1
2

Kinh Công Đức Của Việc Xây Tháp

Việt dịch: Trần Văn Nghĩa

Bài Tựa của tạo tháp công đức kinh.

Cái mà gọi là tháp, theo nghĩa của chữ Phạn là cái mộ, nó có thể có hình vuông hay hình tròn, kiến trúc của nó thật đa hình đa dạng, cái thì kiểu cách nguy nga, cái thì thô sơ cổ kính , tùy theo nềnvăn hóa mỗinơi mà nó thay đổi khác nhau. Che quanh bởi cây cối, tháp là nơi linh thiêng , nơi tàng trữ những pháp tạng, hy vọng truyền công đức lại cho non sông , để đền đáp những công lao của muôn kiếp. Tháp không phải là nơi để tỏ lòng ngưỡng mộ thiên thu những bậcvăn thần võ tướng, như lăng của vua Hạ Vũ, vách nhà của Đức khổng Tử. Tháp chỉ để tỏ bầy cho tấtcả thấy cái pháp tạng cất giữ trong đó. Công đứccủa nó to bằng trời đất, che phủ tam giới, cao đến Phạn thế. Tháp có thể chỉ nhỏ bằng quả am, luân cái của nó bé bằng cái lá táo, biểu sát của nó bé bằng cây kim, nhưng dù to dù nhỏ, cái công đức xây tháp như nhau. Nay có cả ngàn cái tháp to to nhỏ nhỏ , cái tịnh tâm xây tháp chỉ là một. Những tháp này sáng hơn vàng bạc, ngọc ngà, nó long lanh như ngọc hỏa-tề, như thủy tinh hiện ra ở giữa trời, tiếng chuông chiềucủa tháp vang xa theo làn gió, buổi bình minh tháp thường được mây bay, sương mai che phủ, sương đọng trên tháp đẹp như những hạt cam lộ. Công đức của tháp cao bằng tam quả, đến tận cõi tứ thiền, lên đến thiên đình, về đến vô tai tịnh thổ. Đó là tôn chỉ xây tháp của bổn đạo . Cuốn kinh này bắt đầu dịch vào mùa đông ngày 15 tháng 11 Vĩnh Long năm thứ nhất( năm 680 ), do pháp sư người Thiên Trúc, Địa Bà Ha La cùng với năm vi sư của nhóm sư Viên Trắc của Chùa Tây Minh, dịch tại Hoành Pháp đạo trường, phụng chỉ của vua ( Đường Cao Tôn ) dịch từ chữ Phạn ra Hán văn, đến ngày 8 tháng 12 thì hoàn tất. Hy vọng lấy pháp bảo này để giúp đỡ chúng sinh, để đem ánh sáng của đuốc tuệ soi sáng cả tam giới. đó là ước nguyện của kinh này.

Kinh Đức Phật giảng về công đức của sự xây tháp

Tôi nghe như vậy, lúc đó Đức Phật đang ở trong thiên cung Đạo Lợi (Trayastrmsa), ngồi trên ngai ngọc trắng, cùng với các đại tỳ kheo , các đạibồ tát, và những Thiên Chủ ( Devapati ) và vô số những thiên chúng, lúc đó các Đại phạm Thiên Vương ( Mahabrahma deva raja ) , Na-la-duyên Thiên ( Narayaṇa-deva ), đại tự tại thiên ( Isvaradeva ) và nămvị càn thát bà vương ( Gandharva ) …. và những tùy tùng , đến chỗ Đức Phật, muốn thỉnh vấn Đức Phật cách xây tháp, và những công đức do xây tháp mà ra. Trong hội chúng có vị bồ tát tên là Quan Thế Âm , biếtýcủa các thiên vương, tức thì đứng dây, vạch trần vai phải, đầugối phải quỳ sát đất, chắp tay thưa cùng Đức Phậtrằng : ” Thưa Đức Thế Tôn, nay các thiên vương , Càn thát bà thiên vương đến đây, muốn thỉnh vấn Như Lai các phép xây tháp và những công đứccủa việc xây tháp. Nguyện xin Đức Thế Tôn giải thích cho các thiên vương nghe, để làm lợi cho tất cả các chúng sinh ! “

Lúc đó Đức Thế Tôn nói với Quan Thế Âm bồ tát rằng : ” Nàycác thiện nam, các thiên chúng, và các chúng sinh sẽ đến trong những kiếp sau, nếu ở chỗ nào mà chưa có tháp, nếu có thể xây tháp, cao đẹp đến tam giới, hay bé nhỏ như quả amla (amra). Cái biểu sát của tháp có thể cao lên đến phạn thiên, hay nhỏ như cây kim. Các luân cái của tháp có thể to che phủ trời đất, hay nhỏ như cái lá cây táo. Trong tháp an vị xá lợicủa Đức Phật Như Lai như tóc, răng, râu, móng, những xá lợi này có thể nhỏ chỉ một phân, hay tàng trữ pháp tạng mười hai bộ kinh của Đức Phật Như Lai, hay để bài kệ bốn câu. Người làm như vậysẽ được công đức như các Phạn thiên. Sau khi thọ chung sẽ được tái sanh vào cõi phạn thế. Sau khi thọ chung ở cõi phạn thế ,sẽ được tái sanh vào Ngũ Tịnh Cư, không khác gì các chư thiên. Này các thiện nam! Như ta đã nói, đó là công đức và nhân duyên của xây tháp. Tất cả các chư thiên nên hãy tu tập !”

Lúc đó Quan Thế Âm Bồ Tát lại thưa cùng Đức Phật rằng: ” Thưa Đức Thế Tôn, những điều ngài dạy về an vị xá lợi hay pháp tạng trong tháp, chúng con đều đã thấu hiểu và ghi nhớ. Nhưng còn Như Lai nói về an vị bốn câu kệ trong tháp thì chưa hiểu rõ xin ngài hãy giải thích thêm . Lúc đó

Đức Thế Tôn bèn nói những câu kệ như sau : “

Chư pháp do nhân duyên sanh ra,

ta nói là nhân duyên,

Nhân duyên hết sẽ diệt,

ta nói là như vậy.

Này các thiện nam ! nghĩacủa bài kệ này tên là pháp thân của Đức Phât . Hãy chép bài kệ này để trong tháp. Vì sao ? Vì tất cả các nhân duyên và các pháp do nhân duyên sinh ra đều mang tính không tịnh. Vì vậy ta gọi nó là pháp thân. Nếu có chúng sinh hiểu được cái nghĩa của nhân duyên này, thì người này đã thấy Phật.” Khi đó Quan Thế Âm Bồ tát và các chư thiên cùng tất cả đại chúng, và các Càn-thát Bà … , nghe Đức Phật thuyết giảng, tất cả hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

Đức Phật giảng tạo tháp công đức kinh.

    Xem thêm:

  • Kinh Tương Ưng Bộ Tập 3 – Thiên Uẩn - Kinh Tạng
  • Kinh Tạp A-Hàm Quyển 47 - Kinh Tạng
  • Kinh Tăng Chi Bộ Chương 1 – Một Pháp - Kinh Tạng
  • Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) - Kinh Tạng
  • Kinh Cửu Sắc Lộc - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Câu Lợi Già La Đại Long Thắng Phục Ngoại Đạo - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 04 – Kính Tháp - Kinh Tạng
  • Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Kinh Tạng
  • Nghi thức Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực - Kinh Tạng
  • Nghi thức Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực - Kinh Tạng
  • Bồ Tát Đại Thánh Diệu Cát Tường Dạy Trừ Tai Giáo Linh Pháp Luân - Kinh Tạng
  • Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo - Kinh Tạng
  • Kệ Tụng Kinh Mật Tích Lực Sĩ Đại Quyền Thần Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Thọ Diệt Tội Và Thần Chú Bảo Hộ Các Em Bé - Kinh Tạng
  • Kinh Danh Hiệu Bát Đại Linh Tháp - Kinh Tạng
  • Nghi quỹ Đà-la-ni Tùy Cầu Tức Đắc Thần biến gia trì thành tựu Kim cang đảnh Du-già tối thắng Bí mật thành Phật - Kinh Tạng
  • Truyện Cao Tăng Sang Tây Vực Cầu Pháp - Kinh Tạng
  • Truyện Các Vị Cao Tăng Triều Tiên - Kinh Tạng
  • Đại Đường Tây Vực Ký - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vì Ta Già La Long Vương Sở Thuyết Đại Thừa - Kinh Tạng