Pháp Niệm Tụng Bồ Tát Quán Tự Tại Tâm Chơn Ngôn Nhứt Ấn

Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Chơn Ngôn Nhứt ấn Niệm Tụng Pháp

Đường Bất Không dịch

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

***

Phàm người tu hành, lúc muốn niệm tụng, thì trước nên tụng Chân Ngôn Thanh Tịnh 7. Chân Ngôn là :

– Án- truật đệ nậu thú đà nẵng dã sa-phạ ha.

(OM- ‘SUDDHE NU’SÀDDHA NÀYA SVÀHÀ)

(Theo ý người dịch thì câu Chú trên phải ghi là: OM (Ba Thân quy mạng) ‘SUDDHE (Thanh tĩnh) ANU (Tuân theo) ’SUDDHA NÀYA (Lý thú Thanh Tịnh) SVÀHAØ (Quyết định thành tựu)).

Do tụng Chân Ngôn này, ba nghiệp liền được thành thanh tịnh, dùng nước Pháp Công Đức rưới tắm thân tâm, rồi kết Ấn Bồ Tát Quán Tự Tại : Hai Vũ (2 tay) cùng cài chéo các ngón với nhau, nắm lại thành quyền, đưa Thiền Độ (Ngón cái phải) ra ngoài duỗi thẳng cứng, liền thành. Tụng Tâm Chân Ngôn 7 biến. Chân Ngôn là :

– Án, A lô lực ca sa-phạ hạ.

(OM- AROLIK SVÀHÀ).

Do kết Ấn và tụng Chân Ngôn nầy, liền thành Tam Muội Gia.

Lại kết Ấn lúc trước, tụng Chân Ngôn 3 biến, đưa Ấn xoay theo bên trái 3 vòng, liền thành Tịch Trừ tất cả các loài Ma Chướng.

Lại kết Ấn lúc trước, tụng Chân Ngôn 3 biến, đem Ấn chuyển theo bên phải 3 vòng, liền thành Kết Giới. Liền tưởng trước mặt có hoa sen 8 cánh. Lại kết Ấn trước, tụng Chân Ngôn 7 biến, đưa Thiền Độ (Ngón cái phải) hướng về thân để triệu mời, thời Bồ Tát Quán Tự Tại và tất cả Thánh Chúng thuộc Bộ Liên Hoa đều đến tập hội.

Liền dùng 2 tay nâng vật chứa nước thơm Ứ già (Argha: Nước hoa thơm, nước Công Đức) ngang vầng trán dâng hiến, tụng Chân Ngôn 7 biến, tưởng tắm Thánh Chúng.

Lại kết Ấn trước, tụng Chân Ngôn 7 biến liền thành Pháp Hiến toà hoa sen.

Lại kết Ấn trước, tụng Chân Ngôn 3 biến liền thành Pháp cúng dường hương thoa bôi (Đồ Hương: Dầu thơm).

Lại kết Ấn trước, tụng Chân Ngôn 3 biến liền thành Pháp cúng dường Hoa Man (Tràng hoa, vòng hoa).

Lại kết Ấn trước, tụng Chân Ngôn 3 biến liền thành Pháp cúng dường mọi thứ thức ăn uống tuyệt diệu của chư Thiên.

Lại kết Ấn trước, tụng Chân Ngôn 3 biến liền thành Pháp cúng dường đèn đuốc.

Lại kết Ấn trước, để ngang trái tim tụng Chân Ngôn 7 biến, liền tưởng Tự Thân ngồi trên Đài Chánh Giữa của hoa sen 8 cánh, có đầy đủ tướng tốt đẹp, uy quang viên mãn đồng với Bồ Tát Quán Tự Tại. Ở 8 cánh hoa sen, trên mỗi một cánh đều có một Đức Như Lai nhập định, hướng mặt về Bồ Tát Quán Tự Tại.

Hành Giả quán niệm cho thật rõ ràng, rồi nâng Ấn lên trên đảnh đầu và xả Ấn.

Lại lấy Sổ Châu (Tràng hạt) cầm ở trong lòng bàn tay, chắp 2 tay lại để ngang trái tim. Tụng Gia Trì Sổ Châu 7 biến. Chân Ngôn là :

– Án, vĩ lô tả nẵng ma la sa-phạ hạ.

(OM- VAILOCANA MALA SVÀHÀ).

(Bản khác ghi là : OM- VAIROCANA MÀLÀ SVÀHÀ).

Theo Nghi Tắc, thì để 2 tay ngang trái tim, chụm 5 ngón lại như hình Hoa Sen chưa nở. Đặt (Xâu chuỗi) ngang trái tim, tụng Chân Ngôn không chậm không mau cho thật rõ ràng, chẳng nên niệm ra tiếng. Cứ lặng lẽ niệm tụng, mỗi âm thanh của chữ cuối cùng thuộc Chân Ngôn thì lần qua một hột. Ở trong câu Chân Ngôn, bỏ qua chữ đầu chữ sau (Đừng chú ý chữ trước chữ sau), lúc niệm tụng đừng để cho tán loạn, thân tâm vắng lặng chẳng theo duyên khác, chỉ quán Bổn Tôn và chuyên chú niệm tụng.

Liền quán tưởng trước thân, trên hoa sen 8 cánh có Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại, tướng tốt đẹp viên mãn, ở bên trong vành trăng. Lại quán Tự thân đồng với Bồ Tát Quán Tự Tại không có sai khác. Niệm tụng đủ số xong, nâng xâu chuỗi lên đảnh đầu để đội. Rồi khởi tâm Từ Bi, phát thệ nguyện lớn là nơi hy vọng của tất cả hữu tình, Thượng nguyện thù thắng của Thế Gian mau được thành tựu. Xong, để xâu chuỗi vào chỗ cũ.

Lại kết Ấn như trước, để ngang trái tim tụng Chân Ngôn 7 biến, liền thành Tam Muội Gia. Lại đem Ấn gia trì 5 nơi trên thân mình là: trán, vai phải, vai trái, trái tim và cổ họng. Đó gọi là Ngũ Xứ. Mỗi nơi tụng Chân Ngôn một biến gia trì, rồi buông Ấn trên đỉnh đầu.

Lại kết Ấn trước, như Pháp hiến 5 loại cúng dường, đều tụng Chân Ngôn một biến, ắt thành cúng dường rộng lớn. Liền dùng 2 tay nâng nước Ứ Già ngang vầng trán phụng hiến, tụng Chân Ngôn một biến.

Lại kết Ấn như trước, chuyển bên trái một vòng liền thành Giải Giới.

Lại kết Ấn trước, đem Thiền Độ (Ngón cái phải) hướng ra ngoài ném, tụng Chân Ngôn 3 biến, nâng Ấn để trên đảnh đầu liền thành Phụng Tống tất cả Thánh Chúng.

Lại kết Ấn lúc trước, gia trì 5 nơi trên thân mình, đều tụng Chân Ngôn một biến, ắt thành Bị Giáp (Mặc áo giáp), rồi xả Ấn trên đảnh đầu.

Người tu hành như vậy, y theo Pháp yếu bí mật này: Tinh thành niệm tụng, tác ý tu trì, thì tất cả nơi làm mau được thành tựu, viên mãn các Nguyện Thế gian và Xuất Thế gian, tiêu trừ nghiệp chướng, Tam Muội hiện tiền, chẳng chuyển thân này, nhảy vọt lên hư không tùy ý tự tại, liền qua mười phương Tịnh Thổ phụng sự chư Phật, mau thành Vô Thượng Bồ Đề.

    Xem thêm:

  • Nghi Quỹ Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Chơn Ngôn Du Già Quán Hạnh - Kinh Tạng
  • Đà La Ni Phật Đỉnh Tôn Thắng - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Thành Tựu Tụng Niệm Cúng Dường Bồ Tát Cam Lộ Quân Đồ Lợi - Kinh Tạng
  • Chơn Ngôn Đà La Ni Phật Đỉnh Tôn Thắng - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Đại Thất Bảo - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Như Ý Luân - Kinh Tạng
  • Kinh Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Đà La Ni Bí Mật Phật Đỉnh Tôn Thắng Tâm Phá Địa Ngục Chuyển Nghiệp Chướng Xuất Tam Giới - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Đàn Tràng Đại Khổng Tước Minh Vương Hoạch Tượng - Kinh Tạng
  • Phẩm Nhứt Thiết Như Lai Liên Hoa Nghi Quỹ Đại Mạn Đồ La Kim Cang Đỉnh Hàng Tam Thế Đại Pháp Vương Giáo Trung Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Chơn Ngôn - Kinh Tạng
  • Pháp Niệm Tụng Đà La Ni Kim Cang Thọ Mạng - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phổ Hiền Sở Thuyết - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Quán Tự Tại Thành Tựu Du Già Liên Hoa Bộ Niệm Tụng Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Kinh Thân Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Nghi Quỹ Kim Cang Đỉnh Du Già Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Tu Hạnh - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Pháp Của Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Ma Lợi Chi Thiên - Kinh Tạng
  • Pháp Kinh Đà La Ni Kim Cang Thọ Mạng - Kinh Tạng