1
2
3
4
5
6
7

16. Phẩm Tán Hoa Thứ Mười Sáu

Từ cõi Thiện Thành qua đến hằng hà sa số các quốc độ trung gian có một thế giới tên là Phổ Ðức Thành Tựu, ở đó có đức Phật hiệu là Nhất Thiết Duyên Trung Tự Tại Hiện Phật Tướng hiện đang thọ ký đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác cho Quán Phật Ðịnh Thiện Căn Trang Nghiêm Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Lúc bấy giờ vị Bồ Tát này thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng, bèn hỏi Phật Nhất Thiết Duyên Trung Tự Tại Hiện Phật Tướng Như Lai rằng, thưa Thế Tôn: đây là quang minh và âm thanh gì của Phật thế ? Phật đáp: thiện nam tử ! Ở phương Tây cách dây hơn một vạn hai nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp trừ nghi chúng sanh, làm cho chúng sanh hoan hỷ trong kinh tạng Ðại Thừa. Ðó là quang minh và âm thanh của Phật Thích Ca vậy.

Lúc đó Bồ Tát Quán Phật Ðịnh Thiện Căn Trang Nghiêm tay cầm hoa rãi xuống cõi Ta Bà. Nhờ nguyện lực nhân duyên của Ngài nên đi đến các quốc độ một cách tự tại, đi thẳng tới cõi Ta Bà, vào thành Vương Xá, trực chỉ Trúc Viên; lúc gặp lại Ngài bốn chúng hết sức kinh ngạc. Bồ Tát cầm hoa sen đi nhiễu Phật ba vòng rồi dừng lại ở trước, và nói một bài kệ xưng tán đức Phật, cùng chư Bồ Tát như sau:

Thế Tôn bậc trí huệ khó lường

thấu triệt các pháp mầu vô lượng

Thần thông thị hiện tướng vô biên

chiếu khắp mười phương trong thế giới

Bồ Tát bậc trí huệ mãn viên.

Khéo hay hỏi đáp không e sợ

danh Phật vang lừng ở mọi miền.

Vận sức thần thông đến chốn này

quyết chí trọn đời hành việc thiện

dũng mãnh phi thường đại trang nghiêm

danh thơm vang dội khắp mười phương

Ta Bà vân tập về dầy đủ

hiện từ tâm độ sanh vô lượng

phát nguyện không sợ hãi vững bền.

Con nay thưa hỏi lên Thế Tôn:

chứng đạo vô thượng phải thế nào?

Tu tập Phật pháp phải làm sao?

Trừ diệt ma quân Phật đạo vào?

Bấy giờ Thế Tôn Thích Ca Văn cầm hoa điểm hóa hậu lai rằng:

trong hoa thấy Phật thân khó sánh

Nghe thuyết chân ngôn pháp thường hằng

tâm tư hoan hỷ như phơi phới

kính lễ cúi dầu đứng một bên.

Nhìn trong không giới ai trông thấy

đại chúng sanh nghi hỏi lời rằng:

ấy là ai vốn từ đâu lại?

hỏi Thế Tôn rồi liền biến dạng?

Bốn chúng nhìn nhau khiếp oai nhan

không dám hỏi thêm chỗ nghi nàn

Phật hóa hiện hình tướng A Nan.

Trông ra giống hệt tỳ kheo chúng

Vị ấy là ai hỏi Thế Tôn?

Lời thưa chưa dứt lời khuất biến

mong mỏi Thế Tôn giải đáp liền.

Ðây hẳn nguyên do từ đâu đến?

Phật đáp hoa này hiện phương Ðông

Trãi qua vô số nhiều phương cõi

Hãy xét cho tường dõi mắt trông

Duyên do Bồ Tát hiện thần thông

Tu tập thực hành đạo thậm thâm

phát nguyện trang nghiêm tâm tự khởi.

Có ai mong muốn cầu Phật đạo

khéo nên suy nghĩ tâm an định

khiến người trông thấy càng hăng chí

tin tưởng sâu xa pháp thiện lành

không ưa biếng trể, thường trì giới

học rộng nhiều tựa biển xanh

Chuyên tâm tu tập quyền phương tiện

trọn chẳng thọ thai hiện hóa sanh

Ðời đời qua lại trong tử sanh.

Thường chuyên niệm pháp chánh suy tư

sanh ra gặp Phật chốn thiện từ

đồng một thể giống chư hiền thánh

xa lìa tham dục tâm ác tránh

Tin pháp mầu chứng thánh gần ngôi

thấy rõ an vui với lợi lành

Bao nhiêu thiện ích phát sanh vô số

Bậc đại sĩ công đức xưng danh.

Như muốn tán dương khó thể cùng

Nếu người tín nữ sẵn tín tâm

nghe uy Bồ Tát phát lòng thành

trọn không thọ lại thân phụ nữ

hóa độ chúng sanh dự sẵn sàng

Như có người nam kẻ nữ nào

nghe danh Phật hiệu hoan hỷ sao !

Phát nguyện hành trì đạo nhiệm mầu

lâm chung mạng tận vào Phật đạo.

Nếu như nam nữ thảy chúng sanh

chư Bồ Tát nghe danh công đức

sẵn có tịnh tâm kẻ tín thành

Ðạo Bồ Ðề luôn luôn bất thối

cùng chúng sanh y pháp thực hành

Ấy Bồ Tát xưng danh tán thán

dù chưa trọn vẹn Phật đạo thành

Công đức vô lượng sánh khó bằng

như được trông thấy tên cỏ thuốc

trị lành trăm bịnh trạng chúng sanh

xoay vần đến tận một do tuần

Hỏa tai bừng bốc cũng khó đốt.

Lẫn lộn bên trong bao trùng độc

Nhất thời ác khí chốc hoại tan

mùi cây cỏ thuốc hương thơm phức

Tâm hết phiền lo, thân phục liền.

Gốc rể, lá cành, trái lẫn hoa

sinh sản tự nhiên không ai trỉa

mà bao công dụng khắp mọi nhà

Làm tiêu hết sạch bao độc hại

cây thần trị liệu bao chứng bịnh

huống gì lấy rể, thân uống dùng.

Chư đại Bồ Tát cũng thế ấy

Phật sự vang lừng thảy mười phương

huống gì được thấy lại cúng dường

gần gủi lại tỏ tường nghi vấn

Phật hiện A Nan tướng đường đường

Liền bạch lễ kính hỏi Thế Tôn:

Phật nói đại Bồ Tát hiện thân

Danh thơm vang khắp nhân Phật sự

Ta Bà thế giới có hay không?

Vì con thuyết, ngưỡng mong Thế Tôn

Phật rằng, ta thọ chẳng bao lâu

nay thấy chúng sanh hầu phước mỏng

Ðạo quả Bồ Ðề khó tin sâu

Như Lai nói pháp mầu vô lượng

A Nan biết, Bồ Tát tin tưởng

Nay đại hội tuyên dương giáo pháp

chư Bồ Tát công đức trang nghiêm

Mười phương chư Phật thảy tán dương

A Nan xét kỹ Bạt Ðà Bà

và xem Bửu Tích pháp Phật Ðà

Ðạo Sư dẫn đạo như sao sáng

Bà La Môn chúng, Na La Ðạt

Lại quán Ðế Ðức bậc tỳ kheo

Trời Bà Lâu Na, Bà La Na

cũng quán Thiện Lực đại tỳ kheo

Các hạnh nguyện khó theo khó nghĩ

Chư Bồ Tát chân thật bất hư

Chân bất hư ấy sự trang nghiêm

Như người thấy được liền lợi lạc

huống nữa cận kề học giáo lời

Nếu có chúng sanh trông thấy hình

hoặc chỉ nghe qua biết đại danh

Ở trong Phật đạo dứt nghi tình

không còn đọa lạc đường ác thú

Thường phải tập hạnh cần chuyên tinh

Khéo hay tu tập chân trí huệ

thường luôn giữ giới được tịnh thanh

Thấu đạt chí nguyện tối thượng thừa.

A Nan nên biết mười phương cõi

Chư Phật Thế Tôn trong hiện tại

Nhất loạt tán dương chư Bồ Tát

Sở phát nguyện trang nghiêm cao đại

Xưng tán các Ngài chẳng tiếc lời

Khiến chư Bồ Tát sanh tâm trọng

đều mong được gặp Thích Ca Tôn

cùng đầy đủ chư Ðại Ðức Tăng

Ngay lúc đó chư Phật ngợi khen

Mỗi vị lễ Phật lòng kính ngưỡng

khuất dạng liền không ai thấy rõ

đồng đến Ta Bà một lúc thảy

nghe nguyện lực Bồ Tát đầy đủ

Chuyên tu tinh tấn đạo vô thượng

Như Lai thọ ký sau thành Phật

Quốc độ, tuổi thọ không nghĩ lường

và trong bao số kiếp vô lượng

Như gặp bất thiện nghiệp nhân duyên

do nghiệp nhân duyên tạo đời trước

cùng ta sanh trong đời ác trược

Ta nay tuy đắc đạo vô thượng

mà chẳng vui chi thấy vị lai

Chúng tỳ kheo phá giới phạm trai

tánh hung, miệng dữ nói lời thô

Bồ Tát nghe qua việc chẳng lành

trang nghiêm tinh tấn chuyên cần hành

Trong đói khổ sẵn dành bố thí

Mạt pháp thời (1) cố chí giảng kinh

đối trước Phật phát thinh thệ nguyện

pháp nhiệm mầu vô thượng rộng tuyên.

Ðời ác sau lo sợ nhiễu phiền

Chớ tiếc thân vì lợi chúng sanh

phát nguyện suông âu việc khó thành

Chi bằng theo nguyện hạnh chuyên tinh

Ðời tệ ác chúng khinh xem nhẹ

những kinh văn và kẻ tu trì…

A Nan hãy quán đời điên đảo

nghe kinh pháp chỉ giáo khó nghì

sanh tâm tưởng thị phi, phi pháp

Dẫu có buông lời, phi Phật thuyết

Ðạo vô thuợng muốn được cúng dường

mà tạo phương tiện phá pháp duyên.

Trong đời quá đổi bao ác loạn

kham nhẫn ai hay chịu nổi đây?

Ấy kẻ nghe ta nói lời này

nước mắt chan hòa thay tắt nghẹn

Tu trì muôn kiếp niệm Phật danh

Giáo pháp cũng khó thành tiêu diệt

Nghe xong kẻ trí biết chán nhàm

pháp hữu vi vô định tướng hình

cứu lửa cháy đầu cần tấn tinh

Lậu hết vô dư, chứng Niết Bàn

Thiên thần thấy ác gian đời trược

chánh pháp bị hủy diệt, ưu tư

Ðời này bỏ mạng chẳng chối từ

Cứu nguy Phật pháp giữ khỏi vong

Nay ta trông thấy đức Thế Tôn

Bậc đại pháp thí không khiếp hãi

được giáp mặt lễ bái ngưỡng cầu

Pháp uyên thâm nhiệm mầu tuyên thuyết

chúng tỳ kheo mài miệt tu thiền

định, huệ, thần thông lực vô biên

Ðời ác sau lúc pháp hoại vong

chư hiền thánh, tăng rất khó gặp.

Bọn ác tăng kia chúng thạnh hành.

người tu hạnh tịnh thanh thua kém

chẳng được ở chùa tháp miếu thanh.

Nghe việc xong thiên thần lo ngại

đồng thán lời rằng: đại họa sanh !

Phật pháp hủy hoại thật đáng buồn

Phật vì những kẻ khổ hạnh tâm

Biến làm người ác bị khinh hủy

Kết thành bằng đảng và bạn thân

Phỉ báng người hiền tạo lỗi lầm

Tự nói Phật là Thầy bọn ta

Làm sai ý Phật là hủy pháp

Kết nhân duyên với tín nữ tà

thệ ước cùng nhau xây sự nghiệp

Phật pháp rắp tâm tận hủy diệt

Ðối trong giáo pháp không tôn kính

Bọc ác kia hủy khinh Tam Bảo

chư Thánh hiền tuyên cáo lánh xa

như trâu dữ vươn ra sừng bén

Thấy nó rồi nên hẳn tránh đi

Lúc bấy giờ bọn ác tỳ kheo

lại nhạo cười người tu pháp thiện

chắc đời sau đảo điên quấy loạn

Chớ buông lung nhàm chán não phiền

Phật pháp cần tinh chuyên tu tập

Chớ đua chen đời loạn mà lầm

chớ cùng bọn ác tâm giao thiệp

để xa lìa khổ não trầm luân…

Chú thích:

(1) Mạt pháp thời: thời kỳ Phật pháp suy đồi, sau khi đức Phật Thích Ca diệt độ độ 1000 năm trở đi. Chúng ta đang ở trong thời kỳ mạt pháp; người tu chứng quả không bao nhiêu, kẻ lợi dụng đạo lại quá nhiều, nên gây lắm tệ hại, tai tiếng cho đạo. Nhiều kẻ muốn phá tháp, hủy chùa, giam nhốt hành hạ Tăng, Ni… không cho hành đạo; cấm đoán người đi lễ bái. Những nơi thờ tự trang nghiêm bị biến thành kho chứa, nhà thương, hảng, xưởng v.v…Như Phật Giáo đang bị bức hại đàn áp tại các nước Cộng Sản ngày nay.

***

17. Phẩm Chúng Tướng Thứ Mười Bảy

Lúc bấy giờ ở phương Ðông quá một vạn một nghìn a tăng kỳ cõi, có một thế giới tên là Chúng Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Nhạo Vô Tướng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Phạm Âm Thanh Ðại Bồ Tát, như trên đã nói.

Từ cõi Chúng Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Vô Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Diệu Hóa Âm hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Lạc Nhất Tướng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Vô Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Vô Tướng Hải, ở đó có đức Phật hiệu là Hoa Thượng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vũ Hoa Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Vô Tướng Hải đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Tạp Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Tạp Ðảnh Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Tạp Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Bửu Sanh, ở đó có đức Phật hiệu là Hải Di Lâu hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Diệu Nhãn Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Bửu Sanh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Quảng Ðại, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Cấu Ý hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ni Dân Ðà La Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Quảng Ðại đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Trí Hoa Sanh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thiện Uy Nghi Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hoa đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hư Không Tịnh, ở đó có đức Phật hiệu là Cực Cao Ðức Tụ hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Bảo Cái Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hư Không Tịnh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Vô Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Tịch Diệt hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ưu Bát La Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Vô Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Diệu Lạc, ở đó có đức Phật hiệu là Ly Dục Tự Tại hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðịnh Ý Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Diệu Lạc đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Kim Cang Cảnh, ở đó có đức Phật hiệu là Diệt Chư Thú hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Chuyển Thai Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Kim Cang Cảnh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ðức Tích, ở đó có đức Phật hiệu là Bất Tư Nghì Ðức Sanh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Trì Thế Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ðức Tích đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ðại An, ở đó có đức Phật hiệu là Hỷ Sanh Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thắng Chúng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ðại An đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Vô Thọ, ở đó có đức Phật hiệu là Ðáo Vô Úy hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Dũng Kiện Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Vô Thọ đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Tán Xích Liên Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Lưu Hương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Hương Di Lôi Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Tán Xích Liên Hoa đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là A Kiệt Lưu Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Ngại Hương Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vô Biên Nghiêm Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi A Kiệt Lưu Hương đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chúng Quy, ở đó có đức Phật hiệu là Văn Cổ Âm hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Trì Ðịa Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chúng Quy đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Công Ðức Tích, ở đó có đức Phật hiệu là Công Ðức Sanh Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Tăng Trưởng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Công Ðức Tích đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thuần Lạc, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Hạnh Tự Tại hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ca Diếp Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thuần Lạc đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Diệu Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Tu Di Kiên hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðế Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Diệu Hương đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hương Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng Hương Di Lâu hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Diệu Trang Nghiêm Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hương Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Trợ Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Diệu Tánh Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Trợ Hương đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ðiều Ngự, ở đó có đức Phật hiệu là Phổ Quán hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vô Biên Lực Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ðiều Ngự đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ðại Ðãm, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Úy hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðại Lực Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ðại Ðãm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ly Bố Úy, ở đó có đức Phật hiệu là Ðắc Vô Úy hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Phương Văn Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ly Bố Úy đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Nguyệt, ở đó có đức Phật hiệu là Nhựt Nguyệt Ðăng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Chúng Quy Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Nguyệt đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chiếu Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Minh Ðăng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Trì Minh Ðại Bồ Tát, như trên đã nói.

Từ cõi Chiếu Minh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Tác Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Chấn Oai Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thế Lưu Bố Vương Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Tác Minh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Tùy Ðoạn, ở đó có đức Phật hiệu là Cực Cao Hạnh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Huệ Tông Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Tùy Ðoạn đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chúng Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Thiện Chúng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Diệu Ý Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chúng Hương đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Kim Cang, ở đó có đức Phật hiệu là Kim Cang Sanh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðức Tích Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Kim Cang đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Âm Thanh, ở đó có đức Phật hiệu là Trí Tự Tại Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Na La Diên Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Âm Thanh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hỷ Sanh, ở đó có đức Phật hiệu là Trí Lực Lưu Bố hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Nguyện Lưu Bố Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hỷ Sanh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là An Sanh, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng An hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Phất Sa Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi An Sanh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là A Lâu Na, ở đó có đức Phật hiệu là Ðức Vương Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðạo Sư Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi A Lâu Na đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là A Lâu Na Tích, ở đó có đức Phật hiệu là Diệu Nhãn hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Trì Minh Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi A Lâu Tích đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Nhu Nhuyến, ở đó có đức Phật hiệu là Ta La Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Bảo Sa La Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Nhu Nhuyến đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thiện Lập, ở đó có đức Phật hiệu là Tu Di Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Tu Di Kiên Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thiện Lập đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thanh Tịnh, ở đó có đức Phật hiệu là Hư Di Lâu hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Nguyện Lưu Bố Vương Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thanh Tịnh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Oai Ðức Sanh, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Oai Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thiện Tư Nguyện Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Oai Ðức Sanh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thiện Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng Thiện Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Trạch Chúng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thiện Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Phạm Ðức, ở đó có đức Phật hiệu là Phạm Âm Thanh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Bảo Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Phạm Ðức đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hoa Ðức, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Hoa hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Bảo Quang Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hoa Ðức đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Liên Hoa Ðức, ở đó có đức Phật hiệu là Liên Hoa Sanh Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Liên Hoa Tạng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Liên Hoa Ðức đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chiên Ðàn Quật, ở đó có đức Phật hiệu là Chiên Ðàn Hương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Chiên Ðàn Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chiên Ðàn Quật đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Như Tu Di hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thanh Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hoa đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Kim Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng Nghiêm hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề choKim Cang Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Kim Hoa đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Bảo Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Cái hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Bảo Bộ Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Bảo Minh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hương Di Lâu, ở đó có đức Phật hiệu là Hương Tượng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vô Ngại Nhãn Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hương Di Lâu đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Tạp Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Tự Tại Lực hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Bất Hư Lực Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Tạp Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thanh Tịnh, ở đó có đức Phật hiệu là Bất Hư Xưng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Bất Hư Kiến Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thanh Tịnh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Công Ðức Xứ, ở đó có đức Phật hiệu là Bất Tư Nghì Công Ðức Vương Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Minh Âm Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Công Ðức Xứ đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hữu Ðức, ở đó có đức Phật hiệu là Tạp Hoa hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Trí Tinh Tấn Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hữu Ðức đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là An Ổn, ở đó có đức Phật hiệu là An Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Tác An Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi An Ổn đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Tối Cao, ở đó có đức Phật hiệu là Hoa Cao Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Diệu Hoa Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Tối Cao đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ðộng, ở đó có đức Phật hiệu là Thường Bi hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thường Ưu Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ðộng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thường Ðộng, ở đó có đức Phật hiệu là Dược Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðại Bi Trang Nghiêm Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thường Ðộng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Kiên Cố, ở đó có đức Phật hiệu là Cầu Lợi Thế hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Trí Lực Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Kiên Cố đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Bất Ðộng, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Tâm Hạnh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thiện Trụ Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Bất Ðộng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Phổ Hư Không, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Tự Tại Lực hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Chúng Trợ Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Phổ Hư Không đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Lưu Ly Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề choVô Lượng Tâm Trang Nghiêm Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Lưu Ly Minh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Kim Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Diệu Nhãn Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Kim Minh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Vô Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Ngôn Âm Tự Tại hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Nan Ðề Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Vô Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Liên Hoa Cái, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Hư Không Tự Tại hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Quán Ðịnh Nghiêm Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Liên Hoa Cái đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Cái Hành Liệt, ở đó có đức Phật hiệu là Tú Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Liên Hoa Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Cái Hành Liệt đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Bảo Cương Phú, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng Hương Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Hoa Thủ Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Bảo Cương Phú đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chân Kim, ở đó có đức Phật hiệu là Hư Không Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Tịnh Nhãn Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chân Kim đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thanh Tịnh, ở đó có đức Phật hiệu là Cực Cao Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðức Nhãn Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thanh Tịnh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Vô Ưu, ở đó có đức Phật hiệu là Tác Phương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Tác Minh Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Vô Ưu đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Tinh Tú, ở đó có đức Phật hiệu là Cực Cao Di Lâu hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho An Lập Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Tinh Tú đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Tạp Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Ngại Nhãn hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Tạp Chúng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Tạp Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hương Lưu, ở đó có đức Phật hiệu là Ta Già La hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề Tam Mâu Ðà Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hương Lưu đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chúng Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Trì Cự hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Phá Nghi Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chúng Hương đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chiên Ðàn Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Hỏa Tướng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Chúng Xưng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chiên Ðàn Hương đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thiện Hỷ, ở đó có đức Phật hiệu là Thiện Tịnh Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Phá Tặc Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thiện Hỷ đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hỷ Sanh, ở đó có đức Phật hiệu là Trí Tụ hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Lợi Ý Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hỷ Sanh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Lưu Bố, ở đó có đức Phật hiệu là Lưu Bố Lực Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Dũng Kiện Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Lưu Bố đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ðại Ðức, ở đó có đức Phật hiệu là Công Ðức Vương Nhãn hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Lợi Ý Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ðại Ðức đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Kiên Cố, ở đó có đức Phật hiệu là Hiện Trí hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Hành Tinh Tấn Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Kiên Cố đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Bất Thoái, ở đó có đức Phật hiệu là Hoa Cao Sanh Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðức Niệm Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Bất Thoái đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thiện Phân Biệt, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Hỏa hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Dũng Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thiện Phân Biệt đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ưu Bát La, ở đó có đức Phật hiệu là Xích Liên Hoa Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðức Thủ Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ưu Bát La đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Nghi Cái, ở đó có đức Phật hiệu là Hoại Nhứt Thiết Nghi hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vô Úy Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Nghi Cái đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Diệu, ở đó có đức Phật hiệu là Thiện Chúng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðắc Thanh Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Diệu đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chúng Ðức, ở đó có đức Phật hiệu là Câu Lưu Tôn hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Trì Cự Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chúng Ðức đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Diệu Thiện, ở đó có đức Phật hiệu là Tướng Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Cần Tâm Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Diệu Thiện đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Diệu Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Liên Hoa Ðức Sanh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thượng Trí Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Diệu Hương đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thiện Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Phóng Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Từ Chúng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thiện Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Vân Âm, ở đó có đức Phật hiệu là Di Lặc hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Hoa Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Vân Âm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Quang Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Liên Hoa Quang Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Pháp Thượng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Quang Minh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Danh Xưng, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng Pháp Vương Tướng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho A Trù Na Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Danh Xưng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ðế Thích, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Lực hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Danh Văn Từ Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ðế Thích đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Liên Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Thắng Sơn Hải hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Bảo Tích Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Liên Hoa đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hỷ, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðế Vương Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hỷ đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thường Nghiêm, ở đó có đức Phật hiệu là Bất Hư Kiến hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Dũng Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thường Nghiêm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Lưu Bố, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Ngại Âm Thanh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thiện Trụ Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Lưu Bố đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thường Ngôn, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Lượng Danh Ðức Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Hoan Hỷ Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thường Ngôn đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Bạch Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Phân Biệt Nghiêm hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vô Ngại Nghiêm Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Bạch Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chiên Ðàn Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Tịnh Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chiên Ðàn Hương đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ca Sa Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Diệu Nhãn hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Bửu Thủ Ðại Bồ Tát, như trên đã nói.

Những vị Ðại Bồ Tát nhứt sanh bổ xứ như thế nhiều vô lượng vô biên không thể tính kể hết, từ phương Ðông vân tập đến cõi Ta Bà, thẳng vào thành Vương Xá, trực chỉ Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật, thăm hỏi xong rồi ngồi qua một bên…

18. Phẩm Các Phương Thứ Mười Tám

Ở về phương Nam cách đây vô lượng a tăng kỳ cõi, có đức Phật hiệu là Thuần Bảo Tạng đang thọ ký đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác cho Liệt Tú đại Bồ Tát.

Lúc bấy giờ Liệt Tú đại Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng, bèn hỏi Phật Thuần Bảo Tạng rằng, thưa Thế Tôn: đây là Phật quang và âm thanh gì thế? Phật đáp : này thiện nam tử! ở về phương Bắc cách đây vô lượng a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp để trừ nghi chúng sanh, làm cho chúng sanh hoan hỷ trong pháp tạng Ðại Thừa. Ðây là Phật quang và âm thanh của Phật Thích Ca vậy. Chúng hội ở đấy có chư vị Ðại Bồ Tát thành tựu đầy đủ trang nghiêm, như ở mười phương hằng hà sa số thế giới cũng rất là trang nghiêm như vậy.

Lúc bấy giờ Liệt Tú bồ tát bạch Phật Thuần Bảo Tạng rằng, thưa Thế Tôn: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt đức Thích Ca Văn để lễ bái cúng dường, cũng như muốn gặp gỡ chúng Ðại Bồ Tát đầy đủ trang nghiêm ở đó. Phật đáp: như muốn đi thì tùy ý ông. Ông cho ta có lời thăm hỏi Phật Thích Ca Văn, có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được an lành không? Ông nên nhất tâm để được an nhiên sang cõi Ta Bà mới được. Tại sao như thế? Vì chư Bồ Tát ở cõi Ta Bà khó ai hơn và cũng khó có thể hoại được. Lúc đó Liệt Tú Bồ Tát lễ sát dưới chân Phật rồi đi xung quanh ba vòng xong, bỗng nhiên biến mất không còn trông thấy ở đó nữa; như đại lực sĩ duỗi thẳng cánh tay đến cõi Ta Bà, vào thành Vương Xá, đến thẳng Trúc Viên đảnh lễ dưới chân đức Phật, rồi đứng qua một bên và bạch Phật: thưa Thế Tôn, Phật Thuần Bảo Tạng thăm hỏi đức Thế Tôn có ít bịnh, ít phiền, có thư thái, và việc đi lại có được khỏe mạnh không? Lúc đó Phật hỏi lại rằng, đức Thuần Bảo Tạng Như Lai ở bên đó việc đi lại có được khỏe mạnh không? Bồ Tát đáp: đức Thế Tôn Thuần Bảo Tạng ở bên ấy vẫn được an lành không việc gì cả.

Chúng Ðại Bồ Tát nhứt sanh bổ xứ như thế nhiều vô lượng vô số trong a tăng kỳ cõi cũng từ phương Nam vân tập tới cõi Ta Bà, vào thành Vương Xá, trực chỉ Trúc Viên đảnh lễ dưới chân đức Phật và thăm hỏi sức khỏe xong, rồi ngồi qua một bên. Ở phương Tây cách đây vô lượng vô số a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Phổ Lạc, ở đó có đức Phật hiệu là Ly Cấu Tam Thế Vô Ngại Trang Nghiêm hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vô Biên Tự Tại Hiện Phật Hoa Trang Nghiêm đại bồ tát. Cõi ấy tất cả đồ đạc đều sáng tỏa màu hoa sen, màu châu ma ni; cây cối sáng màu ngọc báu thường tỏa chiếu khắp nơi. Những hoa sen đều to lớn đến một nghìn do tuần, và những thứ báu khác được dùng để trang hoàng. Mùi thơm của hoa sen xông ngát đến 10 phương thế giới. Ở cõi đó chư vị Bồ Tát, thân tướng mỗi vị đều to lớn đến một vạn do tuần, tỏa ánh sáng rực rỡ rất là tướng hảo, đoan nghiêm tuyệt vời, làm cho người nào trông thấy đều lấy làm hoan hỷ, phát tâm muốn sang các thế giới ấy chiêm lễ (1) chư Phật, vì chư Phật ở đó có bổn nguyện thần thông lực vậy. Lúc đó ở phương Ðông vô số thế giới cho đến pháp tánh đều hiện trước chư Phật. Ở các phương Tây, Nam, Bắc, bốn hướng, thượng hạ phương có các thế giới cho đến pháp tánh đều hiện ra cả. Ở mỗi cõi Phật đều có đất bằng lưu ly, cây báu thẳng hàng để trang hoàng. Hoặc có Bồ Tát mới phát tâm vô thượng Bồ Ðề, có thể thực hành đầy đủ các hạnh khó hành, khó xả. Hoặc có vị Bồ Tát lìa các pháp được pháp vô sanh, đầy đủ trí huệ, tịnh tu Phật pháp, có thể hiện thần lực của vô số Bồ Tát. Hoặc có những vị Bồ Tát ở cõi trời Ðâu Suất (2), hoặc từ cõi Ðâu Suất giáng thần nhập thai mẹ, sanh ra và xuất gia, hoặc ngồi đạo tràng tu tập thành đạo vô thượng Bồ Ðề, hoặc có năng lực chuyển xe pháp báu sâu rộng, có chư Ðại Bồ Tát vây chung quanh để thuyết pháp. Khi việc Phật sự xong các vị nhập Niết Bàn để làm lợi lạc chư Bồ Tát ở khắp các thế giới khác mà cõi các Ngài vẫn bất động có thể trông thấy được. Cõi Phật ấy trong các cõi rât là nghiêm tịnh. Ðức Phật Thích Ca Văn chiếu ánh hào quang rực rỡ, trong đó tỏa rạng đến những hoa sen sáng màu châu ma ni, những cây cối sáng màu ngọc quí. Hào quang của Phật che phủ rợp không ai trông thấy được, cùng những thứ âm thanh vui nhộn ở cõi đó đồng loạt trổi lên.

Lúc đó Vô Biên Tự Tại Lực Hiện Phật Hoa Trang Nghiêm Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng ấy, liền hỏi Phật Ly Cấu Tam Thế Vô Ngại Nghiêm rằng, thưa Thế Tôn: đây là Phật quang và âm thanh gì vậy? Phật đáp: Này thiện nam tử! ở phương Ðông cách đây nhiều vô lượng vô số cõi có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp để trừ nghi chúng sanh, làm cho chúng hoan hỷ trong pháp tạng Ðại Thừa. Ðó là Phật quang và âm thanh của đức Phật Thích Ca vậy. Lúc đó Vô Biên Tự Tại Lực Bồ Tát bạch Phật rằng: thưa Thế Tôn, con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt đức Phật Thích Ca Văn, lễ bái cúng dường và để gặp gỡ chư Ðại Bồ Tát đầy đủ trang nghiêm ở đó. Phật đáp: Này thiện nam tử! Nay ông phải hóa hiện thân nhỏ lại và bỏ những hoa sen lớn lại. Vì sao thế? Vì những hoa sen lớn này ở cõi Ta Bà không thể dung nhận hết được. Bồ Tát đáp: dạ thưa đức Thế Tôn, con phải hiện thân nhỏ lại và bỏ những hoa sen lại. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Ông cho ta có lời thăm hỏi Phật Thích Ca Văn có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở được thư thái và việc đi lại có được an lành không? Lúc đó Bồ Tát đảnh lễ dưới chân đức Phật và đi xung quanh ba vòng xong, bỗng biến mất không còn trông thấy nữa, như đại lực sĩ duỗi thẳng cánh tay đến cõi Ta Bà, vào thành Vương Xá, trực chỉ Trúc Viên đảnh lễ dưới chân đức Phật, rồi đứng về một phía mà bạch Phật rằng, bạch đức Thế Tôn: Phật Ly Cấu Tam Thế Vô Ngại Nghiêm thăm hỏi đức Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở được thư thái, việc đi lại có được an lành không? Phật liền hỏi: Phật Ly Cấu Tam Thế Vô Ngại Nghiêm ở bên đó đi đứng có được an lành không? Bồ Tát đáp: được an lành, thưa Thế Tôn. Phật Ly Cấu Tam Thế Vô Ngại Nghiêm ở bên ấy vẫn được an ổn không việc gì cả. Phật lại hỏi: ông thấy có lợi ích gì mà đến đây?

-Ðáp: con nhờ thần lực của Như Lai nên đến đây. Thưa Thế Tôn: con ở bên đó cũng thấy mười phương chư Phật, chư Bồ Tát thường không sanh tâm dục nên phải đến cõi khác xem cho rõ.

-Tại sao thế? Vì ở cõi kia con đã trông thấy 10 phương vô số các thế giới, cũng như chư Phật.

-Bạch đức Thế Tôn: con theo ý Phật, dùng Phật lực chỉ trong tích tắc bỗng nhiên từ cõi kia đến đây. Như thế thì ở phương Tây từ cõi Phổ Lạc cho đến khoảng trung gian đây đều có vô lượng đức Hoa Phật, Vô Lượng Minh Phật, Vô Lượng Quang Phật (3), Vô Lượng Quang Minh Phật, Vô Lượng Tự Tại Lực Phật, Vô Lượng Lực Phật, Nhất Cái Phật, Cái Hạnh Phật, Bảo Cái Phật, Tú Vương Phật, Thiện Tu Phật, Minh Luân Phật, Minh Vương Phật, Cao Phật, Quảng Ðức Phật, Vô Biên Quang Phật, Tự Tại Phật, Tự Tại Lực Phật, Vô Ngại Âm Thanh Phật, Ðại Vân Quang Phật, Võng Tụ Phật, Giác Hoa Quang Phật, Liên Hoa Tự Tại Phật, Sơn Vương Phật, Nguyệt Chúng Tăng Thượng Phật, Phóng Quang Phật, Diệu Kiên Phật, Bất Hư Kiến Phật, Ðảnh Sanh Vương Phật, Liên Hoa Sanh Phật… những vị Phật nhiều vô số lượng như thế trong các thế giới chư Phật, cùng chư Ðại Bồ Tát nhứt sanh bổ xứ từ phương Tây đi đến thành Vương Xá, vào thẳng Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật, thăm hỏi xong rồi ngồi qua một bên.

Lúc bấy giờ ở phương Bắc nhiều vô số cõi có một thế giới tên là Cái Hành Liệt, ở đó có đức Phật hiệu là Bất Hư Xưng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Phát Tâm tức Chuyển Bất Thoái Pháp Luân đại Bồ Tát. Bồ Tát thấy ánh sáng và nghe âm thanh như thế liền hỏi Phật Bất Hư Xưng rằng, thưa Thế Tôn: đây là Phật quang và âm thanh gì? Phật đáp: này thiện nam tử! ở phương Nam cách đây vô lượng vô số cõi có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp trừ nghi chúng sanh, khiến chúng hoan hỷ trong kinh tạng Ðại Thừa. Trong đại hội ấy có chư Bồ Tát thành tựu đầy đủ đại nguyện trang nghiêm không thể nghĩ bàn. Chúng sanh trong mười phương xưng tán danh hiệu họ liền được a duy việt trí (4). Lúc đó Phát Tâm tức Chuyển Bất Thoái Pháp Luân Bồ Tát bạch Phật Bất Hư Xưng rằng, con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt đức Phật Thích Ca, lễ bái cúng dường và cũng muốn gặp gỡ chúng Ðại Bồ Tát đầy đủ trang nghiêm ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Ông cho ta có lời thăm hỏi Phật Thích Ca có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở được thư thái , việc đi đứng có được an lành không? Lúc đó Phát Tâm tức Chuyển Bất Thoái Pháp Luân Bồ Tát đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu xung quanh ba vòng rồi, bỗng biến mất không còn trông thấy nữa, như đại lực sĩ duỗi thẳng cánh tay, đến cõi Ta Bà, tới thành Vương Xá, trực chỉ Trúc Viên, đảnh lễ dưới chân Phật , rồi đứng qua một bên mà bạch Phật rằng, thưa Thế Tôn: Phật Bất Hư Xưng thăm hỏi đức Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở có thư thái, sức khỏe có được an lành không? Lúc đó Phật hỏi rằng: Phật Bất Hư Xưng ở bên đó đi lại có được khỏe mạnh không? Bồ Tát đáp: Ngài vẫn được an ổn không có việc gì cả. Như thế cho đến phương Bắc từ khoảng giữa thế giới của Phật Bất Hư Xưng ; kế đến lại có Phật Bất Hư Lực, Bất Hư Tự Tại Lực Phật, Bất Hư Quang Phật, Vô Biên Tinh Tấn Phật, Ta La Vương Phật, Bảo Ta La Vương Phật, Nhất Cái Nghiêm Phật, Bảo Kiên Phật, Chiên Ðàn Quật Phật, Chiên Ðàn Hương Phật, Vô Biên Minh Phật, Minh Luân Phật, Di Lâu Nghiêm Phật, Vô Ngại Nhãn Phật, Vô Biên Nhãn Phật, Bửu Sanh Phật, Chư Ðức Phật, Giác Hoa Sanh Ðức Phật, Thiện Trụ Ý Phật, Vô Biên Lực Phật, Bất Hư Ðức Phật, Bảo Lực Phật, Vô Biên Nghiêm Phật, Vô Biên Ðức Nghiêm Phật, Hư Không Quang Phật, Vô Tướng Âm Phật, Dược Vương Phật, Vô Kinh Phật, Ly Bố Úy Phật, Ðức Vương Minh Phật, Quán Giác Hoa Sanh Phật, Hư Không Tánh Phật, Hư Không Âm Phật, Hư Không Nghiêm Sanh Phật… có vô số a tăng kỳ thế giới chư Phật như thế, cùng chư Bồ tát nhứt sanh bổ xứ từ phương Bắc vân tập đến cõi Ta Bà, vào thành Vương Xá, trực chỉ Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật, thăm hỏi xong, rồi ngồi qua một bên. Lúc bấy giờ ở hạ phương nhiều vô lượng a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Hư Không Thanh Tịnh, ở đó có đức Phật hiệu là Ðại Mục hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Câu Lưu Tôn Ðề đại Bồ Tát. Lúc đó Câu Lưu Tôn Ðề Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng, bèn hỏi Phật rằng, thưa Thế Tôn: đây là Phật quang và âm thanh gì? Phật đáp: này thiện nam tử! ở thuợng phương cách đây vô số cõi có một thế giới Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp trừ nghi chúng sanh, khiến chúng hoan hỷ trong kinh tạng Ðại Thừa. Ở cõi đó chư vị Ðại Bồ Tát thành tựu những đại nguyện trang nghiêm khó thể nghĩ bàn, đều vân tập đầy đủ ở đãy.

Lúc đó Câu Lưu Tôn Ðề bồ tát bạch Phật Ðại Mục rằng, thưa Thế Tôn: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt đức Phật Thích Ca, lễ bái cúng dường; cũng như muốn nghe pháp trừ nghi chúng sanh, làm cho chúng hoan hỷ trong kinh tạng Ðại Thừa, và để gặp gỡ chúng Ðại Bồ Tát trang nghiêm khó thể nghĩ bàn đầy đủ ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Ông cho ta có lời thăm hỏi Phật Thích Ca có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được an lành không? Lúc đó Câu Lưu Tôn Ðề bồ tát đãnh lễ dưới chân Phật và đi nhiễu xung quanh ba vòng rồi, bỗng nhiên biến mất không còn trông thấy ở đó nữa, như đại lực sĩ duỗi thẳng cánh tay đi đến thế giới Ta Bà, vào thành Vương Xá, trực chỉ Trúc Viên đãnh lễ dưới chân Phật rồi, đứng qua một bên mà bạch Phật rằng, thưa Thế Tôn: đức Ðại Mục Như Lai có lời thăm hỏi Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở được thư thái, việc đi lại có được khỏe mạnh không? Phật hỏi lại rằng: đức Ðại Mục Như Lai ở bên đó có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được an lành không? Bồ Tát đáp: đức Ðại Mục Thế Tôn ở bên đó vẫn được an ổn, không việc gì cả. Như thế ở hạ phương từ khoảng trung gian các cõi của đức Ðại Mục Phật, Liên Hoa Ðức Phật, Hữu Ðức Phật, Sư Tử Ðức Phật, Thành Lợi Phật, Sư Tử Hộ Phật, Sư Tử Giáp Phật, An Lập Vương Phật, Phạm Di Lâu Phật, Tịnh Nhãn Phật, Bất Hư Bộ Phật, Hương Tượng Phật, Hương Ðức Phật, Hương Di Lâu Phật,Vô Lượng Nhãn Phật, Hương Tụ Phật, Bảo Quật Phật, Bảo Di Lâu Phật, An Trụ Phật, Thiện Trụ Vương Phật, Phạm Di Lâu Phật, Ta La Vương Phật, Minh Luân Phật, Minh Ðăng Phật, Bất Hư Tinh Tấn Phật, Thiện Tư Nghiêm Phật, Sư Tử Phật, Chúng Trinh Thật Phật, Diệu Thiện Trụ Vương Phật, và vô số chư Phật Thế Tôn các cõi như thế cùng Bồ Tát nhứt sanh bổ xứ từ hạ phương vân tập đến đây, tới thành Vương Xá, trực chỉ Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật thăm hỏi xong, rồi ngồi qua một bên. Lúc bấy giờ ở thượng phương nhiều vô số a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Chiên Ðàn Hương Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Cao Lực Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác cho Vô Lượng Âm đại Bồ Tát. Vô Lượng Âm Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng, liền hỏi Phật Vô Biên Cao Lực Vương rằng, thưa Thế Tôn: đây là Phật quang và âm thanh gì? Phật đáp: này thiện nam tử! ở hạ phương cách đây vô lượng a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp trừ nghi chúng sanh, làm cho chúng hoan hỷ trong kinh tạng Ðại Thừa. Ðó là Phật quang và âm thanh của Phật Thích Ca vậy. Cõi Ta Bà có chư Bồ Tát thành tựu đại nguyện trang nghiêm đầy đủ như thế. Lúc đó Vô Lượng Âm bồ tát bạch Phật rằng, thưa Thế Tôn: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt đức Phật Thích Ca, lễ bái cúng dường và cũng muốn gặp gỡ chúng Ðại Bồ Tát đầy đủ trang nghiêm khó có thể nghĩ bàn ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Ông cho ta có lời thăm hỏi Phật Thích Ca có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở có được thư thái, việc đi lại có được an lành không? Lúc đó Vô Lượng Âm Bồ Tát đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu xung quanh ba vòng xong, bỗng nhiên không còn trông thấy ở đó nữa mà như đại lực sĩ duỗi thẳng cánh tay đến cõi Ta Bà, tới thành Vương Xá, vào thẳng Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng qua một bên mà bạch Phật rằng, thưa Thế Tôn: Phật Vô Biên Cao Lực Vương thăm hỏi Thế Tôn được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở có thư thái, sức khỏe có được an lành không? Lúc đó Phật hỏi lại rằng, Phật Vô Biên Cao Lực Vương ở bên đó việc đi lại có được an lành không? Bồ Tát đáp: được an lành, thưa Thế Tôn, Phật Vô Biên Cao Lực Vương ở bên đó vẫn hằng an ổn không việc gì cả. Lúc Bồ Tát thăm hỏi Phật xong rồi ngồi qua một bên.

Từ cõi Phật Vô Biên Cao Lực Vương đến còn có Tinh Tấn Tối Cao Vương Phật, Phá Nghi Phật, Thiện Tú Vương Phật, Nhiên Ðăng Phật, Tác Minh Phật, Minh Di Lâu Phật, Minh Luân Vương Phật, Tịnh Minh Phật, Bạch Cái Phật, Hương Cái Phật, Bảo Cái Phật, Chiên Ðàn Quật Phật, Chiên Ðàn Ðức Phật, Tu Di Kiên Phật, Bảo Minh Phật, Ta La Vương Phật, Phạm Ðức Phật, Tịnh Nhãn Phật, Vô Kinh Bố Phật, Ly Bố Úy Phật, Diệu Kiên Phật, Thượng Bảo Phật, Sơn Vương Phật, Chuyển Nữ Tướng Nghiêm Phật, Vô biên Nghiêm Phật, Vô Thượng Quang Phật, Võng Minh Tướng Phật, Nhân Vương Phật… chư Phật ở các thế giới nhiều vô số như thế, cùng chư Ðại Bồ Tát nhứt sanh bổ xứ từ thượng phương vân tập đến cõi Ta Bà, tới thành Vương Xá, vào thẳng Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật, thăm hỏi xong rồi ngồi qua một bên. Lúc đó ở phương đông qua vô số a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Hoa Sanh, ở đó có đức Phật hiệu là Nhứt Thiết Duyên Trung Năng Hiện Phật Tướng hiện đang thọ ký đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác cho Ly Ưu đại Bồ Tát. Lúc bấy giờ Ly Ưu Bồ Tát thấy ánh sáng và nghe âm thanh ấy, liền hỏi Phật rằng, thưa Thế Tôn: đây là Phật quang và âm thanh gì? Phật đáp: này thiện nam tử! ở Tây Bắc phương cách đây vô lượng a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp trừ nghi chúng sanh, làm cho chúng hoan hỷ trong kinh tạng Ðại Thừa. Ðó là ánh sáng và âm thanh của Phật Thích Ca vậy. Ở thế giới Ta Bà có chư đại Bồ Tát thành tựu đầy đủ đại nguyện trang nghiêm khó thể nghĩ bàn như thế. Ly Ưu Bồ Tát bạch Phật: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt đức Phật Thích Ca lễ bái cúng dường, và cũng muốn gặp gỡ chúng Ðại Bồ Tát đầy đủ trang nghiêm khó thể nghĩ bàn ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Ông cho ta có lời thăm hỏi Phật Thích Ca có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở được thư thái, việc đi lại có được an lành không? Lúc dó Ly Ưu Bồ Tát đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu xung quanh ba vòng xong, bỗng nhiên khuất biến khỏi cõi đó mà như đại lực sĩ duỗi thẳng cánh tay đến cõi Ta Bà, tới thành Vương Xá, trực chỉ Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng qua một bên mà bạch Phật rằng, thưa Thế Tôn: đức Nhứt Thiết Duyên Trung Năng Hiện Phật Tướng Như Lai thăm hỏi Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được an lành không? Phật liền hỏi lại: đức Nhứt Thiết Duyên Trung Năng Hiện Phật Tướng Như Lai ở bên ấy có được ít bịnh, ít phiền, việc đi lại có được khỏe mạnh không? Bồ Tát đáp: đức Nhứt Thiết Duyên Trung Năng Hiện Phật Tướng Thế Tôn ở bên đó vẫn hằng được an ổn không việc gì cả. Từ khoảng trung gian cõi của Nhứt Thiết Duyên Trung Năng Hiện Phật Tướng lại có chư Phật: Vô Biên Duyên Trung Hiện Phật Tướng, Liên Hoa Phu Lực Phật, Võng Minh Phật, Vô Biên Minh Phật, Hoa Phật, Bảo Ta La Phật, Phát Tâm tức Chuyển Pháp Luân Hoa Tụ Phật, Tăng Thiên Quang Phật, Vô Thượng Quang Phật, Bất Ðộng Lực Phật, Vô Biên Bộ Lực Phật, Vô Biên Nguyện Phật, Vô Lượng Nguyện Phật, Vô Biên Tự Tại Lực Phật, Vô Ðịnh Nguyện Phật, Chuyển Thai Phật, Chuyển Chư Nạn Phật, Nhứt Thiết Duyên Tu Hạnh Phật, Vô Duyên Trang Nghiêm Phật, Hư Không Phật, Hữu Ðức Phật.

Có vô số lượng chư Phật ở các thế giới như thế, cùng chúng Ðại Bồ Tát nhứt sanh bổ xứ từ phương Ðông Nam đều đến cõi Ta Bà, tới thành Vương Xá, vào thẳng Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật, thăm hỏi xong rồi, ngồi qua một bên. Ở phương Tây trãi qua vô số a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Thiện Cát, ở đó có đức Phật hiệu là Cát Lợi hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thành Nhất Thiết Lợi đại Bồ tát. Lúc đó Thành Nhất Thiết Lợi Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng bèn hỏi Phật Cát Lợi rằng, thưa Thế Tôn: đây là Phật quang và âm thanh gì? Phật đáp: này thiện nam tử! ở phương Ðông Bắc cách đây vô số a tăng kỳ cõi có thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp trừ nghi chúng sanh làm cho chúng hoan hỷ trong kinh tạng Ðại Thừa. Ðó là hào quang và âm thanh của Phật Thích Ca vậy. Cõi Ta Bà có chúng Ðại Bồ Tát thành tựu đầy đủ đại nguyện trang nghiêm khó thể nghĩ bàn như thế. Nếu có chúng sanh nghe danh chư Phật chắc chắn đắc pháp bất thối chuyển (không lui sụt tâm Bồ Ðề). Lúc đó Thành Nhất Thiết Lợi Bồ Tát bạch Phật rằng: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt Phật Thích Ca lễ bái cúng dường, và cũng muốn gặp gỡ chúng Ðại Bồ Tát dầy đủ trang nghiêm ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Ông cho ta có lời thăm hỏi Phật Thích Ca Văn có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở có thư thái, việc đi đứng có được an lành không? Lúc đó Thành Nhất Thiết Lợi Bồ Tát đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu xung quanh ba vòng rồi bỗng biến mất không còn ở đó nữa, như đại lực sĩ duỗi thẳng cánh tay đến cõi Ta Bà, vào thành Vương Xá, trực chỉ Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật rồi đứng qua một bên mà bạch Phật rằng, thưa Thế Tôn: đức Cát Lợi Như Lai thăm hỏi Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở có thư thái, việc đi đứng có được an lành không? Lúc đó Phật hỏi lại rằng: đức Cát Lợi Như Lai vẫn hằng an lạc chứ? Bồ Tát đáp: đức Cát Lợi Thế Tôn ở bên đó hằng được an ổn không có việc gì cả. Thành Nhất Thiết Lợi Bồ Tát thăm hỏi xong, rồi đứng qua một bên. Ở phương Tây Nam từ cõi Phật Cát Lợi đến như thế, lại còn có Cát Lợi Nghiêm Phật, Thi Khí Phật, Thường Tinh Tấn Phật, Thiện Trụ Phật, Vô Biên Nghiêm Phật, Vô Tướng Nghiêm Phật, Phổ Nghiêm Phật, Tác Ðăng Phật, Tác Minh Phật, Nhất Tạng Phật, Nhất Tụ Phật, Vô Biên Tượng Phật, Vô Biên Tinh Tấn Phật, Võng Quang Phật, Ðại Thần Thông Phật, Minh Luân Phật, Quán Trí Phật, Bất Hư Xưng Phật, Hoại Chư Bố Úy Phật, Vô Biên Ðức Vương Minh Phật, Ly Bố Úy Phật, Hoại Chư Oán Tặc Phật, Quá Chư Ma Giới Phật, Vô Lượng Hoa Phật, Trí Vô Lượng Ðức Phật, Vô lượng Âm Thanh Phật, Quang Tụ Phật, Minh Ðức Phật, Ly Nhị Biên Phật, Vô Lượng Giác Hoa Quang Phật, Vô Lượng Thanh Phật, Minh Di Lâu Phật, Ta La Vương Phật, Bạch Diện Phật, Diệu Nhãn Phật, Thượng Ðức Phật, Bảo Hoa Phật, Bửu Sanh Phật, Nguyệt Hoa Phật, Nhứt Thiết Chúng Sanh Nghiêm Phật, Chuyển Nhứt Thiết Sanh Tử Phật, Vô Biên Biện Tài Phật, Vô Kinh Bố Phật, Duyên Nhứt Thiết Biện Tài Phật, có vô số a tăng kỳ thế giới chư Phật như thế, cùng chúng Ðại Bồ Tát nhứt sanh bổ xứ từ phương Tây Nam vân tập đến cõi Ta Bà, tới thành Vương Xá, vào thẳng Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật, thăm hỏi xong rồi, ngồi qua một bên.

Ở phương Tây Bắc trãi qua vô số a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Chiên Ðàn Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Phổ Hương Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Phổ Minh đại Bồ Tát. Lúc đó Phổ Minh bồ tát thấy ánh hào quang rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng, bèn hỏi Phật Phổ Hương Quang: bạch Thế Tôn, đây là Phật quang và âm thanh gì? Phật đáp: Này thiện nam tử! ở phương Ðông Nam cách đây vô số lượng a tăng kỳ cõi có thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp trừ nghi chúng sanh làm cho chúng hoan hỷ trong kinh tạng Ðại thừa. Ðó là hào quang và âm thanh của Phật Thích Ca vậy. Cõi Ta Bà có chư Bồ Tát thành tựu đầy đủ đại nguyện trang nghiêm khó thể nghĩ bàn như thế. Lúc đó Phổ Minh Bồ Tát bạch Phật Phổ Hương Quang rằng: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt đức Phật Thích Ca lễ bái cúng dường, và cũng muốn gặp gỡ chúng Ðại Bồ Tát đầy đủ trang nghiêm ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Ông cho ta có lời thăm hỏi Phật Thích Ca Văn có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở có thư thái, việc đi đứng có được an lành không? Lúc đó Phổ Minh Bồ Tát đảnh lễ dưới chân Phật đi nhiễu xung quanh ba vòng rồi mất dạng không còn ở đó nữa, như đại lực sĩ duỗi thẳng cánh tay đến cõi Ta Bà, tới thành Vương Xá, vào thẳng Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng qua một bên mà bạch Phật: đức Phổ Hương Quang Phật thăm hỏi Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, việc đi lại có được an lành không? Phật hỏi lại rằng: đức Phổ Hương Quang Phật có được an lành không? Bồ Tát đáp: ở bên ấy Phật vẫn hằng an lạc không việc gì cả. Lúc đó Phổ Minh Bồ Tát đãnh lễ dưới chân Phật, thăm hỏi xong rồi, đứng qua một bên, ở phương Tây Bắc cũng như thế. Từ cõi Phật Phổ Hương Quang đến khoảng trung gian đây lại có Hương Minh Phật, Hương Di Lâu Phật, Hương Tượng Phật, Hương Tự Tại Phật, Hương Quật Phật, Minh Luân Phật, Quang Vương Phật, Liên Hoa Sanh Vương Phật, Phật Pháp Tự Tại Phật, Vô Biên Pháp Tự Tại Phật, Khả Lạc Phật, Ái Ðức Phật, Tán Hoa Phật, Hoa Cái Hành Liệt Phật, Hoa Quật Phật, Kim Hoa Phật, Hương Hoa Phật, Di Lâu Vương Phật, Thiện Ðạo Sư Phật, Nhứt Thiết Chúng Sanh Tối Thắng Nghiêm Phật, Chuyển Chư Nạn Phật, Thiện Hạnh Nghiêm Phật, Diệu Hoa Phật, Vô Biên Hương Phật, Phổ Phóng Quang Phật, Phổ Phóng Hương Phật, Tán Hoa Sanh Ðắc Phật, Bảo Võng Thủ Phật, Cực Cao Vương Phật, Phổ Chiếu Nhất Phật Ðộ Phật, Tú Vương Phật, Diệu Kiến Phật, An Lập Vương Phật, Hương Lưu Phật, Vô Biên Trí Tự Tại Phật, Bất Hư Nghiêm Phật, Bất Hư Kiến Phật, Vô Ngại Nhãn Phật, Bất Ðộng Phật, Sơ Phát Ý Phật, Vô Biên Nhãn Phật, Ðăng Thượng Phật, Phổ Chiếu Minh Phật, Quang Chiếu Phật, Nhứt thiết thế giới nhứt thiết chúng sanh Bất Ðoạn Biện Tài Phật, Vô Cấu Lực Phật, Vô Tích Hạnh Phật, có vô số lượng a tăng kỳ thế giới chư Phật như thế, cùng chư Ðại Bồ Tát nhứt sanh bổ xứ từ phương Tây Bắc đều vân tập đến cõi Ta Bà, tới thành Vương Xá, vào thẳng Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật, thăm hỏi xong rồi ngồi qua một bên. Ở Ðông Bắc phương nhiều vô số lượng a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Chúng Quy, ở đó có đức Phật hiệu là Diệt Nhứt Thiết Ưu hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Bất Hư Xưng đại Bồ Tát. Lúc đó Bất Hư Xưng bồ tát thấy ánh hào quang rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng bèn hỏi Phật Diệt Nhứt Thiết Ưu rằng, thưa Thế Tôn: đây là Phật quang và âm thanh gì? Phật đáp: này thiện nam tử! ở Tây Nam phương cách đây vô số lượng a tăng kỳ cõi có thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp trừ nghi chúng sanh làm cho chúng hoan hỷ trong kinh tạng Ðại Thừa. Ðó là hào quang và âm thanh của Phật Thích Ca vậy. Cõi Ta Bà có chư Bồ Tát thành tựu đầy đủ đại nguyện trang nghiêm khó thể nghĩ bàn như thế. Lúc đó Bất Hư Xưng bồ tát bạch Phật Diệt Nhứt Thiết Ưu rằng, thưa Thế Tôn: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt đức Phật Thích Ca, lễ bái cúng dường và cũng muốn gặp gỡ chúng Ðại Bồ Tát đầy đủ trang nghiêm khó thể nghĩ bàn ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Ông cho ta có lời thăm hỏi Phật Thích Ca Văn có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được an lành không? Lúc đó Bất Hư Xưng bồ tát đảnh lễ dưới chân Phật xong, đi nhiễu xung quanh ba vòng, bỗng nhiên biến mất không còn ở đó nữa, như đại lực sĩ duỗi thẳng cánh tay đến cõi Ta Bà, tới thành Vương Xá, vào thẳng Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật rồi đứng qua một bên mà bạch Phật rằng, thưa Thế Tôn: Phật Diệt Nhứt Thiết Ưu thăm hỏi Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, việc đi lại có được an lành không? Lúc đó Phật hỏi lại rằng, Phật Diệt Nhứt Thiết Ưu có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được an lành không? Bồ Tát đáp: Phật Diệt Nhứt Thiết Ưu ở bên đó vẫn được an ổn không việc gì cả. Lúc đó Bất Hư Xưng Bồ Tát đảnh lễ dưới chân Phật, thăm hỏi xong rồi ngồi một bên. Ở Ðông Bắc phương có một thế giới tên là Ly Nhứt Thiết Ưu, ở đó có đức Phật hiệu là Ly Ưu hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðại Minh Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ly Nhứt Thiết Ưu qua hơn sáu vạn cõi trung gian có một thế giới tên là Hỷ Lạc, ở đó có đức Phật hiệu là Hỷ Sanh Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Báo Ân Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hỷ Lạc đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là An Ổn, ở đó có đức Phật hiệu là An Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vô Nan Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi An Ổn đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Kim Cang Phú, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng Di Lâu hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Sư Tử Di Lâu Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Kim Cang Phú đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hương Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Diệu Hương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thanh Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hương Minh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Bảo Tụ, ở đó có đức Phật hiệu là Kiều Trần Nhã hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðại Tụ Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Bảo Tụ đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Kiên Cố, ở đó có đức Phật hiệu là Thế Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Phạm Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Kiên Cố đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thanh Liên Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Xích Liên Hoa Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Hoa Sanh Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thanh Liên Hoa đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Bạch Liên Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Bạch Liên Hoa Sanh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vô Hữu Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Bạch Liên Hoa đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ðại Âm, ở đó có đức Phật hiệu là Ðại Âm Nhãn hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vô Thượng Chúng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ðại Âm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hương Nghiêm, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng Chúng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thiện Lai Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hương Nghiêm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chúng Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðức Tạng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chúng Minh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chiên Ðàn Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Nguyệt Xuất Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Phương Ðẳng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chiên Ðàn Hương đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Thập Phương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thập Phương Lưu Bố Lực Vương Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Minh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Nguyệt, ở đó có đức Phật hiệu là Tinh Tú Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Xưng Chúng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Nguyệt đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Phổ Minh Ðức, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Quang Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vô Cấu Tướng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Phổ Minh Ðức đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hương Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng Hương Di Lâu hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Tuyển Trạch Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hương Minh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Vô Úy, ở đó có đức Phật hiệu là Ly Bố Úy hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Hỷ Nguyệt Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Vô Úy đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thượng An, ở đó có đức Phật hiệu là An Ổn Sanh Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðịnh Ý Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thượng An đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Vô Biên Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Công Ðức Nguyệt hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Hỷ Nguyệt Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Vô Biên Minh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Trang Nghiêm, ở đó có đức Phật hiệu là Nhứt Thiết Công Ðức Nghiêm hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Diệu Uy Nghi Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Trang Nghiêm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Liên Hoa Tán, ở đó có đức Phật hiệu là Hoa Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Hoa Sanh Cao Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Liên Hoa Tán đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Tạp Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Bất Hoại Tướng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vô Thắng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Tạp Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Kiên Cố, ở đó có đức Phật hiệu là Tông Thủ Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Phổ Thủ Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Kiên Cố đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Nhạo Hý, ở đó có đức Phật hiệu là Ðại Oai Ðức Liên Hoa Sanh Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Trí Lạc Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Nhạo Hý đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Lạc, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Dị Sanh Hạnh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vô Dị Hạnh Nghiêm Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Lạc đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hỷ, ở đó có đức Phật hiệu là Nhứt Thiết Thượng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Thượng Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hỷ đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Lạc Ðức, ở đó có đức Phật hiệu là Hư Không Tịnh Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Di Lâu Vương Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Lạc Ðức đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hỷ Lạc, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Tướng Âm Thanh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Quan Âm Ðịnh Nghiêm Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hỷ Lạc đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Tối Cao Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề choThậm Thâm Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ta Bà đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chúng Phạm, ở đó có đức Phật hiệu là Phạm Ðức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Phạm Tử Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chúng Phạm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chúng Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Ngại Hương Chúng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ðế Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chúng Hương đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chúng Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Di Lâu Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Ta Già La Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chúng Hoa đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Nhiên Ðăng, ở đó có đức Phật hiệu là Ðại Ðăng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Vân Quang Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Nhiên Ðăng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Tác Danh Văn, ở đó có đức Phật hiệu là Hoa Thượng Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Nhạo Pháp Thiện Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Tác Danh Văn đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ða Lạc, ở đó có đức Phật hiệu là Tác Danh Văn hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Di Lâu Ðức Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ða Lạc đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là An Lập, ở đó có đức Phật hiệu là Danh Từ hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Sư Tử Lực Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi An Lập đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ta La, ở đó có đức Phật hiệu là Ta La Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Sơn Vương Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ta La đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chiếu Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Ðề cho Bất Hư Bộ Lực Ðại Bồ Tát, như trên đã nói. Có vô số lượng a tăng kỳ thế giới chư Phật như thế, cùng chúng Ðại Bồ Tát nhất sanh bổ xứ từ Ðông Bắc phương đồng đến cõi Ta Bà, tới thành Vương Xá, vào thẳng Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật rồi ngồi một bên.

Lúc đó cả ba nghìn đại thiên thế giới này gồm các vị đại oai đức trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu la, khẩn na la, ma hầu la già, nhơn và phi nhơn… cùng chư Ðại Bồ Tát nhất sanh bổ xứ đầy đủ trong không trung không thiếu một ai cả. Ðại chúng đây nhờ thần lực của Phật dung nạp được hết nên tự do tự tại.

Chú thích:

(1)Chiêm lễ: lễ bái, chiêm ngưỡng kỹ dung nhan của Phật, Thánh.

(2)Trời Ðâu Suất: cõi trời ở thượng giới. Ðức Di Lặc Bồ Tát hiện đang hành đạo giáo hóa chúng sanh ở đó, chờ ngày giáng sanh thành Phật cõi Ta Bà trong đời đương lai.

(3)Vô lượng quang Phật: ánh hào quang của Phật chiếu khắp không lường được.

(4)A duy việt trí hay a bệ bạt trí: trí bất thối chuyển hay trí siêu việt của các bậc tu hành tinh tấn thẳng đến Phật quả mà không còn bị thối lui trở lại cảnh phàm nữa; trừ phi do bổn nguyện độ sanh.

***

19. Phẩm Tam Muội (1) Thứ Mười Chín

Lúc bấy giờ đức Thế Tôn thấy đại chúng đều đã vân tập đầy đủ, nên từ chỗ ngồi đứng dậy nhập Phật Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Từ Diệu Kim Cang tam muội xuất, nhập Phật Diệu Kim Cang. Từ Diệu Kim Cang tam muội xuất, nhập Phật tri thập phương ngôn âm sai biệt tam muội. Từ Phật tri thập phương ngôn âm sai biệt tam muội xuất, nhập Phật vô lượng trang nghiêm tam muội. Từ vô lượng trang nghiêm tam muội xuất, nhập Phật sư tử nguyệt tam muội. Từ sư tử nguyệt tam muội xuất, nhập Phật sư tử phấn tấn tam muội. Từ sư tử phấn tam muội xuất, nhập Phật vô biên duyên tam muội. Từ vô biên duyên tam muội xuất, nhập Phật quang vương tam muội. Từ quang vương tam muội xuất, nhập Phật diệu đà la ni tam muội. Từ diệu đà la ni tam muội xuất, nhập Phật vô tướng sanh tam muội. Từ vô tướng sanh tam muội xuất, nhập Phật sư tử tự tại lực tam muội. Từ sư tử tự tại lực tam muội xuất, nhập Phật tịnh nguyệt tam muội. Từ tịnh nguyệt tam muội xuất, nhập Phật nhứt tướng nghiêm tam muội. Từ nhứt tướng nghiêm tam muội khởi, nhập chúng tướng nghiêm tam muội. Từ chúng tướng nghiêm tam muội khởi, nhập Phật vô biên quang tam muội. Từ vô biên quang tam muội khởi, nhập Phật đại hải tam muội. Từ đại hải tam muội khởi, nhập Phật khởi nhứt thiết pháp hải pháp tánh định tam muội. Từ khởi nhứt thiết pháp hải pháp tánh định tam muội khởi, nhập Phật thị vô biên nguyện duyên tam muội. Từ thị vô biên nguyện duyên tam muội khởi, nhập Phật sanh nhứt thiết vô biên tự tại pháp tam muội. Từ sanh nhứt thiết vô biên tự tại pháp tam muội khởi, nhập Phật nhứt thiết pháp vô trụ xứ tam muội. Từ nhứt thiết pháp vô trụ xứ tam muội khởi, nhập Phật vô biên quang cao hoa tam muội. Từ vô biên quang cao hoa tam muội khởi, nhập Phật nhứt thiết pháp tư lương tịnh ấn tam muội. Từ nhứt thiết pháp tư lương tịnh ấn tam muội khởi, nhập Phật nhứt thiết pháp vô cấu ấn tam muội. Từ nhứt thiết pháp vô cấu ấn tam muội khởi, nhập Phật thị vô biên Phật tự tại lực tam muội. Từ thị vô biên Phật tự tại lực tam muội khởi, nhập Phật nhứt thiết chúng sanh diệt tướng tam muội. Từ nhứt thiết chúng sanh diệt tướng tam muội khởi, nhập Phật nhứt thiết pháp Như Lai sở hành tam muội. Từ nhứt thiết pháp Như Lai sở hành tam muội khởi, nhập Phật thị vô biên tự tại thần thông trang nghiêm tam muội. Từ thị vô biên tự tại thần thông trang nghiêm tam muội khởi, nhập Phật tam thế vô ngại nhứt thiết pháp tánh định tam muội. Từ tam thế vô ngại nhứt thiết tánh định tam muội khởi, nhập Phật nhứt thiết pháp trung đắc tự tại lực tam muội. Từ nhứt thiết pháp trung đắc tự tại lực tam muội khởi, nhập Phật nhiếp nhứt thiết pháp hải tự tại ấn tam muội. Từ nhiếp nhứt thiết pháp hải tự tại ấn tam muội khởi, nhập Phật kiên cố tam muội. Từ kiên cố tam muội khởi, nhập Phật thiện thông đạt tam muội. Từ thiện thông đạt tam muội khởi, nhập Phật vô động tam muội. Từ vô động tam muội khởi, nhập Phật quán kiến nhứt thiết pháp tam muội. Từ quán kiến nhứt thiết pháp tam muội khởi, nhập Phật phổ minh tam muội. Từ phổ minh tam muội khởi, nhập Phật phổ quán ấn tam muội. Từ phổ quán ấn tam muội khởi, nhập Phật vô minh ám tam muội. Từ vô minh ám tam muội khởi, nhập Phật vô kiến tam muội. Từ vô kiến tam muội khởi, nhập Phật nhứt thiết pháp vô ngại vô thủ tam muội. Từ nhứt thiết pháp vô ngại vô thủ tam muội khởi, nhập Phật vô tận tướng tam muội. Từ vô tận tướng tam muội khởi, nhập Phật vô tận định tam muội. Từ vô tận định tam muội khởi, nhập Phật vô tận duyên tam muội. Từ vô tận duyên tam muội khởi, nhập Phật nhất bảo tướng tam muội. Từ nhất bảo tướng tam muội khởi, nhập Phật đại trang nghiêm tam muội. Từ đại trang nghiêm tam muội khởi, nhập Phật vô biên trang nghiêm tam muội. Từ vô biên trang nghiêm tam muội khởi, nhập Phật vô sân hận tam muội. Từ vô sân hận tam muội khởi, nhập Phật thị nhứt thiết chúng sanh thiện căn tam muội. Từ thị nhứt thiết chúng sanh thiện căn tam muội khởi, nhập Phật nhứt thiết chúng sanh chủng thiện căn nhân duyên tam muội. Từ nhứt thiết chúng sanh chủng thiện căn nhân duyên tam muội khởi, nhập Phật nhứt thiết nhập tam muội. Từ nhứt thiết nhập tam muội khởi, nhập Phật nhứt thiết pháp tịnh hạnh tam muội. Từ nhứt thiết pháp tịnh hạnh tam muội khởi, nhập Phật bất hiện nhứt thiết pháp tam muội. Từ bất hiện nhứt thiết pháp tam muội khởi, nhập Phật chiếu minh trang nghiêm nhứt thiết Bồ Tát tam muội. Từ chiếu minh trang nghiêm nhứt thiết Bồ Tát tam muội khởi, nhập Phật tịnh nhứt thiết Thanh Văn nhãn tam muội. Từ tịnh nhứt thiết Thanh Văn nhãn tam muội khởi, nhập Phật nhứt thiết chúng sanh chủng vô ngại tịnh thiện căn tam muội. Từ nhứt thiết chúng sanh chủng vô ngại tịnh thiện căn tam muội khởi, nhập Phật tức tam ác thú khổ não tam muội. Từ tức tam ác thú khổ não tam muội khởi, nhập Phật nhứt thiết Phật độ trung chúng sanh chủng thiện căn tam muội. Từ nhứt thiết Phật độ trung chúng sanh chủng thiện căn tam muội khởi, nhập Phật bất động biến tam muội. Phật nhập Bất Ðộng Biến tam muội.

Lúc bấy giờ Tịnh Cư chư thiên dùng kệ khen rằng:

Phật nhập định Bất Ðộng

Oai đức cao vòi vọi (như Tu Di)

Phá luận thuyết ngoại đạo

Sáng rỡ khắp đại thiên

Tâm Phật khó nghĩ lường

Nhập vô y chỉ định

nhập định mà vô y.

Ấy Phật bất tư nghì

phá diệt hết lưới nghi

Thuyết pháp tâm từ bi

Hằng an định chẳng nghi

ba minh (2) lìa ba cõi

Ðại trí Bồ Tát thảy

đều nhóm trong hội này.

Phật nhập đại định sâu

Mong giải quyết chúng nghi.

Phật định không nương mắt

cũng lại chẳng không nương

không hai, chẳng nhãn tướng

Bậc tịnh thánh đáng khen

Trong định nương mắt hằng

Phật hư dối hẳn chắc.

Biết mắt không sở hữu

Vì thế Phật chẳng nương

không nương cả sáu căn

mà cũng chẳng không nương.

Ngoại đạo lầm lẫn tưởng

thế gian chẳng thể giải.

20. Phẩm Cầu Pháp Thứ Hai Mươi

Lúc bấy giờ đức Thế Tôn từ tam muội Bất Ðộng Biến an lành đứng dậy bảo Xá Lợi Phất rằng, chư Ðại Bồ Tát có bốn pháp hạnh được trí bất thối, vì khéo biết giữ tâm từ bi trí huệ tam muội, cũng là trí vô ngại nên được thập lực của Phật. Ðối với các pháp có trí phân biệt được vô ngại biện, vô đoạn biện, tiệp tật biện, nhạo thuyết biện, thâm biện, lợi biện, vô đẳng biện, được pháp tổng trì (3), thường gặp chư Phật, chánh tín xuất gia, phụng hành chánh pháp, đời đời sanh ra tài lợi dư dật, quyến thuộc sum vầy, sắc tướng không thiếu, thân không tật nguyền. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, sáu căn không thiếu; nói năng hoạt bát, trí không mê mờ, không hành tà đạo, chí không điên đảo, niệm không tán loạn. Nhớ tới việc trước tâm biết hổ thẹn, thường khéo suy xét, xa lánh việc ác. Chuyển thân đổi kiếp, không quên chánh niệm, chẳng mất bổn nguyện. Vì chư Phật mà gieo căn lành, vốn không chấp ngã và cái của ta; chỉ vì hết thảy chúng sanh đồng hành, không phân biệt tướng chúng sanh.

Tuy phân biệt pháp mà không nương pháp. Vì không nương pháp nên ma vương, dân ma và tà đạo không phá hoại được. Thẳng tiến Bồ Ðề, ngồi tòa đạo tràng, định trong các pháp niệm tịnh ấn tam muội. Dùng nhất niệm hợp với trí tuệ nên biết hết thảy vạn pháp có thể đắc, có thể đoạn, có thể chứng, có thể tu. Hoặc pháp hữu lậu (thế gian) hoặc pháp vô lậu (xuất thế gian) ; hoặc thế gian hay xuất thế, hoặc gần, xa, lớn, nhỏ, dài, ngắn… Hoặc quá khứ, hiện tại, vị lai, hoặc tâm sở hành, trí sở hành, tâm suy lường hoặc trí suy lường; tâm duyên hay trí duyên, tâm tưởng hay trí tưởng. Tâm số hay pháp số, do chúng sanh số hay giả danh mà có nên có thật pháp. Các tướng chung hay tướng riêng và mọi pháp do nhân hoặc do sự mà nói pháp. Tại sao thế? Hoặc dùng ngôn ngữ hay sự tướng, hoặc dơ hoặc sạch… tất cả đều là những danh từ qua ngôn từ thế gian. Như gọi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đầu, chân, lông, tóc v.v… mỗi phần của cơ thể đều là danh từ cả. Cũng như các pháp bên ngoài gồm có đất, nước, lửa, gió… mỗi mỗi chỗ có danh từ khác nhau. Như nói mặt trời, mặt trăng, phạm vương, đế thích, chư thiên, dạ xoa… Tùy theo hình tướng mà nói về hình tướng; tùy chỗ phân biệt và thẩm xét, hoặc nhân hay duyên, đạo hoặc hạnh, buộc hay mở, phương tiện hoặc diễn tiến; trí hay huệ hoặc trí phương tiện, và những kỹ thuật thế gian đều là những việc đẹp xấu như thế. Trong hết thảy pháp tư lương tịnh ấn tam muội dùng nhất niệm hợp với trí huệ để đạt đến cứu cánh; trừ diệt phiền não không còn sót thừa. Những gì là bốn pháp? Này Xá Lợi Phất: Ðại Bồ Tát phát tâm đại thừa, vì lợi ích tất cả chúng sanh mà phát tâm trang nghiêm rộng lớn. Phải suy nghĩ như thế nầy: tất cả chúng sanh vì tham dục, sân hận, si mê bừng bốc mạnh mẽ mà không có được lấy một hành vi thiện, khi chết rơi vào địa ngục, khó mong cứu thoát ra khỏi. Ta nay vì những chúng sanh này mà tích chứa phương thuốc đại trí huệ cứu chửa lành bịnh, làm cho chúng ra khỏi ba cõi; vì chúng sanh chẳng cần cầu thầy trị liệu nên được pháp tướng không hoại. Không hoại sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến đạo quả Niết Bàn…

Chư Bồ Tát lúc phát tâm, vì muốn cầu pháp nên phát nguyện rộng lớn trang nghiêm như thế. Vì sao gọi là pháp? Pháp có khả năng trợ đạo vô thượng Bồ Ðề, ấy là Phật Pháp, đoạn nghi ngờ chúng sanh làm cho chúng hoan hỷ trong kinh tạng Ðại Thừa để đọc tụng, thọ trì đúng như kinh điển mà tu hành. Tùy căn cơ lợi độn (ngu muội) của chúng sanh mà nói pháp. Bồ Tát chuyên tâm cầu pháp như thế, cho đến hiểu rõ một bài kệ bốn câu, dùng các phương tiện sâu xa với ý nghĩa cần thiết mà dẫn lời Phật thuyết. Hoặc thọ hay trì (5), đọc tụng, biên chép cho đến đem giảng pháp cho một người, trước hết nên phát nguyện là

muốn cho người này thuận theo giáo pháp, và tất cả chúng sanh cũng đều được hiểu rõ. Bồ Tát dùng nhân duyên thuyết pháp ấy làm trên và trước nhất, được chư Phật tùy hỷ, bậc trí tán dương. Như vậy, những gì là bốn pháp? Bốn pháp ấy là:

1) Ðối với Phật Pháp được niệm bất đoạn và quyết định

2) Thân kham chịu làm pháp khí

3) Vì chư Phật hoằng pháp hoá dộ chúng sanh

4) Ðạt được các pháp đà la ni (thiền định)

đời đời sanh ra gặp được Phật pháp, không rơi vào chỗ tà kiến.

Ở trong Phật pháp thường ưa xuất gia, xa lìa ngũ dục. Ðó là bốn pháp.

Bồ Tát lấy bốn pháp đây làm nhân duyên gieo căn lành nên được 10 pháp. Những gì là mười? Ở trong các pháp trừ các mối hồ nghi, biết được tâm vui thích của chúng sanh nên đạt được giải thoát vô ngại của chư Phật. Do giải thoát nên thân Phật ở mỗi lỗ chân lông thường phát ra trăm nghìn vạn ức vô số hào quang rực rỡ. Mỗi tia sáng chiếu đến trăm nghìn, vạn ức a tăng kỳ cõi. Trong mỗi tia sáng đều có trăm nghìn vạn ức a tăng kỳ vô số những hoa sen báu. Trên mỗi hoa sen báu đều có đức Phật ngồi. Mỗi vị Phật đều nói một pháp độ thoát cho trăm nghìn vạn ức chúng sanh được pháp bất hoại. Như Lai do lực giải thoát này mà nơi mỗi một lỗ chân lông đều tỏa ra ánh sáng và trăm nghìn vạn ức tia chớp sáng như núi Tu Di, cũng như tỏa ra vô số chất nước luân lưu… đều nhờ lực giải thoát vô lậu làm cho cả ba nghìn đại thiên thế giới đều thu gọn trong một lỗ chân lông, bỏ chấp cõi khác.Trãi qua vô số hằng hà sa các quốc độ chúng sanh không còn bị bức hại, cũng như chẳng còn phân biệt có ý tưởng vãng lai nữa.

Này Xá Lợi Phất, nhờ lực gải thoát vô ngại này Phật hiểu rõ ngôn ngữ khác nhau của chúng sanh trong 10 phương, cũng như hiểu rõ tâm niệm của chúng sanh trong trăm nghìn vạn ức a tăng kỳ kiếp; cũng như trừ nghi cho chúng sanh trong vô lượng a tăng kỳ cõi, những nơi không có Phật pháp. Cũng do lực giải thoát vô ngại nên điều phục (7) sự bừng bốc và tâm phân biệt của chúng sanh. Biết tất cả tướng các pháp sai biệt để quyết định chắc rằng hết thảy đều là không; trong đó không có tướng ngã và ngã sở (8) mà xa lìa các tướng hữu vi. Tại sao thế? Vì Như Lai xét trong các pháp hữu vi có những điều sai quấy làm mất hết các công đức lành, nên không một vật gì có thể giữ lại được cả. Do hiểu rõ như thế nên được pháp vô ngại này.

Này Xá Lợi Phất, Như Lai do lực giải thoát nên đạt được bốn pháp. Những gì là bốn? Bốn pháp ấy là:

1) Ðoạn diệt phiền não và tập khí (thói quen khó trừ)

2) Lúc Phật đi, nếu có chúng sanh nào sờ đụng chân Ngài thì trong 7 ngày được an lạc

3) Khi Phật xoay mình qua bên phải thì trong ngục sâu tám vạn bốn nghìn do tuần đều chuyển động như bánh xe xoay vòng.

4) Thường vui trong thiền định, tâm không tán loạn.

Này Xá Lợi Phất! Nói tóm tắt Bồ Tát cầu pháp phải dốc tâm trong Phật pháp. Lúc đó đức Thế Tôn muốn làm cho rõ nghĩa này nên nói bài kệ:

Như người cầu Phật trí

muốn tâm đại từ bi

Ðạt trí huệ giải thoát

phải tôn kính giáo pháp

Muốn thần thông đạt được

đi lại cõi ba nghìn

biết rõ tâm chúng sanh

phải nên tôn kính pháp.

Như muốn từ một niệm

biết hết tâm mọi loài

là tâm vô hình sắc

hư huyễn không bền chắc.

Do vì tôn kính pháp

thường được quả báo tốt

cũng biết rõ chư Phật

và vô lượng Phật pháp.

Do vì tôn kính pháp

thất niệm (9) thường không mất

Ðời đời sanh chốn nào

được tăng thêm chánh niệm.

Do vì tôn kính pháp

sắc thân thường chẳng khuyết

Sanh ra tướng đoan chánh

các căn đủ khỏe mạnh

Và gặp được Phật Thánh

Gặp Phật tâm chánh tín.

Do vì tâm thanh tịnh

Thâm tín (10) cúng dường Phật

Ðời đời sanh nơi đâu

niệm tin tăng trưởng sâu

lìa ác ngũ dục xấu

thường ưa hạnh xuất gia.

do niềm tin sâu xa

Chuyên trì các giới hạnh

an trú trong thiền định

Chẳng lấy giới tự khoe

Vui trong các phép thiền

vẫn không cho là đủ

vì cầu chân trí huệ

nên trừ hết các lậu

Ưa thực hành trí huệ

mà chẳng chấp tướng huệ

do hành huệ vô tướng

Phật pháp tìm đúng hướng

được pháp huệ tỏ sáng

Phật ngợi khen tán thán

Bậc pháp khí xứng đáng

Hộ vệ Phật thần thông

Người được Phật gia hộ

và bốn trí vô ngại:

Biện tài vô cùng tận,

Lợi tha mà thuyết pháp

Ba: luôn hộ trì pháp

đầu giữa và sau rốt

thường hay tán dương Phật

Chúng sanh nhuần lợi lạc

được chư thiên hộ sát

long thần thảy kính cung

chư Phật hộ niệm cùng

Mười phương danh vang lừng

tiếng tăm không mất thường

ưa làm các hạnh lành

Các pháp quấy xa lánh

Phật đạo thường tu hành

Làm đèn sáng chánh pháp

Mối nghi ngờ trừ diệt

Tánh trí huệ tịnh thanh

hay trừ não chúng sanh

An trụ trong đạo Thánh

Chẳng nói điều tà ngạnh

Pháp tối thắng tu hành

Ðạo vô thượng thậm thâm.

Người ấy chẳng nương tâm

cũng chẳng phải không nương

biết tâm, pháp huyễn tướng

nên không thể dựa nương

Do tâm không nương đây

Phật đạo giữ tu thường

Ðại chúng nhóm đủ đầy

mà tâm không chấp trước

Thích giáo hóa các phương

Tránh những nơi ồn náo

không tham danh đắm lợi

xa thân bằng, các mối

không một mảy bợn nhơ

Tâm tịnh như hư không

Bồ Tát ấy ai trông

mà lòng không cung kính.

Nghe pháp như thế ấy

phải nhứt quyết học ngay

đạt được Phật pháp này

Lợi lạc chúng sanh thảy

Nương theo diệu pháp đây

không gặp chướng ngại nào.

Ta nói pháp chánh đạo

cho kẻ trí nghiệm giáo.

Lại này, Xá Lợi Phất, như Ðại Bồ Tát vì cầu pháp nên cần học rộng nghe nhiều, nghe nhiều các pháp phương tiện. Thế nào là học rộng nghe nhiều, nghe nhiều phương tiện?

Này Xá Lợi Phất, người đa văn nhờ nghe từ người khác mà được. Còn nghe nhiều phương tiện là tự mình chuyên tâm chánh niệm, nghe từ người khác, nghe chư Phật nói pháp, lời lẽ hợp đạo lý nên gọi là Tu Ða La, Kỳ Dạ, Xà Già La Na, Già Ðà, Ưu Ðà Na, Ni Ðà Na, A Ba Ðà Na, Y Ðế Vị Ða Già, Xà Ða Già, Quảng Kinh, kinh Vị Tằng Hữu, Ưu Bà Ðề Xá… đều gọi là nghe lời nói từ xa thuận hợp với đạo. Thế nào là tư lương chuyên tâm chánh niệm đối với các pháp phương tiện? Biết rõ năm ấm, mười hai nhập (11), mười tám giới (12), mười hai nhân duyên (13) ; từ duyên sanh pháp là đúng, sai, tốt, xấu, phân biệt, chọn lựa đều nhập pháp tánh, pháp tướng, pháp vị đều thông suốt như thế gọi là chánh niệm. Tại sao thế? Này Xá Lợi Phất ! Vì Như Lai phương tiện nói năm ấm chẳng phải năm ấm, nói 12 nhập, 18 giới mà chẳng phải nhập giới, nói 12 nhân duyên mà chẳng phải nhân duyên. Nói các pháp do duyên sanh nên không có định tướng; vì muốn độ chúng sanh mà nói như thế. Vì thế các Thầy nên theo nghĩa chớ y theo lời (14) . Người phàm phần nhiều không đủ trí nên theo lời; kẻ trí theo nghĩa chớ không theo lời.

Này Xá Lợi Phất, thế nào là ngôn thuyết? Sở dĩ có ngôn ngữ, văn tự khác nhau, do tướng tìm cầu, nhận biết, phân biệt, thấy, suy đoán, chứng minh, tu tập, có tướng, không tướng, theo tâm hay tâm số; có chỗ nghi lầm, có đây, có kia… Phân biệt bày tỏ các pháp như thế đều là ngôn thuyết. Này Xá Lợi Phất, thế nào là cái nghĩa phải nói ra để chỉ rõ mới gọi là nghĩa? Nếu chỉ phân biệt nghĩa gọi đó là ngôn thuyết. Vì thế, này Xá Lợi Phất ! Ông nên biết cái nghĩa không phải là ngôn thuyết. Do cái nghĩa đây, trong kinh ta nói Như Lai không giống người đời nói việc thế gian. Này Xá Lợi Phất, chỉ có Như Lai dùng phương tiện nói ấm, giới, các nhập, mười hai nhân duyên, từ duyên sanh pháp, ngoài ra không còn gì khác. Này Xá Lợi Phất, Phật thuyết pháp và chọn các pháp không tranh cãi. Sao gọi là pháp? Thế nào là chọn pháp? Này Xá Lợi Phất, mắt là pháp, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là pháp. Tại sao thế? Vì mắt ở quá khứ, vị lai còn chưa có, huống gì là hiện tại ư !. Tại sao thế? Vì tánh của mắt tự nó đã là pháp; tai, mũi, lưỡi, thân, ý, quá khứ, vị lai đều không, huống gì là hiện tại. Tại sao thế? Vì tánh của ý tự nó đã là pháp. Còn tuyển trạch là sao? Là chọn lựa như chọn mắt, vì mắt do duyên sanh không, không tướng nhất định. Nếu có định tướng mắt phải là mắt. Nếu mắt chính là mắt thì cả hai mắt như vậy có thể thấy được cả bên trong. Vì có sự sai lầm như thế nên tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng đều như vậy cả. Thế thì chọn lựa gọi là pháp nhãn. Trong nghĩa này, bậc chánh kiến đại sĩ nên quán sát mắt là từ giả danh. Nhãn, pháp và pháp nhãn trong ba thứ, cái nào là thật? Nên biết rằng, cả ba đều không, vì đều do ngôn thuyết, không một cái nào thật cả. Tại sao thế? Có ngôn thuyết, tức còn theo chỗ hiểu biết. Cái biết ấy hoàn toàn là pháp thế gian. Pháp thế gian không phải xuất thế gian mà hễ không phải xuất thế gian là nghĩa của ngoại đạo. Nếu nghĩa của ngoại đạo không phải của Phật thuyết. Tại sao? Vì Phật nói pháp xuất thế gian. Pháp xuất thế gian không phải là ngôn thuyết. Lời nói làm ngăn cách đạo, tâm hành, cảnh diệt. Vì thế, Phật tuy ngôn thuyết mà không chấp vào ngôn thuyết. Nghiệp thiện hay bất thiện đều do nhân duyên sanh. Tại sao thế? Vì mắt phân biệt vậy. Phân biệt là thế nào? Là từ mười hai nhân duyên phân ra thành tam hữu (15) .

Này Xá Lợi Phất, sao gọi là có phân biệt? Vì tự nghĩ rằng ta phải được con mắt như thế. Mỗi mỗi cái phân biệt, ưa thích là kết quả của mắt tiếp xúc với trần cảnh. Nếu mắt là mắt thật của ta thì ta làm chủ, nên gọi là có phân biệt. Hễ có tiêu diệt lại có phát sanh mạnh mẽ. Tất cả mọi khổ não đều vì TA và Cái của ta. Vì bị mắc kẹt hai bên nên gọi là có phân biệt. Này Xá Lợi Phất, cũng như chất đồng chạm nhau phát ra thành tiếng. Ông cho tiếng ấy đến từ bên ngoài hay phát xuất từ bên trong? Ðáp: thưa Thế Tôn, tiếng do các duyên mà có, chẳng phải ở trong mà cũng chẳng phải ở ngoài.

Phật hỏi Xá Lợi Phất: ông đã thấu đạt được các duyên của pháp này chưa? Ðáp: chưa đạt được. Phật bảo rằng, âm thanh vốn vô sở hữu, chỉ mượn các duyên lừa dối nhỉ căn thôi. Kẻ phàm phu con mắt thấy không thế nên sanh ra tham chấp. Trong con mắt, cái tướng của mắt hoàn toàn không có. Xét kỹ đến cùng như vậy không còn tham chấp, mới gọi là tuyển trạch. Sở dĩ nói vô nhãn, cũng như không có tướng của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng đều như thế cả.

Lúc ấy đức Thế Tôn muốn làm cho rõ nghĩa này nên nói bài kệ:

Nói rằng mắt vô thường

tức mắt vô sở hữu

Vì mắt vô sở hữu

Ai làm mắt vô thường.

Nói rằng tai vô thường

tức tai vô sở hữu

Vì tai vô sở hữu

Ai làm tai vô thường.

Nói rằng mũi vô thường

tức mũi vô sở hữu

vì mũi vô sở hữu

Ai làm mũi vô thường.

Nói rằng lưỡi vô thường

tức lưỡi vô sở hữu

vì lưỡi vô sở hữu

Ai làm lưỡi vô thường.

Nói rằng thân vô thường

tức thân vô sở hữu

vì thân vô sở hữu

Ai làm thân vô thường.

Nói rằng ý vô thường

tức ý vô sở hữu

Vì ý vô sở hữu

Ai làm ý vô thường.

Do theo mười hai nhập

nên có mười hai tên.

mười hai ấy tạo nên

mới có mười hai nhập.

Nhân đất, nước, lửa, gió

kết hợp nên con người.

Kẻ phàm theo danh tự

như chó đuổi bình đá.

Nếu người không theo danh

Ngã phân biệt không thành

Biết ngã do giả danh

là người được vắng lặng.

Trong vắng lặng không pháp

mang danh là vắng lặng.

Như thế nói vô thuyết

vô thuyết tức tịch diệt (vắng lặng) .

Vô khứ pháp ấy thiệt.

cũng chẳng phải vô khứ.

Người rõ pháp như thế

tức biết tướng tịch diệt.

Nếu tâm cảnh vắng lặng

dứt các đường ngữ ngôn

vô ngã, vô chúng sanh

ấy tịch diệt là danh

Chẳng phân biệt có, không

thì phân biệt cũng không.

Nếu tâm tưởng Niết Bàn

thì tâm cũng chẳng có

Trong pháp chẳng thấy xa

cũng chẳng thấy gần cả.

Thông đạt được huệ nhãn

nghĩa tịch diệt thấu rõ.

Nếu người nghe pháp đó

cố quán sát đắn đo

nên trừ mọi mối nghi.

Dứt sạch hết ngu si

không lầm cũng chẳng nghi

Thanh lặng chả sợ gì

An trụ thật tướng này

Ðối pháp không ngăn ngại

Bồ Tát, Ðại Bồ Tát

lưới mê tự trừ dứt

thương xót khắp chúng sanh

Nói pháp dứt nghi tình

Do nghĩa thâm diệu nầy

Pháp thật tướng hiển bày

Trừ mọi hý luận ngay.

Các vị chớ hồ nghi

Ngôn thuyết là tranh tụng

Nhân đọa vào ác thú

người tham chấp như thế

Nói chánh pháp không thể

Theo danh nghĩa như thế

thì không còn buồn lo

gần đạo vô thượng thừa

Nên thực hành nghĩa ấy.

Lại nữa, này Xá Lợi Phất, Ðại Bồ Tát trong bốn việc này phải cần hành tinh tấn. Những gì là bốn?

1/ Vì xuất gia nên cần tinh tấn

2/ Ở nơi xa vắng nên cần hành tinh tấn

3/ Trong Phật giáo cần hành tinh tấn

4/ Thấy chúng sanh khổ cần hành tinh tấn, như thế là đạt được đạo vô thượng Bồ Ðề.

Nên suy nghĩ thế này: khi nào ta được tỏ ngộ, diệt khổ chúng sanh nên phải thuyết pháp. Này Xá Lợi Phât, ta đang vì ông mà nói Bồ Tát phải cần hành tinh tấn, mới chóng đạt thành vô thượng Bồ Ðề. Ông phải nghe cho kỹ, này Xá Lợi Phất, lui về quá khứ vô lượng vô biên số kiếp khó thể nghĩ bàn, lúc bấy giờ có đức Phật hiệu là An Vương thọ bảy vạn tuổi, vì chúng Thanh Văn mở ba hội nói pháp. Hội ban đầu có hai mươi ức người chứng quả A La Hán, hội thứ hai có 40 ức người chứng A La Hán và hội thứ ba có 60 ức người được chứng quả A La Hán. Lúc bấy giờ cõi Diêm Phù Ðề rộng đến chín vạn do tuần; trong đó có 8 vạn 4 nghìn thành lớn. Mỗi một thành dài đến 12 do tuần, rộng 7 do tuần đều do kim ngân, lưu ly, pha lê, trân châu, xa cừ, mã não, bảy báu hợp thành. Những thành ấy trang nghiêm, thanh tịnh bậc nhất. Nhân dân trong thành sung túc giàu vui an ổn. Những thành kia có bảy lớp hào bao bọc xung quanh đều toàn bằng bảy báu. Trong mỗi một hào đều có nước chảy bao quanh với những hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng, đủ loại la liệt trên mặt nước; và nhiều loại chi thú lạ như diều, nhạn, uyên ương, hồng, hạc, khổng tước, đười ươi đùa giỡn trong đó. Trên bờ hào đều có bảy lớp báu, bảy lớp hàng cây như cây vàng, cành bạc, nhánh mã não, lá lưu ly. Pha lê là hoa thì mã não là quả, rễ trân châu. Cây bạc, cành vàng, nhánh pha lê, lá lưu ly, hoa xa cừ, quả mã não, rễ bằng trân châu. Cây bằng lưu ly thì san hô là cành, xa cừ là nhánh, lá mã não, hoa bạc, quả vàng, rễ pha lê. Cây bằng xa cừ thì mã não là cành, nhánh san hô, lá bạc, hoa vàng, quả pha lê, gốc lưu ly. Cây bằng mã não thì san hô là cành, nhánh bạc, lá vàng, hoa pha lê, quả lưu ly, rễ xa cừ. Cây bằng san hô thì cành vàng, nhánh bạc, lá pha lê, hoa lưu ly, quả xa cừ, rễ mã não. Tại mỗi thành đều có tám vạn hoa viên, ngang rộng đến hai mươi do tuần, tường vách bằng thất bảo bảy lớp vây quanh. Mỗi hoa viên đều có bảy báu, bảy từng lầu các, bảy lớp mành che, bảy lớp lưới giăng che phủ bên trên. Hào báu có bảy lớp thành trang nghiêm như thế và, trong những hoa viên có nhiều cây quí như chiên đàn, trầm thủy, ca la na… cũng có những loại cây tỏa mùi thơm, cây trổi âm nhạc và nhiều loại cây có hoa, cây ăn quả, những cây làm đồ dùng, cây dùng làm thuốc. Trong số những loại cây ấy cũng có những cây vàng, cây bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, mã não, san hô. Có đủ loại hoa như a đề mục đa, hoa chiêm bặc, bà lợi sư hoa, hoa đà già lê, hoa văn đà la, hòa lợi hoa, đa lợi la hoa, hoa cù đa la lợi, hoa mạn đà la, hoa ngũ sắc, hoa nguyệt thượng… có nhiều loại hoa như thế. Trong vườn có bảy trăm ao lớn ngang rộng năm dặm, có nước tám công đức (16) đầy cả trong ao. Ðáy ao trãi toàn bằng cát vàng và trang hoàng bằng bảy báu trang nghiêm, có bốn thang báu, lưới báu che phủ. Có những hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng đủ loại trãi trên mặt nước. Lúc bấy giờ vua cõi Diêm Phù Ðề là Kiền Ðức có xây cung điện trong tám vạn bốn nghìn thành lớn ấy. Mỗi cung điện có tám vạn bốn nghìn dâm nữ được chọn làm quyến thuộc. Trong những thành ấy có một thành lớn rộng đến 40 do tuần, dài 80 do tuần. Vua Kiền Ðức ở trong thành lớn ấy. Thành đều dùng toàn đồ bảy báu trang hoàng cực kỳ lộng lẫy như trên. Nhân dân ở đó được giàu vui an ổn, sung túc. Trong đại thành ấy cung vua chu vi rộng 10 do tuần đều toàn bằng thất bảo đẹp đẽ. Trong cung vua có những điện đường, lầu quán. Trong đó có một điện lớn gọi là pháp điện trang nghiêm rực rỡ hơn điện Ðế Thích. Tại cung nội có một hoa viên đẹp gọi là Thiện Pháp. Trong hoa viên có nhiều loại cây, nhiều thứ hoa, cây tỏa mùi thơm, cây trổi âm nhạc, và những cây anh lạc; các thứ cây làm quần áo, cây làm thuốc… đều bằng thất bảo, những cây ấy trang trí hoa viên.

Cung vua trang trọng nghiêm chỉnh rộng rãi, cao sang và có một đài lớn đều bằng thất bảo; bảy báu trải rộng giăng ra phủ kín cung nội.

Này Xá Lợi Phất, vua Kiền Ðức có bà vợ thứ nhất sanh được thái tử mà trước đó đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, nên được mọi người rất yêu kính vô cùng. Thái tử có oai tướng, phước đức đầy đủ. Nhà vua giao cho thái tử thành lớn ấy và buộc phải ở trong thành. Ngày sinh thái tử trong thành có 40 ức người nữ cùng sanh một lượt. Nhà vua liền ban sắc lệnh cấp họ cho thái tử làm gia quyến. Vua và phu nhân nhóm họp các đại thần lại, đặt cho con tên là Diệu Ðức. Khi sanh thái tử, chư thiên mừng vui trổi các thứ nhạc khúc, mưa hoa mạn đà la, phát ra tiếng nói rằng, thái tử Diệu Ðức nay sanh ra đời, thái tử ra đời nên gọi là Diệu Ðức. Dần dần thái tử lớn lên cùng bọn dâm nữ quyến thuộc ấy vây quanh vào vườn thưởng ngoạn, cỡi thuyền chiên đàn vui chơi ngũ dục. Lúc đó dưới nước, đức Phật hiện ra thân tướng trang nghiêm chưa từng có, sáng sạch chói ngời như ánh hồng sáng chói qua năm tháng; như thoi vàng ròng, như núi lửa vàng, như trụ báu tốt. Phật có đủ 32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp, nơi thân tỏa ra trăm nghìn vạn ức ánh sáng rực rỡ, chung quanh có chúng đệ tử theo nghe pháp. Thái tử được trông thấy xong, liền tự suy nghĩ: người này đoan chánh, tướng mạo đĩnh đạc, thì tại sao ta không được như thân tướng ấy? Lúc thái tử đang nghĩ ngợi như thế Phật liền biến mất. Vì không còn thấy Phật nữa, thái tử sanh lo buồn. Từ đó, thái tử không vui đùa với bọn dâm nữ nữa, không gần gũi nữ sắc nữa. Thái tử từ thuyền bước xuống, lên lầu thất bảo ngồi kiết già (17), tự nghĩ rằng: lúc nào ta mới được thân tướng như Phật? Lúc đó bọn dâm nữ muốn đến vui đùa, thái tử ngoảnh lại trông thấy liền phát nhàm chán, đóng cửa không tiếp. Thái tử nghỉ thế này: chúng sanh càng nhiều tham dục thì khổ não cũng nhiều. Ta mong muốn được thân tướng tốt đẹp và được đại trí huệ. Ta cùng bọn tham dục, bệnh phiền chúng sanh có gì khác biệt? Ta là hành nhơn, còn họ chẳng phải hành giả. Chúng sanh sân hận bừng bốc nên khổ não càng nhiều. Ta mong muốn được thân tướng trang nghiêm, trí huệ tột cùng. Ta cùng bọn chúng sanh sân hận, ưu phiền này có gì sai khác? Ta là hành nhơn, còn kia chẳng phải là hành giả, ta nên tự điều phục trong chúng sanh không còn giận phiền nữa. Chúng sanh phần nhiều ngu si quá đổi nên càng lắm khổ não. Ta mong muốn được thân tướng cực đẹp, có trí huệ sáng suốt. Nếu ta cũng giống bọn ngu si phiền muộn chúng sanh thì có gì khác biệt?. Ta là hành nhơn, còn kia đâu phải là hành giả. Chúng sanh bị keo kiệt, ganh ghét buộc chặt nên càng nhiều khổ não. Nếu chúng ta cũng đồng như những chúng sanh keo kiệt, ganh ghét có gì là khác biệt? Ta phải diệt tham dục, sân si, ở trong chúng sanh khởi tâm đại từ bi, vì muốn cầu chánh đạo. Nhờ chánh đạo mà xa lìa hết thảy tham lam, sân giận, si mê, keo kiệt, ganh ghét, và những tâm niệm bất thiện. Ðã có tâm xa lìa như thế, nên ưa các phép nhiệm mầu chẳng còn thích du hí nữa mà muốn ngồi tư duy một mình để xa lánh những nơi ồn náo.

Lúc đó vua Kiền Ðức và phu nhân nghe thái tử không còn ham du hí nữa, xa lánh ngũ dục và thấy bọn dâm nữ bị ngăn cấm không được vào. Hai người bèn suy nghỉ: ai làm phiền muộn thái tử khiến chẳng vui trong ngũ dục, không thích nô đùa, lại xa lánh nữ sắc? Chúng ta nên đến hỏi thái tử xem. Nghĩ thế rồi, vua và phu nhân liền đến chỗ thái tử dùng kệ nói rằng:

Con ở nơi thanh tịnh

cung nữ được đầy đủ

Cây báu, vườn lộng lẫy

sao con lại kém vui?

Ở trong đại thành này

pháp điện cao sang thay

bao giáp khắp bốn bên

Sao con lại kém vui?

Người nào gây nên sự

để phiền muộn tâm con?

Con ngồi rầu vóc mòn

như khách buôn mất của.

Ta là cha mẹ hỏi

con phải thật tình nói.

Ai giải tỏa thắc mắc

ta mới được an tâm.

Lúc đó thái tử dùng kệ đáp rằng:

Không ai gây ra cả

Sao phải nói dối trá

chớ vu họa cho người

mà phải trị tâm mình.

Trên nước con vui đùa

thấy Phật tướng tuyệt vời

như lõi vàng Diêm Phù

rực rỡ khắp mười phương

chói sáng tày nhật nguyệt.

Ðèn chiếu và sao rọi

Phật quang làm mất dạng.

Con thấy tướng như vậy,

nên mong muốn đạt được

thân, trí huệ như Phật.

để độ già, bịnh, chết

mê, não, khổ chúng sanh

được thân tướng trang nghiêm

trí huệ khó nghĩ bàn.

Rộng lợi lạc hữu tình

khiến lìa cõi tử sanh.

Con dứt các dục tính

dâm nữ bọn gia quyến

Nay xuất gia hành thiện.

quyết làm Phật tu tiến

Mặc pháp phục đoan chánh

chuyên tu tập pháp lành.

Cha mẹ nên chí thành

xuất gia tu đạo hạnh.

phải tu tập pháp chánh

Bất an ngũ dục lánh

ái dục hại pháp lành

buộc lao ngục thọ sanh

không có phương cởi mở.

Con quyết tâm xa hẳn

thực hành hạnh thanh vắng

được huệ Phật tối thắng

Trong Phật pháp xuất gia

Nếu ai làm cản đà

Kẻ ấy chẳng lợi tha

Con thương họ làm sao !

Nhà, con, của ích nào

giàu sang ấy vô thường.

Những ai mãi ấp ôm

chẳng lâu thảy tiêu tan.

Xuất gia nhân hạnh tròn

Thiện pháp hiện phát sanh

Vào ra chốn tử sanh

Ðời đời chịu khổ não

như thế tiếp nối mãi

không định rõ con ai.

Ðối pháp không chánh quán

chấp gỉa danh như thế.

Chớ giữ con sanh tệ

Cùng xuất gia một thể.

Ta xa lìa nạn dữ

được thân người đầy đủ

thiện pháp đã tin sâu

nên gặp Phật An Vương

Nay mới xuất gia được.

Thái tử Diệu Ðức nói bài kệ xong, liền đích thân đến chỗ Phật An Vương đầu mặt lạy sát chân Phật, chấp tay hướng về Phật mà nói bài kệ rằng:

Con sanh trong lưới ma

đầy dẫy các hạnh tà.

Nay muốn chừa bỏ cả

Nguyện theo Phật xuất gia.

Tình con, cha buộc chặc

trong bao mối ràng rịt.

Ðây không thật bền vui

chỉ gốc của khổ thôi.

Con muốn mở trói ra

Bẻ dẹp các lưới ma

Nương Phật phát xuất gia.

Thành Túc Tôn Phật Ðà.

Con kinh sợ dục lạc

Vì dục lạc bất an

Mong vì pháp dứt si

Hành đạo nên xã ly.

Này Xá Lợi Phất, lúc Phật An Vương nghe thái tử Diệu Ðức xuất gia thọ giới, liền có 8 vạn 4 nghìn quyến thuộc cùng bọn dâm nữ cũng theo xuất gia. Lại còn hàng trăm ức chúng thiện tri thức khác cũng xuất gia theo. Nhà vua nghe thái tử xuất gia học đạo liền phái tứ binh cùng các đại thần đích thân đến đảnh lễ Phật An Vương, rồi chấp tay đứng một bên hướng về đức Phật mà nói kệ rằng:

Xuất gia không phiền não

Vắng lặng vui an hão

Dục lạc gốc đọa sa

Nguyện theo Phật xuất gia.

Xa vợ con, sơn hà

cùng thân bằng quyến thuộc.

Thọ dục lạc không nhàm

dơ uế thói thường phàm

kẻ thiển trí đắm tham

vui say trong ngũ dục.

Xưng tán tu pháp Phật

mọi khổ đau diệt sạch

bỏ tài sản, quốc thành

cúng Phật và chúng tăng

Mong Phật cho xuất gia

thành Phật khắp được tôn.

Vì lợi ích chúng sanh

độ hết thảy khổ ách.

Muốn xa lìa chướng hoạnh

hoạn nạn được vắng lặng.

Phật hoan hỷ tán dương

lành thay phát đại tâm !

Tôn kính Phật trí thâm

hay thay chí xuất gia !

Nghe xong vua ưng thuận

sanh tâm đại vui mừng

Lưỡng Túc Tôn (18) chắc thành

Ngưỡng Phật an ủi lành.

Vua quyết xuất gia liền

cùng với bốn chúng binh

Tâm Bồ Ðề phát sanh

Ðạo vô thượng chứng thành

Chúng đã xuất gia xong

chứng được pháp vô sanh.

trọn đời tu tập hạnh

thiên thượng được tái sanh

Gặp bậc đại danh văn

hai mươi ức đức Phật

đều nương nơi Phật pháp

Xuất gia hành chánh đạo

thường tu hạnh tinh tấn

được trí không sợ sệt

làm lợi lạc chúng sanh

thoát qua vô lượng khổ.

May gặp Phật như thế

thọ trì chánh pháp dễ

đem truyền bá rộng sâu

không hề tiếc tự thân

Ðược quả tốt thập phần

nhờ trí huệ tối thượng

Chứng pháp bất tư nghì

Ai chẳng cầu Phật đạo.

Phật bảo Xá Lợi Phất rằng, vua Kiền Ðức lúc đó không ai khác hơn là chính thân ta đây vậy. Còn thái tử Diệu Ðức chính là Kiên Ý đại Bồ Tát. Như thế, này Xá Lợi Phất, Ðại Bồ Tát do pháp an lạc mà thấy chúng sanh bị phiền não khổ đau bức bách, khởi tâm đại từ bi giáo hóa làm cho chúng nương theo thiện pháp, do nhân duyên đó dần dần được giải thoát. Lại nữa, Xá Lợi Phất, chư Ðại Bồ Tát ưa pháp nhiệm mầu nên cầu pháp vi diệu; rồi vì chúng sanh mà nói pháp nhiệm mầu ấy. Pháp nhiệm mầu là gì? Là những pháp mà người tinh tấn thường thực hành. Những người tinh tấn ấy chính là chúng Ðại Bồ Tát -những người cầu đạo bất thối chuyển – là những vị thông đạt các pháp. Thông đạt các pháp là thế nào? Như người chấp tướng của mắt, tức là theo cái giả danh, chẳng phải kẻ thông đạt tướng các tướng. Cái danh chẳng phải ở trong, chẳng ở ngoài; chẳng phải ta hay cái của ta, chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng sanh, chẳng diệt. Tại sao thế? Vì tánh của nó thường hằng như vậy. Tánh pháp ấy không tạo tác, cũng chẳng phải có tạo tác. Ấy là mắt thông đạt các pháp mầu nhiệm. Người tìm cầu tướng của tai, mũi, lưỡi, thân, ý, tức theo cái giả danh chẳng phải kẻ thông đạt các pháp. Cái danh thì chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ta hay cái của ta; chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng sanh, chẳng diệt. Tại sao thế? Vì tánh nó là như vậy. Tánh pháp không tạo tác, cũng chẳng phải có tạo tác. Ấy là ý thông đạt các pháp mầu nhiệm.

Này Xá Lợi Phất, người đạt pháp mầu nhiệm, tức thấu hiểu thật tướng các pháp. Như chấp giữ pháp ‘Không’ là người vọng chấp; còn như chấp không tướng tức là có tướng; không mong cũng là mong rồi vậy. Này Xá Lợi Phất, tánh của pháp bản lai vốn không tăng không giảm. Như thế mới gọi là thông đạt các pháp; cho nên chư Ðại Bồ Tát là kẻ tinh tấn vậy. Này Xá Lợi Phất! Lấy nghĩa gì mà cho rằng Bồ Tát thật thấu suốt biết rõ không có chúng sanh pháp, nên gọi là Bồ Tát? Ấy là những người thực hành trí huệ làm đầu nên gọi là Bồ Tát. Các vị còn làm cho chúng sanh biết pháp thực hành đều là vô sở hữu nên gọi là Bồ Tát. Lại này Xá Lợi Phất, cái nghĩa của vô sở hữu là nghĩa Bồ Tát, vô sở nguyện cũng chính là nghĩa Bồ Tát, cho nên cái nghĩa ‘Bồ Tát’ không hai, không chướng ngại. Này Xá Lợi Phất, không lỗi, không mất là Bồ Tát. Xá Lợi Phất này, pháp Không chính là Bồ Ðề. Không là gì? Tất cả các pháp đều KHÔNG nên gọi là không. Xá Lợi Phất, nếu trong các pháp mà còn thấy cho đến có một vật nhỏ nhiệm nào, là còn chấp tướng, chấp ngã, nhơn, tướng chúng sanh, tướng các pháp… Trong các pháp KHÔNG thì không có các tướng ấy, nên gọi là không. KHÔNG tức là Bồ Ðề. Do nghĩa này nên tất cả các pháp đều gọi là Bồ Ðề. Này Xá Lợi Phất! Ông nên theo lời Như Lai dạy, chớ nên đi ngược lại. Tại sao thế? Vì giáo pháp chư Phật là mầu nhiệm bậc nhất mà hết thảy người phàm phu không thể sánh kịp. Này Xá Lợi Phất! Vã lại, còn ở địa vị phàm phu các bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật, người ta không thể thấy, cũng không quán sát, cũng như không thể đạt được. Các pháp chư Phật tuy tận dụng tri kiến cũng không thể quán xét hết được. Lấy gì cho rằng pháp hết trí hiểu biết hết? Không có một pháp nào hết cả. Như lìa các pháp đi vào chỗ rốt ráo tận cùng nên nói là trí hết, thật ra không biết được mỗi niệm có sự diệt tận như vậy. Vì chưa diệt tận như thế nên nói Thanh Văn, Bích Chi Phật, người thường không thể thông đạt được Phật pháp.

Này Xá Lợi Phất, trí vô sanh ấy trong các pháp còn không sanh một mảy may. Biết được như thế gọi là trí vô sanh. Bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật, người thường không thể biết được, thế nên Phật trí khó nghĩ bàn, không ai sánh kịp. Lại nữa, trí ấy không có tà chánh nên bình đẳng. Này Xá Lợi Phất, trí tuệ Như Lai là trí chánh giác thấu suốt không sai lầm, nên gọi là Phật huệ, là trí tuệ của Phật. Trong vô biên a tăng kỳ kiếp phải tìm cầu mới được trí huệ ấy, nên gọi là Giác. Này Xá Lợi Phất, vì sao Như Lai gọi là bậc Giác? Vì tất cả chúng sanh ngủ say trong sanh tử nên bị lỗi lầm hay có mất đi cũng không hay biết. Chỉ có Bồ Tát duy nhất giác ngộ nên gọi là người tỉnh thức. Lại này Xá Lợi Phất ! Biết thấu rõ vạn pháp nên gọi là bậc giác. Chánh giác là gì? Là biết tất cả pháp, phi pháp, chẳng phải phi pháp, không dơ, không sạch, chẳng quá khứ, hiện tại, vị lai; tùy theo tướng pháp mà biết nên gọi là giác. Cũng như biết được không pháp nào sanh hay diệt, đến hoặc đi nên gọi là bậc giác. Này Xá Lợi Phất ! Cái nghĩa “Giác” ấy dò tìm trong vô lượng vô biên bất khả tư nghì cũng khó cùng tận. Ví như nước biển chỉ có một vị không tăng không giảm, nhận các dòng nước mà vẫn không tràn, dần dần chuyển vào chỗ sâu thật sâu cho đến cùng. Này Xá Lợi Phất ! Biển trí Như Lai cũng thế, không, vô sanh diệt, chỉ một vị giải thoát, tùy theo thứ lớp thuyết pháp dần dần thành sâu mầu. Ðược tất cả trí gọi là thâm sâu bậc nhất, rốt ráo thông đạt vô thượng Bồ Ðề. Ðối với các pháp không sai lầm nên không tăng giảm. Mọi điều nghi vấn không cùng tận nên gọi là không giảm. Có thể chứa các công đức lành như tiếp nhận mọi dòng hải lưu. Này Xá Lợi Phất ! Như ta nói hết nghĩa “Như Lai”, ai có thể kham nhận nổi ! Như vua rồng Ta Già La muốn làm mưa to chỉ dồn nước vào biển may ra chứa hết. Như Lai cũng thế, hoặc khai mở hết trí tuệ Phật; tất cả chúng sanh, đến Thanh Văn và Bích Chi Phật đều không thể kham nhận nổi. Chỉ có chư Ðại Bồ Tát phát tâm Ðại Thừa, nhờ thần lực của Phật gia hộ mới thọ trì được. Này Xá Lợi Phất, ở đời có bốn việc rất khó đạt được. Những gì là bốn?

1/ Ðược thân người là khó

2/ Sanh nhằm giữa quốc độ (chỗ có ánh sáng văn minh) là khó

3/ Tin Phật pháp là điều khó

4/ Ðã tin giáo pháp, hiểu và đem ứng dụng thật là điều khó.

Bốn việc khó này các Thầy đều đã được, nên hỏi Phật điểm nghi trong giáo pháp. Ta đang lắng nghe các vị. Tất cả thế gian, trời, người… hãy suy nghĩ kỹ chỗ nghi đi. Như Lai chẳng bao lâu nữa phải nhập Niết Bàn, không để về sau ăn năn. Khi đó Xá Lợi Phất liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai bên hữu quỳ gối sát đất, chấp tay hướng về Phật mà bạch rằng, bạch Thế Tôn: con muốn thưa hỏi, mong Phật thuận nghe. Phật bảo: Ta đã nghe, ông cứ tùy tiện hỏi, Ta vì các Thầy giải đáp chỗ nghi vấn. Xá Lợi Phất thưa: ngưỡng mong Thế Tôn nói. Con vì bậc thượng hạnh Bồ Tát dám hỏi Như Lai, liền nói bài kệ:

An trú công đức lành

Tu tịnh hạnh cao vời

Ưa hạnh nhẫn, nhu hòa

Nay hỏi các hạnh ấy:

Bồ Tát thì thế nào?

thí, tâm tư hoan hỷ?

Thế nào phát thiện tâm

làm lợi lạc chúng sanh?

Thế nào giữ tịnh giới?

Nhẫn nhục, tâm nhu hòa?

Còn thực hành tinh tấn;

bất thối chẳng nghỉ ngơi?

Thấy chúng sanh khổ não

làm sao thương cứu hộ?

Thâm tâm muốn giác ngộ

mong Thế Tôn giải rõ.

Làm sao vô lượng kiếp

trang nghiêm Bồ Ðề đạo

tâm trọn chẳng lãng xao

mà sanh lòng hoan hỷ?

Thế nào tu thiền định,

và liễu ngộ trí huệ?

Phải cầu pháp thế nào

để thành người đa văn?

Những pháp gì nên nghe?

Và pháp gì cần dạy?

Phát tâm hạnh Bồ Ðề.

Con xin hỏi việc này:

cầu chánh pháp thế nào

đang vui say dục lạc?

Phải làm sao ly dục

để vượt thoát xuất gia?

Lúc đã được lìa nhà

tâm làm sao hoan hỷ?

Ðược xuất gia hoàn mỹ

công đức thế nào cao?

Muốn khởi tâm hồi hướng

phải phương tiện thế nào?

Ðời đời kiếp làm sao

không cho mất chánh niệm?

Lúc thọ trong thai bào

tâm Bồ Ðề tập sao

cho được thấy chư Phật

không gặp chướng nạn nào?

Bớt tham dục làm sao

từ tâm, ít giận hão

Bớt ngu si làm sao

cho tâm đừng sai quấy?

Sanh nhằm dòng vua chúa

khéo trị quốc thế nào;

để xa lìa chướng nạn

được sanh chỗ vui an?

Làm sao lo việc nước

mà tâm vẫn hỷ hoan?

Niệm tưởng đến Như Lai

hằng mong được thấy Phật?

Làm sao đủ sắc thân

đoan nghiêm tột bậc nhất?

Cùng bà con quyến thuộc

đều phát tâm Bồ Ðề.

Phải sanh nơi chốn nào

để xa lìa thân tộc;

ưa tập hạnh xuất gia

không nhiễm tâm tham trước?

Làm sao xuất gia được

chuyên thọ trì giới luật.

Sau khi Phật diệt độ

chánh pháp cần bảo hộ?

Làm sao trong đời loạn

vẫn giữ tâm thanh tịnh?

Thấy chúng sanh đa bịnh

mà đem lòng ủi an?

Làm sao nghe hành trì

chứng nhập đà la ni.

Dùng biện tài vô ngại

mà thuyết pháp vô thượng?

Làm sao biết chúng sanh

mỗi mỗi tâm sai khác?

Và ở trong thiện pháp

điều phục tâm thế nào?

Vì chư vị Bồ Tát

con hỏi đấng Nhị Túc (Tôn)

về các hạnh Bồ Tát

mong Phật phân biệt thuyết.

Như người vì Phật pháp

mà phát tâm Bồ Ðề

khi nghe Phật giảng thuyết

hoan hỷ đại từ tâm.

Phật đối với các pháp

trí tuệ không chướng ngại.

Con đem trí hữu hạn

thưa hỏi đấng Thế Tôn.

Vì con có vấn nạn

chưa hiểu rõ tường tận

mong Phật diễn nói cho

những người không thể hỏi…

    Xem thêm:

  • Kinh Bi Hoa – Thích Nữ Tâm Thường dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Minh Định dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Quang dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Hoa Chánh Pháp - Kinh Tạng
  • Truyện Ký Kinh Hoa Nghiêm - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Hoa Tam Muội - Kinh Tạng
  • Kinh Bi Hoa – Nguyễn Minh Tiến dịch - Kinh Tạng
  • Pháp Niệm Tụng Du Già Liên Hoa Bộ - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Đại Tì Lô Xá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh Liên Hoa Thai Tạng Bi Sanh Mạn Đồ La Quảng Đại Thành Tựu - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Nguyên Thuận dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Quán Tự Tại Thành Tựu Du Già Liên Hoa Bộ Niệm Tụng Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Kinh Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Liên Hoa Nhãn - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 1 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 3 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 4 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (Trọn bộ 4 tập) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 2 - Kinh Tạng
  • Những Truyện Cảm Ứng Về Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm - Kinh Tạng