1
2
3

QUYỂN TRUNG

Bấy giờ, đức Phật bảo trưởng-giả Cự-lực và những vị trưởng-giả rằng:

– Các ông đời trước đã vun trồng gốc lành tín căn kiên cố, muốn tu học đạo hạnh Bồ-tát, cầu chứng Bồ-đề phải nên quán các loài hữu-tình kia, từ vô thủy đến nay luân hồi lưu chuyển, thọ khổ báo thân trải qua nhiều đời vô số không có giới hạn, mà sắc thân này không chắc thật như huyễn như hóa. Các loài hữu-tình điên đảo vọng niệm, cấu tạo nghiệp nhân, ngoài thì mượn nhiều duyên tích tập thành như đóng bọt trên mặt nước. Ngũ-uẩn tứ-đại nghiệp đời trước làm nhân chiêu cảm thế lực, tích tập các chủng tử trụ trong tàng-thức, rồi nhờ cha mẹ họ tình ái hòa hợp vui vầy đến mức cực khoái, sau đó mỗi người xuất ra chất đặc gọi là Yết-la-lam (tình cha huyết mẹ). Thần thức trước tiên nương chỗ đó cho đến khi tinh huyết giao kết, bất tịnh ngưng kết lại trong bào thai, trải qua nhiều giai đoạn: gió nghiệp bên trong thôi tứ chi tăng trưởng, do nghiệp thế lực dần dần hình thành sắc thân tứ-đại các căn vẹn toàn và tâm thức phiền não cũng sinh đầy đủ. Khi ra khỏi bào thai tiếp xúc gió bên ngoài đau đớn mà phát ra tiếng khóc, đối với tất cả cảnh không thể hiểu rõ. Gió duyên chuyển động có hơi thở ra vào, bú mớm sữa mẹ sinh đại tiện, tiểu tiện. Tâm thức hiện hành sinh nhiều phân biệt, đam mê ăn uống bổ dưỡng các căn, tiện lợi cho da thịt, máu ruột, vị, xương, tủy, lông, tóc, móng, răng, nước miếng, rồi mới trưởng thành hình hài thân thể tứ-chi xấu đẹp. Tựu theo nghiệp nhân thọ các quả báo sai khác, tham, sân, si, kiêu mạn, phiền não theo đuổi dính mắc. Gặp cảnh oán, thân vọng sinh thuận nghịch. Ngũ-dục sắc tướng phóng ý nhiễm trước, với nghiệp-báo-thân lại tăng nghiệp-báo. Bên trong thân cận bạn ác, bên ngoài kiêu mạn với người tôn-túc. Đối với bậc Bồ-tát và pháp chân thật tâm không ưa thích, cũng không chịu học hỏi thọ trì, mặc ý buông lung ngu si tạo tác các ác. Sân, si, bộc hại, dua dối ghen ghét, tức giận ngang ngạnh, đấm đánh mắng chửi, mạ nhục tổn hại hữu-tình. Đối với sắc đẹp nam nữ hoàn toàn sinh nhiễm trước như một vật bị trói buộc không tháo gỡ được. Còn chính bản thân mình không niệm Vô-thường, cho là vĩnh cửu trường tồn không có sự thay đổi và chết. Đối với tài sản châu báu tham cầu tích chứa mà không nhàm chán, không biết đủ. Trần lao cấu nhiễm che lấp tâm thức, không tu trí tuệ để vô-minh tăng trưởng, không biết sắc tướng nam nữ thế gian và chính bản thân mình là chỗ ngũ căn, tứ-đại tạp nhiễm phát khởi. Do duyên điển đảo bị đọa vào chỗ bất tịnh. Da, máu, thịt, tóc, lông, móng, răng vốn không tự tướng từ tham ái kết nghiệp phát sinh. Nhân duyên luân hồi lưu chuyển không đoạn, quả khổ sinh tử không bao giờ chấm dứt. Lửa nghiệp phiền não thiêu đốt thân tâm ngày đêm chưa từng an ổn. Ngu muội ám độn, giải đãi phóng dật, không thích đạo Bồ-đề, quay lưng với thánh đạo. Đối với tự tâm dơ bẩn không cầu thanh tịnh, thân tướng thường ngông láo, tâm ý cống cao, phỉ báng nhân quả, khinh khi người hiền thiện, đối với tướng hữu-vi hư huyễn pháp không, không biết không hay cho nên các loài hữu-tình vô trí ở trong biển sanh tử không hạn kỳ. Này các trưởng-giả! Đối với những việc như vậy phải giác-ngộ hiểu biết: sắc tướng nam nữ đẹp đẽ, tiền tài quyến thuộc đều là giả duyên mà có, tương-hội tạm thời. Nên nhớ rằng cái gì đã hưng thịnh thì cũng bị hủy diệt. Thật tướng ngũ-uẩn bổn tánh đều không, do các vọng nhân thọ nhiều quả báo trước. Như người trong mộng trải qua nhiều cảnh tưởng khi thức dậy tất cả đều là không, không có gì. Cho nên đại Bồ-tát chí cầu Chánh-đẳng-chánh-giác, đối với các sắc tướng giác-ngộ giải thoát ô nhiễm một cách nhẹ nhàng, trí tuệ được sáng suốt. Tuy phát đại nguyện vào trong các đường thọ nhiều loại thân, chỉ vì giáo hóa chúng sanh nhưng tâm không điên đảo. Cứ như thế, cho đến phổ độ khắp mười phương tùy thuận chúng sanh làm các sự nghiệp: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự phương tiện nhiếp thọ làm lợi ích hữu-tình. Bỏ nhà tà kiến vào chánh đạo, tu các thiện hạnh đồng hướng đại-thừa, quyết đến Bồ-đề thệ nguyện không khuất phục thối lui. Này thiện nam tử! Đại Bồ-tát vì cầu Chánh-đẳng-chánh-giác nên thân tâm thanh tịnh đắc tứ-tổng-trì (pháp, nghĩa, chú thuật, nhẫn Đà-la-ni). Đối với danh cú, nghĩa, ấn, nhẫn không quên, cẩn thận xem xét tư duy đạt được tự tánh các pháp chân thật này. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh đối với các hữu-tình bình đẳng giáo hóa, không sinh tâm phân biệt hay thương ghét kẻ oán người thân. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh không đắm trước món ngon vật lạ của thế gian, duy chỉ dùng bữa bằng mùi vị “pháp hỷ thiền duyệt”. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh quán tất cả các pháp thế gian đều là tướng hữu-vi sinh diệt, đều hư vọng không có chân thật. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh hiếu dưỡng cha mẹ, kính thuận sư trưởng nhận sự dạy bảo không có thân khinh mạn. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh sinh vào dòng tộc cao quí, làm đại quốc-vương, dùng chánh pháp giáo hóa nhân dân, chấm dứt tranh đấu. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh tu hạnh ít muốn biết đủ, không tham tiếc và xa lánh kẻ đồ tể hiếu sát nguy hại, hạng Chiên-đà-la (người hiểm ác), các ác-luật-nghi, tu hành phạm hạnh, đoạn tuyệt tâm nhiễm ái dục. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh ngôn ngữ chân thật không có hư vọng, âm thanh rõ ràng giúp mọi người nghe được vui vẻ, thuyết pháp như nguồn suối tuôn trào không dứt. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh giỏi điều phục tham sân si…tâm đối với cái quả trong ba cõi không bị nhiễm trước, không xả bỏ hành trang pháp khổ (mười một pháp khổ của người xuất gia). Trí tuệ hiển hiện tâm thường trong sáng. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh ngày đêm tu tập tứ-đẳng (từ, bi, hỷ, xả) lục-độ cho đến mãi mãi không chút mỏi mệt, và đối trị tất cả tám vạn bốn ngàn phiền não trần lao, sinh các công đức. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh không đắm trước Bồ-đề, không nhàm chán sinh diệt, ở trong các pháp tâm được tự tại hoặc nhập dòng lưu chuyển hoặc chứng Niết-bàn. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh đối với Phật thuyết tối thượng đại-thừa đạt nhiều sự an lạc và có thể nhớ niệm kinh điển thâm sâu của chư Phật thời quá khứ, giữ gìn không quên. Cũng có thể thay thế chư Phật tuyên thuyết chuyển bánh xe chánh pháp, như con sông lớn cuồn cuộn vô tận. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh xa lìa dua nịnh, kiêu mạng, ghen tỵ, thú dữ, trùng độc, hạnh Tất-xá-già (người tôn thờ thần
linh) và khởi lòng từ yêu mến hữu-tình không sinh tổn não. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh không tham của cải, chẳng màng ăn uống, không bỏ người bần cùng nghèo khổ hay kẻ cô thân bẩn thỉu, thì được sanh vào nơi giàu có đầy đủ tiền của, quyến thuộc xum vầy, thân tướng đoan chánh có đại oai đức. Đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh với tất cả vui sướng không cần biết rõ, với tất cả khổ không cần giải thoát như: Sanh, lão, bệnh, tử, thương yêu mà bị chia ly, hay cố tránh né kẻ cừu thù không muốn gặp… Những khổ ấy hiển hiện có thể hiểu được không bị phiền não xúc chạm. Quán các hữu-tình và xem sắc tướng như mộng như huyễn không có kiên cố. Này các trưởng-giả! Nghe ta nói nên biết như vậy. Các đại Bồ-tát thân tâm thanh tịnh tứ-đại, ngũ-uẩn, sắc thân không trụ hoàn toàn không thật.

Bấy giờ, Thế Tôn lại bảo trưởng-giả Cự-lực và các vị trưởng-giả rằng:

– Này thiện nam tử! Như vậy đại Bồ-tát ở trong sanh tử nơi ấy gieo duyên, kết thân yêu mến hữu-tình, thị hiện hình tướng không có mong cầu, trong nhiều cảnh giới xa lìa ái nhiễm. Thân tâm bình đẳng không giữ không xả, thường làm việc thiện để chúng sanh được lợi lạc hữu ích an vui, không bao giờ phế bỏ giải đãi. Thọ mạng của Bồ-tát ở trong ba cõi tăng giảm tùy thuận theo sự thay đổi an vui của chúng sanh, tuy muốn tất cả được giác-ngộ nhưng tâm không đắm trước, đối với các chúng sanh bình đẳng nhất quán. Những thứ châu báu đẹp đẽ như: Kim ngân, kho tàng, tiền của, lúa gạo, y phục, thức ăn nước uống, giường, chõng, ngọa cụ, hương bột, hương thoa, tràng hoa, anh lạc, thể nữ, quyến thuộc với tất cả những thứ trang sức quí đẹp của thế gian và ngay cả sắc thân thọ mạng của mình, đại Bồ-tát đều không luyến ái. Nếu có chúng sanh lại cầu xin những thứ: Tiền tài, lúa gạo, kim ngân, kho tàng, châu ngọc, quần áo, thức ăn, nước uống, giường, chõng, ngọa cụ, hương bột, hương thoa, anh lạc, tràng hoa, nam tử, thể nữ, quyến thuộc nội ngoại, thọ mạng sắc thân sẵn sàng xả bỏ chưa từng có tâm tham tiếc trong khoảng khắc sát-na. Vì sao? Vì đại Bồ-tát đã từ lâu ngộ được tướng sinh diệt, hư huyễn nên không nhiễm trước. Đại Bồ-tát cũng vì muốn viên mãn Lục-ba-la-mật (bố thí, trì giới, nhẫn, nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ) để đến bờ giác, độ thoát chúng sanh xa lìa bến khổ, cho nên đối với cảnh tướng hư huyễn nhân duyên sinh diệt này chỉ cầu xa lìa, tâm không chấp trước, không tham tiếc.

Này thiện nam tử! Nên biết đại Bồ-tát luôn luôn tinh tấn không chút giải đãi, tu hành Lục-ba-la-mật như vậy để đến bờ giác vi-diệu thắng-hạnh, mau chóng thành tựu Vô-thượng-chánh-đẳng-bồ-đề, hoàn toàn khế hợp với chân thường tâm không thối chuyển.

Bấy giờ Thế Tôn vì các trưởng-giả dùng kệ tuyên thuyết nghĩa lý ấy lại một lần nữa:

Lành thay trưởng-giả!

Các ông nên biết:

Là bậc Bồ-tát

Đối pháp sinh diệt

Với nhiều thân tướng,

Đủ loại thọ mạng

Các thứ nghiêm sức:

Thể nữ, quyến thuộc

Vì muốn viên mãn

Lục-ba-la-mật

Chuyển hóa chúng sanh

Xa lìa bờ khổ

Với sở hữu này

Đều không ái nhiễm

Này Thiện-nam tử!

Hoan hỷ lắng nghe

Hành hạnh Bồ-tát

Phải siêng tu tập

Chớ để tham, sân

Phiền não trói buộc

Đêm ngày xiết chặt

Chìm đắm tam đồ

Không có dừng nghỉ

Này Thiện-nam tử!

Thân này giống như

Đồ chứ ăn uống

Khoảng trống trong ngoài

Thường để thanh tịnh

Các thứ độc hại

Chớ để nhập vào

Nếu có ăn uống

Xem các thượng vị

Và cùng thọ mạng

Tổn hoại sắc thân

Các tham, sân, si

Trong thân nếu có

Xét các pháp vị

Thuốc độc phiền não.

Tổn hoại sắc thân

Chúng sanh ăn uống

Và cùng thọ mạng

Này Thiện-nam tử!

Tất cả chúng sanh

Từ trước đến nay

Ít có trí tuệ.

Như một đứa bé

Chỉ muốn uống sữa

Ngoài ra không biết

Với các cảnh tướng

Do nhân cảm quả

Quả lại tạo nhân

Trí không hiển hiện

Tâm thường si ám

Chỉ tham ăn uống

Bổ dưỡng tứ-đại

Thường ở trong mộng

Mà không tỉnh giấc

Gặp giáo pháp Phật

Tâm không tu tập,

Như người say nói

Lời không nghĩa vị.

Với cảnh ngũ-dục

Chưa từng xa lìa,

Ngày đêm tà-niệm

Tăng dần khổ não,

Tích tập ưu buồn

Thân tâm phóng dật

Theo dòng vô-minh

Nhập biển sanh tử,

Bồng bềnh trôi nổi

Thọ những nghiệp báo:

Đói lạnh, khốn khổ

Gầy ốm tiều tụy,

Bờ giác còn xa

Không thể giải thoát.

Những chúng sanh này

Từ bấy lâu nay,

Chân-tâm tự thể,

Trần-hoặc che tối

Không thể giác-ngộ

Nên đối huyễn cảnh

Tham ái nhiễm trước.

Này các trưởng-giả!

Phải biết thân mình

Mượn nhân duyên thành

Không có kiên cố

Chỉ do nghiệp lực

Tạo tác triệu tập

Sinh tử luân hồi

Thọ các dị báo

Tuần hoàn nhiều kiếp

Không giải thoát được.

Người trí tự quán

Thân ta chán bỏ

Phàm phu ngu muội

Không niệm vô thường

Chấp ngã, chấp nhân

Chuyên chú dục lạc,

Không thân thiện hữu

Tự kết nghiệp duyên.

Thân hoại mạng chung

Tự kết nghiệp duyên.

Thân hoại mạng chung

Bị đọa địa ngục

Luân chuyển tam-giới

Thọ các khổ não

Lửa lớn đốt thân

Không đất chạy trốn.

Chư Phật đại-bi

Thương xót thế gian

Người không tín tâm

Cũng khó cứu hộ.

Người trí tự biết

Sắc thân hư huyễn

Không có chân thật

Chỉ do nghiệp nhân

Là nơi triệu tập

Đại chủng căn-trần

Hòa hợp tích tập.

Thân là giả danh

Như bọt, như bèo

Hoàn toàn vô thể.

Máu mủ ghê tởm

Luyến ái làm gì?

Như vậy nên biết

Tụ lại trong đó

Bất tịnh phải quán

Sinh tâm nhàm chán

Siêng tu thánh pháp

Đạt thân không hoại

Xa lìa chúng ác

Gần Thiện-tri-thức

Tin tối-thượng-thừa

Tu hạnh Bồ-đề

Rộng tu phước tuệ

Sinh trong nước Phật

Thân tâm an lạc

Thanh tịnh không sợ

Dùng áo vi-diệu

Và thượng ẩm thực

Giường chõng, ngọa cụ

Tràng hoa anh lạc

Hương quí vô giá

Không thiếu thứ gì

Nhiều loại tài sản

Với tâm thanh tịnh

Hoan hỷ cúng dường

Tàm quí hiểu rõ

Mong trừ tội nghiệp

Tăng trưởng phước trí

Là người như vậy

Trong trăm nghìn kiếp

Đối Vô-thượng-thừa

Phát sinh tin hiểu

Dần đến giác-ngộ

Thật tánh chân-không

Bổn lai tịch tĩnh

Như biển phẳng lặng

Không có tăng giảm

Tuy gặp gió duyên

Nước thành đợt sóng

Sóng tức là nước

Động tĩnh là một

Hiểu biết như thế

Trụ cảnh giới Phật

Không sanh ác thú

Chấm dứt luân hồi

Qua trăm ngàn ức

Na-dũ-đa-kiến

Sáng suốt tâm địa

Tham, sân, si, mạn

Phiền não nghiệp nhân

Mà không hiện hành

Tạp loại quả khổ

Tự nhiên không thọ

Sắc thân kiên cố

Vô lượng thời gian

Hoan hỷ khoái lạc

Tâm không tà niệm

Cũng không vọng tưởng

Với cảnh điên đảo

Thường sanh tư duy

Giỏi nói pháp yếu

Lợi ích chúng sanh

Tự mình không bệnh

Người khác cũng không

Vui hợp điều thuận

An ổn khoái lạc

Thâm nhập thiền định

Lìa các khổ buộc

Thường dùng hạnh thiện

Bảo vệ chúng sanh

Không tạo ác duyên

Thân cận bậc trí

Xưng dương Như Lai

Diệu pháp tối thắng

Cung kính tán thán

Vui mừng phụng hành

Quán khắp thế gian

Sự tướng hữu-vi

Đều như huyễn mộng

Không chút chân thật

Hiểu rõ ẩm thực

Sắc lực thọ mạng

Gốc khổ phiền não

Kẻ ngu không biết

Đam mê nhiễm ái

Khoảng khắc sát na

Không có đoạn dứt

Mùi vị ăn uống

Tăng trưởng lỗi lầm

Thiện-hữu khuyên bảo

Tâm không tin thọ

Gặp ác-tri-thức

Luôn luôn gần gũi

Thân nhập ngu si

Không thể giác-ngộ

Với các trần cảnh

Vọng tưởng chấp trước

Không kể ngày đêm

Mê nhiều thú vui

Người trí quán nó

Sinh nhiều chán ghét

Lại các thế-gian

Sắc tướng huyễn hoặc

Cuối cùng suy tàn

Vợ, con, trai gái,

Quyến thuộc, nhân duyên

Như người đi đường

Hội hợp tạm thời

Khi nhân duyên hết

Ân ái biệt ly

Quyến luyến bên nhau

Dù ít cũng khó

Này ác trưởng-giả!

Nên biết thân huyễn

Ví như họa sĩ

Vẽ nhiều màu sắc

Tuy thành đẹp xấu

Rồi cũng hoại hư

Lại như mùa đông

Nước đóng thành băng

Chắc cứng tạm thời

Cũng tan ra nước

Sở dĩ vì sao?

Vì tướng hư huyễn

Thể tánh chẳng thật

Mà người ngu si

Theo cảnh sanh tham

Vui thích nhiễm trước

Tâm khởi điên đảo

Tạo nhân bất thiện

Đọa lạc tam-đồ

Thọ các thứ khổ

Trải qua nhiều kiếp

Không có hạng định

Nếu sanh nhơn, thiên

Cũng mê khoái lạc

Do thân huyễn này

Tạo tác ác-nghiệp

Không có cùng tận

Người si như thế

Thường bị trói buộc

Ma oan-gia phá

Vợ con, nam nữ,

Cha mẹ, quyến thuộc

Trói buộc tâm lại

Chưa từng thoát khỏi.

Thời gian ngày đêm

Và bị ràng buộc

Nhận lầm làm vui

Thật ra là khổ.

Tam độc nhiễm vào

Tăng trưởng kiêu mạng

Là người như vậy

Trái với thiện duyên

Không sinh trí-tuệ

Tạo tác vô-biên.

Các “Bất-luận-nghi”

Với nhiều quyến thuộc

Cha mẹ, vợ con

Tiền tài, thực phẩm

Sanh trong pháp khổ

Tâm không nhàm chán

Không nghĩ xuất ly

Đam mê nhiễm ái

Cầu nhiều của báu

Tích tập kho tàng

Thấy nhiều chúng sanh

Đói khổ bần cùng

Lòng không thương cảm

Cứu giúp nguy khốn

Không hành chánh đạo

Tà niệm tăng cường

Người trí chỉ dạy

Không chịu lắng nghe

Nên cứ luân hồi.

Này các trưởng-giả!

Sắc thân con người

Ví như cây lớn

Rễ, thân, lá, cành

Sum xuê tỏa rộng

Lâu không thấm nước

Đất cát khô cằn

Mặt trời thiên đốt

Nhựa sống cạn kiệt

Năm tháng chẳng lâu

Tất sẽ khô mục

Tất cả chúng sanh

Thanh niên tráng kiện

Thân tướng sung mãn

Tham trước thế gian

Chạy theo ngũ-dục

Gân, huyết suy hao

Bệnh khổ xâm nhập

Hình mạo tiều tụy

Các căn tàn tạ

Không được lâu bền

Chung qui mòn diệt

Như thế người si

Yêu mến sắc thân

Tham nhiều của báu

Không biết tội phước

Không niệm Vô-thường

Như cây khô mục

Không lâu gãy đổ.

Này các trưởng-giả!

Quán thân huyễn này

Và của cải kia:

Kim-ngân, lưu-ly

Chân-châu, ma-ni

Xa-cừ, mã-não

San-hô, hỗ-phách

Thể nó không thật

Như bọt nước kia

Kẻ ngu mê tình

Sinh vọng quí trọng

Chỉ tăng tham dục

Tạp loạn chánh-niệm

Với pháp môn Phật

Không có hướng vào.

Người trí hiểu biết

Sắc thân, vật dụng

Tất cả đều như

Cảnh thấy trong mộng

Đều không tự tướng

Phòng hộ lục-căn

Khép kín ngũ-dục

Thân cận tam bảo

Hành lục-độ-hạnh

Bỏ hết tham tiếc

Tuyệt tâm nhiễm ái

Quán các dục kia

Như ngọn lửa lớn

Thiêu đốt chúng sanh

Hết sức lo sợ

Không nên quyến luyến

***

    Xem thêm:

  • Kinh Tối Thắng Hỏi Về Việc Trừ Cấu Đoạn Kết Của Bồ Tát Thập Trụ - Kinh Tạng
  • Kinh Tôn Giả Hộ Quốc Hỏi Về Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Nghi Thức Lễ Bái và Sám Hối ở Trước 35 Vị Phật - Kinh Tạng
  • Pháp Tùy Hành Niệm Tụng Đại Tì Lô Già Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh Lược Thị Thất Chi - Kinh Tạng
  • Phật Nói Kinh Đại Thừa Thiện Kiến Biến Hóa Văn Thù Sư Lợi Hỏi Pháp - Kinh Tạng
  • Ngữ Lục Của Thiền Sư Thụy Châu Động Sơn Lương Giới - Kinh Tạng
  • Nghi Thức Tụng Niệm Đại Lạc Kim Cang Tát Đỏa Lược Trích Từ Kinh Kim Cang Đỉnh Thắng Sơ Du Già - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Nói Về Cảnh Giới Phật Không Thể Nghĩ Bàn - Kinh Tạng
  • Kinh Đức Phật Nói Về Hương Giới Đức - Kinh Tạng
  • Kinh Mạn Thù Thất Lợi So Sánh Công Đức Tràng Hạt - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Thiện Kiến Biến Hóa Văn Thù Sư Lợi Vấn Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Lí Thú Lục Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Thọ Diệt Tội Và Thần Chú Bảo Hộ Các Em Bé - Kinh Tạng
  • Kinh Nói Về Tám Thói Xấu Của Ngựa - Kinh Tạng
  • Lược Luận Về Nghĩa An Lạc Tịnh Độ - Kinh Tạng
  • Bá Trượng Hoài Hải Thiền Sư Quảng Lục - Kinh Tạng
  • Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Căn Bổn Đại Giáo Vương Kinh Kim Sí Điểu Vương Phẩm - Kinh Tạng
  • Phật nói Luận A Tỳ Đàm về Sự Thế Giới Thành Lập - Kinh Tạng
  • Phẩm Pháp Nghi Quỹ Niệm Tụng Cúng Dường Thánh Hạ Dã Hột Lí Phược Đại Oai Nộ Vương Lập Thành Đại Thần Nghiệm - Kinh Tạng
  • Bích Nham Lục Của Thiền Sư Phật Quả Viên Ngộ – Thích Mãn Giác dịch - Kinh Tạng