1
2
3
4
5

QUYỂN 5

Lúc đức Thế tôn đang thuyết Kệ Pháp này thì có tám ngàn Tỷ-kheo đọa sạch lậu hoặc tâm được giải thoát, có ba mươi ức người xa lìa trần cấu và đắc pháp nhẫn thanh tịnh, có năm trăm Tỷ-kheo đắc Tam-ma-địa nhưng khi nghe giới pháp thâm sâu vi diệu này, thì thấy khó hiểu khó thâm nhập nên không tin không học, họ liền đứng dậy khỏi chỗ ngòi và ra khỏi chúng hội.

Lúc ấy Tôn giả Đại Ca-diếp bạch Phật rằng: Bạch Thế tôn! Năm trăm Tỷ-kheo này đã đắc Tam-ma-địa, tại sao khi nghe pháp thâm sâu vi diệu này lại thấy khó hiểu khó thâm nhập bèn không tin không học, rồi đứng dậy mà ra về?

Phật dạy: Ca-diếp, năm trăm vị Tỷ-kheo này chưa trừ được ngã kiến, nên đối với giới pháp thanh tịnh vô lậu này, nghe mà thấy khó hiểu khó thâm nhập, tâm sanh sợ hãi nên không tin không học. Ca-diếp, giới pháp Dà-tha này là thâm sâu vi diệu, ba đời chư Phật chứng quả đều từ đây mà ra, người kia đối với pháp giải thoát vi diệu này không thể thâm nhập.

Phật lại dạy: Ca-diếp, năm trăm Tỷ-kheo kia ở trong giáo pháp của Như Lai là ngoại đạo Thanh Văn. Như vậy Ca-diếp, nhưng người kia đối với Như lai vốn là chấp cầu một pháp sự, nếu nghe một pháp thì chắc chắn tin thọ, y theo giáo pháp mà tu học, như vậy pháp Dà-tha, là huyền diệu thâm sâu cho nên họ kinh sợ.

Phật lại dạy rằng: Ca-diếp , Các Tỷ-kheo kia ở nơi Như Lai, Ứng Cúng, Chánh biến tri, vì cầu một pháp mà phát tâm tu hành cầu sau khi mạng chung sanh về cõi trời Đao Lợi, vì việc như vậy nên ở trong giáo pháp Phật mà cầu xuất gia. Ca-diếp, năm trăm Tỷ-kheo này chưa xã bỏ thân kiến nên nghe pháp thâm sâu mà sanh lòng sợ hãi rồi không tin không học, những người ấy sau khi mạng chung ắt rơi vào đường ác.

Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo tôn giả Tu-bồ-đề rằng: Ông hãy đến chỗ năm trăm Tỷ-kheo ấy, dùng phương tiện khéo léo mà giáo hoá họ.

Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế tôn! Thế tôn đã thuyết pháp dạy dỗ rồi mà họ không tin không thực hành , con trí huệ ít ỏi, lời lẽ thấp cạn, làm sao giáo hoá họ?

Lúc này năm trăm Tỷ- kheo đã đi giữa đường, đức Phật liền dùng thần thông biến hoá thành hai Tỷ-kheo đi ngược đường và đến chỗ năm trăm Tỷ-kheo ấy và hỏi rằng: Tôn giả, các vị định đi đâu?

Các Tỷ-kheo đáp: Nay chúng tôi muốn đi đến rừng, chỗ ấy vắng lặng có thể đắc định, chúng tôi sẽ ở đó.

Hoá Tỷ-kheo hỏi: Các vị muốn ở nơi rừng vắng, ý ấy thế nào?

Các Tỷ-kheo đáp: Đức Thế tôn thuyết pháp mà xưa nay chúng tôi chưa từng nghe nay đã nghe rồi lại khó hiểu khó thâm nhập, nên tâm sợ hãi mà không tin không học cho nên đối với đi đến rừng vắng để thiền định mà lấy sự an lạc.

Hoá Tỷ-kheo nói: Tôn giả! Đức Thế tôn thuyết pháp mà các vị khó hiểu, tâm sanh sợ hãi rồi không tin không học không thực hành, cùng đi đến rừng vắng thiền định để cầu Niết-bàn, đó là sở chấp mà các vị không biết. Tôn giả, pháp của Sa Môn.là không thích hợp hỏi vặn, nay xin hỏi Tôn-Giả thế nào gọi là Niết-bàn nếu đối với tự thân mà đắc Niết-bàn thì đắc ngũ thú luân hồi, thế thì ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả làm sao đắc Niết-bàn. Luận rằng pháp Niết-bàn là không tướng chẳng phải không tướng.

Các Tỷ-kheo hỏi: Niết-bàn đã như vậy thì làm sao chứng đắc?

Hoá Tỷ-kheo đáp: Đoạn trừ tham sân si.

Các Tỷ-kheo hỏi: Pháp tham sân si làm sao đoạn trừ?

Hoá Tỷ-kheo đáp: pháp tham sân si không ở trong không ở ngoài không ở giữa, vốn không sanh thì nay cũng không diệt.

Hoá Tỷ-kheo khác nói: Tôn giả, không được chấp cũng không được nghi, nếu tôn giả không chấp không nghi tức không hộ vệ chẳng phải không hộ vệ, không vui chẳng phải không vui, ấy là Niết-bàn. Tôn giả, giới tướng thanh tịnh này là không sanh không diệt, từ Tam-ma-địa sanh ra, từ trí tuệ sanh, từ giải thoát sanh, từ giải thoát tri kiến sanh, xa lìa không có, chẳng có tướng chẳng phải không tướng. Tôn giả, giới tướng như vậy là chơn Niết- bàn, như vậy Niết-bàn không có sự giải thoát có thể đắc, không có phiền não có thể xả. Tôn giả, Các ông đem tình tưởng mà cầu sự vắng lặng viên não, đây là vọng tưởng chẳng phải Niết-bàn, nếu trong tưởng mà sanh tưởng chẳng phải Niết-bàn, tức bị tưởng trói buộc, như vậy nếu diệt thọ tưởng tức đắc định Tam-ma-bát-để. Tôn giả, nếu thực hành như vậy thì không có gì hơn.

Lúc Hoá Tỷ-kheo thuyết giảng chánh pháp này thì năm trăm Tỷ-kheo đoạn sạch lậu hoặc, tâm được giải thoát, rồi năm trăm Tỷ-kheo ấy đến chỗ đức Phật, đảnh lễ dưới chân Phật và đi nhiễu ba vòng rồi ngồi một bên.

Lúc bấy giờ trưởng lão Tu-bồ-đề liền đứng dậy từ chỗ ngồi và hỏi các Tỷ-kheo ấy rằng: Các ông đi đến đâu, nay từ chỗ nào đến?

Các Tỷ-kheo đáp: Vốn chẳng có chỗ đi, nay cũng không đến.

Trưởng lão Tu-bồ-đề hỏi Phật rằng: Bạch Thế tôn! lời thuyết pháp ấy có ý nghĩa như thế nào?

Phật dạy: Không sanh không diệt.

Tu- bồ-đề hỏi: Các Tôn giả nghe pháp như thế nào?

Các Tỷ-kheo đáp: không trói buộc không giải thoát.

Tu-bồ-đề hỏi: Ai giáo hoá các ông?

Các Tỷ-kheo đáp: không thân không tâm.

Tu-bồ-đề hỏi: Các ông làm sao tu hành?

Các Tỷ-kheo đáp: không có vô minh diệt cũng không có vô minh sanh.

Tu-bồ-đề hỏi: tại sao các ông làm Thanh Văn?

Các Tỷ-kheo đáp: không đắc Thanh Văn cũng không thành Phật.

Tu-bồ-đề hỏi: Thế nào là phạm hạnh của các ông?

Các Tỷ-kheo đáp: không trụ nơi ba cõi.

Tu-bồ-đề hỏi: lúc nào các ông nhập Niết-bàn?

Các Tỷ-kheo đáp: Lúc Như Lai nhập Niết-bàn thì chúng tôi Niết-bàn.

Tu-bồ-đề hỏi: Các ông chỗ làm đã xong?

Các Tỷ-kheo đáp: Rõ biết nhân ngã.

Tu-bồ-đề hỏi: Các ông đã đoạn sạch phiền não?

Các Tỷ-kheo đáp: Tất cả pháp cũng hết sạch.

Tu-bồ-đề hỏi: Các ông khéo hàng phục ma vương?

Các Tỷ-kheo đáp: Thanh Năm uẩn còn không đắc sao có ma vương để phá.

Tu-bồ-đề hỏi: Các ông biết vị thầy chăng?

Các Tỷ-kheo đáp: chẳng thân chẳng miệng chẳng tâm.

Tu-bồ-đề hỏi: các ông đã đắc thanh tịnh thắng địa?

Các Tỷ-kheo đáp: Không thủ không xả.

Tu-bồ- đề hỏi: Các ông ra khỏi luân hồi nay đến bờ kia?

Các Tỷ-kheo đáp: Không đến bờ kia cũng không luân hồi.

Tu-bồ-đề hỏi: Các ông tin thắng địa?

Các Tỷ-kheo đáp: Tất cả chấp đều giải thoát.

Tu-bồ-đề hỏi: Các ông đi đâu?

Các Tỷ-kheo đáp: Đi chỗ Như Lai đi.

Một Tỷ-kheo nói: Tôn giả Tu-bồ-đề ông hãy bảo các Tỷ-kheo ấy đi.

Lúc thuyết pháp như vậy thì trong chúng có tám trăm Tỷ-kheo phát tâm và được giải thoát, có ba mươi hai ức chúng sanh xa lìa trần cấu, đắc pháp nhãn tịnh.

Lúc bấy giờ trong hội có vị Bồ-tát Ma-ha-tát tên là Phổ Quang, liền từ chỗ ngồi đứng dậy chắp tay bạch Phật rằng: Bạch Thế tôn! Chánh pháp Đại Bảo tích này dạy các Bồ-tát, làm thế nào để học, làm thế nào để trụ?

Phật dạy: Thiện nam tử! chánh pháp chân thật này các ông nên như vậy mà thọ trì, như vậy mà trụ, thì sẽ có lợi ích lớn. Thiện nam tử . Thí như có ngươi nương theo thuyền muốn vượt qua sông lớn sâu rộng. Thiện nam tử ý ông nghĩ thế nào, người kia nương theo thuyền phải dùng cách gì để mau đến bờ bên kia?

Phổ Quang đáp: Bạch Thế tôn! phải dùng sức mạnh và tinh tấn dõng mãnh tiến lên mới mau đến bờ kia.

Phật dạy: Phổ Quang, Tại sao phải siêng năng dùng sức?

Phổ Quang đáp: Bạch Thế tôn! nước trong sông ấy sâu, sông lại rộng nên khiến người lo sợ, nếu không gắng sức ắt sẽ bị chìm đắm

Phật dạy: Bồ-tát Phổ Quang! Cũng vậy các Bồ-tát tu học chánh pháp muốn vượt qua sanh tử, đối với bốn dòng nước lớn thì phải phát tâm dõng mãnh tinh tấn mới thông đạt Phật pháp, nếu không tinh tấn tu học thì chắc chắn bị đọa lạc. Lại suy nghĩ thân này như bốn dòng nước mênh mông, là không có sức, là vô thường, nhanh chóng hoại diệt, làm sao để độ các chúng sanh ở bờ bên này. Các ông nay phải thọ trì pháp vi diệu tức là thuyền lớn để chở tất cả chúng sanh vượt qua sông luân hồi đến bờ Bồ-đề

Bồ-tát Phổ Quang lại bạch Phật rằng: Bạch Thế tôn! Bồ-tát làm thế nào để thọ trì thuyền pháp lớn vi diệu?

Phật dạy: Thiện nam tử, chỗ có bố thí trì giới nhẫn nhục từ tâm, tích chứa phước đức vô biên, khởi tâm bình đẳng mà trang nghiêm tất cả chúng sanh, đối với đạo Thất Giác Chi không quên mất hay bỏ sót, phải tinh tấn thọ trì tâm sanh quyết định, dùng phương tiện khéo léo mà thâm nhập thật tướng, dùng tâm đại bi mà cứu khổ cho chúng sanh, dùng Tứ Nhiếp Pháp để che chở chúng sanh, dùng Tứ Vô Lượng Tâm mà ích lợi cho chúng sanh, thường tư duy pháp Tứ Niệm Xứ, đối với pháp Tứ Chánh Cần siêng năng đoạn điều ác tu điều thiện, dùng pháp Tứ Thần Túc để phấn tấn thần thông dùng pháp Ngũ Căn khiến sanh các điều lành, dùng pháp Ngũ lực kiên cố không thối lui, dùng pháp bát Chánh Đạo để xa lìa ma oán, không trụ nơi tà đạo, đối với pháp Chỉ và Quán thì không đắm trước. Bồ-tát thực hành pháp rộng lớn này thí danh vang khắp mười phương, khiến các chúng sanh thâm nhập diệu pháp, thuyền lớn chánh pháp vượt qua bốn dòng sông sanh tử lớn mà đến bờ Niết-bàn an vui giải thoát, được sự không sợ hãi, xa lìa các tà kiến. Thiện nam tử, các ông phải biết, Bồ-tát dùng thuyền lớn diệu pháp trải qua vô lượng trăm ngàn Câu chi na do tha kiếp mà chở tất cả chúng sanh vượt qua bốn dòng sông lớn sanh tử nhưng không có mệt mỏi. Các ông nên như vậy mà thọ trì, như vậy mà trụ.

Phật bảo Bồ-tát Phổ Quang: Nay ông phải nhanh chóng dùng phương tiện chân thật, khởi tâm đại bi khiến tất cả chúng sanh có tâm ý thanh tịnh dõng mãnh tinh tấn để gieo các căn lành khiến tăng trưởng không thối lui, thường ưa xuất gia, nghe pháp không mệt mỏi, gieo trồng cội dức cầu đạo tối thượng, viên mãn trí huệ thân tâm vắng lặng, vui ở nơi trống vắng xa lài bạn ác, thông đạt rõ ràng đệ nhất nghĩa lý, thực hành phương tiện chơn chánh đối với chơn đế và tục đế, lý và trí binh đẳng không hai, dứt các vọng niệm. Thiện nam tử, Bồ-tát vì các chúng sanh nên như vậy mà thọ trì, như vậy mà trụ.

Lúc bấy giờ tôn giả Đại Ca-diếp nghe pháp này rồi liền bạch Phật rằng: Bạch Thế tôn! Chánh pháp Đại Bảo Tích này vì người cầu Đại Thừa mà giảng thuyết, thật là xưa nay chưa từng có. Bạch Thế tôn, nếu thiện nam tử thiện nữ nhơn đối với chánh pháp Đại Bảo Tích này mà thọ trì giải nói một câu một bài kệ thì có phước đức như thế nào?

Phật dạy: Ca-diếp, phải biết như vậy, nếu thiện nam tử thiện nữ nhơn đối với Chánh pháp Đại Bảo Tích này mà thọ trì một câu một bài kệ thì sẽ có phước đức. Thiện nam tử! Thí như có người dùng hết bảy báu trong hằng hà sa số thế giới để cúng dường hằng hà sa Như Lai. Đối với mỗi Như Lai thì dùng bảy báu trong một hằng hà sa thế giới để cúng dường, đối với mỗi Như Lai lại tạo dựng một hằng hà sa tinh xá, mỗi Như Lai có vô lượng chúng Thanh Văn, lại đem tất cả đồ dùng trãi qua hằng hà sa kiếp để cúng dường. Lại nữa sau khi các Như Lai và chúng đệ tử Thanh Văn nhập Niết-bàn. Lại dùng bảy báu để xây tháp miếu. Thiện nam tử, như vậy có phước đức vô lượng vô biên mà không bằng công đức của người thọ trì giải nói một câu một bài kệ Chánh pháp Bảo Tích này. Nếu lại có người vì cha mẹ mình mà giải nói kinh này, người ấy sau khi mạng chung sẽ không rơi vào đường ác, mẹ của người ấy về sau sẽ chuyển thân nữ thành thân nam.

Phật lại dạy: Nếu lại có người đối với kinh điển Đại Bảo Tích này mà biên chép thọ trì đọc tụng giải nói. Thì ở chỗ này sẽ được tất cả thế gian, Trời Người A-Tu-La cung kính cúng dường như tháp miếu của Phật. Nếu có pháp sư nghe kinh điển Đại Bảo Tích này , mà phát tâm cung kính thọ trì đọc tụng biên chép cúng dường, nếu lại có thiện nam tử thiện nữ nhơn, đối với pháp sư này mà cúng dường như Phật, tôn trọng cung kính đảnh lễ, thì người ấy hiện đời được Phật thọ ký, sẽ đắc đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, đến lúc sắp mạng chung được thấy đức Như Lai. Lại nữa, vị pháp sư sẽ được mười thứ thân nghiệp thanh tịnh, những gì là mười? một là lúc sắp mạng chung không có các sự khổ. Hai là nhãn thức sáng rỡ không thấy tướng ác. Ba là cánh tay an định không quờ quạng nơi hư không. Bốn là bàn chân an ổn không quẫy đạp. Năm là đại tiểu tiện không chảy ra. Sáu là các căn thân thể nơi thân thể không hôi hám. Bảy là bụng bình thường không phình trướng. Tám là lưỡi duỗi ra không bị co rút Chín là mắt nghiễm nhiên không dữ tợn. Mười là tuy thân đã chết mà hình sắc như còn sống . Đó là mười thứ thân nghiệp thanh tịnh.

Lại có mười thứ khẩu nghiệp thanh tịnh. Những gì là mười? Một là có âm thanh tốt đẹp. Hai là lời nói hiền từ. Ba là lời nói vi diệu. Bốn là lời nói êm ái. Năm là lời nói nhẹ nhàng. Sáu là lời nói thành thật. Bảy là luôn thăm hỏi trước. Tám là lời nói được người nghe theo. Chín là trời người thương mến. Mười là có lời nói như Phật. Đó là mười thứ khẩu nghiệp thanh tịnh.

Lại có mười thứ ý nghiệp thanh tịnh. Những gì là mười? Một là ý không sân giận. Hai là không sanh tật đố. Ba là không tự ỷ thế. Bốn là không có các oán hận. Năm là lìa các lỗi lầm. Sáu là không có ý tưởng điên đảo. Bảy là không có ý tưởng thấp kém. Tám là không có ý tưởng phạm giới. Chín là chánh pháp chuyên tâm tư duy về cõi Phật. Mười là xa lìa nhân ngã, đắc Tam-ma-địa, thành tựu giáo pháp chư Phật. Nay Ta tuyên thuyết bài kệ rằng:

Lâm chung không chịu khổ

Không thấy các tướng ác.

Tay không sờ hư không

Bàn chân không giãy đạp .

Đại tiểu tiện không chảy

Thân căn không hôi hám

Bụng không bị sình trướng

Lưỡi đỏ không co rút

Mắt có tướng an nhiên

Tuy chất sắc không đổi

Như vậy thân mười tướng

Phước thiện và thanh tịnh

Có âm thanh tốt đẹp

Lời nói lại hiền từ

Nói ra lời vi diệu

Được mọi người thương mến

Bởi lời nói nhẹ nhàng

Luôn nói lời chân thật

Dùng phương tiện hỏi thăm

Khiến ai cũng nghe theo

Trời rồng cũng cung kính

Lời thanh tịnh như Phật

Như vậy có mười thứ

Khẩu nghiệp được thanh tịnh

Tâm ý không sân giận

Cũng không sanh tật đố

Tự mình không cậy thế

Trừ các sự oán hận

Lìa xa các lỗi lầm

Không sanh ý điên đảo

Không khởi ý thấp hèn

Không phạm các giới cấm

Chánh ý và chuyên tâm

Xa lìa nhân và ngã

Đắc định Tam-ma-địa

Thông đạt các Phật pháp

Như vậy có mười thứ

Ý nghiệp được thanh tịnh.

Phật bảo Ca-diếp: Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn thì nên dùng hương hoa kỹ nhạc lụa là tràng phan, thức ăn, áo quần, tất cả đồ dùng, mà cúng dường Chánh pháp Đại Bảo Tích này, chí tâm quy y thọ trì đọc tụng. Tại vì sao? Ca-diếp, bởi vì tất cả chư Phật Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều từ kinh này mà ra, nên dùng thứ cúng dường tối thượng để cúng dường.

Phật thuyết kinh này rồi, tôn giả đại Ca-diếp nhất tâm lãnh thọ. Các Bồ-tát Ma-Ha Tát và các Tỷ-kheo, Trời, Người, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu- la .v.v… Tất cả đại chúng, đều hoan hỷ tín thọ phụng hành.

    Xem thêm:

  • Kinh Cư sĩ Tịnh Ý Thưa Hỏi - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 25 – Kinh Bẫy Mồi (Nivàpa sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Ngài Ma Ha Ca Diếp Độ Bà Lão Nghèo - Kinh Tạng
  • Kinh Nhân Duyên Xuất Gia - Kinh Tạng
  • Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác - Kinh Tạng
  • Kinh Na-Tiên Đàm Đạo - Kinh Tạng
  • Kinh Lầu Các Chánh Pháp Cam Lồ Cổ - Kinh Tạng
  • Kinh Nói Về Lễ Tắm Phật Sau Khi Đức Phật Đã Nhập Diệt - Kinh Tạng
  • Kinh Nhập Định Bất Định Ấn - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 15 - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 13 – Bần Tiện - Kinh Tạng
  • Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La Sở Thuyết Pháp Trụ Kí - Kinh Tạng
  • Kinh A Nậu Phát - Kinh Tạng
  • Phật Thuyết Công Đức Của Tu Lại - Kinh Tạng
  • Kinh Bách Dụ – Thích Tâm Châu dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Nói Về Công Đức Xuất Gia - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Nói Về Tu Lại - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 18 – Chọn Bạn Kết Giao - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 17 – Làm Phúc - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Vô Úy Thọ Sở Vấn Đại Thừa - Kinh Tạng