1
2
3
4

Kinh Nhứt Thiết Như Lai Tâm Bí Mật Toàn Thân Xá Lợi Bảo Khiếp Ấn Đà La Ni

Việt dịch: Diệu Âm

***

Một thời nọ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở tại nước Ma-Già-Đà cùng chúng Đệ Tử, ứng lời thỉnh cầu vị Đại cư sỉ Bà La Môn Vô Cấu Diệu Quang, đến nhà ông ấy thọ nhận cúng dường. Phật cùng Đại Chúng trên đường đi, đến nơi Vườn Phong Tài, nơi đây có một Tháp Mục. Lúc bấy giờ Thế Tôn đi đến đảnh lễ Tháp Mục kia, nhiễu quanh bên hữu ba vòng và lấy Y-Ca-Sa của mình cúng dường lên Tháp Mục. Thế Tôn mỉm cười, từ nơi Tháp Mục kia xuất hiện rất nhiều diệu quang bay vọt lên hư không hoá hiện vô lượng vô biên Chư Phật, cùng phóng vô lượng hào quang.

Lành thay, lành thay, các hạnh làm ngày nay của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm cảnh giới cực thiện.

Lúc bấy giờ Ngài Kim Cang Bồ Tát thưa hỏi:

Bạch Đức Thế Tôn, đây bất quá chỉ là đống đất bình thường thôi mà, cớ chi Đức Như Lai rơi lệ như thế, vì sao mười phương Chư Phật đều phóng tướng hào quang lớn tốt lành như thế. Kính xin Đức Thế Tôn khai thị cho.

Này Kim Cang Thủ! Đây không phải là đống đất bình thường đâu, vì Nhứt Thiết Như Lai Tâm BẢO KIẾP ẤN ĐÀ-RA-NI nay ở trong ấy. Đồn đất này có tích chứa mật ấn pháp yếu ĐẠI TOÀN THÂN XÁ LỢI CỦA NHƯ LAI trong Bảo Tháp này. Tất cả Như Lai vô lượng cu chi, Tâm Đà-Ra-Ni Mật Ấn Pháp Yếu cũng ở tại trong ấy. Vì vậy Tháp này biến thành XÁ LỢI BẢO THÁP.

Thật mầu nhiệm thay! Kính xin Đức Thế Tôn khai thị công đức thù thắng của Bảo Kiếp Ấn Đà-Ra-Ni kinh cho chúng sinh được lợi ích.

Nếu có người đọc tụng Bảo Kiếp Ấn Đà-La-Ni kinh này, tức bằng đọc tụng tất cả hết thảy quá khứ hiện tại cùng vị lai Kinh Điển của Chư Phật Thuyết.

Do vì đọc tụng kinh này, nên Thập Phương Nhứt Thiết Như Lai, bất phân ngày đêm hiện thân gia trì cho người đó. Rất nhiều các Đức Như Lai hiện thân, cho đến vây kín khắp cả hư không, không một chỗ hở. Vô lượng Chư Phật Như Lai như thế, số trước tụ tập chưa đi, số sau trùng trùng lại đến, phút chốc đi rồi lại đến, nhiều đến vô lượng.

Đời sau, nếu có người biên chép kinh này để trong Bảo Tháp. Tháp đó tức là KIM CANG TẠNG suất đổ ba của hết thảy Như Lai, cũng là BÍ MẬT TÂM ĐÀ-RA-NI, là PHẬT ĐẢNH, là PHẬT NHÃN. Suất đổ ba của hết thảy Như Lai, tức là chín mươi chín trăm ngàn vạn cu-chi Như Lai Đại Thần Lực gia hộ.

Nếu trong Phật Tượng, trong Tháp nhiều tầng mà an trí kinh này, tức như tượng tháp kia do bảy báu mà thành, linh nghiệm ứng tâm, không nguyện gì mà không viên mãn.

Nếu có chúng sanh nào tạo Tháp, bất luận lớn nhỏ và để BẢO KIẾP ẤN ĐÀ-RA-NI bên trong, Tháp đó sẽ tự thành THÁP BẢY BÁU. Vì oai lực của Thần Chú nên Tháp vọt cao đến cung trời SẮC CỨU CÁNH. Hết thảy tất cả các Thiên Giới mà Tháp vượt qua, Chư Thiên ngày đêm chiêm ngưỡng, lễ bái, thủ hộ cúng dường.

Bạch Đức Thế Tôn, vì sao Tháp này thù thắng như thế?

Đây tất cả là vì oai Thần Lực của BẢO KIẾP ẤN ĐÀ-RA-NI. Hãy lắng nghe, ghi nhớ và chớ quên lãng!

Hiện tại cùng vị lai tất cả Như Lai, PHÁP, BÁU, HÓA tam thân ấy, cùng TOÀN THÂN XÁ LỢI CHƯ PHẬT quá khứ hết thảy đều ở tại BẢO KIẾP ẤN ĐÀ-RA-NI.

Cúi xin Đức Thế Tôn vì chúng con, Thuyết Đà-Ra-Ni ấy.

Na Mô Tát Đát Lị Dã, Địa Vĩ Ca Nẩm Tát Bà Đát Tha Nghiệt Đa Nẩm. Úm Bộ Vĩ Bà Phạ Na Phạ Lị, Phạ Dã Lê Phạ Dã Trai, Tô Rô Tô Rô, Đà Ra Đà Ra, Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa, Đà Đổ Đà Lê Bát Na Mẫu Bà Phạ Đế Nhạ Dã Phạ Lê, Mẫu Đát Lê Tát Ma Ra Đát Tha Nghiệt Đa. Đạt Ma Chước Ca Ra Bát La Mật Lật Đa. Na Phạ Nhật La Mạo Địa Mẩn Noa, Lăng Ca Ra Lăng Hật Rị Đế, Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa, Địa Sắc Xỉ Đế. Mạo Đà Giã Mạo Đà Giã, Mậu Địa Mậu Địa. Một Đình Giã Một Đình Giã. Sám Mạo Đà Nể, Sám Mạo Đà Giã. Giã Lã Giã Lã, Giã Nại Đô Tát Phạ, Phạ Ra Noả Nể, Tát Phạ Bá Ba Vĩ Nghiệt Đế. Hộ Rô Hộ Rô Tát Phạ Thú Ca Nhị Nghiệt Đế, Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa. Hất Rị Ra, Tam Bà Ra, Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa. Ngu Hế Giã Đà Ra Ni Mẫu Niết Lê, Ra Một Duệ, Tô Một Đệ, Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa. Hật Phạ Hạ, Tô Bát La Để, Sắc Xỉ Sa Đa Tát Đổ, Bế Đát Tha Nghiệt Đa. Địa Sắc Xỉ Đế, Hộ Rô Hộ Rô, Hồng Hồng Ta Phạ Hạ. Úm Tát Phạ, Đát Tha Nghiệt Đa, Ổ Sắc Xỉ Sa Đà Đổ Mẫu Nải Ra, Ni Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đơn, Ta Đà Đổ Vĩ Bộ, Sử Đa Địa Sắc Xỉ Đế, Hồng Hồng Soá Ha.

Đời sau, vào thời mạt pháp sau này nếu trong bốn chúng đệ tử có thiện Nam tín Nữ nào vì đạo vô thượng mà tận lực tu tạo bảo tháp, an trí Thần Chú. Thời công đức tạo được nói không thể cùng tận.

Nếu có người cầu phước đến chỗ Tháp kia, đem một cành hoa thơm, một nén hương quí, lễ bái cúng dường, nhiễu quanh hành đạo. Do công đức ấy quan quyền vinh hiển, không cầu mà tự đến, sống lâu, giàu có không mong mà tự tăng, oan gia trộm cướp không đánh mà tự chạy, oán niệm trù rủa không ếm mà tự trở về gốc, dịch bệnh tà khí không lánh mà tự tránh, chồng hiền vợ thảo không cầu mà tự được, hiền nam mỹ nữ không cầu mà tự sanh, tất cả sở nguyện tuỳ ý mãn túc.

Bấy giờ Đại Chúng Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di, Thiên Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Người và Phi Nhơn. Tất cả Đại Chúng đều đại hoan hỷ, Tín Thọ Phụng, Hành.

    Xem thêm:

  • Kinh Đà La Ni Lạc Xoa - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Thắng Phan Anh Lạc - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Tất Cả Danh Hiệu Như Lai - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Phật Đỉnh Đại Bạch Tản Cái - Kinh Tạng
  • Kinh Tiêu Trừ Nhất Thiết Tai Chướng Bảo Kế Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Chú Mâu Lê Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Nhơn Vương Bát Nhã Đà La Ni Thích - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Quán Tự Tại Tùy Tâm Chú - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Cúng Dường Dược Sư Thất Phật Kinh Như Ý Vương - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Niệm Tụng Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức - Kinh Tạng
  • Phật Nói Văn Thù Sư Lợi 108 Danh Phạn Tán - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Tiêu Trừ Hết Thảy Chướng Nạn Thiểm Điện Tùy Cầu Như Ý - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Tý Ấn Tràng Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Pháp Bảo Tàng Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Chư Phật Tâm Ấn Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Cát Tường Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Đà La Ni Phật Đỉnh Tôn Thắng - Kinh Tạng
  • Pháp Niệm Tụng Du Già Liên Hoa Bộ - Kinh Tạng
  • Pháp Yếu Niệm Tụng Đà La Ni Bạch Tản Cái Đại Phật Đỉnh Vương Tối Thắng Vô Tì Đại Oai Đức Kim Cang Vô Ngại Đại Đạo Tràng - Kinh Tạng