1
2
3
4

Kinh Phật Thuyết Về Ân Phụ Mẫu Khó Báo Đáp

Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Hiền

Đúng thật như thế chính tôi được nghe: Một thời Đức Phật an trú tại Kì Thụ Cấp Cô Độc Viên, thành Xá vệ. Bấy giờ, Thế tôn bảo các tì-kheo:

– Này các Tì-kheo! Cha mẹ có công lao rất lớn đối với con cái, nào là công bú mớm dưỡng nuôi, công tùy thời dạy bảo cho đến khi trưởng thành. Dẫu có dùng vai phải mang cha, vai trái đỡ mẹ trải qua nghìn năm, cha mẹ có tiểu tiện trên lưng, cũng không khởi tâm oán hận thì cũng chưa đủ để báo đáp ân sâu ấy. Nếu cha mẹ không tin Tam bảo, phải hướng dẫn cho họ tin theo để họ được sống nơi an ổn. Nếu cha mẹ chưa thụ giới, thì phải giúp cha mẹ thụ trì giới pháp để được sống nơi an ổn. Nếu cha mẹ không nghe Phật pháp, thì phải khuyên họ chịu nghe và thụ nhận giáo pháp để được sống an ổn. Cha mẹ bỏn xẻn, không biết bố thí cúng dường, phải hướng dẫn họ ưa thích việc bố thí cúng dường, mới được phúc mà được sống an ổn. Nếu cha mẹ không có trí tuệ, thì phải khuyến dụ họ ưa thích học hỏi giáo pháp, khai mở trí tuệ mà được sống an ổn. Lại khuyên cha mẹ tin giáo pháp của Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Đại Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn; tin theo giáo pháp đã thụ để họ được sống an ổn.

Bởi các pháp rất sâu xa, ý nghĩa Phật pháp cũng rất vi diệu, có thể khiến thân hiện đời của cha mẹ được quả báo an lành. Người trí mới thấu hiểu việc làm này, lại hướng dẫn cha mẹ tin theo thánh chúng. Thánh chúng của Như Lai rất thanh tịnh, tâm địa ngay thẳng không quanh co, luôn sống hòa hợp, thành tựu các pháp, thành tựu giới, thành tựu tam-muội, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát và giải thoát tri kiến. Thánh chúng chính là bốn Hướng, bốn quả Thanh văn, cũng gọi là Thánh chúng của Như Lai. Những vị này chí tôn và cao quí như thế, nên phải cung kính tôn trọng. Thánh chúng này cũng là ruộng phúc vô thượng của thế gian.

Như thế, này các tì-kheo! Các người con phải biết hướng dẫn cha mẹ thực hành hạnh từ bi. Có hai hạng con là con do cha mẹ sinh ra và con của cha mẹ nuôi dưỡng. Các tì-kheo nên học theo hạnh như con do cha mẹ sinh, miệng lúc nào cũng giảng nói giáo pháp của Như Lai. Như vậy các tì-kheo phải học theo hạnh này.

Các tì-kheo nghe Phật dạy xong, tâm vui mừng cung kính làm theo.

    Xem thêm:

  • Kinh Cha Mẹ Ân Trọng (Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh) - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Bảo Đàn (Đôn Hoàng) - Kinh Tạng
  • Những Nghi Vấn Về Pháp Môn Tịnh Độ - Kinh Tạng
  • Kinh Lăng Già Tâm Ấn - Kinh Tạng
  • Kinh Giới Tiêu Tai – Thích Khánh Anh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Thần Chú Đà La Ni Bồ Tát Thiên Nhãn Thiên Tý Quán Thế Âm - Kinh Tạng
  • Kinh Tăng Nhất A-Hàm – HT Thích Thanh Từ dịch (trọn bộ) - Kinh Tạng
  • Kinh Luận Phát Tâm Bồ Đề - Kinh Tạng
  • Pháp Niệm Tụng Bồ Tát Quán Thế Âm Như Ý Ma Ni Luân Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Lạo Đà La Ni Thân - Kinh Tạng
  • Kinh Ma Lợi Chi Thiên - Kinh Tạng
  • Kinh Bát Nhã Lý Thú Phân Thuật Tán - Kinh Tạng
  • Bích Nham Lục Của Thiền Sư Phật Quả Viên Ngộ – Thích Mãn Giác dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bổn Khởi - Kinh Tạng
  • Kinh Hiệu Lượng Sổ Châu Công Đức - Kinh Tạng
  • Vạn Thiện Đồng Quy Tập - Kinh Tạng
  • Kệ Chú Kinh Vô Lượng Thọ Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sanh - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 18 - Kinh Tạng
  • Những Kinh Do Tăng Già La Sát Tập Thành - Kinh Tạng
  • Truyện Pháp Sư Bà Tẩu Bàn Đậu - Kinh Tạng