1
2

Kinh Phật Thuyết Mười Danh Hiệu

Việt dịch: Thân An – Minh Quý

Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải Vô Thượng Sĩ , Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

A Nan Bạch rằng: Thế nào là Như Lai?

Đức Phật nói: “ Bí Sô! Xưa kia ở Nhân Địa[1] ta làm Bồ Tát, từng Tu chúng Hạnh, cũng vì muốn cầu Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nay được Bồ Đề Niết Bàn thảy đều chân thật. Dùng Chánh Kiến Bát Thánh Đạo chứng được danh là Như Lai. Như quá khứ Chánh Đẳng Chánh Giác, điều phục tức Tâm[2], được đến Niết Bàn, nên gọi là Như Lai ”.

Thế nào là Ứng Cúng?

Đức Phật nói: “ Xưa kia ở Nhân Vị[3] ta hành những Pháp Thiện cùng những giới phẩm oai nghi, tăng trưởng tu mười lực Thiện Căn, như vậy tu tập viên mãn đến mức rốt ráo. Lúc chứng Niết Bàn, đoạn sạch hết thảy phiền não, làm cho Thân, Khẩu, Ý thanh tịnh không nhiễm. Diệt phiền não vĩnh viển như chặt đứt đầu của cây Đa La, vĩnh viển không mọc rể. Lại nữa vì những phiền não tham sân si, đã dứt tận thì tất cả chư thú không bao giờ kết sanh, vượt qua tứ nạn Sanh Lão Bệnh Tử, Pháp quả khổ, hoặc khổ hai loại mà vĩnh viển không sanh , lập danh hiệu Ứng Cúng.

Lại nữa, làm cho thế gian tất cả quần áo, dụng cụ nằm nghỉ, ăn uống, thuốc men tràng phan, bảo cái, hương hoa đèn quả và những đồ tối thượng của thế gian, trên trời, đem cúng dường Phật đạt được phước cát tường phú quý tối cao nên gọi là Ứng Cúng.

Thế nào là Chánh Đẳng Giác?

Đức Phật nói rằng:” Như Lai đầy đủ Tất cả Trí, ở tất cả nơi, không nơi nào không biết. Dùng tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Đoạn, tứ Thần Túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát Thánh đạo, thập nhị duyên sanh, pháp tứ đế đảng, những pháp như vầy bình đẳng khai giác tất cả chúng sanh làm cho khai mở Trí tuệ, dứt bỏ nghi hoặc, chứng quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà hàm, quả A Na Hàm, A La Hán. gồm tam minh, lục thông, lại ở trong Đại Thừa tác ý suy cầu từng tu chư địa, đoạn tận kết tập, thành vô thượng giác, nên gọi tên là Chánh Đẳng Chánh Giác

Thế nào là Minh Hành Túc ?

Đức Phật nói: “Minh” là : Thiên Nhãn Minh, Túc Mệnh Minh, Lậu Tận Minh. “Hành Túc” là: Tu thiện Nghiệp Thân, Khẩu, Ý mãn Túc, Chân chánh Thanh Tịnh. Như có Y Bát lớn quán chiếu tự tại mà không có ham muốn, làm cho tất cả Hành đều được mãn túc bằng sức tự nguyện. Nên kêu là Minh Hành Túc.

Thế nào là Thiện Thệ?

Đức Phật nói: Nghĩa là Diệu Vãng,[4] Như Tham, Sân, Si dẫn chư hữu tình đến nơi nẻo ác. Không kêu là Thiện Thệ, Chánh Trí của Như Lai có thể đoạn dứt các nghi hoặc, dịu dàng ra khỏi thế gian, được đi đến Phật quả, nên gọi là Thiện Thệ.

Thế nào là Thế Gian Giải Vô Thượng Sĩ?

Đức Phật nói: Thế Gian đây là Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới. Địa Ngục, Ngạ Quỷ, các loại bàng sanh, các loài đều có Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn. Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỳ căn, Thiệt căn, Thân căn, Ý căn và các Pháp trong cảnh Giới do duyên Sáu Thức đó tạo thành gọi là Thế Gian, Chánh Giác Chánh Tri gọi là Thế Gian Giải. Và thế gian đó, tất cả những hai chân, bốn chân, nhiều chân, không có chân, chư Thiên cõi Dục, Sắc Giới, Hữu Tưởng, Vô Tưởng, Phi hữu tưởng, Phi vô tưởng, như Phàm, như Thánh và trong tất cả hữu tình đó chỉ có Phật là Tối Thượng Vô Đẳng, nên gọi là Vô Thượng Sĩ.

Thế nào là Điều Ngự Trượng Phu?

Đức Phật nói: Phật là Đại Trượng Phu, mà có thể Điều Ngự Thiện, Ác hai loại. Kẻ Ác, làm tam Nghiệp bất Thiện mà được ác báo, làm những việc ác nên đọa vào Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Bàng sanh. Kẻ Thiện, do Thân Khẩu Ý mà tu chúng Thiện, được quả phước báu Nhân,Thiên. Những Thiện Ác này đều do tâm mà tạo ra. Đức Phật dùng pháp Niết Bàn đệ nhất nghĩa Thiện[5], hiển thị Điều ngự làm cho xa rời cấu nhiễm. Đạt được tối thượng tịch diệt Niết Bàn, cho nên được danh là Điều Ngự Trượng Phu.

Thế nào là Thiên Nhân Sư?

Đức Phật nói: Ta không phải làm sư cho A Nan một Bí Sô. Tất cả Bí Sô, Bí Sô Ni, Ưu Bà Tắc , Ưu Bà Di và trên Thiên, Nhân Gian, Sa Môn, Bà La Môn, Ma Vương, Ngoại Đạo, Thích, Phạm, Rồng, Trời đều nên quy mệnh phụng hành theo giáo, đều làm Phật Tử, nên gọi là Thiên Nhân Sư.

Thế nào gọi là Phật?

“Trí Tuệ đầy đủ, tam giác viên minh nên gọi là Phật. ” Phật bảo A Nan rằng, xưa kia có lần ta đi kinh hành, có Bà La Môn đến hỏi tôi, “ tại sao cha mẹ của Ngài gọi Ngài là Phật hả? ” Phật liền trả lời rằng, “ những gì Thế gian biết được, ta đều biết được, những gì Thế gian thấy được, ta đều thấy được; tất cả diệt được, ta cũng diệt được. Ta có đầy đủ tất cả Trí, biết hết tất cả, ta từng tu hành mọi thứ trong vô số kiếp. Xa rời trần bụi, nay được vô thượng Bồ Đề, nên lập danh hiệu là Phật.”

Thế nào là Thế Tôn?

Đức Phật nói: lúc ta ở Nhân địa , từng tự suy xét quán sát tất cả Thiện Pháp, giới Pháp, Tâm Pháp, Trí Tuệ Pháp, lại còn quán tham và những Pháp bất thiện. chiêu gọi được khổ sanh diệt của chư hữu tình, dùng trí vô lậu phá phiền não họ đắc Vô Thượng Giác. Cho nên Thiên, Nhân, Thánh Phàm thế gian, xuất thế gian cả đều tôn trọng nên gọi là Thế Tôn.

Phật Nói Kinh Mười Danh Hiệu

Chú Thích:

[1]Nhân Địa: Địa Vị gieo giống (Bồ Tát có hai loại , Nhân Địa Bồ Tát và Quả Địa Bồ Tát như là :Quán Thế Âm Bồ Tát ,xưa đã thành Phật vì muốn cứu độ chúng sanh nên thị hiện thân Bồ Tát.

[2]Tức Tâm: Trừ bõ dục niệm. Chuyên tâm. không còn tưởng niệm. Tịnh tâm, dẹp bỏ suy nghỉ…. “Tiếng Phạn dịch nghĩa là Sa Môn, gọi là siêng tu Thiện Pháp, tức diệt ác hạnh.”.

[3]Nhân Vị: Hàng gieo giống

[4] Diệu Vãng: đi đến nơi lành

[5] Đệ nhất nghĩa Thiện: Thiện tối cao nhất

    Xem thêm:

  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Nguyên Thuận dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 21 - Kinh Tạng
  • Kinh Bát Nhã Ba La Mật (Phẩm 31 đến 45) - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Minh Định dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 22 - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Quang dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – HT Thích Duy Lực dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Nói Về Công Đức Xuất Gia - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 15 - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Đại Ca Diếp Vấn Đại Bảo Tích Chánh Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Nhân Duyên Xây Tháp Bồ Tát Hiến Thân Cho Hổ Đói - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bi - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 16 - Kinh Tạng
  • Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác - Kinh Tạng
  • Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Lí Thú Lục Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Quán Phật Tam Muội Hải - Kinh Tạng
  • Kinh Hoa Chánh Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Năm Trăm Ðệ Tử Tự Nói Về Bổn Khởi - Kinh Tạng