Riêng hai chúng tại gia, cận sự nam (ưu bà tắc), cận sự nữ (ưu ba di) có bổn phận cúng duờng tài vật cho tam bảo là phương diện đặc thù nhất của người cư sĩ tại gia
Thời đức Phật có những đại thí chủ như trưởng gia Cấp Cô Độc, nữ thí chủ Visakha, vua A xà Thế … như những người hộ trì chánh pháp rất là đắc lực.
Trong xu thế hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, người Phật tử phải đối diện với nhiều mặt, gia đình, xã hội, kinh tế … nên đòi hỏi họ phải có nhiều thời gian, nhiều sức lực thì mới mong hoàn thành bổn phận của mình với những vai trò căn bản sau:
1 – Bổn phận làm con, làm cha mẹ trong gia đình.
2 – Bổn phận làm công dân trong một đất nước.
3 – Bổn phận làm Phật tử đối với đạo pháp.
Khi làm con trong gia đình người Phật tử phải biết hiếu thảo với cha mẹ, lo cho cha mẹ từng cái ăn cái mặc theo nhu cầu của mình không được lơ là và thờ ơ. Nếu không có lòng thương kính cha mẹ, thì tất cả những công việc khác, như cúng chùa, làm việc từ thiện … sẽ không có giá trị thiết thực, không có phúc quả lớn, mà đó chỉ là phô trương hình thức đạo đức bên ngoài. Vì lẽ trước những thực tế phủ phàng mà xưa kia, Nguyễn Đình Chiểu, trong bài thơ Ngư Tiều Canh Mục Vấn Đáp có mấy câu thơ biếm nhẽ:
“Rằng câu huyết hạn chi tài
Cúng chùa cúng miểu nào ai chứng lòng
Trong nhà hiếu thảo vốn không
Gọi rằng làm phước , phước tròng vào đâu”.
Ngoài bổn phận làm con, nếu lập gia đình thì còn bổn phận làm cha mẹ, vợ chồng … cũng hải hoàn thành trách nhiệm. Và điều cần thiết, là cách cư xử với nhau, phải nhu hoà hiếu thuận theo đúng tinh thần Phật dạy, không được cậy quyền lớn tiếng, nặng lời kình chống nhau.
Đối với đất nước, mỗi người là một tế bào của xã hội, là công dân của một đất nước, chúng ta phải thể hiện tốt nghĩa vụ của một công dân, xây dựng niềm tin yêu trong xã hội, giúp mọi người phát huy truyền thống đạo đức, hăng hái tham gia các mặt hoạt động văn hoá lao động, từ thiện, nhằm góp phần xây dựng xã hội, đất nước ngày thêm hạnh phúc ấm no.
Vai trò thứ ba là bổn phận người Phật tử đối với đạo pháp: khi hai vai trò trên được hoàn thành tốt thì đối với đạo pháp, người Phật tử khôtng còn e ngại điều gì về dư luận khách quan nữa mà là tụ tại thong dong trên con đường hộ trì chánh pháp.
“Lưng mang đức Phật Di Đà
Chữ trung chữ hiếu việc nhà vẹn phân”.
Theo quan niệm thông thường, người phật từ chỉ lo tài vật cúng dường tam bảo là đủ. Nhưng nếu chỉ lo việc cúng duờng không thì chưa hoàn toàn đúng với nghĩa hộ trì tam bảo chân chính nhất. Muốn trở thành người hộ trì tam bảo chân chính thì tự thân người Phật tử cần phải có tu tập. Bởi vì ngoài việc cúng dường tam bảo, người Phật tử là những thành viên đắc lực thay người xuất gia trực tiếp vào đời hoằng dương chánh pháp. Hoằng dương chánh pháp ở đây không có nghĩa là thuyết giảng như một pháp sư, mà chính là hoằng pháp bằng thân giáo. Một cư sĩ tại gia sống hoà mình giữa lòng xã hội, là phản ánh cho cả một nền luân lý đạo đức tôn giáo. Mọi người có lòng tin hướng về tôn giáo đó hay không, phần lớn cũng ảnh hưởng không ít đến cuộc sống sinh hoạt của những tín đồ. Nếu một cư sĩ có đời sống đạo đức tốt, thì chẳng những tự thân mình được lợi ích, mà gián tiếp giúp những người xung quanh mình chuyển hướng theo đời sống tốt đẹp.Những người như thế chính là những hình ảnh gương mẫu phản ảnh cho chân giá trị của giáo lý Phật-đà. Đó mới là vai trò chính yếu của người Phật tử.
Vậy, hơn một con người bình thường trong xã hội, người Phật tử có vai trò rất quan trọng khi còn phải gánh trên vai mình bổn phận đối với đạo pháp. Vì vậy chúng ta cần phải thấy điều này để luôn luôn chuẩn bị sẵn tinh thần để đối đầu với những chướng duyên phiền não có thể xảy ra. Đồng thời đó cũng là những hoa trái công đức đang bắt đầu nở rộ và những thử thách cho sức tinh tấn, kiên nhẫn trên con đường tu thân hành thiện của mình.
“Làm lành như thể leo nêu
Dễ dàng khi xuống ngặt nghèo lúc lên
Chí tinh tấn phải cho bền
Người cùng cầm thú dưới trên xa gì”.
Theo Phật Pháp Ứng Dụng