1
2
3
4

Quyển 5

Thâm Lý Xuất Hưng Địa Tạng Đại Long Vương Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần – Thứ chín)

Đã nói qua về Thâm Lý Xuất Hưng Địa Tạng Đại Long Vương Đại Quyết Trạch Phần rồi; bây giờ lần lượt nói về Thâm Lý Xuất Hưng Địa Tạng Đại Long Vương Đại Lộ Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Long Vương đạo lộ ấy

Tổng có hai mươi pháp

Trong đó chứa hai gốc

Mỗi gốc có mười pháp

Luận rằng: Thâm Lý Xuất Hưng Địa Tạng Đại Long Vương Đạo Lộ tổng cộng có 20 pháp tự tại. Đó là những gì? – Trong công đức sai quấy 2 loại tàng chứa ấy, mỗi thứ có 10 loại. Như kệ đã nói trong Long Vương Đạo Lộ tổng cộng có 20 pháp. Nghĩa là 2 sự tàng chứa căn bản ấy, mỗi loại có 10 pháp. Cho nên nói là 20 pháp. Danh tự hình tướng ấy ra sao? – Kệ rằng:

Công đức chứa gốc, mười

Thường mất và chẳng mất

Tự, tha đều chẳng có

Vô ngại cùng với một

Sai quấy, gốc chứa mười

Như một khác, có, không

Đối lại cùng trên dưới

Lần lượt nên quan sát

Như vậy hai mươi pháp

Mỗi mỗi đều riêng biệt

Đầy đủ rộng lớn cả

Cùng với gốc tồn tại

Luận rằng: Trong công đức bổn tạng thể, lại có 10 pháp hay nhiếp tất cả vô lượng công đức. Những gì là mười?

Một là bản thể tự tánh quyết định thường trụ bất sanh bất diệt, xa lìa lưu chuyển công đức phẩm.

Hai là bản thể tự tánh thường hằng di chuyển, là sanh, là diệt lưu chuyển đầy đủ công đức phẩm.

Ba là quyết định thường trụ, thường hằng, vô thường một lúc đều chuyển chẳng trước sau sai biệt công đức phẩm.

Bốn là xuất thường, vô thường hai loại, chẳng nhiếp tự thể bản tánh, lìa khỏi mất các việc làm, công đức phẩm.

Năm là mười loại tự tự nhiếp tất cả pháp, chẳng có dư thừa một, chẳng phải hai một, một hành công đức phẩm.

Sáu là vô thể vô tánh từ nhơn duyên khởi, lại có, lại không, tùy nơi biến chuyển công đức phẩm.

Bảy là vô dư cứu cánh đều chuyển đều hành, chẳng hề xả ly công đức phẩm.

Tám là phi tự phi tha, tuyệt lìa hữu danh, trụ nơi phi phi tự tánh, quyết định công đức phẩm.

Chín là đối với tất cả pháp tùy đó mà vô ngại, tự thể tự tánh pháp, theo đạo lý tự tánh mà tạo công đức phẩm như thế.

Mười là ngũ căn với mỗi mỗi 5 trần; mỗi một trần tất cả các pháp lại là công đức phẩm.

Đây gọi là mười.

Như kệ về công đức bản tạng có 10 loại thường hay hoại và chẳng phải tự nơi kia cùng với chẳng vô ngại trở thành một.

Sai quấy bản tạng thể lại có 10 pháp hay nhiếp tất cả vô lượng những sai quấy. Những gì là mười ?

Một là đối với tất cả các pháp, tùy thuận như như, tạo ra việc nghịch lại; nên sai quấy phẩm.

Hai là tạo tác các pháp cùng một nghiệp dạng, một sự tạo tác ngược lại sai quấy phẩm.

Ba là trị đạo khởi thời, chẳng có định thể sai trái tạo tác việc ngược lại sai quấy.

Bốn là nhiễm tịnh các pháp, tất cả đều chẳng có, không, tạo tác việc ngược lại, sai quấy phẩm.

Năm là tất cả các pháp đều có có có tạo tác nghịch lại, sai quấy phẩm.

Sáu là tùy trị đồng lượng như như, hiện tiền đối tác việc nghịch lại, sai quấy phẩm.

Bảy là do trị tạo lực tự loại tăng trưởng ích lợi, tạo tác việc nghịch lại, sai trái phẩm.

Tám là do trị đạo, liền phát khởi tự dụng, gặp việc tạo tác nghịch lại, sai quấy phẩm

Chín là Đãi Thương chuyển mới được khởi dụng, liền tạo tác việc nghịch lại, sai quấy phẩm.

Mười là lúc yên ổn thì được khởi dụng, phía dưới tạo tác việc nghịch lại, sai quấy phẩm. Đây được gọi là 10.

Như vậy lần lượt ở, suy nghĩ và dừng tâm. Chuyên tâm quan sát cái lý nầy để làm cho sáng sủa. Như kệ đã nói về sự sai quấy gốc gác chứa 10; mỗi một sai trái không, có, đối trị lợi hại trên dưới, cứ như thế mà quan sát. Như vậy là 20 pháp cùng với cái gốc kia chẳng có sự sai khác. Cho nên đây là 20 loại chứa đựng căn bản, chẳng có gì sai trái. Vì sao thế? – Vì trong sự chứa đựng căn bản nầy, đạo lý tự nhiên như vậy thường hay hiện hữu, chẳng phải từ căn bản chứa nhóm lâu dài kiến lập nên. Vì sao nơi nơi tất cả đều tồn tại chữ phẩm? – Như trước đã nói về 20 loại pháp, mỗi mỗi đều có hằng trăm quyến thuộc. Cho nên nói là phẩm. Theo thí dụ trước nên rõ. Như kệ đã nói 20 pháp nầy mỗi mỗi đều viên mãn rộng rãi; cho nên cùng với căn bản tồn tại sánh với nhau.

Đã nói về kiến lập danh tự môn rồi; bây giờ lần lượt nói về Thuyên Nghĩa Lý Môn. Nên giữ và chướng ấy đối lại sai khác. Sẽ như thế nào? – Kệ rằng:

Như vậy hai mươi pháp

Mỗi mỗi đều riêng biệt

Một đức trị sự sai

Các sai, chướng, một đức

Chẳng có định trước sau

Mà cùng với phẩm loại

Chẳng mất, đối lượng sai

Như lý nên quan sát

Như nói gốc còn pháp

Nói phẩm lại như vậy

Luận rằng: Như trước đã nói về 20 loại pháp; mỗi mỗi đều có một đức để trị tất cả chướng. Tất cả chướng ấy làm chướng một đức; chẳng có phân biệt đối trị số lượng.

Như kệ đã nói như thế về 20 pháp. Mỗi mỗi đều có một đức để trị những sự sai quấy. Những sự sai quấy chướng ngại một đức ấy chẳng có định trước theo thứ lớp. Nếu nói như vậy thì bây giờ trong môn nầy đối tượng quy tắc sẽ hỗn loạn, thành tạp nhạp. Tuy rằng không riêng biệt đối lượng, mà có tổng đối lượng. Cho nên nói là chẳng mất.

Như kệ đã nói về các loại giáo phẩm chẳng mất đối lượng sai trái; cứ như lý mà quan sát phán xét. Như phẩm, gốc cứ như ví dụ trước mà rõ biết.

Như kệ đã nói cái gốc của pháp tồn tại nói là phẩm loại cũng lại như vậy.

Đã nói qua về trị chướng đối lượng sai biệt môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến an lập Kim Cang Vị Địa Môn. Tướng nầy như thế nào ? – Kệ rằng:

Ở trong pháp môn nầy

Lại có Kim Cang Vị

Nương vị có ba môn

Môn ấy thượng, trung, hạ

Luận rằng: Trong pháp môn gốc nầy lại có 51 Kim Cang Vị. Như trên đã nói về 20 loại pháp; nương vào vị để an lập. An lập như thế nào ? – Nghĩa là trong các vị ấy đều đầy đủ 20; chẳng có trước sau, cùng lúc chuyển vậy. Rồi trong nầy lại có 3 loại môn. Những gì là ba ? – Một là một hướng thượng chuyển môn. Hai là một hướng hạ chuyển môn. Ba là một hướng trung chuyển môn. Đây gọi là ba.

Như vậy 3 môn nầy mỗi mỗi một vị đầy đủ sự chuyển đổi, chẳng chờ đầu, sau vậy. Như nói về pháp chánh các phẩm loại cũng lại như vậy. Dùng môn nhỏ nầy mang lại rộng lớn hơn. Muốn đạt được sự rộng ấy.

Đã nói qua trong kệ về bản pháp môn nầy rồi, lại có Kim Cang Vị nương vào vị nầy lại có 3 môn. Đó là Thượng, Trung và Hạ môn.

Đại Long Vương Trùng Trùng Quảng Hải Vô Tận Đại Tạng Đại Quyết Trạch Phần – Thứ 10.

Như vậy đã nói qua về Thâm Lý Xuất Hưng Địa Tạng Đại Long Vương Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến Đại Long Vương Trùng Trùng Quảng Hải Vô Tận Đại Tạng Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy như thế nào ? – Kệ rằng:

Biển lớn chứa sức lớn

Tổng có ba loại nặng

Đó là đầu, giữa, sau

Đầu nặng có hai mươi

Hai ức, mười phương cõi

Pháp môn sánh biển lớn

Hai mươi loại chứa chính

Mỗi sanh một vạn lần

Mỗi riêng trăm quyến thuộc

Mỗi sanh một ngàn số

Cho nên số đầy đủ

Trụ tâm nên quan sát

Giữa, sau nặng hơn đây

Nên rộng biết như vậy

Luận rằng: Đại Long Vương Trùng Trùng Quang Hải Vô Tận Đại Tạng Tự Gia có 3 loại, có thể nhiếp các vị. Những gì là ba ? – Một đầu tiên ấy có một; hai ở giữa ấy an trụ chỗ ở; ba sau ấy kiến lập chuyển đổi. Đây gọi là ba.

Ở phần đầu lại có 22 ức 10 phương thế giới có nhiều pháp môn thắng diệu như biển lớn. Nghĩa nầy như thế nào ? – Tức là tàng chứa trong ấy 20 loại pháp chính. Mỗi mỗi đều xuất sanh một vạn pháp môn kh ác như đại hải. Mỗi mỗi khác nhau có cả hằng trăm quyến thuộc. Mỗi mỗi loại ấy lại xuất sanh cả một ngàn pháp môn khác, nhiều như biển. Do ý nghĩa nầy cho nên gọi tên là đầy đủ nghĩa lý vậy. Như vậy hãy lần lượt an trụ tâm nầy định tỉnh để suy nghĩ. Thông minh quan sát số lượng ấy và chú ý hiện ra rõ ràng để phân biệt.

Như kệ đã nói biển rộng lớn ấy có chứa 3 loại nặng. Đó là đầu, giữa và sau. Phần đầu ấy có 22 ức 10 phương thế giới pháp môn và trong biển lớn ấy có chứa 20 loại chính. Mỗi mỗi sanh ra một vạn số. Mỗi ấy lại biệt có 100 quyến thuộc và mỗi quyến thuộc ấy lại sanh ra một ngàn. Cho nên số ấy đầy đủ. Hãy nên trụ tâm mà quan sát. Thứ đến ở giữa. Phần nầy lại nhiều gấp đôi hơn trước, lưu bố phổ cập rộng rãi nhiều hơn. Như kệ cuối lại gấp đôi ở giữa và phần nầy rộng ra thấu suốt. Cho nên trong kinh Đại Ma Ni Bảo Tạng Đà La Ni Tu Tập nói như thế nầy: Long long địa địa trong biển chứa to lớn vô tận ấy có nhiều 10 phương pháp môn quy tắc phẩm loại. Đầu tiên tên là chuyển đại pháp môn đầy đủ một biển, vô cực vô tận, dẫn đạo quang minh hiện chiếu, địa địa bổn nghiệp, bổn dụng xuất sanh, tăng trưởng quy tắc đại hải pháp môn. Sau cùng tên gọi là có tánh, không tánh, không ngã, không lý, đại lợi ích, quảng quang minh, lại lìa thoát, lại hợp chuyển đầy đủ, đầy đủ vô biên Ma Ha hàng nhiều loại trên đất chứa nhóm, pháp vũ minh môn xuất và thượng vị phẩm loại pháp môn. Duy chỉ nhận một cõi để làm thí dụ, chẳng lấy nhiều cõi khác; cho đến nói rộng ra.

Quyển 6

Vô Tận Vô Cùng Trần Trần Số Lượng Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần – Thứ 11

Đã nói qua về Đại Long Trùng Trùng Quảng Hải Vô Tận Đại Tạng Đại Quyết Trạch Phần rồi; bây giờ lần lượt nói về Vô Tận Vô Cùng Trần Trần Số Lượng Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy như thế nào ? – Kệ rằng:

Trong trần trần đạo lộ

Như trước đã nói số

Lại có năm mươi mốt

Quyết định Kim Cang vị

Nương vị nầy lập tướng

Lại có mười loại trọng

Dùng đây sánh đạo lộ

Hai nhơn một quả vậy

Luận rằng: Trong môn nầy có bao nhiêu số vị? – 51 loại chơn kim cang vị, đầy đủ viên mãn chẳng thiếu. Như kệ nói rằng trong trần trần đạo lộ ấy như trước đã nói lại có 51 quyết định Kim Cang vị. Trong vị nầy lại có 10 loại biến đối pháp môn, hay nhiếp môn số. Những gì là mười? – Một là 2 nhơn một quả môn; hai là một nhơn một quả; ba là ít nhơn nhiều quả môn; bốn là nhơn quả một vị môn; năm là không nhơn không quả môn; sáu là tự nhiên an trụ môn; bảy là nhơn quả môn; tám là quả nhơn môn; chín là ngôn thuyết môn; mười là ngôn nhơn môn. Đây gọi là 10. Như vậy 10 môn nầy lấy môn làm số lượng.

Như kệ đã nói nương vào vị nầy lập tướng, tức là có 10 loại nặng lấy làm đạo lộ sánh với 2 nhơn một quả vậy. Môn thứ nhứt ấy hình tướng ra sao? – Kệ rằng:

Lấy tín tâm làm đầu

Sau đó chính mỗi loại

Giữ nơi, ngoài vị đầu

Cho đến định tâm vị

Tức giữ Như Lai địa

Lại như thứ tự nầy

Chẳng thối tâm ban đầu

Sánh đồng phẩm từng loại

Giữ vị khác thứ hai

Cho đến tâm nguyện vị

Lại giữ Như Lai địa

Tu hành vị làm đầu

Lần lượt mỗi loại ấy

Giữ lấy vị thứ ba

Cho đến chánh tâm vị

Lại giữ Như Lai địa

Chẳng thối vị ban đầu

Như thế ở mỗi loại

Giữ vị kế thứ tư

Đến quán đảnh trụ vị

Lại giữ Như Lai địa

Lìa si hành vi đầu

Như thế từng từng loại

Giữ vị kế thứ năm

Cho đến chẳng dính mắc

Lại giữ Như Lai địa

Tôn trọng hành vi đầu

Như thế lần mỗi loại

Giữ vị tiếp thứ sáu

Cho đến chơn thật hành

Lại giữ Như Lai địa

Tùy thuận quán chúng sanh

Hồi hướng lấy làm đầu

Như thế lần mỗi loại

Giữ chỗ nơi bốn vị

Mỗi số lượng khế hợp

Ngoài có Như Lai địa

Cùng với địa làm nữa

Trang nghiêm một biển giác

Mỗi nhơn và quả ấy

Chia xẻ rộng quan sát

Lý nầy sẽ rõ ràng

Luận rằng: Trong môn nầy làm rõ nghĩa gì? – Muốn hiện thị 51 vị, tất cả đều đồng với số ấy; dùng hai loại nhơn cảm được một quả. Biển Tam Bảo rộng vô cùng vô tận vậy. Nghĩa nầy như thế nào? – Đó là tín tâm và phát tâm địa của hai loại nhơn; đồng một hành tướng, chẳng hề xa rời. Đầy đủ hợp chuyển, trụ ở một nơi để làm; khởi lên vô lượng rồi sanh ra vô biên đức. Đầy đủ trang nghiêm một biển đại giác; hay sanh ra nhơn đài; tên gọi là tối thượng đệ nhất xuất sanh tăng trưởng quyết định chơn thật bổn trạng nguyên mẫu xa rời sự trói buộc, trang nghiêm vô thắng địa, chủng tử hải; gặp chỗ trang nghiêm. Quả ấy tên là đầy đủ Kim Cang, viên mãn đại từ bi pháp thân hư không cùng vô sai biệt, tối sơ địa địa vô thượng cực hải, một đến đại giác; chẳng 2 sơn vương.

Thứ đến là niệm tâm địa hoan hỷ hành địa là 2 loại pháp hay trưởng dưỡng cái nhơn, đầy đủ trang nghiêm một biển đại giác. Nhơn ấy gọi là an lạc thường minh quyết định tăng trưởng, chẳng khổ, chẳng vọng, tự nhiên chiếu đến tất cả pháp tánh, chẳng có chỗ chướng ngại chủng tử hải hội. Quả ấy tên gọi là thường lạc, rộng rãi sáng suốt khắp hư không giới, sâu xa hằng rõ chẳng 2 sơn vương.

Thứ đến là tâm tinh tấn địa, cứu hộ tất cả chúng sanh hồi hướng địa của hai loại pháp; hay trưởng dưỡng cái nhơn, đầy đủ trang nghiêm một biển đại giác. Nhơn ấy gọi là phát khởi thù thắng đại bi quang thủy; xa lìa giải đãi, thường độ, thường hành bổn địa, tự tánh đầy đủ thông đạt chủng tử hải hội. Quả ấy tên là từ bi quang minh, thường hằng đạt huệ, chẳng 2 sơn vương.

Thứ đến huệ tâm địa ấy nghịch lưu hoan hỷ địa của 2 loại pháp; hay trưởng dưỡng cái nhơn; đầy đủ trang nghiêm một biển đại giác. Nhơn ấy gọi là đại chơn Kim Cang nhựt nguyệt quang minh, tự tánh lìa khổ trừ đoạn đồ tối, chủng tử hải hội. Quả ấy gọi là cực cực trọng địa, vô thượng một thể, tự nhiên cùng rõ, không hai sơn vương.

Thứ đến định tâm địa, đại cực địa, địa của 2 loại pháp, hay trưởng dưỡng nguyên nhơn, đầy đủ trang nghiêm một biển giác lớn. Nhơn ấy gọi là quyết định an tịch, xa lìa tán loạn, chiếu diệu vô cùng, nước nước lửa lửa, chủng tử hải hội. Quả ấy tên là tịch viên mãn địa, minh viên mãn địa, đầy đủ đức tạng, chẳng 2 sơn vương.

Như thế chư Phật, tất cả mỗi mỗi đều tạo 3 việc lớn. Những gì là ba? – Một là Hưng Hóa; hai là thuyết pháp và ba là thắng tiến. Nói Hưng Hóa nghĩa là xuất ra biến hóa trong 10 phương thế giới vi trần, biến hóa thân nầy. Nói là thuyết pháp là tuyên thuyết thập phương thế giới vi trần phát tâm tín địa pháp môn hải. Nói là thắng tiến nghĩa là hướng lên thượng vị, như thế lần lượt để nhập vào. Đây gọi là ba. Trong biến hóa ấy mỗi mỗi lại có 3 việc nầy sẽ nên rộng rãi thông đạt. Như vậy như vậy, tùy tùy như như. Những người sau nầy các vị như ví dụ trước nên rõ biết. Như kệ lấy tín tâm làm đầu, như thế lần lượt tự mỗi loại giữ các vị từ đầu cho đến định tâm vị, tức là giữ lấy Như Lai địa.

Như vậy đã nói qua về hai nhơn một quả rồi; bây giờ lần lượt nói đến một nhơn một quả môn. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Năm mươi mốt loại vị

Mỗi chẳng chờ tha lực

Riêng mình ở trong nhà

Cảm được một quả ấy

Nhơn và quả tên gọi

Như thế lần lượt thêm

Hạt giống đại giác kia

Giải thích nên rõ biết

Lần lượt như trước nói

Tăng giảm chẳng giống nhau

Luận rằng: Trong bài luận nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị nhơn quả hai pháp so sánh với sự trang nghiêm giác đạo. Biển Tam Bảo chuyển thành to lớn. Như kệ nói năm mươi mốt loại vị, mỗi mỗi chẳng chờ tha lực, mà độc trụ tại nhà mình rồi cảm được một quả. Cho nên nhơn và quả xưng là tên chính ở đây. Thêm xưng là chủng tử của đại giác. Như kệ đã nói nhơn và quả tên ấy như thế lần lượt thêm vào chủng tử đại giác, phân phối giải thích, nên rõ biết. Dần dần chuyển đổi như trước đã nói, chẳng có sai biệt. Chỉ có việc tăng trưởng và giảm đi số lượng thì không đồng.

Như kệ đã nói lần lượt giống như trước tăng giảm chẳng đồng; cho nên như thế chư Phật tất cả mỗi mỗi đều tạo ra 3 việc lớn. Tên giống như đã nói trước, mà nghĩa lại chẳng đồng. Nói là Hưng Hóa nghĩa là xuất ra 10 phương thế giới vi trần số, biến hóa thân kia. Nói là thuyết pháp nghĩa là tuyên thuyết 10 phương thế giới vi trần số, mỗi mỗi nhơn vị pháp môn nhiều như biển. Nói là thắng tiếng nghĩa là hướng lên thượng vị, như thế lần lượt nhập vào. Cuối cùng thân biến hóa ấy lại cũng có 3 việc nầy nên phải rộng biết.

Ở đây đã nói qua về một nhơn một quả môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến ít nhơn nhiều quả môn. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Trong năm mươi mốt vị

Mỗi mỗi đều riêng biệt

Cảm năm mốt quả vị

Tên ít nhơn, nhiều quả

Luận rằng:

Trong môn nầy vì muốn làm rõ nghĩa gì ? – Vì muốn hiện thị tuy chỉ một loại nhơn mà cảm đến 50 quả. Vô ngại tự tại, chẳng chỗ thiếu mất. Biển Tam Bảo chuyển rộng ra thêm. Như kệ nói ở trong 51 vị ấy mỗi mỗi đều cảm 50 quả vị, gọi là nhơn ít mà quả nhiều. Như vậy chư Phật tất cả mỗi mỗi đều tạo ra 3 việc lớn. Tên gọi như trước đã nói, mà nghĩa thì chẳng giống nhau.

Nói là Hưng Hóa nghĩa là xuất ra cùng với 100 lần 10 phương thế giới vi trần sánh với hóa thân. Nói là thuyết pháp nghĩa là tuyên thuyết 100 lần 10 phương thế giới vi trần sánh với mỗi mỗi nhơn vị pháp môn hải vậy. Nói là thắng tiến nghĩa là hướng thượng thượng vị và lần lượt nhập vào. Tựu chung, trong biến hóa ấy lại có 3 việc lớn; nên rộng biết.

Đã nói về nhơn ít quả nhiều môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến nhơn quả một vị môn. Tướng ấy ra sao? – Kệ rằng:

Trong năm mốt vị ấy

Mỗi mỗi đều riêng biệt

Có năm trăm biển quả

Trong năm trăm biển quả

Mỗi mỗi đều khác nhau

Có năm trăm biển nhơn

Như thế đều bình đẳng

Gọi nhơn quả một v ị

Luận rằng: Trong môn nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị nhơn quả 2 pháp số lượng khế hợp với việc chẳng có tăng giảm. Biển Tam Bảo chuyển đổi rộng lớn. Như kệ nói trong 51 vị ấy mỗi mỗi đều có 500 biển của quả. Trong 500 biển quả ấy mỗi mỗi lại có 500 biển của nhơn. Như vậy đều bình đẳng cho nên nhơn quả cùng một vị. Như vậy chư Phật chỗ làm 3 việc đều cũng lại giống như trước, tuy rằng nghĩa khác. Đó là một ngàn. Sự biến hóa thân tướng lại cũng như vậy.

Đã nói về nhơn quả một vị môn rồi; bây giờ lần lượt nói về vô nhơn vô quả môn. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Năm mươi mốt vị pháp

Chẳng nhơn lại chẳng quả

Sanh ngàn nhơn quả pháp

Tên vô nhơn vô quả

Luận rằng: Trong môn nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị 51 vị nhơn mà chẳng có quả. Nhơn ấy xuất sanh 1.000 nhơn và quả đại hải ấy lại chẳng có nhơn. Quả ấy xuất sanh 1.000; nhưng quả biển lớn ấy chuyển đổi rộng lớn như biển Tam Bảo. Như kệ nói 51 vị pháp chẳng nhơn lại chẳng quả, sanh ra 1.000 nhơn quả pháp, gọi là vô nhơn vô quả vậy. Như vậy chư Phật chỗ làm 3 việc lại cũng giống như trước, chỉ khác nghĩa vậy. Đó là hằng vạn.

Đã nói về vô nhơn vô quả môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến tự nhiên an trụ môn. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Trong năm mươi mốt vị

Mỗi mỗi đều khác nhau

Qua vô lượng kiếp chuyển

Chẳng ra khỏi nhà mình

Luận rằng: Trong môn nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị vị vị, tất cả đều trải qua vô lượng kiếp tu hành, thành đạo và việc chuyển đổi, chẳng có giới hạn thời gian. Biển Tam Bảo chuyển rộng rãi; cho nên như kệ đã nói trong 51 vị ấy mỗi mỗi đều trải qua vô lượng kiếp chuyển đổi, chuyển ra khỏi nhà của chính mình. Cho nên như thế chư Phật làm 3 việc, lại cũng giống như trước, tuy nghĩa thì khác, cả hằng ức vậy.

Đã nói qua về tự nhiên an trụ môn rồi; bây giờ lần lượt nói về nhơn quả môn. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Sanh năm mươi mốt vị

Sanh ra năm mươi mốt

Chỗ sanh chẳng cuối cùng

Tên là nhơn quả môn

Luận rằng: Trong môn nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị có thể sanh, có thể sanh, không có cùng tận. Chỗ sanh, chỗ sanh không có cùng tận. Biển Tam Bảo chuyển đổi rộng thêm. Như kệ đã nói 51 vị sanh ra 51 vị; chỗ sanh vô tận; nên có tên là nhơn quả môn. Như thế chư Phật chỗ tạo tác ra 3 việc, lại cũng giống như trước, tuy rằng ý nghĩa khác. Nghĩa là 10 ức vậy.

Đã nói qua về nhơn quả môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến quả nhơn môn. Tướng ấy ra sao? – Kệ rằng:

Nghĩa nầy như dụ trước

Chẳng khác ý thú mấy

Chỉ có số lượng tăng

Trụ tâm nên quán sát

Luận rằng: Trong môn nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị 51 vị. Lại nữa nhơn và quả mỗi mỗi sanh vô tận vô tận nhơn quả như đại hải pháp môn. Tam Bảo hải chuyển đổi rộng lớn. Như kệ đã nói, tuy có số lượng tăng; như chư Phật tạo tác ba việc lại cũng giống như trước, tuy rằng nghĩa khác. Nghĩa là 100 ức như vậy.

Đã nói qua về quả nhơn môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến thuyết môn. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Tất cả biển Tam Bảo

Tất cả đều khởi nói

Chẳng có chỗ cuối cùng

Tên là ngôn thuyết môn

Luận rằng: Trong môn nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị tất cả Tam Bảo, tất cả mỗi mỗi tuyên thuyết vô tận tăng hải, vô tận pháp hải, vô tận giác hải. Biển Tam Bảo chuyển đổi rộng rãi hơn. Như kệ đã nói tất cả Tam Bảo hải đều khởi lên ngôn thuyết chẳng có chỗ cuối cùng; cho nên gọi là ngôn thuyết môn. Như vậy Tam Bảo tạo tác 3 việc, lại giống như trước, tuy nghĩa lại khác. Nghĩa là ngàn ức vậy.

Đã nói qua về ngôn thuyết môn rồi; bây giờ lần lượt nói về ngôn nhơn môn. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Tất cả Tam Bảo thuyết

Như thuyết sánh người làm

Chẳng có cùng tận vậy

Tên gọi ngôn nhơn môn

Luận rằng: Trong bài kệ nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị như trước đã nói về Tam Bảo. Nói như chỗ đã nói, tạo tác hành giả không có cùng tận. Biển Tam Bảo ấy chuyển đổi rộng ra. Như kệ đã nói tất cả Tam Bảo nói như thuyết lượng, tác nhơn vô hữu cùng tận. Cho nên gọi là ngôn nhơn môn. Như thế những người ấy khi thành đạo rồi, chỗ làm 3 việc, lại cũng giống như trước, tuy chỉ khác nghĩa. Nghĩa là hằng vạn ức vậy.

Trong kinh đại minh tổng trì cụ túc tâm địa có nói như thế nầy: Giống như 10 phương không biên giới, không gốc gác, không đầu, không cuối, đạo hành túc phục địa, địa pháp tạng lại có 10 loại thù thắng chuyển, chuyển tăng trưởng gấp bội, đầy đủ viên mãn đại pháp môn hải hội; cho đến nói rộng ra.

Bất khả tư nghì bất khả xưng lượng câu câu vi trần bổn đại sơn vương đại quyết trạch phần – Thứ 12

Đã nói qua về vô tận vô cùng trần trần số lượng đạo lộ đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt sẽ nói về bất khả tư nghì, bất khả xưng lượng câu câu vi trần bổn đại sơn vương đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Trong biển bất tư nghì

Liền có ba loại pháp

Ba ấy lại gấp bội

Giải ra nên rõ biết

Luận rằng: Bất khả tư nghì bổn đại sơn vương thể tánh ấy lại có 3 loại. Những gì là ba? – Một là Pháp bảo số lượng bội; hai là Tăng bảo số lượng bội; ba là Phật bảo số lượng bội. Đây gọi là ba.

Tăng bao nhiêu số lượng, nghĩa là tạo gấp đôi? – Nghĩa là tăng hàng ức ức 10 phương thế giới vi trần số lượng Tam Bảo hải vậy. Như đây lần lượt nương vào đạo lộ thập tăng nhứt chủng bội. Nên quan sát để biết rõ.

Như kệ đã nói về bất tư nghì hải lại có 3 loại pháp. Đó là 3 lần gấp đôi; cho nên phải giải thích phân chia để rõ biết. Cuối cuối gấp 3 lần, nương vào bổn chính để nói; nên rộng thêm và thông suốt. Trong kinh Tâm Địa nói như thế nầy: Câu trần vô thượng, bất khả tư nghì, căn bản tánh hải phần đều đầy đủ ức ức đại phương, tam đức đại hải. Dùng đại phương phân kiến lập đại phương; cho đến nói rộng ra.

Quyển 7

Bất khả tư nghì câu câu vi trần nhứt thiết sơn vương đạo lộ đại quyết trạch phần – Thứ 13

Như vậy đã nói qua về bất khả tư nghì, bất khả xưng lượng cụ cụ vi trần bổn đại sơn vương đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến bất khả tư nghì cụ cụ vi trần nhứt thiết sơn vương đạo lộ đại quyết trạch phần. Tướng nầy là gì? – Kệ rằng:

Trong vi trần đạo lộ

Có mười phương thế giới

Năm mươi mốt bổn vị

Tên như trước đã nói

Một trong năm mốt ấy

Mỗi mỗi đều có tên

Trong mười phương thế giới

Chướng trị biển Tam Bảo

Nếu một kia cũng vậy

Chi phối nên rõ biết

Luận rằng: Trong cụ cụ vi trần đạo lộ ấy tức có một trong 10 phương thế giới trong số 51 căn bản vị ấy. Tên gọi cùng số lượng như đã nói ở trước chẳng có gì sai khác. Như trong bài kệ đã nói về vi trần đạo lộ lại có 10 phương thế giới, trong ấy 51 bổn vị tên gọi như trước đã nói. Một trong 51 loại vị ấy, mỗi mỗi có 10 phương thế giới số lượng. Phiền não như biển cả đối trị với biển cả của Tăng bảo, biển cả của Pháp bảo và biển cả của Phật bảo. Chuyển đổi đầy đủ.

Như kệ đã nói một trong 51 ấy, mỗi mỗi đều có 10 phương thế giới, chướng trị biển Tam Bảo. Như đã nói mỗi một trong 51 vị ấy, cùng với tất cả các vị cũng lại như vậy. Như kệ đã nói rằng: nếu một kia cũng thế, điều chi phối nầy lại cũng nên rõ biết.

Như đã nói qua về hiện thị bản thể an lập môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến hiện thị thượng mạt chuyển tướng môn. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Nay con đường của Phật

Ra khỏi chỗ nhỏ kia

Pháp hóa ra biển lớn

Đệ nhị chuyển người giác

Ra khỏi cũng rất nhiều

Pháp hóa ra biển lớn

Đệ tam chuyển người giác

Ra khỏi cũng rất nhiều

Pháp hóa ra biển lớn

Sau đó đều chuyển cả

Như lần lượt chẳng sai

Dần dần tăng số lượng

Luận rằng: Nương vào một gốc là lòng tin ra khỏi cùng với người giác ngộ thì tổng số của một ấy là 10 phương thế giới. Ở trong nầy đã có một vị Phật đã thành đạo rồi; tức liền ra khỏi chỗ nhỏ nhoi trong 10 phương thế giới vi trần số lượng. Vô ngại tự tại hóa thân đại hải. Như vậy vô lượng tín tâm cũng như biển lớn.

Như kệ đã nói bây giờ con đường của Phật đã ra khỏi các pháp nhỏ nhiều rồi để trở thành biển lớn. Nương vào thân Phật nầy để ra khỏi và hóa thân. Tổng cộng có nhiều vô lượng số nhỏ trong 10 phương thế giới vi trần số lượng. Ở trong nầy có một vị Phật đã ra khỏi rồi. Tức liền đó ra khỏi 10 phương vô lượng thế giới vi trần số lượng. Vô ngại tự tại hóa thân đại hải. Như vậy số lượng tín địa cũng nhiều như biển lớn.

Như kệ đã nói đệ nhị chuyển đến người giác ngộ ra khỏi trong vô lượng pháp và hóa ra biển lớn vậy. Nương vào hóa thân nầy để ra khỏi cùng hóa thân. Tổng cộng trong ấy có vô lượng 10 phương thế giới vi trần số lượng; trong nầy có một vị Phật đã ra khỏi cùng với việc nầy rồi. Tức liền ra khỏi cùng với nhiều vô lượng 10 phương thế giới vi trần số lượng. Vô ngại tự tại hóa thân đại hải. Như vậy số lượng tín địa cũng như biển lớn.

Như kệ đã nói đệ tam chuyển đổi người giác ngộ cũng ra khỏi cùng với vô lượng pháp lớn và biến thành biển lớn. Như thế như thế, tùy theo như vậy. Sau đó trong ấy chuyển đổi lần lượt chẳng qua khỏi và dần dần tăng trưởng.

Như kệ đã nói sau đó chuyển đổi như lần lượt chẳng quá, dần dần tăng số lượng. Đưa ra một sự gặp gỡ như vậy; nên rõ biết rộng hơn.

Trong kinh Bổn Phẩm Túc Địa Trí nói như thế nầy: Đại địa vi trần dụ cho biển lớn che đậy những việc làm của vô trụ pháp môn. Trong đệ nhứt chuyển, tiểu vô lượng đại phương vi trần số phẩm. Trong đệ nhị chuyển vô lượng phẩm; trong đệ nhị tam chuyển đại vô lượng phẩm; trong đệ nhị tứ chuyển vô biên vô lượng phẩm. Trong đệ ngũ chuyển vô số lượng phẩm. Trong đệ lục vô lượng vô lượng phẩm. Trong đệ thất chuyển bất khả kế lượng vô lượng phẩm. Trong đệ bát chuyển đầy đủ vô lượng phẩm. Trong đệ cửu chuyển bất khả thuyết vô lượng phẩm. Trong đệ thập bất khả tư nghì vô lượng phẩm; cho đến nói rộng ra.

Tất cả hư không, tất cả vi trần số lượng, cao vương đại trạch quyết phần – Thứ 14

Như đã nói về bất khả tư nghì cụ cụ vi trần nhứt thiết sơn vương đạo lộ đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến tất cả hư không, tất cả vi trần số lượng cao sơn đại quyết trạch phần. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Trong hư không vi trần

Lại có mười phương số

Mười phương trần không ấy

Năm mốt bổn vị thảy

Một trong năm mốt ấy

Mỗi mỗi đều riêng biệt

Như trước nói số lượng

Chướng trị biển Tam Bảo

Luận rằng: Tất cả hư không, tất cả vi trần số lượng cao sơn phần lại có 10 phương thế giới vi trần số lượng trong 10 phương thế giới vi trần của 51 loại căn bản vị. Mười phương thế giới vi trần số lượng trong 51 loại căn bản vị ấy là 10 phương thế giới vi trần số lượng của 10 phương hư không vi trần số lượng trong 51 loại căn bản vị.

Như kệ đã nói về hư không vi trần lại có 10 phương số lượng, 10 phương vi trần hư không số lượng 51 bản vị. Một của 51 loại căn bản vị ấy mỗi mỗi đều có 10 phương thế giới vi trần số lượng trong 10 phương thế giới của trần số lượng. Mười phương thế giới vi trần số lượng ấy là 10 phương hư không vi trần số lượng. Phiền não đại hải đối trị với đại hải Tăng bảo, đại hải Pháp bảo đại hải Phật bảo, đầy đủ chuyển đổi.

Như kệ đã nói mỗi một trong 51 ấy mỗi mỗi đều có như trước đã nói về vô lượng chướng trị với biển Tam Bảo.

Đã nói qua về hiện thị bản thể an lập môn rồi; bây giờ lần lượt nói về hiện thị thượng mạt chuyển tướng môn. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Bản nầy, người giác ngộ

Gấp mười số trước kia

Cùng biến hóa thuyết pháp

Người thông minh nên rõ

Sau đó lại chuyển đổi

Lần lượt chẳng qua khỏi

Dần dần tăng trưởng lên

Chuyển đổi rộng mãi ra

Luận rằng: Trong môn nầy vì muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiển thị nương vào một căn bản niềm tin, ra khỏi của bậc giác ngộ. Trong nầy dụ cho một vị Phật. Sớ lượng thí dụ nầy cứ tăng thêm lên gấp 10; ra khỏi, biến hóa tuyên nói về tín địa. Sau đó chuyển đổi dần dần tăng lên. Trăm ngàn vạn ức cho đến vô lượng vô cùng tận.

Như kệ đã nói về gốc gác nầy, là bậc giác ngộ nhiều hơn cả 10 lần trước, cùng với sự biến hóa thuyết pháp. Người thông minh nên rõ biết. Trong những lần chuyển sau, như thế lần lượt chẳng qua khỏi, dần dần tăng trưởng số lượng, chuyển đổi hơn ra và rộng như biển cả.

Trong kinh Đại Trí nói như thế nầy: Có thể một ấy là gồm cả, biến khắp tự thể; chuyển tướng vô lượng vô biên. Thí dụ lượng ấy nói về lúc chuyển hóa; dần dần tăng trưởng số lượng, đầy đủ số lượng. Cho đến nói rộng ra.

Quyển 8

Độc địa phi loạn nhứt định nhứt định đạo lộ đại quyết trạch – Thứ 15

Như đã nói về nhứt thiết hư không nhứt thiết vi trần số lượng cao vương đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói về độc địa phi loạn nhứt định nhứt định, đạo lộ đại quyết trạch phần. Tướng nầy là gì? – Kệ rằng:

Trong phi loạn đạo ấy

Lại có Kim Cang vị

Mỗi mỗi vị đều riêng

Có gốc lại có một

Một trăm hai số thành

Nương vị lập chuyển tướng

Liền có năm loại nặng

Nghĩa trên một, gốc một

Đều chuyển lại chẳng tạp

Viên mãn đầy đủ vị

Luận rằng: Độc địa phi loạn nhứt định nhứt định đạo lộ phần, lại có 51 loại chơn Kim Cang vị. Mỗi mỗi vị đều có sự tồn tại của một gốc. Đây ý nói cái gì? – 102 số đã thành lập rồi. Như kệ đã nói phi loạn đạo lộ lại cũng có Kim Cang vị; mỗi mỗi vị đều có gốc gác tồn tại một; cho nên 102 số ấy thành tựu. Nương vào vị nầy để kiến lập chuyển tướng, lại có 5 loại. Những gì là năm? – Một là thượng thượng mỗi mỗi chuyển tướng môn; hai là bổn bổn mỗi mỗi chuyển tướng môn; ba là cụ hành bất ly chuyển tướng môn; bốn là khu khu bất tạp chuyển tướng môn; năm là viên mãn cụ túc chuyển tướng môn. Đây gọi là 5.

Như kệ đã nói nương vào vị để lập nên chuyển tướng, tức có 5 loại. Nghĩa là bên trên ấy một gốc, một đủ chuyển và chẳng lìa viên mãn cụ túc vị. Đệ nhứt chuyển tướng hình tướng ra sao? – Kệ rằng:

Năm mươi mốt loại vị

Một ấy nhiếp năm mươi

Một lúc một nơi chuyển

Rồi chẳng thể hợp nhứt

Luận rằng: Thế nào gọi là thượng nhứt nhứt môn? – Đó là 51 loại vị. Mỗi một vị đều nhiếp lấy 51 nơi để chuyển. Nếu như vậy thì hợp lại để cùng làm một thể. Mỗi riêng biệt một ấy, chẳng thể hợp nhứt. Như kệ đã nói 51 loại vị; một ấy nhiếp lấy 51, thời gian; một nơi ấy chuyển, sau đó chẳng thể hợp nhứt.

Đã nói qua về thượng thượng nhứt nhứt chuyển tướng môn rồi; bây giờ lần lượt nói về bổn bổn nhứt nhứt chuyển tướng môn. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Năm mươi mốt gốc một

Một, mỗi nhiếp năm mươi

Một lúc một nơi chuyển

Rồi chẳng thể hợp nhứt

Luận rằng: Sao gọi là bổn bổn nhứt nhứt môn? – Nghĩa là 51 loại bổn; mỗi mỗi có gốc một; mỗi ấy nhiếp 51 xứ rồi chuyển. Nếu như vậy hợp rồi, liền tạo thành một thể; mỗi mỗi riêng biệt một; chuyển ấy chẳng thể hợp nhất. Như kệ 51 gốc; mỗi một đều nhiếp lấy 51, lúc, nơi chuyển đổi; rồi chẳng thể hợp nhứt.

Như vậy đã nói qua về bổn bổn nhứt nhứt chuyển tướng môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến cụ hành bất ly chuyển tướng môn. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Gốc một và trên một

Cùng nhiếp lấy các vị

Đều chuyển chẳng lìa nhau

Rồi chẳng thể hợp nhứt

Luận rằng: Thế nào gọi là cụ hành chuyển môn? – Đó là gốc một của 51 pháp. Mỗi mỗi một pháp nhiếp lấy một của 51 pháp. Trên một của 51 pháp lại hay nhiếp lấy gốc kia. Cụ hành cụ chuyển chẳng xa lìa. Rồi mỗi một riêng biệt lúc và nơi chuyển; chẳng thể hợp nhứt. Như kệ đã nói về gốc một ấy và bên trên một hợp lại mỗi mỗi nhiếp lấy các vị đều chuyển, chẳng lìa; rồi chẳng thể hợp nhứt.

Như vậy đã nói qua về cụ hành bất ly chuyển tướng môn rồi; bây giờ lần lượt nói về khu khu bất tạp chuyển tướng môn. Tướng nầy là gì? – Kệ rằng:

Gốc trên tất cả vị

Mỗi mỗi đều riêng biệt

Luận rằng: Sao gọi là khu bất tạp môn? – Đó là tất cả loại gốc trên của các vị. Mỗi mỗi đều nhiếp lấy để an trụ tại nhà mình; lại cũng chẳng di chuyển, lại cũng chẳng ra vào; lại chẳng nhiếp lấy kia; lại chẳng bất định thường; thường hằng đầy đủ, biến khắp rộng rãi to lớn. Như kệ đã nói về căn bản bên trên của tất cả vị; mỗi mỗi đều an trụ tại nhà; chẳng nhiếp lấy pháp kia.

Cho nên đã nói về khu khu bất tạp chuyển tướng môn và bây giờ lần lượt nói đến cụ túc viên mãn chuyển tướng môn. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Trước đã nói bốn môn

Tất cả lúc cùng nơi

Vô ngại tự tại chuyển

Tên đầy đủ viên mãn

Luận rằng: Sao gọi là Cụ túc chuyển môn? – Nghĩa là như trước đã nói về 4 môn rồi; một lúc chuyển, một nơi chuyển; khác lúc chuyển, khác nơi chuyển. Một chuyển, lìa chuyển, tổng chuyển, biệt chuyển. Vô ngại tự tại vậy. Như kệ đã nói trước về tứ môn. Tất cả lúc, nơi và vô ngại tự tại chuyển; nên gọi là đầy đủ viên mãn.

Trong kinh Ma Ha Diễn Đại Đà La Ni Kim Cang Thần Chú nói như thế nầy: Mỗi một tất cả tất cả lìa tạp, có không, mỗi xưng, mỗi lượng pháp tạng môn hải. Tổng cộng có 2 pháp. Những gì là hai? – Một là tổng; hai là riêng biệt. Nói riêng biệt nghĩa là 4 loại Cụ luân địa. Nói là tổng, là 4 loại Cụ luân tự tại chuyển; cho đến nói rộng ra.

Độc địa độc thiên nhứt chủng quảng đại vô nhị sơn vương đại quyết trạch phần – Thứ 16

Như đã nói về độc địa phi loạn nhứt định nhứt định đạo lộ đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến độc địa độc thiên nhứt chủng quảng đại vô nhị sơn vương đại quyết trạch phần. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Thể của Sơn Vương nầy

Lại có hai loại môn

Nghĩa tự tánh gốc gác

Như vậy nên quan sát

Luận rằng: Độc địa độc thiên nhứt chủng quảng đại vô nhị sơn vương thể nầy lại có 2 môn. Những gì là hai? – Một là gốc ấy một tự tánh; vị địa môn. Hai là gốc một ấy bổn vị địa môn. Đây gọi là hai. Như vậy lần lượt nên quan sát phán xét. Như kệ đã nói về thể của sơn vương nầy có 2 loại môn. Nghĩa là tự tánh gốc gác; như thế nên lần lượt quan sát. Tự tánh vị địa hình tướng như thế nào? – Kệ rằng:

Gốc kia một pháp ấy

Chẳng chờ kia tự nhiên

Có năm mươi mốt vị

Tên là tự tánh vị

Như vậy năm mươi mốt

Mỗi mỗi đều riêng biệt

Có năm trăm pháp môn

Chu biến rộng rãi chuyển

Luận rằng: Sao gọi là tự tánh vị địa? – Nghĩa là như trước đã nói về 51 loại gốc của một pháp. Mỗi mỗi đều chẳng chờ đợi lực kia. Tự nhiên tự tánh có 51 chơn Kim Cang vị. Cho nên nói là tự tánh vị địa.

Như kệ đã nói gốc kia một pháp chẳng chờ đợi kia, tự nhiên có 51 vị, tên là tự tánh vị. Như thế mỗi mỗi 51 vị. Mỗi mỗi có 500 pháp môn nhiều như biển cả. Lại chu biến chuyển cũng lại rộng rãi chuyển đổi.

Như kệ đã nói về 51; mỗi mỗi đều có 500 pháp môn, chu biến rộng rãi. Trong vị nầy lại như trước đã nói về 5 loại đại môn. Đầy đủ đầy đủ, viên mãn viên mãn; nên quan sát suy nghĩ.

Như vậy đã nói qua về bổn nhứt tự tánh vị địa môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến bổn nhứt bổn vị địa môn. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Năm mươi mốt pháp gốc

Lại mỗi có pháp gốc

Mỗi không không không một

Trong đây lại có vị

Luận rằng: Gốc một ấy chỗ nương vào không không không một, lại cũng có những vị khác nữa. Mỗi một vị ấy tất cả mỗi mỗi trong 10 vạn pháp môn; đầy đủ viên mãn chẳng khuyết thất chuyển đổi. Đối với trong vị nầy lại cũng như trước đã nói về 5 loại đại môn; đầy đủ đầy đủ viên mãn viên mãn; cứ nên như thế mà quan sát phán xét.

Trong Kinh Phẩm Luận nói như thế nầy: Thiền Định Ma Ha Diễn Thể ấy có 3 đại môn. Những gì là ba? – Một là Thượng Địa an lập quảng đại hải hội môn; hai là Tông Bổn Hữu Hữu Hữu Nhứt Môn; ba là Căn Bản Không Không Không Nhứt Môn. Như vậy 3 môn tất cả đều có các vị, đầy đủ viên mãn đồng chuyển và chuyển khác đi; cho đến nói rộng ra.

Quyển 9

Độc nhứt vô nhị Sơn Vương Tự Tại Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần – Thứ 17

Đã nói về Độc địa Độc thiên nhứt chủng quảng đại vô nhị Sơn Vương đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói về độc nhứt vô nhị sơn vương tự tại đạo lộ đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Trong tự tại đạo lộ

Tổng có ngàn lần chuyển

Đó là gốc trên, một

Mỗi mỗi có năm trăm

Luận rằng: Trong vô nhị sơn vương tự tại đạo lộ phần nầy tổng cộng có 1.000 lần sai biệt chuyển tướng. Đó là gốc gác bên trên và mỗi mỗi có 500 vậy. Như kệ đã nói trong tự tại đạo lộ, tổng cộng có 1.000 loại chuyển. Nghĩa là gốc gác bên trên của một ấy, mỗi mỗi có 500. Cho nên cái gốc chuyển đổi hình tướng ấy sẽ như thế nào? – Kệ rằng:

Hướng gốc một hạ chuyển

Một không một có chuyển

Cho đến thứ năm trăm

Ngoài vị cũng như vậy

Luận rằng: Trong bài kệ nầy vì muốn làm sáng tỏ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị nương vào gốc gác của một môn, hướng hạ hạ chuyển; có một Kim Cang, không một Kim Cang. Như đây lần lượt mỗi mỗi hiện tiền, dần dần chuyển nhập cho đến lần thứ 500. Như thế lại cũng chẳng dư vị nào; dần dần chuyển nhập cho đến lần thứ 500; chẳng có cuối cùng; chẳng có ngằn mé, chẳng có đầu đuôi; đầy đủ đầy đủ, viên mãn quảng đại, thường hằng chuyển đổi.

Như kệ đã nói hướng về gốc gác của một hạ chuyển; một không, một có chuyển cho đến lần thứ 500 dư vị lại cũng như vậy. Hình tướng của thượng chuyển như thí dụ nầy nên rõ biết.

Trong kinh Nhơn Minh Tánh Đức nói như thế nầy: Không hai, một trời, cha con pháp tạng, thượng thượng chuyển khứ; có đầu đuôi nầy, chẳng có cùng tận. Hạ hạ chuyển nhập. Có đầu đuôi nầy, chẳng có cùng tận. Có đầu đuôi nghĩa là từ tín đẳng vị khởi lên cho đến 500 số lượng, vô cùng tận; pháp tạng ấy như biển cả thật to lớn rộng khắp; cho đến nói rộng ra.

Ma Ha Vô Nhị Sơn Vương tối thắng cao đảnh nhứt địa đại quyết trạch phần – Thứ 18

Như vậy đã nói qua về độc nhứt vô nhị sơn vương tự tại đạo lộ đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến Ma Ha vô nhị sơn vương thắng cao đảnh nhứt địa đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Gốc trên vô cùng tận

Kiến lập tên như vậy

Ngoài ra tất cả vị

Lại như thế nên rõ

Luận rằng: Bây giờ trong kệ nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị bổn bổn vô cùng thượng thượng vô cùng. Bổn thượng vô cùng, thượng bổn vô cùng; mỗi một vô cùng, nhiều nhiều vô cùng; đồng đồng vô cùng, dị dị vô cùng; đẳng đẳng vô cùng; biệt biệt vô cùng; hữu cùng vô cùng, vô cùng, vô cùng chu biến rộng rãi to lớn đầy đủ viên mãn. Như kệ đã nói gốc gác ở trên vô cùng tận, kiến lập như vậy; gọi là ngoài ra tất cả vị cũng lại như thế, nên biết.

Trong kinh Ma Ha Diễn Hải nói như thế nầy: Trong biển Thiền Định Ma Ha Diễn ấy 1.200 vô cùng tận phẩm, đầy đủ đều chuyển; cho đến nói rộng ra.

Quyển 10

Giác Hồi Đà Thi Phạn Chư Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần – Thứ 19

Đã nói qua về Ma Ha Vô Nhị Sơn Vương tối thắng cao đảnh nhứt địa quyết trạch phần; bây giờ lần lượt nói đến Giác Hồi Đà Thi Phạn Ca Nặc Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy sẽ như thế nào? – Kệ rằng:

Giác Hồi trong đạo lộ

Bảy đổi, đối tu hành

Để làm số đường ấy

Chẳng có dư hành tướng

Luận rằng: Bây giờ trong bài kệ nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn làm hiện thị giác hồi đạo lộ. Tuy lấy bảy biến đối làm số lượng trong thế giới nầy, không có tướng gì khác. Như kệ đã nói về giác hồi đạo lộ, với bảy biến đối tu hành, lấy đó làm số đạo lộ, chẳng có dư hình tướng. Thế nào gọi là 7 biến tu hành ? – Hình tướng ấy như thế nào? – Kệ rằng:

Bảy biến có ba loại

Công đức sai quấy ấy

Trong năm mươi mốt vị

Trên dưới chuyển bảy biến

Tăng trưởng phẩm công đức

Với các biển phiền não

Luận rằng: Bảy biến tu hành có bao nhiêu số ? – Có 3 loại. Những gì là ba? – Một là công đức bảy biến; hai là bảy biến sai quấy; ba là so sánh với bảy biến. Đây gọi là ba. Như kệ nói biến ấy có 3 loại công đức sai quấy. Nói là biến tướng ấy nghĩa là 51 loại kim cang vị. Hướng thượng thượng chuyển; hướng hạ hạ chuyển, đầy đủ 7 biến. Tăng trưởng công đức, tăng trưởng sự sai quấy, rộng rãi to lớn chuyển đổi. Như trong bài kệ 51 vị ấy trên dưới 7 biến chuyển đổi tăng trưởng công đức phẩm và các phiền não nhiều như biển cả. Năm sự sai quấy của 7 biến hình tướng ấy như thế nào? – Kệ rằng:

Trong đệ nhứt biến đầu

Trên mỗi tăng trăm lần

Dưới, mỗi tăng ngàn lần

Mỗi chướng một hai đức

Sau sáu biến như thế

Tăng bội bội số chuyển

Luận rằng: Trong biến đầu tiên tăng bao nhiêu lần chuyển đổi; chướng bao nhiêu tịnh pháp? – Nghĩa là khi thượng chuyển, mỗi một vị mỗi tăng lên trăm lần phiền não phẩm loại. Chướng một tịnh pháp. Một lúc hạ chuyển, mỗi một vị ấy tăng 1.000 lần phiền não phẩm loại; chướng hai tịnh pháp.

Như kệ đã nói về trong biến đầu tiên, phần trên mỗi mỗi tăng 100 lần và phần dưới mỗi mỗi tăng 1.000 lần, mỗi mỗi chướng một hai đức. Sau 6 biến ấy công đức sai quấy. Như đây lần lượt tăng gấp bội.

Như kệ đã nói về 6 biến ấy lần lượt tăng lên gấp đôi số lần chuyển đổi.

Đã nói về hiện thị quá hoạn thất biến môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến hiện thị công đức thất biến môn. Tướng nầy như thế nào? – Kệ rằng:

Trong biến thứ nhứt ấy

Trên, mỗi tăng một đức

Dưới, mỗi tăng hai đức

Dần dần chuyển đổi thảy

Sau sáu biến lần lượt

Tăng gấp đôi số chuyển

Chẳng mất, sai số lượng

Vì công đức biến tạo

Luận rằng: Trong biến đệ nhứt ấy tăng bao nhiêu lần chuyển? – Nghĩa là lúc chuyển bên trên, mỗi một vị, mỗi mỗi tăng một ức lần công đức phẩm loại; rồi dần dần mà chuyển. Nếu lúc hạ chuyển, mỗi một vị ấy, mỗi mỗi tăng 2 ức số công đức phẩm loại, dần dần chuyển đổi. Như kệ đã nói trong biến đầu tiên, dừng lại ở mỗi số tăng một ức và ở dưới ấy, mỗi mỗi số tăng 2 ức, dần dần chuyển đổi theo thứ tự. Trong 6 biến phía sau ấy, như đây lần lượt tăng số lần gấp bội. Như kệ đã nói 6 biến đổi sau ấy lần lượt tăng gấp bội số lần chuyển. Như vậy công đức phiền não phẩm loại làm sự cắt đứt mà chẳng mất, chỉ có biến đổi, tác chuyển; chẳng động hoại. Như kệ đã nói về bất hoại hoạn số lượng, làm công đức biến tác vậy.

Như thế đã nói qua về hiện thị công đức thất biến môn rồi; bây giờ lần lượt nói về hiện thị đẳng lượng nhơn biến môn. Tướng nầy là gì? – Kệ rằng:

Trong đệ nhứt biến ấy

Mỗi trên tăng 1.000

Mỗi dưới tăng hai vạn

Số lượng ấy dần chuyển

Sau sáu biến lần lượt

Tăng gấp bội số chuyển

Chẳng đoạn chướng sai biệt

Tuy đối lượng kiến lập

Luận rằng: Trong đệ nhứt biến ấy tăng bao nhiêu lần chuyển: – Đó là khi chuyển ở trên, mỗi một vị, mỗi mỗi tăng lên 1.000, như thế lần lượt chuyển. Nếu lúc chuyển phía dưới, mỗi một vị, mỗi mỗi tăng 2 vạn, như vậy lần lượt chuyển.

Như kệ đã nói về đệ nhứt biến ấy, mỗi mỗi bên trên tăng 1.000 và mỗi mỗi bên dưới tăng 2 vạn. Vậy số lượng phẩm nầy có tăng giảm chăng? – Tuy là bình đẳng về số lượng; nhưng chẳng sai biệt về số lượng.

Như kệ đã nói rằng số lượng ấy dần dần chuyển đổi vậy. Sau sáu biến ấy, như thế lần lượt tăng gấp bội số lần chuyển. Nghĩa là gấp bội. Như kệ đã nói về 6 biến phía sau cứ như thế lần lượt tăng gấp bội số lần chuyển đổi. Đây là 7 biến. Lại chẳng chiếu tướng, lại chẳng có tướng che đậy. Tuy bình đẳng về số lượng, kiến lập ra từng phần.

Như kệ đã nói về số đoạn chướng sai biệt, tuy đối lượng kiến lập. Trong nầy lần lượt công đức 7 biến ấy lấy đây làm cuối cùng; nên phán đoán quan sát. Trong kinh Thậm Thâm chủng tử nói như thế nầy: Trong Minh Đạt Lý Tạng chỉ có 3 biến; dùng bảy ấy làm lượng; chẳng tăng chẳng giảm; giống như 7 bước nhảy của con nhái trên 7 lá cây; pháp ấy cũng là đạo lý. Đầu tiên chỉ trong phẩm nhiễm và nhiễm tịnh đầy đủ, sau đó chỉ có tịnh phẩm; cho đến nói rộng ra.

Giác Hồi Đà Thi Phạm Ca Nặc Bổn Vương Bổn Địa Đại Quyết Trạch Phần – Thứ 20

Như đã nói về Giác Hồi Đà Thi Phạn Ca Nặc Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần rồi; bây giờ lần lượt nói về Giác Hồi Đà Thi Phạn Ca Nặc Bổn Vương Địa Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy ra sao? – Kệ rằng:

Trong bổn vương thể nầy

Có ba loại bách biến

Tên lần lượt như trước

Chẳng có không sai biệt

Luận rằng: Ở trong bổn vương thể nầy có 3 loại bách biến tu hành; tên gọi lần lượt như trước đã nói. Như kệ nói về bổn vương thể nầy có 3 loại bách biến, tên gọi lần lượt như trước và chẳng có sai biệt. Như vậy 3 biến ấy hình tướng ra sao? – Kệ rằng:

Như thế trong ba biến

Đầu, mỗi mỗi lần lượt

Mười, ngàn, trăm ức số

Sau, chín mươi chín biến

Như vậy tăng gấp đôi

Dần dần cứ chuyển đổi

Luận rằng: Quá hoạn bách biến môn bên trên và bên dưới; trong đệ nhứt biến ấy tăng 10 ức số, lần lượt chuyển đổi. Cuối cùng công đức bách biến môn ấy, bên trên và bên dưới; trong đệ nhứt biến ấy tăng 1.000 ức số, lần lượt chuyển đổi. Cùng với số lượng 100 biến môn ấy, trên và dươi, đệ nhứt biến tăng lên 100 ức số lần lượt chuyển đổi.

Như kệ đã nói như thế trong 3 biến, ở đầu mỗi mỗi lần lượt có 10.000 trăm ức số vậy. Sau đó trong 99 biến ấy, như thế tăng gấp đôi và dần dần chuyển đổi. Trong kinh Đại Hải Sơn Vương Địa Đại Phẩm Loại có nói như thế nầy: Trong Như Lai tạng thể, có 3 lưu chuyển phẩm; lấy số trăm làm lượng. Chẳng qua khỏi, lần lượt chuyển đổi đi. Như vậy trong 3 ấy, công đức đầu ít, mà sự sai quấy lại nhiều phần. Phía sau chỉ có công đức; cho đến nói rộng ra vậy.

    Xem thêm:

  • Luận Chư Giáo Quyết Định Danh Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề - Luận Tạng
  • Luận Nhập Đại Thừa - Luận Tạng
  • Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Luận Tạng
  • Luận Về Sự Hiểu Biết Rõ Ràng - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Thích Ma Ha Diễn - Luận Tạng
  • Tam Luận Lược Chương - Luận Tạng
  • Ngộ Tánh Luận - Luận Tạng
  • Luận Tối Thượng Thừa - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 3 - Luận Tạng
  • Luận Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn - Luận Tạng
  • Giảng Giải Kinh Viên Giác - Luận Tạng
  • Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Lược Sớ - Luận Tạng
  • Sớ Thần Bảo Ký Nhơn Vương Hộ Quốc Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Luận Tạng
  • Thiền Tông Khảo Luận - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 2 - Luận Tạng
  • Một Trăm Câu Hỏi Đáp Về Pháp Môn Niệm Phật - Luận Tạng
  • Tán Thuật Kinh Kim Cang Bát Nhã - Luận Tạng
  • Ý Nghĩa Quán Âm Huyền Diệu - Luận Tạng