1
2
3

Tán Thuật Kinh Kim Cang Bát Nhã

 Đường Khuy Cơ soạn

Bản Việt dịch của Thích Bảo Lạc

***

Tựa

Kinh Bát Nhã gồm 600 quyển, lấy Kim Cang làm tinh yếu, vì chỗ sâu mầu huyền áo; cách Thánh do mê cũng chẳng phải là lời không đúng đâu.

Vì trước kia Ngài Vô Trước được phú pháp kệ nơi Bồ Tát Di Lặc; Thế Thân ngộ đạo nhờ hiền huynh là hai bậc luận sư xuất chúng. Ví như mặt trời mặt trăng vằng vặc soi sáng chỗ tối tăm, và giáo pháp dần truyền sang Đông độ cũng từ đó. Việc phiên dịch, chú giải có nhiều loại khác nhau. Truyền thuyết ghi rằng, vị Tam Tạng pháp sư là hậu thân của Thường Đế Bồ Tát, tin chắc vào chỗ người chấp, dốc chí lao tâm quên thân vì pháp vận dụng suốt thông, Ngài dịch các Kinh gởi trọn nơi pháp này. Lấy niên đại Trình Gia Thụy để ghi lại, cũng như tụng đúng có thể thấy rõ nhờ bản Kinh rất đáng chú ý này. Theo như ý luận chủ thuật riêng 3 ý quan trọng gọi là huyền ký, tán thuật hay Hội Thích mà dựa theo đó giải thích trực tiếp Kinh văn. Riêng tán thuật là vậy, song nhà nghiên cứu biết sách này mà như cơ hồ lơ là không liếc mắt nhìn thử hỏi làm sao nghiên tầm nghĩa lý?

Tại Việt Tiền, Nghệ Công hay than việc này nên muốn khắc bản gỗ lưu hành ở đời mà sưu tầm khắp nơi tìm được 5 cuốn và nhờ đó tham cứu bổ túc cho việc hiệu đính. Tôi tự nghĩ Chùa Hưng Phước có sách giá trị, nên vào mùa hạ năm Quí Dậu việc tìm cầu của tôi đã đến, tôi dốc chí rút một quyển xem thử, vì muốn học lai lịch truyền thừa, Nghệ Công lấy làm thích ý cầm đi mất, đến cuối thu mang trở lại bảo sách đã luận giải xong và nhờ tôi đề tựa. Tôi rất sợ lời thô qua mắt Thánh không sao tránh khỏi có tội, khó thể thoái thoát, và cố từ chối không dám viết. Vào mùa hạ năm Ất Hợi khắc bản xong, ông lại mang sách tới nhờ viết vài lời để chứng minh việc đính chính vô tư, tôi cảm tấm lòng tha thiết của Nghệ Công vì muốn hoằng truyền giáo pháp, bèn quên chỗ quê hèn mà lược thuật nguyên do để che lấp lời trách cứ vậy.

Văn Hóa năm thứ 12, ngày 5 tháng hạ năm Ất Hợi

tại thư phòng Chùa Hưng Phước

Tăng Đô Huấn -Ảnh cẩn ghi.

***

Lời Tựa khắc bản Thuật Tán Kinh Kim Cang Bát Nhã

Ta đã gặp chúng sanh từ vô thủy kiếp, nổi trôi trong biển sanh tử, thoạt chìm thoạt nổi chưa có kỳ ra khỏi. Bậc đại thánh Thế Tôn thương xót nên thuyết đại pháp trong ấy diễn bày để phá chấp Hữu. Kinh Ma Ha Bát Nhã Phật nói 4 nơi gồm 16 hội mà Kinh Kim Cang Bát Nhã này là hội thứ 9, thật là tinh yếu của bến giác, là cửa nẻo an toàn nhập đạo. Do vậy, Trung Hoa, Nhật Bản các hàng Đại Đức đều chú giải Kinh này, như các Ngài Tăng Triệu, Tịnh Ảnh v.v… và chưa kể có trên 10 nhà chú giải. Bản triều khắc bản gỗ lưu lại đời cũng tạm gọi là đủ nhiều vậy. Duy chỉ pháp sư Khuy Cơ Chùa Từ Ân vào đời nhà Đường có chú giải 2 quyển. Sách lục khu vực miền Đông gọi là Tán Thuật, từ lúc được truyền sang Tàu đến nay, bởi vì trải qua hơn 1000 năm mà chưa khắc bản lưu hành trong đời cho các học giả tham cứu đâu không khuyết điểm lắm sao? Tôi cùng các bạn học xã Chu Sơn Tử pháp hiệu Thuận Nghệ thiên tư thông bác, chí học cao xa, có năm tới học trường này. Biết rõ Kinh này hiện chưa lưu hành ở đời nên tham cứu sách hay miệt mài hiệu đính qua nhiều năm tháng, càng gia công đọc cùng giao phó những con dao khoằm (dao khắc chữ) đem để trên gỗ khiến tôi làm lời tựa. Tôi dù kém thông tuệ, đâu lại chẳng vui thấy Kinh lưu hành sâu rộng khắp quốc nội hải ngoại hay sao? Vã Kinh Kim Cang Bát Nhã đã có Trí Giả Đại Sư, giáo tổ tông Thiên Thai chú giải một quyển; Chí Tướng Đại Sư, giáo tổ tông Hoa Nghiêm, chú giải thành 2 quyển; Cát Tạng pháp sư, giáo tổ Tam Luận tông, chú giải 4 quyển. Và nay Kinh đang bàn ở đây là của pháp sư Khuy Cơ, giáo tổ tông Pháp Tướng soạn, là 4 nhà Đại Thừa chú giải, được như thế thật là đầy đủ vậy. Thiết nghĩ: các vị trong học xã của tôi dựa Kinh này nghiên cứu chú giải thì nhứt thừa, tam thừa giáo nghĩa, pháp môn 2 tông tánh tướng tự nhiên mà được, vì thế tôi rất thâm cảm giúp đỡ. Chu Sơn Tử nêu việc này cũng như ý riêng, do không thẹn tài hèn tôi chấp bút đề nhân duyên khắc bản, để luận điểm trọng yếu của Kinh.

Văn Hóa năm thứ 10 vào tiết trọng đông tháng nhuần năm Quí Dậu, viện Hương Nguyệt tại Việt Châu.

Thích Thâm Lệ ghi nơi học liêu ở Kinh Triệu.

***

Phàm hiệu đính có 6 qui tắc như:

1. Sách này tôi tham khảo trong 6 cuốn mà 3 trong số đó là sách cổ Nam Đô của Chùa Hưng Phước là sách cổ qua nhiều thế hệ. Lại là sách quan trọng dùng làm y cứ nên nay lấy đây làm chính để tham chiếu các bản kinh khác. Trừ phi 2 quyển giống nhau thì đều để nguyên. Ngoài ra, tuy có chỗ nào nghi nhưng các sách khác đều giống nhau thì hẳn theo nguyên văn không dám ức đoán. Vã về phương diện chú thích quả thật là sách hay.

2. Bản Kinh tân dịch chưa nhuần nhuyễn được văn bóng bẩy nên sách chú giải này dựa bản dịch của Ngài La Thập để giải thích. Vì so bản dịch đó là bản lưu truyền rộng đầu tiên. Song sách Ngài La Thập vẫn còn một vài khuyết điểm, nên lấy các cuốn khác để bổ túc. Nay nói chung cuốn sách đúng nhưng chú giải theo trên qui định.

1. Bản chú giải này lặp lại Kinh Văn, mỗi đoạn chỉ nêu lên đầu cuối mà lượt bỏ đoạn giữa. Nay y theo Tạng bản lưu hành bổ túc toàn văn để tiện việc tham khảo.

2. Cuốn Kinh được nhiều nhà khắc bản lưu hành có nhiều bổn. Nay lấy trực tiếp trong Đại Tạng trích ra bản này đáp ứng lời chú giải có lặp lại cốt ý xem chỗ đồng chỗ dị với Đại Tạng. Lại tham cứu các bản đời Tống, đời Minh, bản Cao Ly ( Đại Hàn)… đều có ghi rõ trên phần cước chú. Như trong chú thích có dẫn 2 luận văn có chỗ không giống 3 cuốn trước, đó không phải phần giải thích chính nên không cần thêm cước chú; người xem phải tự tìm biết đó.

3. Tôi đã đọc qua 6 cuốn đều lượt lời Vua khuyên mà không sách nào chẳng đầy đủ. Nay thỉnh cầu các điển tọa luật học kiểm duyệt lại, tham cứu bổ chính họp bàn hẳn giao cho một Ban đọc để tiện cho việc tham khảo, bèn nhận ra sách cổ sáng giá y cứ, nên là điểm chính.

4. Phàm trên bản khắc in gỗ hẳn mượn tay người viết mà thỉnh thoảng không sao tránh khỏi sai lỗi, nay tôi không thể nhặt ra được những lỗi đó, tin bản viết hoàn hảo do nhờ con dao khoằm (dao khắc chạm chữ), tuy không đẹp về mỹ thuật, cũng không đến đổi lầm người.

Văn Hóa năm thứ 10 tháng 10 năm Quí Dậu.

    Xem thêm:

  • Thập Nhị Môn Luận – Thích Nhất Chân - Luận Tạng
  • Sớ Luận Toát Yếu Kinh Kim Cang Bát Nhã - Luận Tạng
  • Luận Kim Cương Tiên - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Song Đối tập 4 - Luận Tạng
  • Bài Tán Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa (Bản 2) - Luận Tạng
  • Trung Luận – Thích Thiện Siêu - Luận Tạng
  • Sớ Thần Bảo Ký Nhơn Vương Hộ Quốc Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Luận Tạng
  • Luận Câu Xá – Phẩm 8: Phân biệt định - Luận Tạng
  • Giảng Giải Kinh Viên Giác - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Song Đối tập 3 - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Song Đối tập 1 - Luận Tạng
  • Bài Tán Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa (Bản 1) - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Khởi Tín - Luận Tạng
  • Luận Tam Pháp Độ - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận - Luận Tạng
  • Đại Thừa Khởi Tín Luận - Luận Tạng
  • Thập Nhị Môn Luận – Thích Thanh Từ - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Song Đối tập 2 - Luận Tạng
  • Luận Thích Du Già Sư Địa - Luận Tạng
  • Thành Duy Thức Luận - Luận Tạng