1
2
3
4
5
6
7
8
9

QUYỂN 6

NGỒI TĨNH TÂM TRƯỚC KHI THAM VẤN

Sau khi thọ trai xong, Đường ty hành giả vâng lời Thủ toạ treo bảng thông báo Toạ tham trước mỗi liêu chúng ở Tăng đường. Sắp đến xế chiều, trong Tăng đường chuẩn bị hương hoa, đốt đèn, đánh bản trước liêu chúng, hiệu lệnh đầu tiên đại chúng đi vào; hiệu lệnh thứ hai Đầu thủ vào; hiệu lệnh thứ ba Thủ toạ vào (không đánh bản trước liêu Thủ toạ, nếu là lúc đại Toạ tham thì đánh ba tiếng). Sau đó vâng lời Trụ trì đánh bản Phương trượng, giống như khi toạ thiền (có nơi khi Tọa tham không đắp y ca-sa là không đúng phép). Đường ty hành giả đợi cháo tối chín xong, liền thưa lên Thủ toạ: “ cho xả thiền” rồi đi ra lối sau nhà Tổ, vòng qua bên phải hạ bảng thông báo xuống, đánh ba tiếng chuông trước Tăng đường, đại chúng vân tập đứng vào vị trí rồi xá chào nhau. Trụ trì, Đầu thủ lần lượt ra trước, đại chúng xuống đơn, đứng qua một bên tiễn chân các vị Trưởng lão, Trụ trì, Đầu thủ cùng về liêu chúng dùng bữa chiều. Vì người xưa mỗi tối đều phải tham vấn vị Trụ trì để cầu khai thị, cho nên bảo cả đại chúng ngồi tập hộp lại, đợi nghe tiếng trống liền đến tham vấn, gọi là Tọa tham. Vì đất Phần Châu lạnh lẽo nên ngài Thiện Chiêu mới bỏ việc đó, do đây mới có cách nói “Phóng tham”.

NGỒI THAM THIỀN

Ngày nay, các Tùng lâm nhiều chúng Tăng, do vậy đặc biệt thực hiện việc vãn tham (tham vấn buổi chiều) để bảo tồn ý của người xưa, gọi là Đại toạ tham. Đại toạ tham cũng giống như Toạ tham, có khác chăng là Thủ toạ vào Tăng đường không đốt hương mà đến chỗ ngồi của mình, đợi Trụ trì vào ổn định. Đường ty hành giả đánh ba tiếng bản trước liêu Thủ toạ, đại chúng đồng ngồi xoay mặt ra ngồi, Thủ toạ bước xuống đi ra cửa sau, vòng vào cửa trước, đốt hương trước bàn Tổ như thường lệ. Thủ toạ kiểm tra Tăng đường xong, trở về chỗ cũ ngồi tĩnh toạ. Nếu Trụ trì có buổi tham vấn chiều thì không đánh chuông trước Tăng đường, mà thị giả phương trượng đánh ba tiếng trống ở pháp đường. Nghe tiếng trống, Trụ trì đi ra, Thủ toạ dẫn chúng cùng đến Pháp đường, hoặc đến tẩm đường. Trụ trì ngồi vào ghế. Thị giả của Đông tự, Tây tự rời khổi hàng đến chào hỏi, vấn an Trụ trì. Khi Trụ trì khai thị xong, chúng đảnh lễ và giải tán về liêu dùng buổi chiều. Nếu không có buổi vãn tham thì Đường ty hành giả đi đến trước Thủ toạ vái chào thưa rằng: “Hôm nay, Hồ thượng đường đầu phóng tham (miễn tham vấn),” rồi từ cửa sau nhà Tổ đi ra, vòng qua bên phải lệnh cho Hát thực hành giả, đến trước đại chúng xá chào tuyên bố lớn: “Phóng tham”, đánh ba tiếng chuông trước Tăng đường, đại chúng đồng đứng dậy niệm Phật. Thủ

toạ ra trước, kế đến Trụ trì, Đầu thủ và Tăng chúng xả thiền, mỗi người tự trở về liêu dùng bữa chiều. Nếu gặp ngày có buổi giảng thì nên một buổi giảng, một buổi Tọa tham để người học sau rõ biết. Như ngày nào Thủ toạ có duyên sự không thể toạ thiền, thì Cung đầu hành giả thay Thủ toạ và một số người còn lại cùng ngồi thiền với đại chúng. Đến tối đánh ba tiếng bản trước liêu chúng, chúng ra khổi liêu vào Tăng đường. Khi nghe tiếng chuông tối đánh Đầu thủ vào Tăng đường (ở thành phố thì đợi nghe tiếng trống). Thủ toạ nghe chuông liền vào đốt hương, kiểm tra Tăng đường, kế đến Trụ trì cũng thế. Đúng giờ, chuông lại vang lên, Trụ trì ra khổi Tăng đường, tiếp theo là Đầu thủ. Nếu như còn ngồi thiền tiếp thì thỉnh Trụ trì vào cửa sau, trở về chỗ ngồi, không tuần tra Tăng đường nữa, Đầu thủ theo vào với chúng. Khi được lệnh nghỉ ngơi thì mọi người trở về chỗ để y phục. Ngồi đến thật khuya Trụ trì mới xả thiền. Khi nghe tiếng soạn gối mền của Thủ toạ, chúng mới được về nghỉ ngơi. Nếu là huynh đệ trong đạo với nhau thì không cần câu nệ tiểu tiết nầy.

Sáng sớm Hôm sau, khi nghe tiếng bản đánh, đại chúng liền thức dậy. Lúc ấy, Thị giả làm hương đăng nhà Tổ đến kéo dây chuông trong Tăng đường, đánh thức những người ngủ say tỉnh giấc, dậy rửa mặt. Chúng vào Tăng đường xong, Thủ toạ mới vào đốt hương, tuần đường, kế đến Trụ trì cũng thế. Khi nghe đánh bốn tiếng trống, Trụ trì đi ra, chuông đánh, Thủ toạ đi ra, tiếp theo là Đầu thủ và đại chúng tạm thời đi ra cửa sau về thay y áo, khăn trùm đầu, tạm nghĩ chốc lát, rồi quay trở lại ngồi tiếp tục, vì bấy giờ có thể Thủ toạ sẽ trở lại kiểm tra chỗ ngồi. Khi chuông dứt, bảng báo thức vang lên, chúng mới thu xếp toạ cụ, còn toạ cụ của Thủ toạ thì do cung đầu thu xếp. Bấy giờ, đại chúng tuỳ ý rời khổi thiền đường, lên chánh điện lễ bái tụng kinh tu tập.

CẦU TRỤ TRÌ KHAI THỊ THÊM

Hễ ai muốn khai thị thêm phải nói trước với Thị giả rồi thị giả trình lên Trụ trì: “Thượng toạ gì đó, tối nay muốn đến Phương trượng thỉnh khai thị thêm.” Nếu Trụ trì chấp thuận thì sau tiếng chuông qui định, vị ấy đến chỗ của Thị giả, đợi trong phương trượng, chuẩn bị đèn hương xong, Thị giả dẫn đến trước Trụ trì xá chào và cắm hương, cung kính trải toạ cụ lạy chín lạy. Sau đó, thâu toạ cụ tiến đến trước thưa rằng: “Con nay vì việc lớn sanh tử, vô thường mau chóng, ngưỡng cầu Hòa thượng từ bi khai thị cho con.” Thưa rồi, cung kính đứng qua một bên lắng nghe Hòa thượng dạy bảo. Khi Hòa thượng dạy xong, vị ấy tiến lên trước cắm hương, cung kính lạy chín lạy để tỏ lòng cảm tạ. Dù Hòa thượng miễn cho, nhưng vẫn làm lễ. Sau đó, đến cám ơn Thị giả.

ĐẾN TRAI ĐƯỜNG ĂN CHÁO SÁNG

Sáng sớm, chúng nghe tiếng bản đều thức dậy. Sau khi đến trai đường, đợi nghe tiếng bản nhà bếp, liền trở về đứng trước chỗ để bát của mình. Khi chúng vào trai đường, xá Tổ rồi chắp tay đi về chỗ ngồi. Trước khi vào ngồi ăn thì xá chào người bên cạnh. An vị xong, dùng tay phải vén tay áo trái kẹp chắc vào nách, tương tự dùng tay trái vén tay áo phải, sau đó, hai tay để lên ghế. Dùng hai chân dời giày vào dưới ghế. Trước co chân trái, kế đến thâu chân phải, trang nghiêm ngồi vào chỗ. Nếu chỗ ngồi cách nhau một thước thì được phép ngồi xếp bằng, phủ y ca-sa che gối không để lộ y trong, không được để y rũ xuống mép ghế (điều nầy được ghi rõ trong Nhật dụng quỹ phạm). Các vị như Đơ giám tự, Duy-na, Trực tuế, Thị giả, v.v… ngồi ở phía trên bên ngoài Trai đường. Các vị như Tri khách, Tri dục, Tri điện, Hố chủ, Đường chủ, v.v… ngồi ở phía dưới bên ngồi Trai đường. Theo thanh quy xưa thì mỗi ngày Trụ trì phải dự Trai đường. Thời cháo sáng, Trụ trì ngồi đợi sẵn ở bên ngoài, chờ đánh chuông trước Trai đường mới vào, đại chúng đồng xuống ghế xá chào rồi vào chỗ ngồi. Ngày nay, Trụ trì các nơi khi nghe tiếng chuông lớn vang lên liền vào Trai đường ngồi, đến khi thỉnh chuông trước Trai đường chúng mới xuống ghế xá chào. Mỗi tháng năm lần gặp, nhưng chỉ giảng một lần đầu tháng và rằm, khiến cho người mới vào không biết về các bậc tiền bối thông thường bàn bạc những vấn đề gì. Xuống ghế xá chào có nghĩa là chúng các liêu cùng xá chào nhau. Theo đây mà luận, nơi nào có chúng ở thì nhất định sáng sớm mỗi ngày đều phải xuống đơn chào nhau đó là phép tắc.

THAM DỰ TIỆC TRÀ THANG

Hễ Trụ trì Đông Tây tự đặc biệt mời dự tiệc trà thì phải kính cẩn trân trọng, không được xem thường. Người nào đã được mời thì phải đến dự đúng giờ. Trước khi vào phải xem kỹ vị trí ngồi ghi trong thư mời để lúc đến không còn lúng túng. Như có bệnh hoạn cấp bách không đến dự kịp thì nhờ người cùng được mời thưa cho Trụ trì biết. Duy chỉ Trụ trì mời dự tiệc trà thì không được vắng mặt, nếu người nào xem thường không đến thì đuổi ra khổi chúng.

TẬP HỘP ĐẠI CHÚNG THAM GIA LAO ĐỘNG

Pháp phổ thỉnh là mỗi khi làm việc trên dưới đều phải ra sức. Thông thường, chỗ có chúng ở cần phải hộp sức làm việc. Khi có việc, Khố ty trước nên thưa với Trụ trì,

kế đến lệnh cho Thị giả báo lại với Thủ tọa, Duy-na. Thủ tọa dặn dị Đường ty hành giả treo bảng thông báo cho chúng biết, rồi dùng một miếng giấy nhỏ ghi rõ: “Hôm nay, làm việc tại nơi nào”. Khi nghe tiếng bản hoặc tiếng trống, mỗi người vén gọn y lên vai trái, đến nơi có việc mà ra sức làm. Ngoại trừ Thủ liêu, trực đường và người già bệnh ra, còn lại tất cả đều đến chỗ làm. Nên ghi nhớ lời dạy của người xưa: “Một ngày không làm, một ngày không ăn.”

NHỮNG QUI TẮC SINH HOẠT HẰNG NGÀY

Lời tựa của thiền sư Vô Lượng Thọ nói rằng: “Người xuất gia, thoát trần lìa tục, đầu tròn áo vuông, nói chung đã từng ở Tùng lâm, cần phải am hiểu quy tắc. Hành động chưa am tường chuẩn mực, đi đứng không phù hộp oai nghi, cho dù có bạn tốt khuyên bảo chưa chắc chịu khép mình vào khuôn khổ. Tập thành thói hư, sửa đổi rất khó đến nỗi khiến cho Tùng lâm vắng vẻ, lòng người giải đãi. Vì thấy những điều sai trái cứ nhan nhãn xảy ra trước mắt, nên tôi mới tập hộp những lời dạy của ngài Bách Trượng thành quy tắc để làm mô phạm. Trong quy tắc ấy, từ đầu đến cuối, từ sáng đến tối, cần phải nhất nhất tuân hành để tránh mọi lỗi lầm sai trái. Sau đó, mới dám nói đến việc thấy rõ tâm mình, liễu thoát sanh tử, pháp thế gian tức là pháp xuất thế gian. Người đi trước truyền trao lại cho người đi sau, ngõ hầu không cô phụ chí nguyện xuất gia; đồng thời cũng báo đáp ân đức của chư Phật chư Tổ, nên tôi xin kính cẩn trình bày như sau:

Pháp nhập chúng, không được ngủ trước và dậy sau chúng. Canh năm chuông chưa đánh, dậy trước phải cử động nhẹ nhàng, để gối phía dưới chân, không nên thô tháo e làm kinh động người bên cạnh, ngồi xếp bằng ngay thẳng để phấn chấn tinh thần, không được xếp mền tung giĩ, làm động niệm người khác. Sau khi ngủ dậy, xếp mền để dưới chân, cầm lấy khăn tay rồi bước xuống giường, vắt khăn lên vai trái, đọc kệ rằng:

“Từ sáng giờ dần suốt đến đêm,

Hết thảy chúng sanh tự bảo hộ,

Nếu mà mất mạng dưới chân tôi,

Cầu nguyện tức thời sanh Tịnh độ.”

Khi vén rèm, phải nhẹ tay kéo ra sau giá. Không được kéo dép, ho lớn tiếng. Người xưa nói:

“Khi kéo rèm, phải dùng tay đỡ,

Lên Thiền đường, tránh kéo lê dép.”

Lấy thau rửa mặt phải nhẹ tay, không được sử dụng nhiều nước nĩng. Tay phải lấy thuốc đánh răng chà lên răng bên trái, tay trái chà lên răng bên phải, lấy rồi không được lấy lại lần thứ hai, sợ hôi miệng lây sang người khác. Súc miệng phải cúi đầu, nhổ nước phải dùng tay dẫn xuống, nếu ngồi thẳng lưng nhổ nước, sợ nước bẩn văng qua thùng bên cạnh. Không được dội nước lên đầu, vì có bốn điều bất lợi cho mình và người:

1. Làm dơ thau,

2. Làm bẩn khăn,

3. Làm khô tóc,

4. Làm hại mắt.

Không được hỷ mũi ra tiếng, không được hắt nước lên mặt, không được oẹ lớn tiếng, không được khạc nhổ làm dô thùng rửa mặt. Người xưa nói:

“Canh năm rửa mặt là pháp tu hành,

Khạc nhổ lê dép làm huyên náo chúng”.

Lau mặt không được kéo khăn, không được dùng khăn lau mặt để lau đầu. Lau xong, phải vắt phôi hoặc hong trên lửa.

Lên Thiền đường chân trái bước vào trước, xuống Thiền đường chân phải bước ra trước. Khi vào chỗ ngồi hoặc lên giường ngủ phải ngồi bán già ổn định.

Như có thay áo tràng, phải che áo mới bên ngồi, rồi rút áo cũ ra, không được để lộ thân, không được làm tung gió.

Nếu muốn thắp hưông lễ bái, phải đợi khi chuông đóng, vắt y ca-sa trên tay, đi ra bên ngoàimới đắp vào. Thông thường phải ra khổi phòng riêng mới được đắp y ca-sa. Trước khi đắp, hai tay nâng y ngang trán, tưởng niệm bài kệ:

“Lành thay áo giải thoát,

Áo ruộng phước vô tướng,

Tôi nay kính tiếp nhận,

Đời đời không rời bỏ.

Án, tất-đà-da-sa-ha.”

Xếp y ca-sa, trước tiên phải xếp góc vắt trên tay, sau đó mở vòng ra phía sau, không được dùng miệng ngậm y, không được dùng cằm kẹp y. Xếp xong, cũng nên nâng y ngang trán rồi mới đi.

Khi lên chánh điện lễ bái không được chiếm chỗ chính giữa, e làm trở ngại khi Trụ trì đến. Không được niệm Phật lớn làm át tiếng chúng. Không được đi ngang trước mặt người đang lễ bái, phải đi vòng chỗ trống phía sau. Nghe tiếng chuông canh năm, tưởng niệm kệ rằng:

“Nguyện tiếng chuông nầy siêu pháp giới,

Thiết Vi u ám thảy đều nghe,

Ba đường lìa khổ rời địa ngục,

Tất cả chúng sanh thành Chánh giác.”

Khi Trụ trì và Thủ tọa ngồi ở Thiền đường, chúng không được ra vào cửa trước. Nghe bản báo hiệu mới xếp mền gối. Cách thức xếp mền: trước tiên tìm hai góc, dùng tay chỉnh thân mền hướng về phía trước, gấp đôi lại. Kế đến gấp tiếp một lần nữa, không được xếp ngang lấn đôn bên cạnh, không được đập giũ ra tiếng, cũng không được giũ mền tung gió.

Khi đến liêu chúng dùng canh, uống trà hoặc đi kinh hành tại phòng trà, sau đó mới tuần tự trở về chỗ ngồi ăn, thì phải đi vòng ra phía bên trái. Nếu từ cửa trước thì đi vào cửa hông phía Nam, không được đi cửa hông phía Bắc, hoặc chính giữa. Đó là tỏ lòng tôn kính Trụ trì. Khi nghe bản đánh không được vào Trai đường liền, mà nên sai hành giả đi lấy bát, hoặc ngồi ở bên ngoài Trai đường, hoặc về liêu chúng đợi sau đó mới vào Trai đường, trở về chỗ ngồi. Vào Trai đường phải cúi đầu chào hỏi thượng, trung, hạ tọa. Nếu đã ngồi trước, thì khi thượng, trung, hạ tọa đến phải chắp tay lại. Người xưa nói:

“Không kính thượng, trung, hạ tọa,

chẳng khác nào Bà-la-môn tụ hộp.”

Sau khi nghe hồi bản, đặt bát xuống, đứng dậy ngay ngắn, ổn định. Sau đó, xoay người, chắp tay ngang vai rồi mới lấy bát. Một tay giở nắp bát, tay trái nâng bát, xoay người ngồi ngay ngắn rồi đặt bát xuống để tránh đụng lưng người khác. Khi nghe tiếng chuông trước Trai đường đánh, tất cả chúng xuống đôn đứng chào đón Trụ trì, vào trai đường đại chúng đồng xá chào, hai tay không được dao động. Xuống ghế, phải xá chào người bên cạnh, chớ để y ca-sa vướng vào mép ghế, cần phải cẩn thận. Lên ghế không được vội vàng đặt bát trước chỗ ngồi. Nghe tiếng kiền chùy, tưởng niệm kệ:

“Phật sanh Ca-tỳ-la,

Thành đạo Ma-kiệt-đà,

Thuyết pháp Ba-la-nại,

Niết-bàn Câu-hy-la.”

Pháp chuyển bát, trước phải chắp tay tưởng niệm kệ rằng:

“Ứng lượng khí của Phật,

Con nay được mở ra,

Nguyện cùng tất cả chúng,

Đẳng tam luân không tịch”.

Sau đó, mở bọc vải, trải khăn sạch trên gối, xếp khăn thành ba góc, không để dư ra ngoài ghế. Đầu tiên, mở nắp bát. Ngửa tay trái lấy bát đặt lên bàn, dùng hai ngón tay cái lấy bát nhỏ ra, tuần tự lấy từ nhỏ đến lớn. Không được khua chạm lớn tiếng, giữ ngón vô danh và ngón út không dùng đến. Xếp gọn khăn lau bát lại, đặt muỗng đũa vào túi đặt gần bên cạnh, để muỗng vào trước, lấy đũa ra trước. Đầu đũa sạch đặt về phía bên trái, khăn lau bát đặt vào túi bát nhỏ bên hông. Cơm xuất sanh không quá nửa tấc, không được lấy muỗng đũa dùng để xuất sanh, Cơm xuất sanh không nhiều quá bảy hạt, còn quá ít là bỏn sẻn. Thông thường khi ăn Cơm cần phải xuất sanh. Nếu không đi ăn thì không được vét cơm trong nồi để xuất sanh. Duy-na chắp tay niệm Phật, chúng chắp theo, ngón tay không được so le, phải chắp ngang ngực, không được để tay bên mép miệng. Người xưa nói rằng:

“Tay chắp so le chẳng chính trung,

Hai tay nhằm mũi nhét vào trong,

Lê dép kéo rèm gây động chúng,

Ho hen lớn tiếng tỏ anh hùng.”

Hai tay bưng bát thọ thực, tưởng niệm kệ rằng:

“Khi nhận thức ăn,

Nguyện cho chúng sanh,

Ăn bằng thiền duyệt,

Tràn đầy an vui.”

Mỗi khi muốn nhiều hoặc ít thức ăn thì dùng tay phải ra dấu. Nghe tiếng kiền chùy biến thực phải nhìn trước sau, vái chào người trước mặt trước khi ăn, không được lấy tay gạt chính giữa ra hai bên. Vái chào xong, quán tưởng về năm việc sau đây:

1. Xem công mình nhiều ít xứng của người đem lại.

2. Xét đức hạnh mình đủ thiếu nhận cúng dường.

3. Ngăn lỗi lầm của tâm tham khi ăn.

4. Thức ăn này là thuốc hay để chữa thân gầy.

5. Vì thành đạo nghiệp nên nhận thức ăn nầy.

Kế đến xuất sanh tưởng niệm kệ rằng:

“Chúng quỷ thần các ngươi,

Nay tôi cho cúng phẩm,

Cúng phẩm được rải khắp,

Quỷ thần cùng hưởng chung.”

Phép ăn uống, không được cúi miệng xuống mà ăn, không được đưa kề miệng gần thức ăn. Cất bát và muỗng đũa, không được khua ra tiếng. Không được ho hen, không được nhảy mũi hắt hôi. Nếu bị hắt hôi, phải lấy tay áo che miệng lại. Không được gãi đầu, sợ gàu rôi vào trong bát người bên cạnh. Không được dùng tay xỉa răng, không được nhai Cơm húp canh ra tiếng, không được múc Cơm giữa bát ăn, không được múc miếng lớn, không được há miệng chờ thức ăn, không được để Cơm rôi rớt, không được lượm Cơm rôi mà ăn. Nếu có thức ăn thừa cặn, phải để khuất sau bát. Không làm tung gió ảnh hưởng người bên cạnh. Nếu bản thân sợ gió, phải thưa với Duy-na cho ngồi bên ngoài Trai đường. Không được lấy tay chống lên đầu gối. Lượng sức lấy thức ăn, không được sớt trở lại. Không được chan canh đầy bát, không được trong bát trộn canh với Cơm mà húp. Không được khêu rau trong bát qua một bên mà ăn Cơm. Khi ăn, phải để ý hai bên, không được ăn quá chậm. Chưa nhấp khánh, không được lau bát đĩa. Không được rửa bát ra tiếng. Chưa đến giờ ăn, không được ngồi phiền não. Người xưa nói:

“Ngô ngẩn nhìn quanh khởi bi sân,

Mong ăn nhỏ giãi, ho vang râm.

Ngậm cháo, húp canh đầy cả miệng,

Mở khăn khua bát động tha nhân”.

Khi rửa bát, múc nước đầy bát ngồi, lần lượt rửa từ nhỏ đến lớn. Không được rửa đũa muỗng và bát nhỏ trong bát lớn. Khi rửa vẫn không dùng ngón vô danh và ngón út. Không được rửa mặt, súc miệng ra tiếng. Không được nhổ nước vào trong bát. Không được dùng nước sạch rửa bát khi chưa đổ nước cặn trong bát ra. Không được xếp khăn trải đầu gối trước. Không được dùng khăn trải đầu gối lau mồ hôi. Không được đổ nước thừa vãi ra đất. Đổ nước rửa bát tưởng niệm bài kệ:

“Với nước rửa bát này,

Như cam lồ cõi trời,

Thí cho các quỷ thần,

Thảy đều được no đủ.

Án, ma-hưu-la-tế-sa-bà-ha.”

Thâu bát bằng hai ngón cái, xếp theo thứ lớp để vào trong túi xong, chắp tay tưởng niệm bài kệ:

“Cơm nước xong rồi sắc diện tưôi,

Oai nghi chấn động khắp ba đời,

Chuyển dời nhân quả không suy nghĩ,

Tất cả chúng sanh được thảnh thôi.”

Khi nghe tiếng bảng trước liêu, chúng đồng về liêu. Xá chào rồi mà không trở về liêu là khinh thường đại chúng. Vào cửa về chỗ giống như cách thức ở Tăng đường. Đứng yên chờ Liêu chủ thắp hưông xong, liền xá chào trên dưới. Khi ngồi uống trà, chớ để y rũ xuống. Không được chụm đầu nói cười, không được dùng một tay chào người, không được cất giấu trà vụn. Người xưa nói:

“Khi ngồi dự tiệc, không được rũ y,

Một tay chào người, còn đâu đạo lý,

Cất riêng trà vụn, thiên hạ cười chê.”

Trong khi bạn đạo ngồi chung, rất kỵ kề tai nói nhỏ, uống trà xong, có thể xem kinh. Lật kinh, không được trải dài (tức là trải ra ba mặt vậy), không được cầm kinh đi trong liêu, không được cầm trút đầu kinh xuống, không được đọc kinh ra tiếng, không được tựa ghế xem kinh. Người xưa nói:

“Trì kinh lớn tiếng, làm ồn nhiều người,

Lưng dựa thành ghế là khinh đại chúng”.

Phải chuẩn bị ra khổi liêu trước, chớ đợi bản tọa thiền vang lên mới ra. Nếu muốn vào nhà xí, theo thông lệ của người xưa, trước khi giải y ngũ điều thì vắt khăn sạch lên tay trái, cởi dây buộc treo lên sào, sau đó giải y ngũ điều và cởi áo tràng để cho tề chỉnh, lấy khăn tay buộc vào làm dấu. Không được cười nói, không được ở bên ngồi hối thúc. Dùng tay phải xách nước vào nhà xí, đổi dép không được để so le. Đặt thùng nước sạch phía trước nhà xí, khảy móng tay ba tiếng để cho lồi quỷ ăn phân bỏ đi. Phải ngồi ngay ngắn, không được rặn ra tiếng, không được nhổ nước miếng, không được nói chuyện với người cách vách. Người xưa nói:

“Cửa đóng chỉ nên gõ nhẹ nhàng,

Có người đâu được gây tiếng vang.

Vào cầu dùng thẻ gạt phân bẩn,

Khi ra thay dép sắp thẳng hàng.”

Không được làm văng nước ra hai bên. Dùng tay trái tẩy tịnh, nhưng không dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Không được dùng nhiều thẻ. Người xưa nói: “Nước nóng dùng ít và giữ cây gạt lại.” Người sử dụng xong, dùng nước rửa sạch thẻ và đặt ở chỗ trống bên cạnh nhà xí. Khi có người đông sẽ gây trở ngại, nên không được ngồi lâu. Đi cầu xong, đặt thùng sạch ở chỗ cũ, lấy tay khô nhét áo nhỏ vào trong quần và mở cửa. Tay trái xách thùng ra, không được dùng tay ướt làm bẩn cửa và thành cửa. Dùng tay phải khêu tro và đất, không được dùng tay ướt trộn tro và đất, không được khạc nhổ vào đất bùn. Sau khi rửa tay xong, lại dùng bồ kết rửa đến khủy tay, rửa đến đâu phải niệm chú đến đó.

Theo kinh Đại tạng Anh Lạc nói:

“Phàm khi lên nhà xí mà không niệm chú này, thì cho dù dùng nước của mười sông Hằng rửa đi nữa cũng không thể sạch. Người đó có lên chánh điện lễ Phật cũng

không lợi ích gì cả. Nên phải chuyên cần thọ trì, mỗi chú niệm bảy biến. Như thế sẽ được quỷ thần thường theo ủng hộ.

Chú vào nhà xí: Án, ngận-lỗ-đà-da-sa-ha.

Chú rửa sạch: Án, hạ-nẵng-mật-lật-để-bà-ha.

Chú rửa tay: Án, chủ-dà-ra-da-sa-ha.

Chú rửa thân: Án, thất-lị-duệ-đa-phô-sa-ha.

Chú khử uế: Án, bạt-chiết-ra-nẵng-dà-tra-sa-ha.”

Sau cùng mới dùng nước rửa mặt. Trong Luật dạy tiểu tiện xong cũng phải rửa sạch, miệng nhắm nhành dưông trở về Thiền đường tọa thiền.

Bản báo nấu Cơm chưa đánh, không được về phòng ăn trước. Trước giờ thọ trai không được giặt y. Sau giờ xả thiền, trước buổi cháo sáng và Cơm trưa không được mở tủ đựng thức ăn. Như có việc gấp, phải thưa với người chủ sự. Nếu ở trong liêu thì thưa với chủ liêu, ở Tăng đường thì thưa với Thị giả nhà Tổ. Thọ trai xong không được ở trong Tăng đường chụm đầu nói chuyện, không được xem kinh, xem sách trong Tăng đường, không được đi tắt ngang đường chính giữa nhà Tổ, không được ngồi trên giường xâu tiền, không được ngồi trên giường thòng chân xuống đất. Cách trước giường một thước là Tam tịnh đầu (ba chỗ sạch): 1. Để bát, 2. Để ca-sa, 3. Đầu nằm. Không được đi trên giường, không được quỳ gối mở tủ vật dụng, không được đạp chân lên mép giường bước xuống đất. Khi đi chôi núi, phải mang theo giày cỏ và y ngũ điều. Khi mang những thứ này, không được đi kinh hành ở điện Phật và pháp đường. Người xưa nói:

“Áo ngắn đi tiêu, giầy cỏ chôi núi.”

Không được mang những thứ ấy lên pháp đường hay thăm viếng các bậc Tôn túc. Không được chân trần mang giày, không được nắm tay nhau cùng đi và nói chuyện thị phi của thế gian. Người xưa nói:

“Bái biệt song thân lìa thầy Tổ,

Tìm cầu tri thức để làm gì?

Chưa từng bàn nói việc Tông môn,

Đầu bạc chưa thành lỗi tại ai?”

Không được đứng dựa vào lan can điện đường, không được đi đứng vội vã hấp tấp. Người xưa nói: “Đi phải chậm rãi, tập theo oai nghi Mã Thắng. Nói phải nhỏ nhẹ, học theo chuẩn mực Ba-li.”

Không được đi dạo ở điện Phật. Người xưa nói:

“Không việc chẳng nên vào điện Phật,

Rỗi nhàn chớ hướng tháp mà đi.

Nếu không quét đất châm thêm nước,

Phước dù vô số cũng suy vi.”

Sau giờ thọ trai, hòa xà bong giặt y phục. Không được mặc đồ ngắn, không được lấy nước nĩng trong bình ngâm y. Sào phôi, bàn ủi sử dụng xong phải để lại chỗ cũ. Khi nghe tiếng bản rửa chân, không được tranh giành thùng rửa chân. Người có ghẻ lác phải rửa sau, hoặc rửa ở chỗ khuất. Trong mọi sinh hoạt tránh làm động chúng. Chớ đợi nghe bản đánh mới lần lượt trở về thiền đường Tọa tham.

Nghe báo xả thiền, đại chúng xuống giường đứng qua một bên. Khi nghe tiếng bản trước liêu Thủ tọa, liền xoay người hướng ra ngồi, phải kịp thời đến Trai đường. Sau khi tiếng bản đã đánh hồi lâu, không được vào Trai đường, cũng không được đứng bên ngồi. Trụ trì, Thủ tọa đi ra, chúng đứng dậy xá chào ra theo và trở về liêu.

Giờ Cơm chiều, mọi người vào chỗ ngồi, không được sớt Cơm trước, không được lớn tiếng kêu gọi những thứ như cháo, Cơm, muối, dấm. Ăn Cơm xong, ra khổi phòng, không được ra ngoài cổng tam quan, không được vào liêu riêng, không được mặc áo ngắn vào Tăng đường và đi dưới hành lang, không được đợi đánh bản mới ra khổi liêu. Khi nghe chuông tối đánh liền chắp tay tưởng niệm bài kệ:

“Nghe tiếng chuông phiền não nhẹ,

Trí huệ lớn, bồ-đề sinh.

Rời địa ngục, xa hầm lửa,

Nguyện thành Phật, độ chúng sanh.”

Phải nhanh chóng trở về chỗ của mình ngồi thiền. Không được gãi đầu trên giường, không được lần tràng hạt ra tiếng trên giường, không được nói chuyện với người ở đôn bên cạnh. Người ở đôn bên cạnh có sô suất gì, phải ôn tồn khuyên bảo, không được sanh tâm hiềm ghét. Sau tiếng chuông báo hiệu nghỉ ngôi, không được ra vào cửa trước. Đợi sau khi Thủ tọa chuẩn bị mền gối, và mình đã quá mỏi mệt mới vào giường nghỉ.

Ngủ nên nằm nghiêng hông phải, không được nằm ngửa, vì nằm ngửa là cách ngủ của thây chết. Nằm sấp ngủ thì gặp nhiều ác mộng. Khi ngủ lấy y ca-sa trong khăn vải đặt trước gối. Ngày nay đa số người đặt dưới chân là không hộp lý.

Như đến giờ tắm, tay phải cầm vật dụng tắm, vào phòng bên dưới, xá chào mọi người hai bên xong, bước vô phòng trống. Đầu tiên treo y ngũ điều và khăn tay lên sào. Mở bọc đồ tắm, lấy vật dụng tắm ra đặt một bên. Vẫn giữ áo tràng bên ngồi, cởi áo trong ra, kế đến cởi quần, lấy khăn chòang quấn quanh. Xong xuôi đâu đó mới buộc dây lưng quần tắm, xếp quần đùi vừa thay ra cuộn để vào bọc. Kế đến cởi áo tràng rồi gom chung với y ngũ điều để chung một chỗ, lấy khăn tay cột lại. Người xưa nói:

“Nghe ba hồi trống vào nhà tắm,

tắm rửa phân rõ y dưới trên”.

Cất bọc đồ vừa thay xong, liền thay dép, không được đi chân không vào nhà tắm. Ngồi ở chỗ trống phía dưới đợi tắm, không được chiếm chỗ ngồi phía trên của các vị tôn túc (nghĩa là gian trên vậy), không được làm văng nước nĩng lên mình người khác, không được ngâm chân trong thùng. Không được tiểu tiện trong nhà tắm, không được gát chân lên thùng. Khi tắm, không được cười giỡn nói chuyện, không được gác chân lên máng mà lau, không được tát nước, không được bưng thùng nước dội lên người. Trước sau các phòng đều có người tắm, nên phải che chắn giữ gìn, khăn choàng không được rời thân, không được đứng vào trong thùng, không được dùng nước nóng nhiều. Người có ghẻ hoặc đang châm cứu, hoặc bôi thuốc ghẻ phải nên tắm sau, không được vào trước. Không được lấy khăn tay trên hai bên sào công cộng lau đầu và mặt, khăn chung của đại chúng dùng để lau sạch tay sau khi mặc y phục và đắp y ngũ điều. Ra khổi nhà tắm, phải xá chào mọi người ở hai bên rồi trở về phòng. Lên giường ngồi xoay mặt vào vách tĩnh tọa một lát. Khi tắm xong, trước mặc áo trên và áo tràng phủ tới gĩt, tiếp đến mặc quần. Cởi quần tắm ra, xếp bỏ vào khăn choàng, không để ướt bọc đồ tắm. Tay trái cầm khăn tay xá chào mọi người rồi đi ra. Ra xong, xem tên của vị thí chủ phát tâm xây cất phòng tắm để khi tụng kinh tùy ý chú nguyện hồi hướng cho họ.

Tháng lạnh, đến bên lò sưởi đầu tiên hô lửa, sau đó ngồi ngay ngắn lại, xá chào mọi người hai bên. Không được xúc tro, gắp lửa, không được khêu lửa làm bay bụi, không được chụm đầu nói chuyện, không được nướng các vật điểm tâm, không được hô giầy, sấy dép và hong y phục, không được vén áo tràng để lộ lưng quần, không được khạc nhổ và gãi bụi bẩn vào lửa.

Trên đã nói rõ sự việc trong một ngày và oai nghi trong chúng. Tôi chẳng dám vừa nghe các bậc tôn túc nói mà đem ra dạy lại người mới học. Các quy tắc vi tế như: thăng đường, nhập thất, tiểu tham, phúng kinh, niệm tụng, tùng liêu, giải kết, nhân sự, trang bao, đảnh lạp, tống vong, xướng y, ứng hệ ghi chép đầy đủ rõ ràng trong Thanh quy. Mỗi vị Tôn túc đều có bản văn này, nên ở đây không thuật lại nữa vì sẽ dư thừa.

BÀI VĂN TRÌNH BÀY KHUÔN MẪU CỦA THIỀN LÂM

Đại sư Từ Giác tức là Trách Công bàn rằng: kìa, hai cây quế rũ bóng, một cành hoa hiện điềm lành. Từ đó, tạo nên cái gốc căn bản của Tùng lâm chính là chúng Tăng. Thế nên, khai thị Tăng chúng thì có Trưởng lão. Làm gương mẫu cho Tăng chúng thì có Thủ tọa. Gánh vác việc của chúng Tăng thì có Giám viện. Điều hòa chúng Tăng thì có Duy-na. Cúng dường cho chúng Tăng thì có Điển tọa. Phục vụ cho chúng Tăng thì có Trực tế. Lo việc thu chi cho chúng Tăng thì có Khố đầu. Lo việc giấy bút cho chúng Tăng thì có Thư trạng. Giữ gìn Thánh giáo cho chúng Tăng thì có Tạng chủ. Đón tiếp đàn việt cho chúng Tăng thì có Tri khách. Mời thỉnh chúng Tăng thì có Thị giả. Giữ gìn y bát cho chúng Tăng thì có Liêu chủ. Cung cấp thuốc thang cho chúng Tăng thì có Đường chủ. Lo việc tắm giặt cho chúng Tăng thì có Dục chủ, Thủy đầu. Lo việc chống lạnh cho chúng Tăng thì có Thán đầu, Lơ đầu. Lo việc hóa duyên cho chúng Tăng thì có Nhai phường, Hóa chủ. Lo việc lao động cho chúng Tăng thì có Viên đầu, Ma đầu, Trang chủ. Lo việc vệ sinh cho chúng Tăng thì có Tịnh đầu. Lo việc cung cấp hầu hạ cho chúng Tăng thì có Tịnh nhân.

Nhờ thế mà nhân duyên làm đạo đầy đủ mười phương, phương tiện hộ thân thành tựu rực rỡ, muôn việc không lo, một lòng vì đạo. Thế gian tôn quí là hạnh siêu thoát xuất trần. Thanh tịnh vô vi thì chúng Tăng là tối thượng. Nghĩ kỹ đến công sức của nhiều người, thì đâu có thể không biết ân, báo ân. Sáng tham thiền, chiều thưa hỏi, không để mất một tấc bóng, là để báo đáp công lao của Trưởng lão. Lớn nhỏ có trật tự, đi lại khoan thai là để báo đáp công lao của Thủ tọa. Bên ngoài tuân thủ Pháp

luật, bên trong giữ gìn Thanh quy, là để báo đáp công lao của Giám viện. Sống theo tinh thần lục hòa như nước hòa với sữa là để báo đáp công lao Duy-na. Vì thành đạo nghiệp nên nhận thức ăn này, là để báo đáp công lao của Điển tọa. An trú nơi phòng ốc của chúng Tăng phải biết giữ gìn trân quí các vật dụng là để báo đáp công lao của Trực tế. Vật dụng của thường trụ một mảy may không phí phạm, là để báo đáp công lao của Khố đầu. Tay không cầm bút (lo tu) như chữa lửa cháy đầu, là để báo đáp công lao của Thư tạng. Ngồi nơi cửa sáng sủa, bàn sạch sẽ, lấy Thánh giáo soi chiếu tâm mình, là để báo đáp công lao của Tạng chủ. Mai danh ẩn tích, không tham bầu bạn, là để báo đáp công lao của Tri khách. Sống theo quy củ, khi được mời thỉnh phải đến trước, là để báo đáp công lao Thị giả. Một bình một bát, sống tự tại trong chúng, là để báo đáp công lao của Liêu chủ. Kham nhẫn bệnh khổ, tùy nghi dùng cháo thuốc, là để báo đáp công lao của Đường chủ. Bớt lời cung kính, hạ mình nhường người, là để báo đáp công lao của Thán đầu, Hóa đầu. Cân nhắc đức hạnh thiếu hay đủ mà nhận đồ cúng dường thích hộp, là để báo đáp công lao của Nhai phường, Hóa chủ. Xem công lao nhiều ít mà nhận vật thí chủ đem cúng, là để báo đáp công lao của Viên đầu, Ma đầu và Trang chủ. Khi dùng củi nước phải biết hổ thẹn, là để báo đáp công lao của Tịnh đầu. Khoan dung mà dễ phục tùng, giản dị mà dễ phụng sự, là để báo đáp công lao của Tịnh nhân. Nhờ thế mà đạo nghiệp chốn Tùng lâm được đổi mới. Những căn cơ bậc thượng chỉ một đời là thành tựu. Còn kẻ sĩ bậc trung thì nuôi lớn thánh thai. Cho đến những kẻ chưa tỏ ngộ nguồn tâm thì không thể để thì giờ lãng phí. Đó là Tăng bảo đích thực, là phước điền của cuộc đời. Gần thì làm cầu đị cho đời mạt pháp, chung cục sẽ chứng được đạo quả phước trí rốt ráo.

Trái lại, nếu như Tùng lâm không ổn định, pháp luân không vận chuyển thì đó chẳng phải là Trưởng lão lo cho chúng Tăng. Còn ba nghiệp không điều hòa, bốn oai nghi không nghiêm túc, thì đó chẳng phải là Thủ tọa điều hành Tăng chúng. Lượng khoan dung chúng không rộng, lòng thương yêu chúng không dày, thì đó chẳng phải là Giám viện bảo vệ chúng Tăng. Người chân tu không yên ổn, kẻ quấy rối không khử trừ thì đó chẳng phải là Duy-na làm cho Tăng chúng an vui. Sáu vị không tinh thuần, ba đức không cung cấp, thì đó chẳng phải là Điển tọa phụng sự Tăng chúng. Phòng ốc không sửa chữa, vật dụng không đầy đủ, thì đó chẳng phải là Trực tuế làm cho Tăng chúng an lạc. Cất chứa của thường trụ, khe khắt với chúng Tăng, đó chẳng phải là Khố đầu cung cấp cho Tăng chúng. Thư từ không trau chuốt, văn tự viết chệch choạc, đó chẳng phải là Thư trạng tơ điểm cho Tăng chúng. Bàn ghế không ngay ngắn, tiếng ồn không chấm dứt, đó chẳng phải là Tạng chủ đãi ngộ Tăng chúng. Ghét nghèo yêu giàu, trọng tục khinh Tăng, đó chẳng phải là Tri khách tán dương Tăng chúng. Lễ nghi không cung kính, lớn nhỏ không trật tự, đó chẳng phải là Thị giả sắp xếp cho Tăng chúng. Không siêng năng chỉnh đốn, không giữ gìn cẩn thận, đó chẳng phải là Liêu chủ làm cho chúng ổn định. Chăm sóc không chu đáo, làm não loạn bệnh nhân, đó chẳng phải là Đường chủ yêu thương đại chúng. Nước nĩng không đầy đủ, nĩng lạnh không thích hộp, đó chẳng phải là Dục thủ, Thủy đầu lo việc rửa ráy cho Tăng chúng. Không lo chuẩn bị trước, khiến mọi người động niệm, đó chẳng phải là Lơ đầu, Thán đầu quan tâm đến Tăng chúng. Chia của không công bằng, không tồn tâm tồn lực, đó chẳng phải là Nhai phường, Hóa chủ cúng dường chúng Tăng. Đất đai nhiều màu mỡ, mà canh tác chểnh mảng, đó chẳng phải là Viên đầu, Ma đầu, Trang chủ đại lao cho Tăng chúng. Tính lười biếng không bỏ, các phương tiện thiếu thốn, đó chẳng phải là Tịnh đầu phụng sự Tăng chúng. Ngăn cấm không đình chỉ, ra lệnh không thi hành, đó chẳng phải là Tịnh nhân tùy thuận Tăng chúng.

Nếu vị Tăng nào xem thường Thầy, khinh chê pháp, ngoan cố, tùy tiện, đó chẳng phải là cách báo đáp Trưởng lão. Ngồi nằm không ngay ngắn, đi đứng trái phép tắc, đó chẳng phải là cách báo đáp Thủ tọa. Tâm khinh thường phép nước, chẳng chiếu cố Tùng lâm, đó chẳng phải cách báo đáp Giám viện. Trên dưới không thuận hòa, đấu tranh không chấm dứt, đó chẳng phải là cách báo đáp Duy-na. Tham lam mĩn ngon, chê bai thức dở, đó chẳng phải là cách báo đáp Điển tọa. Ăn ở và thọ dụng không nghĩ đến người sau, đó chẳng phải là cách báo đáp Trực tế. Tham nhiều vật cúng dường không tiếc của thường trụ, đó chẳng phải là cách báo đáp Khố đầu. Miệt mài nghiên bút, học đòi văn chương, đó chẳng phải là cách báo đáp Thư tạng. Khinh thường Thánh giáo, tìm cầu ngoại điển, đó chẳng phải là cách báo đáp Tạng chủ. Làm bạn với kẻ tục, kết giao người quyền quí, đó chẳng phải là cách báo đáp Tri khách. Quên bẵng lời thỉnh mời, để Tăng chúng ngồi chờ, đó chẳng phải là cách báo đáp Thị giả. Vì lợi mình mà hại người, lén lấy trộm của chung, đó chẳng phải là cách báo đáp Liêu chủ. Giận nhiều mà vui ít, chẳng tùy theo bệnh tình, đó chẳng phải là cách báo đáp Đường chủ. Khua gàu gáo ra tiếng, dùng nước không tiết kiệm, đó chẳng phải là cách báo đáp Dục chủ, Thủy đầu. Bản thân mình ấm áp, gây trở ngại người khác, đó chẳng phải là cách báo đáp Lơ đầu, Thán đầu. Không nghĩ đến tu hành, an nhiên nhận cúng dường, đó chẳng phải là báo đáp Nhai phường, Hóa chủ. Suốt ngày chỉ ăn no, không để ý việc gì, đó chẳng phải là cách báo đáp Viên đầu, Ma đầu, Trang chủ. Khạc nhổ trên tường vách, để bừa bãi nhà cầu, đó chẳng phải là cách báo đáp Tịnh đầu. Mình ưa chuộng oai nghi, không dạy bảo người khác, đó chẳng phải là cách báo đáp Tịnh nhân.

Nếu luân chuyển theo luân hồi đến ngàn vòng vẫn không đến đích, chỉ cần bỏ sở đoản theo sở trường, cùng nhau thực hiện sự nghiệp xuất gia; có thể hy vọng sư tử trong hang đều thành sư tử, chiên đàn trong rừng thuần túy chiên đàn. Từ nay đến năm trăm năm sau sẽ gặp lại pháp hội Linh sơn. Thế nhưng, pháp môn hưng phế la do chúng Tăng, vì Tăng là phước điền, cần phải tôn trọng. Trọng Tăng tức là trọng pháp, khinh Tăng khác gì khinh pháp. Trong nội bộ nghiêm minh, ngoại hộ ắt tôn kính.

Giả sử người lo việc cơm cháo, ngày kia được làm vua; các chức sự trong chùa ngẫu nhiên nắm chính quyền, cũng phải tôn kính tiếp đãi đồng bào, không được vọng sinh tự tôn tự đại. Nếu như cống cao ngã mạn, lấy công làm tư, thì muôn việc vốn vô thường há có thể giữ được lâu dài. Một ngày kia về với Tăng chúng, mặt mũi nào mà nhìn lại nhau. Nhân quả không sai chạy, e khĩ mà trốn tránh. Tăng vốn là con Phật, phải cúng dường như Phật; Trên trời hay cõi người, hết thảy đều cung kính. Cơm cháo dùng hai thời, lẽ ra phải tươm tất; bốn nhu cầu hằng ngày, không nên để thiếu thốn. Bóng rợp của Thế Tôn hai ngàn năm che mát cháu con; một phần công đức của ánh hào quang thọ dụng không hết. Chỉ chăm phụng sự chúng, không nên lo bần cùng. Tăng không chia phàm Thánh, dung hội cả mười phương. Hễ là của Chiêu-đề, hết thảy đều có phần, há nên vọng sinh phân biệt khinh thường khách Tăng; Chỉ tạm trú đơi ba Hôm cũng phải cung cấp đúng lễ. Người đến xin thọ trai một bữa, cũng phải cúng dường bình đẳng. Khách tục còn phải chiếu cố, Tăng-già há nỡ không mời. Nếu tâm mình không giới hạn, tự nhiên có phước vô cùng. Tăng-già hòa hộp, trên dưới đồng lòng, kẻ dở người hay, cùng nhau bảo bọc. Những việc không tốt trong chùa chớ để người ngoài hay biết. Nếu mà mọi việc suôn sẻ, chung cục ít người dòm ngó. Ví như trùng trong thân sư tử, tự ăn thịt sư tử, chứ chẳng phải thiên ma ngoại đạo nào phá hoại được cả. Nếu muốn đạo phong không suy thối, mặt trời Phật sáng mãi, làm rạng rỡ chốn tông môn, đền ơn giáo hóa triều đình, xin dùng bài văn này làm khuôn mẫu.

TỤNG NIỆM KHI NGƯỜI LÂM BỆNH

Khi có Tỷ-kheo lâm bệnh thì đạo bạn đồng hương nên thiết lập tượng Phật, hương đèn trước giường người bệnh, tụng niệm xưng tán như sau:

“Nước trong trăng thu hiện,

Cầu đảo phước điền sinh.

Chỉ có trí tuệ Phật,

Là chỗ dựa chân thật.”

Hôm nay, ở trước Tỷ-kheo đang lâm bệnh là mỗ giáp, giải tỏa oan kết nhiều đời, sám hối lỗi lầm muôn kiếp. Ngưỡng mong Tăng chúng thanh tịnh vận dụng lòng chí thành xưng dương thánh hiệu, rửa sạch tội lỗi sâu dày. Kính xin đại chúng niệm mười lần pháp thân thanh tịnh của đức Tỳ-lô-giá-na.

Rồi hồi hướng, phục nguyện: Nhất tâm thanh tịnh, bốn đại nhẹ nhàng; thọ mạng lâu dài như tuệ mạng, sắc thân kiên cố tựa pháp thân. Xin đại chúng tiếp tục niệm Thập phương Tam thế Phật… Nếu bệnh nặng thì niệm mười danh hiệu Phật A-di-đà. Trước lúc niệm nên tán thán:

“Phật A-di-đà thân vàng ánh,

Tướng đẹp đoan nghiêm không gì sánh.

Lông trắng uyển chuyển tựa Tu-di,

Mắt xanh trong trẻo như biển lớn.

Quang trung hóa Phật vô số ức,

Bồ-tát hóa hiện cũng vô biên.

Bốn mươi tám nguyện độ chúng sinh,

Chín phẩm sen vàng lên bờ giác.

Giờ đây đứng trước Tỷ-kheo mỗ giáp đang lâm bệnh, mong giải thoát oan khuất nhiều đời, sám hối lỗi lầm muôn vạn kiếp. Ngưỡng mong đại chúng vận dụng lòng chí thành xưng dương thánh hiệu, rửa sạch tội lỗi sâu dày. Kính xin đại chúng niệm 100 lần danh hiệu Phật A-di-đà, và niệm mười lần các danh hiệu Quan Thế Âm bồ-tát, Đại Thế Chí bồ-tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng bồ-tát.

Đoạn hồi hướng: Phục nguyện, đứng trước Tỷ-kheo mỗ giáp đang lâm bệnh, các duyên chưa hết, sớm được nhẹ nhàng; mạng sống khĩ qua, sinh về An dưỡng Thập phương tam thế Phật…Lúc đang niệm Phật, Tăng chúng phải nhiếp tâm thanh tịnh, không để tâm dong ruổi theo tạp niệm.

Lời di chúc bằng miệng:

Thầy mỗ giáp đang lâm bệnh này họ mỗ, ở làng mỗ, châu mỗ, năm chừng ấy tuổi đến chùa mỗ, xuất gia làm Tăng. Năm mỗ đến chùa mỗ cư trú. Ngày nay lâm bệnh, e tứ đại không điều hòa. Tất cả hành lý tùy thân xin nhà chùa cất giữ. Sau khi chết, xin tống tán theo nghi thức Tùng lâm. Lời di chúc của Tăng mỗ giáp đang lâm bệnh.

Ngày….. tháng….. năm…..

VỊ TĂNG VIÊN TỊCH – GHI CHÉP LƯU GIỮ Y BÁT

Khi có vị Tăng bệnh nặng, người nuôi bệnh phải báo với người trơng coi bệnh xá, rồi thưa với Duy-na xin niêm phong hành lý. Thị giả của Duy- na mời Thủ tọa, Đầu thủ, Tri sự, và Thị giả của Trụ trì cùng đến trước bệnh nhân ghi lại lời di chúc. Người nuôi bệnh cùng với người chấp sự thu thập rương kinh, rương đựng y vật, ghi chép vào giấy, đếm từng thứ một, rồi niêm phong bên ngồi. Nhưng phải để lại một số y phục để mặc lúc tẩm liệm như: áo dài, dây treo, áo mặc trong ngồi, xâu chuỗi, hộp hương, dây buộc chân, giày dép, khăn dùng khi cạo tóc và bông để liệm hài cốt. Các vật dụng ấy cất vào một chỗ, giao cho người coi bệnh xá và người nuôi bệnh giữ gìn. Nếu người bệnh không thể sắp đặt trước được thì công việc ấy Duy-na, Thủ tọa phải có trách nhiệm xử lý. Trường hộp người mất không có hành lý cũng phải tống táng theo nghi lễ. Những người có trách nhiệm ký tên vào bản kê khai và giao chìa khố cho Thủ tọa cất giữ, rồi người của bốn phòng Thủ tọa, Duy-na, Tri khách và Thị giả khiêng các hịm rương ấy về phòng Duy-na. Nếu vị Tăng qua đời là người đã nghỉ việc ở đơn liêu có hành lý nhiều, thì sau khi niêm phong, để nguyên các y vật tại phòng ấy, rồi khố ty sai người trơng coi.

Nếu người chết lúc còn sống không di chúc trước cho Trụ trì, các cựu chức sự khác của Tây tự và Đông tự, cũng không viết di chúc để lại, thì không được tự làm di chúc giả mạo về y vật của vị ấy. (Xưa kia Hòa thượng Đại Xuyên ở chùa Tịnh Từ có Thủ tịa, Duy-na làm di chúc giả về y vật của người qua đời, cuối cùng đã bị trục xuất).

Khi người bệnh vừa nhắm mắt (tắt thở) người coi bệnh xá phải thông báo với Duy-na, sai Thị giả của Duy-na bảo nhà trù nấu nước nĩng; đồng thời thưa Thủ tọa, Tri khách, Thị giả và Thủ kho sai người khiêng giường người chết đến chỗ bồn tắm để tắm rửa. Sau khi tắm xong, cạo tóc và giặt giũ mền gối, rồi cân nhắc mà biếu những thứ ấy cho người tắm, còn khăn tay thì biếu cho người cạo tóc. Rồi Duy-na điều hành việc tẩm liệm và nhập kim quan, kế đến đem kim quan đặt ở giữa bệnh xá, thiết lập bàn thờ đặt bài vị. Trên bài vị viết như sau: “Giác linh của Thượng tọa mỗ giáp vừa viên tịch.” Nếu vị ấy ở Tây đường nơi dành cho những người nghỉ hưu ở, thì viết: “Giác linh của thiền sư mỗ giáp, quê quán tại… Trước đây ở chùa mỗ.” Ngoài ra, tùy theo chức vụ được xưng hơ mà viết. Phải sắm sửa đầy đủ hương đăng để cúng dường. Tăng chúng hiện tại tụng chú Đại bi, hồi hướng an vị. Ban đêm chong đèn suốt đêm. Hành giả của Đường ty phải chuẩn bị sắm cành liễu, cờ phướn và vòng hoa. Hành giả trực linh hàng ngày dâng cơm cháo, còn Tri sự mỗi ngày cúng trà nước ba lần. Sau khi đốt đèn hương dâng trà nước, tụng kinh rồi nghỉ giải lao, bấy giờ hành giả của Đường ty đánh khánh hướng dẫn, Thủ tọa lãnh đạo đại chúng đến trước kim quan, Trụ trì niêm hương, Duy-na cử tụng chú Đại bi, cuối cùng hồi hướng: “Nguyện đem công đức tụng kinh này hồi hướng cho Thượng tọa mỗ giáp vừa mới viên tịch được sinh về cảnh giới trang nghiêm. Nam mơ thập phương tam thế Phật…”

Tiếp theo, người đồng hương làm lễ, do vị trưởng đồn niêm hương, chủ lễ. Mỗi ngày làm lễ ba lần. Trừ khi làm lễ chung tất cả thì hồi hướng xưng cả hai tên, ngoài ra các lễ khác lúc hồi hướng chỉ xưng một tên. Cách hồi hướng giống như trước. Nếu gặp ngày mồng một và ngày rằm, các ngày vía thì khổi tụng kinh, vì không thể cử hành lễ trà tỳ.

CÁC NGHI THỨC DÀNH CHO NGƯỜI QUA ĐỜI

Lễ trà tỳ phải mời vị Trụ trì làm chủ lễ. Ngoài ra các lễ khác như đậy nắp quan tài, di quan, nhập tháp thì Duy-na bàn bạc với Thủ tọa, theo trình tự mời các vị Đầu thủ thực hiện. Bấy giờ phải lấy một miếng giấy trắng nhỏ viết như sau: “Thượng tọa mỗ giáp người ở châu mỗ vừa mới viên tịch, kính bái thỉnh Hòa thượng đường đầu làm lễ trà tỳ. Tỷ-kheo Duy-na mỗ giáp cung kính bái thỉnh.” (Ngoài ra, các nghi lễ khác căn cứ theo đó mà viết thiệp mời).

Nếu người mất là Tây đường, Đơn liêu, cần cựu y bát hơi nhiều, thì cần thêm các nghi lễ khác như dâng trà nước, chuyển khám, chuyển cốt, v.v… Các nghi lễ này luân phiên mời các vị Đơn liêu, Tây đường, Thủ tọa và những vị tôn túc của chùa đang vân du đó đây đảm trách. Duy-na phải chuẩn vị một khay lễ có tủ tấm vải đặt đèn nhang lên trên, sai Thị giả bưng theo mình, đến phòng Phương trượng, thắp hương, lạy một lạy, bạch rằng: “Thượng tọa mỗ giáp vừa mới viên tịch, định ngày mỗ làm lễ trà tỳ, kính bái thỉnh Hòa thượng làm chủ lễ”, dâng thiệp mời rồi cáo lui.

Nghi lễ mời Đầu thủ cũng làm như thế. Duy-na phải lập đầy đủ danh sách những người cần mời, rồi tuần tự đi mời.

BÁN ĐẤU GIÁ DI VẬT CỦA NGƯỜI QUA ĐỜI

Duy-na bảo thị giả của mình đi mời Trụ trì, Đông Tây tự Thị giả đến liêu mình, hoặc đến phòng điều hành công việc, rồi trình cho mọi người thấy những hịm rương của người vừa mất. Thị giả mở niêm phong lấy các di vật ra đặt trên chiếc chiếu trải trên đất, lấy ra từng cái một trình cho mọi người xem. Duy-na định giá, rồi Thủ tọa quyết định mức giá. Thị giả của Tri khách viết rõ ràng từng hạng mục của di vật và mức giá của mỗi vật vào sổ sách, đồng thời dùng một miếng giấy nhỏ viết rõ tên của từng vật và mức giá gắn lên vật ấy, rồi bỏ tất cả vào thùng trở lại. Ngoài ra, phải sao ra một bản ghi rõ phẩm vật và giá trị để dùng khi bán đấu giá. Phương trượng, các liêu xá thuộc lưỡng tự không được phép nhân danh dùng vào việc công mà lấy các vật ấy; nhưng nếu là của thường trụ thì được quyền lấy dùng vào việc chung. Theo thanh qui, số tiền bán được các di vật phải dành một phần ba cho chùa. Nếu vị Tăng qua đời có y bát hơi nhiều thì nên định mức giá rẻ để cho đại chúng được lợi ích, và hồi hướng phước đức ấy cho người quá cố.

TỤNG NIỆM BAN ĐÊM

Trước ngày đưa đám tang, sau bữa trưa, Thị giả Duy-na thưa với Trụ trì, Lưỡng tụ và báo với đại chúng, đồng thời treo bảng tụng niệm, lại thông báo với Khố ty sắm sửa các vật tế lễ. Bấy giờ sai người thừa hành thiết lập bàn cúng tế. Người đồng hương pháp quyến làm văn tế và nạp tiền sắm sửa đồ tế lễ cho Khố ty, lại chuẩn bị ba nén hương để khi cúng sử dụng. Nếu người mất là bậc danh đức có tiếng tăm hoặc là các vị Tây đường, Đơn liêu kỳ cựu có công lao với sơn môn, thì Trụ trì, Lưỡng tự phải tế lễ và Duy-na đọc văn tế. Sau giờ nghỉ ngơi, đánh chuông tại Tăng đường, tập hộp đại chúng, đến trước kim quan tụng niệm. Trước hết Tri sự bước ra đốt hương, rồi đứng vào hàng đầu dãy phía Đông. Bấy giờ Duy- na bước ra đốt hương mời người làm lễ đậy nắp quan tài. Người được mời bước ra khổi hàng, đốt hương, vái chào kim quan. Kế đến chào hỏi vị Trụ trì, rồi chào dãy hàng phía Đông cho đến người cuối cùng, tiếp theo là chào hỏi dãy hàng phía Tây, rồi chào hỏi khắp đại chúng. Đoạn đi ngang cuối dãy hàng phía Tây, nếu thấy các chức sự Đầu thủ đứng ở vị trí của mình, thì lách qua chỗ trống đến đứng bên phải kim quan. Bấy giờ, thị giả Duy-na bưng áo quan đứng chờ sẵn, đến khi lễ vừa chấm dứt, thì dùng áo quan trùm lên quan tài. Đến lúc này, Trụ trì đứng vào vị trí chứng minh. Duy-na rời khổi vị trí, bước tới trước bên trái vái chào Trụ trì, Lưỡng tự, dâng hương, rồi đến trước kim quan bắt đầu tụng: “Thiết nghĩ, sinh tử chuyển vần, nĩng lạnh đắp đổi; Lúc đến tựa hồ điện xẹt giữa từng khơng; khi đi khác nào sĩng dừng nơi biển cả. Hôm nay có Thượng tọa mỗ giáp vừa mới viên tịch; Nhân duyên ra đời vừa mới kết thúc, trong chớp mắt trở thành đại mộng; Rõ các hành vốn vô thường, được tịch diệt thiệt là vui. Ngưỡng mong đại chúng đến trước kim quan tụng niệm hồng danh chư Phật để tiễn đưa anh hồn về Tịnh độ. Kính xin chúng Tăng niệm Thanh tịnh Pháp thân Tỳ-lơ-giá-na Phật.” Tiếp đến tụng chú Đại bi, rồi hồi hướng: “Xin đem những công đức tụng niệm từ trước tới đây hồi hướng cho Thượng tọa mỗ giáp vừa viên tịch.” Lại nguyện: “Thần siêu tịnh cảnh, nghiệp dứt trần lao; ngơi thượng phẩm hoa sen nở bung, được thọ lý một đời thành Phật. Lại xin đại chúng niệm thập phương tam thế nhất thiết chư Phật…”

Bấy giờ, Tri khách cử tụng chú Lăng nghiêm, rồi hồi hướng: “Nguyện đem công đức tụng kinh từ trước đên đây hồi hướng cho Thượng tọa mỗ giáp vừa viên tịch được sinh về cảnh giới trang nghiêm. Nam mơ Thập phương Tam thế Nhất thiết chư Phật.”

Lúc này, Trụ trì trở lại đứng vào dãy hàng phía Đông. Chư Tôn đức ẩn cư, đạo bạn, người đồng hương lần lượt đến làm lễ, cuối cùng tụng chú Đại bi, rồi hồi hướng giống như Tri khách đã làm.

ĐƯA ĐÁM TANG

Khi tống táng, Khố ty phải chuẩn bị trước, sai bảo giám sát các hành giả, chuẩn bị củi để thiêu xác. Bảo các lao công chuẩn bị nao bạt, trống phách, tràng hoa, hương đèn và các âm công khiêng quan tài theo nghi thức đám ma, tất cả phải đầy đủ. Trước ngày đưa tang, Đường ty hành giả phải trình với Trụ trì, Lưỡng tự, dán thông báo về việc đưa đám ma. Đến ngày Hôm sau, sau khi đánh bản báo hiệu điểm tâm, lại đánh một tiếng nữa bạch: “Kính bạch đại chúng, sau khi ăn cháo xong, kính mời mọi người đi đưa đám tang, ngoại trừ người dữ liêu, trực đường, tất cả đều phải tham dự. Kính cẩn cáo bạch.” Lại đánh một tiếng bản nữa, đến trước bàn Tổ vái chào, kế đến vái chào Trụ trì, rồi từ vị Thủ tọa đi tuần một vòng ra bên ngồi, lại trở vô Tăng đường vái chào rồi ra đi (nếu gặp ngày vía chư Thánh thì không được đánh bản).

Đến ngày đưa tang, Đường ty hành giả thưa trực tiếp với Trụ trì, Lưỡng tự, rồi sau giờ điểm tâm, thông báo trước Tăng đường rằng: “Kính mời Thủ tọa và đại chúng khi nghe chuông đánh, đến Diên thọ đường tụng kinh.” Đến giờ cử hành lễ, Thị giả Duy-na đánh chuông, Tăng chúng vân tập, Duy-na cử hành lễ, chỉ tụng niệm ngắn ngọn như sau: “Muốn rước kim quan đi làm lễ trà tỳ long trọng ngưỡng mong đại chúng niệm hồng danh chư Phật, để giác linh nương nhờ Phật lực mà mau lên bờ giác. Nam mơ Thanh tịnh Pháp thân Tỳ-lơ-giá-na Phật.” Khi niệm dứt Trụ trì trở về đứng đầu dãy hàng phía Đông. Duy- na bước ra đốt hương, cử hành lễ di quan. Hành giả đánh chập chõa dẫn đầu khiêng quan tài ra ngoài cổng chùa. Nếu có lễ chuyển khám (xoay đầu quan tài vào trong bái biệt sơn môn) thì thiết lập hương án trước cổng chùa, hướng vào trong, sắp trà nước trên bàn. Thủ tọa hướng dẫn đại chúng sắp hàng hai bên, Duy- na đốt hương làm lễ, rồi tiếp tục rước kim quan lên đường. Nếu như không làm lễ chuyển khám mà đi thẳng, thì khi ra đến cổng chùa, Duy-na hướng vào trong đứng chắp tay, tụng chú Vãng sanh, đại chúng cùng tụng theo và theo thứ tự hai hàng song đơi nhau lần lượt bước đi. Mỗi người điều cầm tuyết liễu (bông giấy cắt hình lá liễu mầu trắng) để tung lên quan tài. Những người đi đưa đám đứng sắp hàng ngoài cổng chùa, cúi đầu chấp tay khi tăng chúng đi ngang qua. Lúc họ đi qua hết, thì tháp tùng theo sau. Duy-na đi sát kim quan. Đơ tự cũng theo hộ tống.

LỄ TRÀ TỲ

Khi đưa kim quan đến đài hỏa thiêu, Tri sự đốt hương, dâng trà, kế đến Trụ trì đốt hương, rồi trở về vị trí. Bấy giờ Duy-na bước ra đốt hương, mời Trụ trì cử hành lễ trà tỳ. Trực tuế vái chào và đưa lửa cho Trụ trì. Sau khi lửa đã được đốt, Duy-na đến trước kim quan cử hành nghi lễ, tụng: “Hôm nay có Thượng tọa mỗ giáp vừa mới viên tịch, đã tùy duyên mà thị tịch, giờ theo phép để trà tỳ; đốt xác thân hoằng đạo trăm năm, theo đường tắt về nơi tịch diệt. Ngưỡng cầu chư tôn đức chúng Tăng hộ niệm cho giác linh. Nam mơ Tây phương Cực lạc thế giới Đại từ Đại bi A-di-đà Phật.” Niệm mười lần xong, lại nói: “Xin đem công đức tụng niệm này hồi hướng cho hương linh được vãng sinh”. Lại nguyện: “Duy nguyện gương tuệ sáng soi, đạo phong rực rỡ; vườn bồ-đề hoa trí giác nở tung, biển pháp tánh tâm nhiễm ơ tẩy sạch; trà dâng ba bận, hương đốt một lị, kính tiễn giác linh đường mây cất bước. Xin bái biệt thánh chúng.”

Tri sự chờ đến lúc đọc tới câu dâng trà, đốt hương, trịnh trọng bước ra dâng trà và đốt hương để bày tỏ nghi lễ của sơn môn (nếu việc này Duy-na làm thì không hộp

lễ), rồi cử tụng chú Đại bi. Cuối cùng hồi hướng: “Nguyện đem công đức niệm tụng phúng kinh từ trước đến đây, hồi hướng cho Thượng tọa mỗ giáp vừa mới viên tịch, sau lễ trà tỳ được sinh về cảnh giới trang nghiêm. Nam mơ Thập phương Tam thế Nhất thiết chư Phật…”. Bấy giờ, Tri khách cử tụng chú Lăng nghiêm, rồi hồi hướng như trước (nhưng không đọc hai chữ niệm tụng). Tiếp đến, người đồng hương, pháp quyến tụng kinh và hồi hướng (cũng giống như trước).

BÁN ĐẤU GIÁ DI VẬT CỦA NGƯỜI QUÁ CỐ

Sau lễ trà tỳ, Đường ty hành giả thưa với Trụ trì, Lưỡng tự, Thị giả rằng sau giờ thọ trai, Tăng chúng sẽ vân tập tại Tăng đường thực hiện việc xướng y, rồi dán thông báo cho đại chúng biết. Sau khi thọ trai xong, cho bài trí nơi Tăng đường, sắp đặt các bàn ghế; trên bàn để giấy mực, khánh, kéo, dây buộc và các vật dụng, còn trên đất thì trải chiếu. Đường ty hành giả thưa với Trụ trì, Lưỡng tự, Thị giả, rồi đánh chuông tập hộp Tăng chúng. Trụ trì, Thủ tọa đi vào ngồi ở đầu hai dãy ghế đối diện nhau. Tiếp đến, Duy-na, Tri khách, Thị giả cùng vào Tăng đường, ngồi vào vị trí của mình, hướng vào trong. Còn Đường ty hành giả, cung đầu, những người lo việc dọn cơm thì vào đứng sắp thành một hàng, hướng về Trụ trì, Lưỡng tự vái chào, rồi quay sang vái chào Duy-na, Tri khách, Thị giả; đoạn, khiêng rương đồ tới trước Trụ trì, Lưỡng tự trình cho các ngài dấu niêm phong và chữ ký, rồi đến chỗ Thủ tọa xin chìa khóa, trình cho mọi người xem, mở rương đồ lấy các y vật theo thứ tự đặt trên chiếc chiếu, còn thùng rỗng thì bỏ một bên ở phía sau. Duy-na đứng dậy đánh một tiếng khánh, đọc như sau: “Mây nổi trơi không lưu lại bóng, ngọn đèn tàn ánh sáng tự tiêu. Hôm nay thực hiện việc xướng y là để bày tỏ lẽ vô thường. Ngưỡng mong đại chúng hộ niệm để giác linh Thượng tọa mỗ giáp được vãng sinh Tịnh độ. Nam mơ Thanh tịnh Pháp thân Tỳ-lơ-giá-na Phật…” Niệm xong mười danh hiệu, lại đánh một tiếng khánh, tuyên bố: “Phàm cách thức xướng y là dựa theo quy tắc thông thường. Xin quí vị hãy lưu tâm để ý về mức độ mới cũ, dài ngắn của các di vật. Hễ khi dứt tiếng khánh thì không được đổi lại. Kính cẩn thông bạch.” Thế rồi, tiếp tục đánh một tiếng khánh, cầm độ điệp lên, vừa cắt bỏ tên người quá cố vừa tuyên bố: “Ở trước đại chúng, tơi xin cắt bỏ tên của vị Tăng quá cố trong độ điệp.” Lại đánh một tiếng khánh, giao độ điệp đó cho hành giả, hành giả đem đến trình lên Lưỡng tự. Duy-na lấy các ca-sa trong thùng ra, tháo các dây buộc. Đường ty hành giả theo thứ tự cầm các di vật lên trình cho mọi người. Duy- na lại cầm từng cái lên tuyên bố: “Vật này có tên như vậy, định giá chừng ấy.” Ví dụ như định giá vật ấy một quan, thì bắt đầu

từ một trăm tiền xướng trở lui. Đường ty hành giả bèn lập lại lời xướng ấy cho đại chúng nghe. Tiếp tục theo thứ tự xướng đến giá một quan, Duy-na đánh một tiếng khánh tuyên bố “vật này bán giá một quan.” Các vật khác cũng theo thể thức ấy. Nếu trường hộp có hai người cùng mua một giá, thì hành giả bảo dừng lại, nói “Cả hai đều không được,” rồi tiếp tục vừa đánh khánh vừa đấu giá. (Khi có người đồng ý mua vật nào đó) thì Đường ty hành giả hỏi rõ tên họ của vị ấy, rồi Tri khách ghi tên vào sổ, Thị giả căn cứ tên họ làm biên nhận, giao cho Cung đầu, Cung đầu chuyển cho người nhận mua. Đoạn, Cung đầu hành giả bỏ các di vật ấy vào lại trong thùng. Khi xướng giá các di vật xong, Duy-na đánh một tiếng khánh, tụng hồi hướng: “Nguyện đem công đức tụng niệm trong dịp xướng y này hồi hướng cho Thượng tọa mỗ giáp vừa viên tịch được sinh về cảnh giới trang nghiêm. Lại mong các tôn túc niệm Thập phương Tam thế Phật, v.v…”

Trong thời gian gần đây, vì để chấm dứt sự huyên náo, phần lớn các chùa theo cách thức rút thăm (xem chương Trụ trì). Nếu quá ba Hôm mà người nhận mua không đến lấy di vật, thì căn cứ theo giá cả ra thông báo để phát mãi những vật ấy.

Ngài Tăng Huy thuật rằng: “Phật chế việc phân y là để cho chúng Tăng hiện tại thấy vật của người quá cố được chia cho chúng Tăng mà suy nghĩ: ‘Vị ấy đã như vậy thì ta cũng sẽ như thế’, để nhằm đối trị tâm tham cầu. Ngày nay, người ta không chịu suy sét, trái lại, trong lúc xướng y lại tranh giá cả ồn ào, thật là ngu si quá mức.”

NHẬP THÁP

Sau lúc trà tỳ các vị chấp sự, đồng hương, pháp quyến cùng nhau thu nhặt hài cốt. Dùng bông vải bọc hài cốt lại, bỏ vào trong hộp, niêm phong rồi rước đến Diên thọ đường (lúc này bỏ chữ mới trên bài vị) và mỗi ngày tụng kinh ba lần.

(Nhắc lại việc cổ y ở trên) qua lễ trà tỳ ba Hôm, đến sau giờ ngọ ngày thứ ba, dán thông báo bản trướng (bản danh sách các di vật của người quá cố) để đại chúng được biết (nếu bản trướng có điểm nào không hộp thể thức hoặc có ai chiếm lấy vật gì, thì cho phép dùng lễ thưa với kẻ lớn người nhỏ rồi thành thật sửa đổi. Còn nếu không có chứng cứ gì thì không được gây ra sự rắc rối. Kẻ nào vi phạm thì trị phạt rồi trục xuất. Trụ trì và các chấp sự phải công bằng liêm chính, làm gương mẫu thì đại chúng mới nể phục). Sau khi dán bản trướng xong, Đường ty hành giả dán thông báo về việc tống khơi (rước linh cốt nhập tháp). Đến ngày đã qui định, thị giả đánh chuông tập hộp Tăng chúng, cung nghinh di cốt đến bảo tháp và làm lễ nhập tháp. Sau khi di cốt đã đặt vào bảo tháp, Tri sự phong tỏa tháp, Duy-na cử tụng chú Đại bi và hồi hướng: “Nguyện đem những công đức tụng kinh từ trước đến nay hồi hướng cho Thượng tọa mỗ giáp vừa viên tịch, sau lễ nhập tháp sẽ sinh về cảnh giới trang nghiêm. Nam mơ thập phương…”. Khi ấy Tri khách cử tụng chú Lăng nghiêm. Những người đồng hương tụng kinh và hồi hướng cũng giống như thế.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ - Kinh Tạng
  • Bích Nham Lục Của Thiền Sư Phật Quả Viên Ngộ – Thích Mãn Giác dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Ái Đạo Bát Niết Bàn - Kinh Tạng
  • Kinh Nhân Duyên Đồng Tử Quang Minh - Kinh Tạng
  • Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Cát Tường Già Đà - Kinh Tạng
  • Truyện Các Vị Tăng Thần Dị - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 13 – Bần Tiện - Kinh Tạng
  • Kinh Mục Kiền Liên Hỏi Năm Trăm Tội Khinh Trọng Trong Giới Luật - Kinh Tạng
  • Kinh Lục Độ Tập - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Đại Phật Đỉnh Quảng Tụ - Kinh Tạng
  • Truyện Các Vị Tỳ Kheo Ni - Kinh Tạng
  • Ngữ Lục Thiền Sư Tào Sơn Bản Tịch - Kinh Tạng
  • Đại Đường Tây Vực Ký - Kinh Tạng
  • Quy Nguyên Trực Chỉ - Kinh Tạng
  • Truyện Ký Kinh Hoa Nghiêm - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 31 – Tống Chung - Kinh Tạng
  • Kinh Thiện Ác Nhơn Quả – Thích Trung Quán dịch - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Cúng Dường Dược Sư Thất Phật Kinh Như Ý Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Quang dịch - Kinh Tạng