Với tâm nguyện được góp sức và đồng hành trong công tác phòng và điều trị bệnh trong đợt dịch Covid-19, từ ngày 5/2/2020-18/2/2020, Hòa thượng Thích Huệ Đăng – giám đốc của Công ty CPĐT Sâm Ngọc Linh Việt Nam, đã cùng các học trò đến các bệnh viện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trao tặng hơn 1.000 hộp Sâm Ngọc Linh, (trị giá hơn 1 tỷ đồng) cho lãnh đạo, cán bộ Y – Bác sĩ tại các bệnh viện: BV Huyết Học TW 100 hộp, BV K (cơ sở Tân Triều) 100 hộp, BV Chợ Rẫy TP. HCM 100 hộp, BV Nhiệt Đới TP. HCM 100 hộp, Bv Nguyễn Tri Phương TP. HCM 100 hộp, BV Đa khoa tỉnh Lâm Đồng 100 hộp, Ban Chăm Sóc SK TW 50 hộp, BV Nhiệt đới TW 100 hộp, Phòng khám VIP 12 Hà Nội 30 hộp, BV Dã chiến Tỉnh Vĩnh Phúc 50 hộp, các phòng khám và nhà thuốc Hà Nội 200 hộp.
Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu, chúng ta biết Sâm Ngọc Linh là loài sâm quý hiếm nhất trên thế giới, chỉ có ở Việt Nam và được công nhận là cây quốc bảo Việt Nam. Sâm Ngọc Linh tập trung chủ yếu ở núi Ngọc Linh, thuộc huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum hay huyện Trà My tỉnh Quảng Nam. Chúng sinh trưởng dưới những tán rừng nguyên sinh nơi có thảm mục dày dọc theo các con suối ẩm, ở độ cao từ 1.200 – 2.100m so với mặt biển. Hàm lượng saponin trong Sâm Ngọc Linh cao hơn nhiều lần so với các chủng loại sâm ở các quốc gia khác trên thế giới như sâm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đến nay, các nhà khoa hoặc đã phân lập được 52 saponin từ củ Sâm Ngọc Linh, trong đó 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật, 26 saponin cấu trúc mới chưa từng thấy ở các loại sâm khác.
Sâm Ngọc Linh có rất nhiều dược tính đặc thù, góp phần điều trị bệnh và đem lại sức khỏe cho con người. Ở mức độ liều thấp có tác dụng kích thích thần kinh, làm tăng hoạt động của não bộ và trí nhớ. Với thành phần hoạt chất Majonosid-R2 (MR2) có tác dụng chống khối u ung thư, ức chế đoạn bắt đầu và giai đoạn tiến triển của tế bào ung thư. MR2 còn giúp phục hồi các rối loạn chức năng do stress gây ra như làm mất cảm giác đau, loét dạ dày, giảm khả năng miễn dịch (sâm Triều Tiên không có tác dụng này). Sâm ngọc linh có thành phần chống trầm cảm và tác dụng giải lo âu tương tự Diazepam, chống viêm và ức chế sự phát triển vi khuẩn Streptococcus gây bệnh viêm họng ở người. Ngoài ra sâm ngọc linh còn có khả năng tăng sinh lực, giảm mệt mỏi, kích thích miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa, tăng cường nội tiết tố sinh dục, điều hòa hoạt động của tim, tác dụng chống tăng cholesterol máu, bảo vệ gan…
Khi được biết giá trị Sâm Ngọc Linh và chứng kiến những công dụng kì diệu của loài sâm này, Hòa thượng Thích Huệ Đăng có tâm nguyện là quyết tâm đem cây sâm này đến với cộng đồng. Thầy từng nói rằng: “sức khỏe là tài sản quý nhất của nhân loại”. Do đó, để biến sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm có giá trị giúp ích cho cộng đồng là hoài bão lớn nhất trong cuộc đời của thầy, đồng thời thầy muốn chứng minh cho trí tuệ Phật giáo bằng những hành động thiết thực, những công việc cụ thể. Bằng quyết tâm đó, từ năm 2008, Thầy cùng các đệ tử đã đi vào núi Ngọc Linh tìm sâm Ngọc Linh và di thực về Đà Lạt, đồng thời tìm cách nhân giống loài sâm quý này. Năm 2009, Hòa thượng Thích Huệ Đăng bắt đầu nghiên cứu quy trình nhân giống cây sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô. Mặc dù chưa qua bất cứ trường lớp đào tạo nào, nhưng với trí tuệ sáng suốt, tâm chân thật và tình thương, ham nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng, Thầy đã nhân bản vô tính thành công giống sâm Ngọc Linh. Công trình này đã được Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng sáng chế độc quyền cho “Quy trình trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô” vào tháng 10 năm 2012; Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 1731 ngày 15/05/2018 cho “Quy trình sản xuất sản phẩm chiết xuất sinh khối Sâm Ngọc Linh và sản phẩm thu được từ quy trình này”. Nhà máy sản xuất viên sâm của Thầy được Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) số 10/2020/ATTP-CNGMP, ngày 21/01/2020.
Ban Tôn giáo Chính phủ tôn vinh Thầy là “Nhà khoa học đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam”.
Thầy tâm sự với các học trò: “Thầy trò chúng ta trao tặng cho các bệnh viện hơn 1.000 hộp sâm, do tự mình làm ra, đây chính là công đức chứ không phải làm từ thiện, nghĩa là không phải đi quyên góp của người này rồi cho người khác. Chúng ta làm ra sản phẩm bằng tâm chân thật và tình thương, bằng hy sinh nhẫn nhục và siêng năng, nuôi cấy nguyên liệu sinh khối cho đến sản xuất ra viên sâm đạt tiêu chuẩn rồi đem cống hiến cho cộng đồng bằng tâm của người con Phật. Thầy thiết nghĩ, tu sĩ Phật giáo phải cùng đồng hành với mọi hoạn nạn của chúng sinh. Thầy không thể trực tiếp cứu người như các Y – Bác sĩ nhưng thầy góp phần hỗ trợ cho các Bác sĩ và những người làm việc phục vụ cộng đồng có thêm sức khỏe và sức đề kháng. Ví như, một người bệnh tới bệnh viện để mong bác sĩ trị khỏi bệnh, nếu hôm đó bác sĩ quá áp lực và mệt mỏi thì hiệu quả điều trị không cao. Nhờ viên sâm của chúng ta, các Y- Bác sĩ được khỏe hơn, tăng khả năng chịu áp lực, căng thẳng, giữ được tinh thần làm việc ổn định thì số người được cứu nhiều hơn và hiệu quả hơn. Đó là cách giúp đời mà không bệnh nhân nào biết, tức là hành bố thí Ba La Mật. Qua sự trao tặng này, Thầy muốn chỉ cho các con thấy chỗ cái tâm rộng lớn thì cái đức rộng lớn, cái đức rộng lớn thì cái trí mới rộng lớn, cái trí rộng lớn thì cộng đồng mới rộng lớn”.
Thông qua những việc làm của hòa thượng Thích Huệ Đăng, chúng ta thấy được rằng, chỉ cần có trí tuệ Phật giáo, có tâm với cộng đồng, chúng ta sẽ có muôn vàn phương tiện để làm lợi ích chúng sanh trên cõi đời này. Ngoài lý thuyết, người tu cần phải ứng dụng, tức là cụ thể hóa lý thuyết bằng những hành động thiết thực sẽ làm cho đạo Phật sáng giá hơn, và cuộc đời tu sĩ mới xứng danh là con của Phật, đấng trí tuệ bậc nhất trên thế gian này!
TPT