Và sau đó, khi đi vào thiền định hoặc một số cuộc du ngoạn tâm linh khác, bạn mang tiềm năng ấy theo mình; bạn mang quan điểm duy vật vào trong sự thực tập giáo pháp của mình. Đó là một quan niệm sai lầm lớn. Hãy buông xả tất cả; đó là cách thực tế hơn để phát triển tâm linh. Nó vô cùng có giá trị.

Các Lama ở Tây Tạng có một phương pháp huấn luyện tâm đặc biệt trong việc thoát khỏi chấp thủ và ích kỉ ngay nơi mà chúng ta chuyển hóa thân mình thành hằng ngìn, hằng triệu, hằng tỉ thân và đưa chúng cho tất cả chúng sanh. Thực chất, chúng ta nên thực tập loại thiền này ngay bây giờ.

          Khi đã thực tập thiền quân bình trước đây, chúng ta nhận thấy tất cả chúng sanh bao vây xung quanh mình trong toàn thể vũ trụ; đó là điều tương tự như ở đây. Chúng ta chuyển hóa thân mình thành nhiều thân tốt đẹp—không phải những thân vô cùng xấu xí mà mình không muốn—và chúng ta mang chúng cho tất cả chúng sanh. Chúng ta thực hiện điều này bởi vì ngay bây giờ mình bám víu vào thân này với năng lực chấp thủ rất mãnh liệt; giao nó cho những chúng sanh khác để đập tan điều đó.

          Không chỉ hiến thân mình cho người khác—mà còn thực tập thiền định dựa trên việc cho họ tất cả nhưng gì bạn sở hữu ngay bây giờ. Căn nhà của bạn chuyển biến thành hằng nghìn căn nhà, thức ăn trong tủ lạnh của bạn được nhân lên hằng nghìn lần v.v hợp với tất cả những ưa thích khác của bạn. Hãy đem tất cả điều này cho tất cả chúng sanh với lòng thương yêu vô hạn, biết rõ tất cả chúng sanh đều như nhau trong việc muốn có hạnh phúc và không muốn khổ đau, nhưng lại luôn luôn hành động trong vô minh, do đó, thường xuyên kinh qua khổ đau, mê mờ và bất mãn.

          Loại thiền này không phải là trò đùa hay một điều gì đó khôi hài. Nó rất có ích. Trước khi thực tập loại thiền này, sự chấp thủ của bạn khiến bạn cảm thấy bất hạnh trong lúc cho người khác thậm chí một đồng xu hay một tách trà, nhưng trải qua việc huấn luyện tâm mình, bạn có thể từ từ tiếp cận đỉnh điểm nơi mà mình cho đi mọi thứ với nhiều hạnh phúc an vui. Đây là kinh nghiệm—tôi không nói đó là kinh nghiệm của tôi, nhưng có nhiều người sở hữu nó ở phương Đông lẫn phương Tây. Vì thế, nó trở thành một điều gì đó mà chúng ta cần phải đạt được—khả năng hiến dâng thân mình và tất cả sở hữu vật chất một cách hạnh phúc.

          Có một câu chuyện thực về một vị Lama vô cùng keo kiệt ở Tây Tạng; ông ta thậm chí không bố thí cho người khác dù chỉ một đồng xu chứ đừng nói đến bất kì vật sở hữu nào của mình. Ông ta hỏi thầy mình những gì ông ta làm liệu có quá bủn xỉn hay không. Thầy của ông ta bảo rằng ông nên bắt đầu bằng cách lấy một vật nào đó chuyển từ tay này đến tay khác, và suy nghĩ “bây giờ tôi đang mang cho vật này”, đồng thời hãy hình dung rằng mình đang thực sự đem nó cho những chúng sanh khác. Đó là cách mà vị thầy đã chỉ dạy ông ta bắt đầu học hỏi việc bố thí cho người khác với niềm ưa thích, và đó là hình thức từ thiện mà chúng ta phải phát triển bằng cách huấn luyện tâm mình—cho/bố thí mà không có chấp thủ.

          Khi nghe đến hai chữ “từ thiện”, thì nhiều người hầu như đều nghĩ rằng nó có cái gì đó liên quan tới tôn giáo. Theo quan điểm Phật giáo, từ thiện là thuốc giải của chấp thủ. Cũng vậy, mọi người nghĩ rằng chúng ta chỉ có thể làm từ thiện bằng cách bố thí những thứ thuộc vật chất, nhưng đó không phải là từ thiện thực sự có ý nghĩa. Từ thiện thực sự là đang cho một cách chân thành mà không cần mong đợi báo đáp. Tâm đó là từ thiện. Cho người khác những thứ thuộc vật chất không nhất thiết là từ thiện.

          Ví dụ, nếu, với chấp thủ để có danh tiếng tốt, bạn nghĩ “tôi là một người rất sùng đạo và muốn người khác biết điều đó, vì thế tôi nhất định ủng hộ một triệu đô la để làm từ thiện”, thì đó chỉ là một cuộc hành trình của bản ngã. Thay vì trở thành thuốc giải của chấp thủ và giúp bạn phát triển trí tuệ nhận thức, cách bố thí đó chỉ đơn thuần khiến bản ngã của bạn càng lớn mạnh.

          Thông thường những gì bạn nghĩ để trở thành sự thực tập tâm linh chỉ là một cuộc du ngoạn của bản ngã và chấp thủ. Bạn cần phải quán sát kỉ điều đó. Đây là lý do tại sao bạn vẫn không bao giờ tìm được giải pháp cho các vấn đề của mình, mặc dù bạn thực tập. Bạn trở nên giả nhân giả nghĩa bới vì không hiểu tính chất tâm linh thực sự là gì; các hành động của bạn không phù hợp với các hoạt động thuộc giáo pháp. Nếu nhất định hành động, thì bạn đừng quá chú trọng thực hiện theo một số triết lý trí óc kiêu căng và cao ngạo ngoại trừ hành động một cách đơn giản và chân thật. Bắt đầu với cấp độ nhỏ; thực tập những gì tạo cảm giác cho cấp độ mà bạn đang thể hiện. Nếu bắt đầu sự thực tập giáo pháp của mình theo cách đó, thì bạn sẽ giải quyết các vấn đề của mình một cách thực sự. Nếu đánh mất hiểu biết và hành động phy lý, thì điều gì xảy ra? Bạn vẫn chìm đắm trong sọt rác.

          Mặc dù các hành động rất quan trọng, nhưng đừng vượt quá giới hạn. Đừng nổ lực thực tập các phương pháp cấp tiến trước khi bạn sãn sàng; phải bắt đầu với những phương thức thực tập sơ khởi và chậm rãi. Đừng nhỉ rằng bạn có thể bắt đầu từ kết thúc. Hãy làm những điều rất nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày, thì từ từ bạn sẽ tiến hành và thấy mình phát triển.

          Chính đức Phật cũng dạy “đừng chấp nhận những gì Như Lai nói chỉ bởi vì Như Lai đã nói. Đó là phương hướng sai lầm”. Ngài bảo “hãy quan sát kỉ những gì Như Lai chỉ dạy, và nếu các ông nghĩ rằng nó phù hợp với cấp độ tâm thức của mình, với hiểu biết rõ ràng, thì các ông thực tập theo nó”. Điều này giống như dày dép…bạn nên mang những đôi phù hợp với đôi bàn chân của mình. Nói cách khác, trước khi bắt đầu thực tập thiền hoặc thể hiện bất cứ phương pháp nào thuộc tâm linh, bạn phải bảo đảm chắc 100% về những gì mình đang thực hiện. Theo cách đó, sự thực tập của bạn sẽ rất tiện lợi và xuyên qua các hành động của chính mình, bạn sẽ có thể thấy rõ cách mà mình đang phát huy.

          Thông thường, vấn đề với lối suy nghĩ của người phương Tây là bạn muốn quá nhiều mọi thứ. Bạn có quá nhiều luân hồi, quá nhiều cảm giác hấp dẫn thu hút…mọi thứ được cường điệu hóa vì lợi ích của cảm giác vui thích. Và sau đó, khi đi vào thiền định hoặc một số cuộc du ngoạn tâm linh khác, bạn mang tiềm năng ấy theo mình; bạn mang quan điểm duy vật vào trong sự thực tập giáo pháp của mình. Đó là một quan niệm sai lầm lớn. Hãy buông xả tất cả; đó là cách thực tế hơn để phát triển tâm linh. Nó vô cùng có giá trị.

          Cũng vậy, tiềm năng của nhân loại vô cùng mạnh mẽ. Thông thường, chúng ta nghĩ rằng tên lửa và năng lượng nguyên tử rất mạnh nhưng sức mạnh của tên lửa và năng lượng hạt nhân đều xuất phát từ nhân loại, từ sức mạnh trí tuệ của nhân loại, điều hiểu biết cách vận dụng các thứ vật chất để khiến chúng trở thành sức mạnh. Hãy nhìn tất cả rộng lớn xung quanh ta, những công trình kiến trúc kỳ vĩ trên địa cầu này—bạn nghĩ chúng xuất phát từ đâu? Chúng được nhân loại thiết kế và tạo dựng chứ không phải do Thượng đế sáng lập ra.

Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ