1
2

Kinh Năm Uẩn Đều Trống Rỗng

Việt dịch: Huyền Thanh

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ: Thế Tôn) ngự trong Tiên Nhân Đọa Xứ Thí Lộc Lâm (Mṛgadāva: Rừng dành cho loài nai vui sống) tại nước Ba La Nhiếp Kỳ (Vārāṇasi)

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo năm vị Bật Sô (Bhikṣu) rằng: “Các ông nên biết hình thể vật chất (Rūpa-skandha: Sắc uẩn) chẳng phải là Ta (Ātma: ngã). Nếu là Ta thời hình thể vật chất chẳng nên bệnh với nhận chịu khổ não. Ta muốn hình thể vật chất như vậy, Ta chẳng muốn hình thể vật chất như vậy. Đã chẳng như vậy để tùy theo điều ước muốn của Tình. Chính vì thế cho nên biết hình thể vật chất chẳng phải là Ta. Cảm Giác (Vedanā-skandha: Thọ uẩn), Tri Giác (Saṃjñāskandha: Tưởng uẩn), Lưu Chuyển Tạo Ứng (Saṃskāra-skandha: Hành uẩn), Nhận Thức (Vijñāna-skandha: Thức uẩn) cũng lại như vậy

Lại nữa Bật Sô. Ý của ông thế nào ? Hình thể vật chất (Sắc) là Thường (Nitya) hay là Vô Thường (Anitya)?

Bạch rằng: “Đại Đức ! Hình thể vật chất (Sắc) là Vô Thường (Anitya)”

Đức Phật nói: “Hình thể vật chất (Sắc) đã Vô Thường (Anitya). Đây tức là Khổ (Duḥkha: cái gì xấu bởi vì nó trống rỗng, không thật, bất toàn, vô thường, hư giả, không làm thỏa mãn), hoặc là Khổ Khổ (Duḥkha-duḥkha: sự khổ não dồn dập khiến cho thân tâm bị tổn thương), Hoại Khổ (Vṛtti-duḥkha:Sự khổ não do Vô Thường chuyển biến, phân hóa mất mát), Hành Khổ (Saṃskāra-duḥkha: Sự khổ não do chấp thân có năm Uẩn, Sự khổ đau phiền não khi bị trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi). Như thế Đệ Tử Thanh Văn (Śrāvaka), Đa Văn (Bahu-śrūta) của Ta chấp có cái Ta (Ātma: Ngã) chăng. Hình thể vật chất (Sắc) tức là cái Ta. Cái Ta có các hình thể vật chất (Sắc), hình thể vật chất (Sắc) thuộc về cái Ta, cái Ta ở ngay trong hình thể vật chất (Sắc) chăng ?”

“Bạch Đức Thế Tôn ! Chẳng phải như thế”

“Nên biết Cảm Giác (Vedanā: Thọ), Tri Giác (Saṃjñā: Tưởng), Lưu Chuyển Tạo Ứng (Saṃskāra:Hành), Nhận Thức (Vijñāna: Thức), Thường (Nitya) cùng với Vô Thường (Anitya) cũng lại như vậy

Phàm hết thảy hình thể vật chất (Sắc) hoặc quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, thô sơ, nhỏ nhiệm, hoặc hơn, hoặc kém, hoặc xa hoặc gần thảy đều không có cái Ta (Vô ngã: Anātman, hoặc Nir-ātman). Các ông nên biết, nên dùng Chính Trí (Samyag-jñāna: Trí Tuệ khế hợp với Lý chính đúng) mà khéo quán sát. Như vậy hết thảy Cảm Giác (Vedanā: Thọ), Tri Giác (Saṃjñā: Tưởng), Lưu Chuyển Tạo Ứng (Saṃskāra:Hành), Nhận Thức (Vijñāna: Thức) quá khứ hiện tại vị lai… đều nên như lúc trước Chính Trí quán sát.

Nếu chúng Thanh Văn Thánh Đệ Tử của Ta, quán năm Thủ Uẩn (Pañcaskandha) này, biết không có cái Ta (Ngã: Ātma) cùng với cái của Ta (Ngã sở: Mama-kāra) liền biết Thế Gian không có Năng Thủ (Grāhaka: chủ thể nhận biết phân biệt đối tượng), Sở Thủ (Grāhya:đối tượng đã được nhận biết phân biệt) cũng chẳng chuyển biến, chỉ do tự mình tỏ ngộ mà chứng Niết Bàn (Nirvāṇa). Ngã Sinh (hành vi của Ta, điều sinh ra Ta) đã hết, Phạm Hạnh (Brahma-caryā) đã dựng lập, chỗ cần làm đã làm xong, chẳng còn thọ nhận Hậu Hữu (Punarbhava: quả báo đời vị lai, thân tâm của đời sau)”

Khi Phật nói Pháp này thời nhóm năm vị Bật Sô đối với các phiền não (Kleśa), Tâm được giải thoát (Vimokṣa, vimukti, mukti), tin nhận, phụng hành.

    Xem thêm:

  • Kinh Thánh Pháp Ấn - Kinh Tạng
  • Phật Nói Kinh Đại Thừa Thiện Kiến Biến Hóa Văn Thù Sư Lợi Hỏi Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn – Huyền Thanh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Pháp Của Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Tu Ðạt - Kinh Tạng
  • Phật Nói Văn Thù Sư Lợi 108 Danh Phạn Tán - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Ấn - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Duyên Khởi - Kinh Tạng
  • Kinh Tất Đàm Phân Đà Lợi - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Phẩm Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Lâm Niết Bàn Ký Pháp Trụ - Kinh Tạng
  • Kim Cang Đỉnh Siêu Thắng Tam Giới Kinh Thuyết Văn Thù Ngũ Tự Chơn Ngôn Thắng Tướng - Kinh Tạng
  • Củ Lí Ca Long Vương Tượng Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – HT Thích Tuệ Sỹ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 55 – Kinh Jìvaka (Jìvaka sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan – Huyền Thanh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Thụ Thập Thiện Giới - Kinh Tạng
  • Kinh Hạnh Người Cư Sĩ - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Bí Mật Bồ Tát Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại - Kinh Tạng