ.

Nếu cha mẹ chưa tin Tam Bảo, hãy khuyên họ kính tin Tam Bảo để có được nơi an lành. Nếu cha mẹ chưa giữ giới, hãy dạy họ thọ giới để có được nơi an lành.

Nếu cha mẹ chưa nghe Pháp, hãy dạy họ nghe Pháp để có được nơi an lành. Nếu cha mẹ keo kiệt, hãy khuyên bảo và dạy họ vui thích bố thí để có được nơi an lành.

Nếu cha mẹ ngu si, hãy khuyên bảo và dạy họ trí tuệ để có được nơi an lành.

Nếu ai làm được như vậy, thời mới gọi là vâng lời dạy của Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Hãy khuyên cha mẹ tín thọ giáo Pháp để có được nơi an lành. Tuy Phật Pháp rất sâu xa, nhưng hễ ai tu hành thì sẽ có thể đắc quả ở đời hiện tại. Do nghĩa lý của nó rất thâm sâu, cho nên những ai có trí tuệ thời mới thông hiểu các hạnh môn này.

Hãy khuyên cha mẹ kính tin thánh chúng. Thánh chúng của Như Lai rất thanh tịnh, chánh trực, không xảo ngụy, luôn hòa hợp, thành tựu các Pháp, thành tựu giới, thành tựu định, thành tựu tuệ, thành tựu giải thoát, và thành tựu giải thoát tri kiến. Thánh chúng tức là những vị Dự Lưu hướng, Dự Lưu quả, Nhất Lai hướng, Nhất Lai quả, Bất Hoàn hướng, Bất Hoàn quả, A-la¬hán hướng, và A-la-hán Đạo. Do thánh chúng của Như Lai là tôn quý bậc nhất, cho nên phải tôn phụng và kính ngưỡng. Họ là phước điền vô thượng của thế gian.

Vì vậy, tất cả con cái đều nên khuyên cha mẹ của mình tu hạnh từ tâm.

Chư Tỳ-kheo có hai người con. Một người là sinh thành và một người là dưỡng dục. Cho nên mới gọi là Tỳ-kheo có hai người con.

Bởi vậy, chư Tỳ-kheo nên học như hai đấng sinh thành. Trong miệng lúc nào cũng vang ra Pháp vị. Chư Tỳ-kheo hãy học và thực hành như vậy.”

Lúc bấy giờ, khi chư Tỳ-kheo nghe Phật nói xong, họ hoan hỷ phụng hành.

    Xem thêm:

  • Kinh Cha Mẹ Ân Trọng (Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh) - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Bảo Đàn (Đôn Hoàng) - Kinh Tạng
  • Những Nghi Vấn Về Pháp Môn Tịnh Độ - Kinh Tạng
  • Kinh Lăng Già Tâm Ấn - Kinh Tạng
  • Kinh Giới Tiêu Tai – Thích Khánh Anh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Thần Chú Đà La Ni Bồ Tát Thiên Nhãn Thiên Tý Quán Thế Âm - Kinh Tạng
  • Kinh Tăng Nhất A-Hàm – HT Thích Thanh Từ dịch (trọn bộ) - Kinh Tạng
  • Kinh Luận Phát Tâm Bồ Đề - Kinh Tạng
  • Pháp Niệm Tụng Bồ Tát Quán Thế Âm Như Ý Ma Ni Luân Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Lạo Đà La Ni Thân - Kinh Tạng
  • Kinh Ma Lợi Chi Thiên - Kinh Tạng
  • Kinh Bát Nhã Lý Thú Phân Thuật Tán - Kinh Tạng
  • Bích Nham Lục Của Thiền Sư Phật Quả Viên Ngộ – Thích Mãn Giác dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bổn Khởi - Kinh Tạng
  • Kinh Hiệu Lượng Sổ Châu Công Đức - Kinh Tạng
  • Vạn Thiện Đồng Quy Tập - Kinh Tạng
  • Kệ Chú Kinh Vô Lượng Thọ Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sanh - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 18 - Kinh Tạng
  • Những Kinh Do Tăng Già La Sát Tập Thành - Kinh Tạng
  • Truyện Pháp Sư Bà Tẩu Bàn Đậu - Kinh Tạng