1
2
3
4

QUYỂN 4

Lại nữa, này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát nên biết rõ năm loại tướng gần gũi thiện tri thức. Năm tướng ấy là gì?

1- Gần gũi: nghe, học hỏi.

2- Gần gũi: phục vụ, làm việc, học pháp.

3- Gần gũi: tu hành tiến bộ.

4- Gần gũi.

5- Đại gần gũi.

Này Tu-Bồ-Đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy; ở trong thức pháp, đại Bồ-tát nên biết rõ năm loại tướng gần gũi thiện tri thức. Năm tướng ấy là gì?

1- Gần gũi: nghe, học hỏi.

2- Gần gũi: phục vụ, làm việc, học pháp.

3- Gần gũi: tu hành tiến bộ.

4- Gần gũi.

5- Đại gần gũi.

Khi gần gũi thiện tri thức như vậy, đại Bồ-tát dùng phương tiện giải thoát để giáo hóa họ thì có thể sanh nhiều phước đức, mau chứng quả Vô thượng Bồ-đề.

Lại nữa, Này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát nên biết rõ có năm tướng cúng dường Như lai. Năm tướng ấy là gì?

1- Kính tín, cúng dường bằng nhiều lời khen ngợi.

2- Kính tín, cúng dường bằng lợi dưỡng thanh tịnh.

3- Cúng dường bằng tu hành tiến bộ.

4- Cúng dường.

5- Đại cúng dường.

Này Tu-Bồ-Đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Ở trong thức pháp, đại Bồ-tát nên biết rõ có năm loại tướng cúng dường Như Lai. Năm tướng ấy là gì?

1- Kính tín, cúng dường bằng nhiều lời khen ngợi.

2- Kính tín, cúng dường bằng lợi dưỡng thanh tịnh.

3- Cúng dường bằng tu hành tiến bộ.

4- Cúng dường.

5- Đại cúng dường.

Này Tu-Bồ-Đề! Nếu đại Bồ-tát cúng dường Như Lai tương ưng đúng lý như vậy thì chư Phật và Bồ-tát ở vô biên thế giới khen ngợi, cũng được thế gian trời, người, A-tu-la… cung cấp, cúng dường, làm thành thục vô biên chúng sanh, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau chứng quả Vô thượng Bồ-đề.

Lại nữa, này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát có thể tương ưng đúng lý với bố thí độ. Nếu tu bố thí hữu tướng cũng mau viên mãn bố thí độ; mà tu bố thí vô tướng cũng mau viên mãn bố thí độ.

Này Tu-Bồ-Đề! Làm thế nào đại Bồ-tát ấy ở trong sắc pháp tu bố thí hữu tướng hay bố thí vô tướng?

– Này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, nếu đại Bồ-tát khi tu hành bố thí để cầu giải thoát thì có sở giải thoát bố thí có thể đắc, có năng giải thoát bố thí có thể đắc. Ai tu như vậy thì nên biết rằng: ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát tu bố thí hữu tướng.

Ở trong sắc pháp, nếu đại Bồ-tát khi tu hành cầu giải thoát mà không có sở giải thoát bố thí có thể đắc, không có năng giải thoát bố thí có thể đắc. Vì sao? – Vì tự tánh của sắc không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc, quán chư Như Lai cũng không có sở đắc, vì bản tánh không có sở đắc. Ai tu như vậy, nên biết rằng đại Bồ-tát ấy tu bố thí vô tướng.

Này Tu-Bồ-Đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Ở trong thức pháp, đại Bồ-tát có thể tương ưng đúng lý với bố thí độ. Nếu tu bố thí hữu tướng cũng mau viên mãn bố thí độ. Nếu tu bố thí vô tướng cũng mau viên mãn bố thí độ.

Này Tu-Bồ-Đề! Thế nào là trong thức pháp đại Bồ-tát tu bố thí hữu tướng hay tu bố thí vô tướng?

– Này Tu-Bồ-Đề! Ở trong thức pháp, đại Bồ-tát khi tu hành bố thí cầu giải thoát thì có sở giải thoát bố thí có thể đắc, có năng giải thoát bố thí có thể đắc. Tu như vậy nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong thức pháp tu bố thí hữu tướng.

Nếu đại Bồ-tát ở trong thức pháp khi tu hành bố thí để cầu giải thoát thì không có sở giải thoát bố thí có thể đắc, không có năng giải thoát bố thí có thể đắc. Vì sao? – Vì tự tánh của thức không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc, quán chư Như Lai cũng không có sở đắc, vì bản tánh không có sở đắc. Tu như vậy nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong thức pháp tu bố thí vô tướng.

Lại nữa, này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát nào có thể tương ưng đúng lý với trì giới độ, nếu giữ giới hữu tướng cũng mau viên mãn trì giới độ. Nếu tu trì giới vô tướng cũng mau viên mãn trì giới độ.

Này Tu-Bồ-Đề! Thế nào là đại Bồ-tát ở trong sắc pháp tu trì giới hữu tướng hay trì giới vô tướng?

– Này tu-Bồ-Đề! Nếu đại Bồ-tát ở trong sắc pháp, khi tu hành trì giới để cầu giải thoát mà có sở giải thoát trì giới có thể đắc, có năng giải thoát trì giới có thể đắc. Tu hành như vậy, nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong sắc pháp tu trì giới hữu tướng. Nếu đại Bồ-tát ở trong sắc pháp, khi tu hành trì giới cầu giải thoát mà không có sở giải thoát trì giới có thể đắc, không có năng giải thoát trì giới có thể đắc. Vì sao? – Vì tự tánh của sắc không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai cũng không sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Tu như vậy, nên biết đại Bồ-tát ấy ở trong sắc pháp tu trì giới vô tướng.

Này Tu-Bồ-Đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy; ở trong thức pháp, đại Bồ-tát tương ưng đúng lý với trì giới độ. Nếu tu trì giới hữu tướng cũng mau viên mãn trì giới độ. Nếu tu trì giới vô tướng cũng mau viên mãn trì giới độ.

Này Tu-Bồ-Đề! Thế nào là đại Bồ-tát ở trong thức pháp tu trì giới hữu tướng hoặc trì giới vô tướng?

– Này Tu-Bồ-Đề! Ở trong thức pháp, khi đại Bồ-tát tu hành trì giới cầu giải thoát mà có sở giải thoát trì giới có thể đắc, có năng giải thoát trì giới có thể đắc. Tu như vậy, nên biết rằng: đại Bồ-tát ấy ở trong thức pháp tu trì giới hữu tướng.

Nếu đại Bồ-tát ở trong thức pháp tu hành trì giới cầu giải thoát mà không có sở giải thoát trì giới có thể đắc, không có năng giải thoát trì giới có thể đắc. Vì sao? – Vì tự tánh của thức không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai cũng không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Tu như vậy nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong thức pháp tu trì giới vô tướng.

Lại nữa, này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát tương ưng đúng như lý với nhẫn nhục độ. Nếu tu nhẫn nhục hữu tướng cũng mau viên mãn nhẫn nhục độ. Nếu tu nhẫn nhục vô tướng cũng mau viên mãn nhẫn nhục độ.

Này Tu-Bồ-Đề! Sao gọi là đại Bồ-tát ở trong sắc pháp tu nhẫn nhục hữu tướng và nhẫn nhục vô tướng?

– Này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, nếu đại Bồ-tát khi tu hành nhẫn nhục cầu giải thoát có sở giải thoát nhẫn nhục có thể đắc, có năng giải thoát nhẫn nhục có thể đắc. Tu như vậy, nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong sắc pháp tu nhẫn nhục hữu tướng.

Nếu đại Bồ-tát ở trong sắc pháp, khi tu hành nhẫn nhục cầu giải thoát, không có sở giải thoát nhẫn nhục có thể đắc, không có năng giải thoát nhẫn nhục có thể đắc. Vì sao? – Vì tự tánh của sắc không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Tu như vậy nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong sắc pháp tu nhẫn nhục vô tướng.

Này Tu-Bồ-Đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy; ở trong thức pháp, đại Bồ-tát tương ưng đúng như lý với nhẫn nhục độ. Nếu tu nhẫn nhục hữu tướng cũng mau viên mãn nhẫn nhục độ. Nếu tu nhẫn nhục vô tướng cũng mau viên mãn nhẫn nhục độ.

Này Tu-Bồ-Đề! Sao gọi là đại Bồ-tát ở trong thức pháp tu nhẫn nhục hữu tướng và nhẫn nhục vô tướng?

– Này Tu-Bồ-Đề! Nếu đại Bồ-tát ở trong thức pháp, khi tu hành nhẫn nhục cầu giải thoát có sở giải thoát nhẫn nhục có thể đắc, có năng giải thoát nhẫn nhục có thể đắc. Tu như vậy nên biết rằng: đại Bồ-tát ấy ở trong thức pháp tu nhẫn nhục hữu tướng.

Nếu đại Bồ-tát ở trong thức pháp, khi tu hành nhẫn nhục cầu giải thoát không có sở giải thoát nhẫn nhục có thê đắc, không có năng giải thoát nhẫn nhục có thể đắc. Vì sao? – Vì tự tánh của thức không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Tu như vậy, nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong thức pháp tu nhẫn nhục vô tướng.

Lại nữa, này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát có thể tương ưng đúng lý với tinh tấn độ. Nếu tu tinh tấn hữu tướng cũng mau viên mãn tinh tấn độ. Nếu tu tinh tấn vô tướng cũng mau viên mãn tinh tấn độ.

Này Tu-Bồ-Đề! Sao gọi là đại Bồ-tát ở trong sắc pháp tu tinh tấn hữu tướng hay tinh tấn vô tướng?

– Này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, khi đại Bồ-tát tu hành tinh tấn cầu giải thoát có sở giải thoát tinh tấn có thể đắc, có năng giải thoát tinh tấn có thể đắc. Tu như vậy, nên biết rằng đại Bồ-tát ở trong sắc pháp tu tinh tấn hữu tướng.

Nếu ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát tu tinh tấn cầu giải thoát không có sở giải thoát tinh tấn có thể đắc, không có năng giải thoát tinh tấn có thể đắc. Vì sao? – Vì tự tánh của sắc không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Tu như vậy nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong sắc pháp tu tinh tấn vô tướng.

Này Tu-Bồ-Đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy; ở trong thức pháp, đại Bồ-tát có thể tương ưng đúng lý với tinh tấn độ. Nếu tu tinh tấn hữu tướng cũng mau viên mãn tinh tấn độ. Nếu tu tinh tấn vô tướng cũng mau viên mãn tinh tấn độ.

Này Tu-Bồ-Đề! Sao gọi là đại Bồ-tát ở trong pháp thức tu tinh tấn hữu tướng hoặc tinh tấn vô tướng?

– Này Tu-Bồ-Đề! Ở trong pháp thức, khi đại Bồ-tát tu hành tinh tấn cầu giải thoát, có sở giải thoát tinh tấn có thể đắc, có năng giải thoát tinh tấn có thể đắc. Tu như vậy, nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong thức pháp tu tinh tấn hữu tướng.

Nếu ở trong pháp thức, khi đại Bồ-tát tinh tấn cầu giải thoát không có sở giải thoát tinh tấn có thể đắc, không có năng giải thoát tinh tấn có thể đắc. Vì sao? – Vì tự tánh của sắc không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Tu như vậy biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong thức pháp tu tinh tấn vô tướng.

Lại nữa, này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát tương ưng đúng lý với thiền định độ. Nếu tu thiền định hữu tướng cũng mau viên mãn thiền định độ. Nếu tu thiền định vô tướng cũng mau viên mãn thiền định độ.

Này Tu-Bồ-Đề! Nếu ở trong sắc pháp, khi đại Bồ-tát tu hành thiền định cầu giải thoát, có sở giải thoát thiền định có thể đắc, có năng giải thoát thiền định có thể đắc. Tu như vậy nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong sắc pháp tu thiền định hữu tướng.

Nếu ở trong sắc pháp, khi đại Bồ-tát tu hành thiền định cầu giải thoát không có sở giải thoát thiền định có thể đắc, không có năng giải thoát thiền định có thể đắc. Vì sao? – Vì tự tánh của sắc không sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai không có sở đắc, tự tánh không có sở đắc. Tu như vậy, nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong sắc pháp tu thiền định vô tướng.

Này Tu-Bồ-Đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy; ở trong thức pháp, đại Bồ-tát tương ưng đúng lý với thiền định độ. nếu tu thiền định có tướng cũng mau viên mãn thiền định độ. Nếu tu thiền định vô tướng cũng mau viên mãn thiền định độ.

Này Tu-Bồ-Đề! Sao gọi là ở trong thức pháp, đại Bồ-tát tu thiền định hữu tướng, hoặc thiền định vô tướng?

– Này Tu-Bồ-Đề! Ở trong thức pháp, khi đại Bồ-tát tu hành thiền định cầu giải thoát có sở giải thoát thiền định có thể đắc, có năng giải thoát thiền định có thể đắc. Tu như vậy, nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong thức pháp tu thiền định hữu tướng.

Nếu đại Bồ-tát khi ở trong thức pháp tu hành thiền định cầu giải thoát không có sở giải thoát thiền định có thê đắc, không có năng giải thoát thiền định có thể đắc. Vì sao? – Vì tự tánh của thức không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như Lai không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Tu như vậy nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong thức pháp tu thiền định vô tướng.

Lại nữa, này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát có thể tương ưng đúng lý với bát-nhã độ. Nếu tu bát-nhã hữu tướng cũng mau viên mãn bát-nhã độ. Nếu tu bát-nhã vô tướng cũng mau viên mãn bát-nhã độ.

Này Tu-Bồ-Đề! Sao gọi là đại Bồ-tát ở trong sắc pháp tu bát-nhã hữu tướng hoặc bát-nhã vô tướng?

– Này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, khi đại Bồ-tát tu hành bát-nhã cầu giải thoát, có sở giải thoát bát-nhã có thể đắc, có năng giải thoát bát-nhã có thể đắc. Tu như vậy, nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong thức pháp tu bát-nhã hữu tướng.

Nếu ở trong sắc pháp, khi đại Bồ-tát tu hành bát-nhã cầu giải thoát không có sở giải thoát bát-nhã có thể đắc, không có năng giải thoát bát-nhã có thể đắc. Vì sao? – Vì tự tánh của thức không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Quán chư Như lai không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Tu như vậy, nên biết rằng đại Bồ-tát ấy ở trong sắc pháp tu bát-nhã vô tướng.

Này Tu-Bồ-Đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Ở trong thức pháp, đại Bồ-tát tương ưng đúng lý với bát-nhã độ. Nếu tu bát-nhã hữu tướng cũng mau viên mãn bát-nhã độ. Nếu tu bát-nhã vô tướng cũng mau viên mãn bát-nhã độ.

Này Tu-Bồ-Đề! Sao gọi là ở trong thức pháp, đại Bồ-tát tu bát-nhã hữu tướng hoặc bát-nhã vô tướng?

– Này Tu-Bồ-Đề! Nếu ở trong thức pháp, khi đại Bồ-tát tu hành bát-nhã cầu giải thoát, có sở giải thoát bát-nhã có thể đắc, có năng giải thoát bát-nhã có thể đắc. Tu như vậy, nên biết rằng đại Bồ-tát ở trong thức pháp tu bát-nhã hữu tướng.

Nếu ở trong thức pháp, khi đại Bồ-tát tu hành bát-nhã cầu giải thoát không có sở giải thoát bát-nhã có thể đắc, không có năng giải thoát bát-nhã có thể đắc. Vì sao? – Vì tự tánh của thức không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Quán chư Phật không có sở đắc, bản tánh không có sở đắc. Tu như vậy, nên biết rằng đại Bồ-tát ở trong thức pháp tu bát-nhã vô tướng.

Lại nữa, này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát nên biết rõ không tam-ma-địa.

Này Tu-Bồ-Đề! Sao gọi là không tam-ma-địa ở trong sắc? – Nghĩa là ở trong sắc, đại Bồ-tát quán vô tánh không, tánh không cũng vậy, bản tánh không cũng vậy. Các sở duyên đều phải an trụ tâm vào một tánh cảnh. Đây tức là không tam-ma-địa trong sắc.

Này Tu-Bồ-Đề! Đại Bồ-tát ở trong sắc đã như thật biết rõ không tam-ma-địa thì thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

Lại nữa, này tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát nên biết rõ vô tướng tam-ma-địa.

Này Tu-Bồ-Đề! Sao gọi là vô tướng tam-ma-địa trong sắc? – Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát quán vô tánh không, tánh không cũng như vậy, bản tánh không cũng như vậy. Nếu các tác ý diệt thì ở trong sắc quán tướng vô tánh, tướng hữu tánh cũng như vậy; tướng hữu tánh vô tánh cũng như vậy. Như vậy mới đạt được tướng vô tánh, lìa được thức đi theo. Tướng hữu tánh cũng như vậy, lìa được thức đi theo. Tướng hữu tánh vô tánh cũng vậy, lìa thức đi theo. Cho nên có thể an trụ tâm vào một tánh cảnh. Đây tức là vô tướng tam-ma-địa trong sắc.

Này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc, như thật hiểu biết rõ vô tướng tam-ma-địa như vậy, thì thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy.

Lại nữa, này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát nên biết rõ vô nguyện tam-ma-địa.

Sao gọi là vô nguyện tam-ma-địa ở trong sắc?

– Ở trong sắc, đại Bồ-tát đạt được không, vô tướng tam-ma-địa, thì dù ở trong sắc tướng vô tánh, nhưng không duyên theo hành tướng đã duyên. Tướng hữu tánh cũng vậy, không duyên theo hành tướng đã duyên. Tướng hữu tánh vô tánh cũng vậy, không duyên theo hành tướng đã duyên. Cho nên có thể an trụ tâm vào một tánh cảnh. Đây tức là vô nguyện tam-ma-địa trong sắc.

Này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc, đại Bồ-tát đã biết rõ vô nguyện tam-ma-địa như vậy rồi thì thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

Lại nữa, này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc, đại Bồ-tát nên biết rõ có ba loại nghĩa các hành là vô thường. Ba loại nghĩa đó là gì?

1- Nghĩa không thật.

2- Nghĩa phá hoại.

3- Nghĩa hữu cấu vô cấu.

Này Tu-Bồ-Đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đại Bồ-tát nên biết rõ có ba nghĩa các hành vô thường.

Lại nữa, này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát nên biết rõ có ba nghĩa các hành là khổ. Ba nghĩa đó là gì?

1- Nghĩa không chấp trước.

2- Nghĩa: ba loại tướng.

3- Nghĩa tương tục.

Này Tu-Bồ-Đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Đại Bồ-tát nên biết rõ có ba loại nghĩa các hành là khổ.

Lại nữa, này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát nên biết rõ có ba loại nghĩa các pháp là vô ngã. Ba nghĩa ấy là gì?

1- Nghĩa: vô tánh là vô ngã.

2- Nghĩa: hữu tánh, vô tánh là vô ngã.

3- Nghĩa bản tánh thanh tịnh là vô ngã.

Này Tu-Bồ-Đề! Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đại Bồ-tát nên biết rõ có ba loại nghĩa các pháp là vô ngã.

Lại nữa, này Tu-Bồ-Đề! Ở trong sắc pháp, đại Bồ-tát nên biết rõ có ba nghĩa Niết-bàn tịch tịnh. Ba nghĩa đó là gì?

1- Nghĩa trong sắc vô tánh hoàn toàn thanh tịnh.

2- Nghĩa hữu tánh vô tánh tịch tịnh.

3- Nghĩa bản tánh thanh tịnh tịch tịnh.

Này Tu-Bồ-Đề! thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy, đại Bồ-tát nên biết rõ có ba nghĩa tịch tịnh của Niết-bàn.

Phật dạy kinh này xong, các đại Bồ-tát, tôn giả Tu-Bồ-Đề và các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, tất cả thế gian trời, người, A-tu-la, Càn-thát-bà…. nghe Phật nói đều rất hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 13 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 18 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 14 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 21 - Kinh Tạng
  • Kinh Bát Nhã Ba La Mật (Phẩm 31 đến 45) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 22 - Kinh Tạng
  • Kinh Nhơn Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 19 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Lí Thú Lục Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 6 - Kinh Tạng
  • Vãng Sanh Tịnh Độ Cảm Hiện Điềm Lành - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 12 - Kinh Tạng
  • Kinh Bát Nhã Ba La Mật (Phẩm 61 đến 75) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 15 - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Giáo Hóa Phạm Chí A Bạt - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 20 - Kinh Tạng
  • Kinh Nhân Duyên Của Thái Tử Phước Lực - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 24 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 23 - Kinh Tạng
  • Phạn Ngữ Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh - Kinh Tạng