Chúng ta cũng biết rằng, bất cứ cái gì trên đời này đều có ở trong và ở ngoài hết. Thuật ngữ triết học gọi là nội hàm và ngoại biên. Vậy vấn đề là chúng ta cần phải biết tận dụng tất cả hai mặt này để thành công. Và sự thành công đó mới là đích thực và có tính thuyết phục.

Cái ở trong là nội lực, là tự lực, còn cái ở ngoài là ngoại lực, là tha lực. Nhưng điều quan trọng là ở trong hay ở ngoài gì, thì cũng có những cơ hội của nó hết. Nếu như chúng ta biết cách nắm bắt nó để đi tới thành công cho mình.

Thông thường người ta thành công bên trong rồi, như việc dùi mài kinh sử và rèn luyện võ nghệ cho chắc ăn, thì mới bước ra đời chiến đấu thì sẽ đạt được thành công chắc chắn nhất. Điều đó giống như mấy câu nói của nhà nho rằng: “Trí tri, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” vậy.

Tuy nhiên ngày nay người ta có thể lấy những thành công bên ngoài đời sống, để tự khẳng định mình trước con mắt người đời, và sau đó người ta sẽ tự sửa mình cho tốt hơn thì cũng ổn. Và hai hướng phấn đấu này đều tốt cả, nếu như nó đi theo hướng tích cực là nâng cao phẩm giá của con người.

Bởi vì bên trong tâm lý con người chúng ta luôn có hai mặt tốt xấu của nó. Và khi chúng ta nhận định rằng tốt xấu, thiện ác ở đây thì quá dễ dàng rồi. Nhưng lúc chúng ta tương tác với thực tế cuộc sống, thì khó có ai biết rõ rằng mình là đang hành động đúng hay sai. Vì cuộc sống của con người là một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa hai mặt thiện ác này. Và tâm lý con người cũng luôn thay đổi trong hai trạng thái thiện ác đó.

Và chính vì trong tâm lý chúng ta có con ma lớn mạnh quá, cho nên chúng ta luôn bị đau khổ dằn mặt triền miên. Và người nào sống có tình có nghĩa thì lại là người có nhiều đau khổ nhất. Và vì quá đau khổ, cho nên chúng ta luôn mơ mộng và mong cầu sẽ có ai đó đến giúp đở cho chúng ta bớt khổ đi. Và chính điều này đã làm cho con người ta tin tưởng rằng, là có thượng đế và thánh thần ở trên trời luôn yêu thương giúp đở con người.

Vì sự giúp đở từ bên ngoài đến với mình chính là tha lực. Là sự hồi đáp lại tấm lòng chân thành và nghĩa cử cao đẹp của chúng ta đã đối đãi với đời mà có được. Do đó nói Phật bên ngoài như là tha lực đến giúp cho chúng ta, thì nguyên nhân sâu xa của nó cũng là bởi cái tình nghĩa bên trong của chúng ta mà ra vậy. Và đó chính là Phật trong tâm của chúng ta đó. Vì nếu chúng ta luôn tạo ra những cái nhân tốt trong quá khứ, thì hiện tại và tương lai của chúng ta sẽ gặp được những cái quả tốt đẹp, nhân ái nhất của mọi người dành cho mình.

 Do đó nói tha lực hay tự lực nhưng cũng chỉ là một mà thôi. Vì có tự lực mới tạo ra tha lực được. Ngược lại có tha lực thì mới phát huy được tự lực để thành công. Và trong bất cứ những vấn đề tư tưởng hay công việc hữu sự gì, thì cũng phải có cả hai điều này thì mới thành công được.

Tha lực là phước đức, tự lực là công đức. Vì phước đức thì có thể mất, chứ công đức là vẫn còn hoài. Cho nên chúng ta không biết được nhiều kiếp sống trước kia của chúng ta như thế nào. Nhưng hiện tại kiếp này nhất định chúng ta phải sống tốt hơn, để phát triển những năng lực bên trong của mình được mạnh mẽ hơn. Đó chính là sức mạnh tự lực của chúng ta cần phải có để xoay chuyễn số phận của mình ra phía ánh sáng. Và qua đó chúng ta cũng sẽ nhận được nhiều sự giúp đở từ bên ngoài, với những ta lực hiệu quả tốt đẹp nhất.

Vì chẳng ai sống trên đời có được thành công, mà không có cả hai điều này cả. Và ngày nay trong một thế giới phẳng như thế này, thì càng phải cần có cả hai điều đó nhiều hơn nữa, thì mới có thể thành công được. Vì một tiền đạo giỏi thì luôn là một cá nhân của một đội bóng giỏi, luôn đoàn kết và hết lòng giúp đở nhau để thành công. Vì sự thật là phải có một trung vệ, hay tiền vệ giỏi thì mới có người kiến tạo những đường chuyền chính xác cho tiền đạo ghi bàn. Và thành công đó luôn mang dấu ấn của tập thể nhiều hơn là của một cá nhân xuất sắc. Tuy nhiên một cá nhân xuất sắc tỏa sáng đúng lúc một tập thể cần, thì cá nhân đó cũng có thể đại diện cho cái tập thể kia, để nhận lãnh vinh quang.

Vì thế thành công xuất sắc của một cá nhân, bao giờ cũng đặt trên nền tảng thành công của một tập thể. Vì nội lực, tự lực không bao giờ tách rời với ngoại lực và tha lực mà có thể thành công được hết…

Tuy nhiên sự giúp đở từ bên ngoài là rất cần thiết, như những tha lực trong sự thành công của một cá nhân. Nhưng đó chỉ là sự giúp đở lúc ban đầu mà thôi. Và điều đó là để tạo đà, để chúng ta lấy trớn mà tiến tới thành công. Nhưng khi đến giai đoạn kết thúc công việc đó, thì tự mình phải tự lực hoàn thành nó thì mới được. Và đó chính là điều then chốt nhất mà không có ai có thể giúp được cho chúng ta cả. Vì điều đó cũng giống như câu nói: “Chỉ giúp cần câu, chứ không giúp con cá”. Và người ta chỉ giúp anh lúc ngặc, chứ không thể giúp anh lúc nghèo mãi được. Vì thế khi người ta giúp cho mình cái cần câu trong lúc quá ngặc nghèo, thì mình phải ráng mà câu được cá đi. Và sự mơ mộng của chúng ta đến đây thì cũng phải kết thúc là vừa. Và khi bạn giao tiếp với thượng đế và thánh thần cũng vậy thôi. Vì bạn cũng phải cố gắng tự lực trong giờ phút quyết định đi, thì thánh thần mới hiện ra giúp đở bạn chứ.

Vì chúng ta sống trên đời là luôn có sự tương tác ảnh hưởng lẫn nhau rất sâu sắc. Và thông qua những mối quan hệ đó, đã tạo ra những duyên mới để chúng ta càng gắn bó với nhau hơn, hoặc là gặp được những người bạn mới nữa. Và điều đó có nghĩa là con người không bao giờ sống một mình, mà có thể tồn tại được hay làm được một cái gì cả. Vì thế tha lực là điều rất cần thiết cho các điều kiện sống bên ngoài, là phương tiện để chúng ta phát triển tốt hơn những năng lực bên trong của chính mình.

Do đó người nào tranh thủ triệt để được hai khả năng này, thì chắc chắn sẽ thành công lớn. Và trong việc tu học cũng vậy. Chúng ta cũng rất cần cả tha lực và tự lực, để sớm đạt được sự hiểu biết chánh kiến đúng pháp của Phật, mà mình hằng mong ước. Và đó là khi chúng ta phải cần tham vấn, cầu học bên ngoài thật nhiều như việc đọc tụng kinh điển, và suy xét thẩm định nghĩa lý của Phật pháp theo văn, tư, tu. Và thông qua sự học tập say mê đó, chúng ta cũng phải biết chắt lọc, rút gọn lấy cái tinh hoa của Phật pháp thì mới được. Đồng thời chúng ta cũng phải bỏ đi những cái râu ria thừa thải, được thể hiện trên văn bản đầy màu sắc để hấp dẫn người đọc theo kiểu văn chương mà thôi.

Vì đi càng xa thì hành trang mang theo phải càng gọn nhẹ. Cũng như những gì càng đơn giản, thì mới càng gần với chân lý được.

Vì chúng ta sinh ra đời là đã thừa kế nghiệp thức của nhiều kiếp trước rồi. Cộng với khi chúng ta đang sống ở kiếp này, sẽ tạo thêm nghiệp chướng như thế nào, mà bản thân chúng ta bây giờ sẽ phải thọ nhận nó ra sao. Do đó khi chúng ta đi tu là để chuyễn nghiệp và xả nghiệp, để được siêu vượt lên trên cái kiếp người đầy đau khổ này. Đồng thời gặp những nghịch cảnh trái ngang thì chúng ta cũng phải chấp nhận thôi. Vì đó chính là khi chúng ta phải trả cho cái nghiệp chướng đang có của mình.

Vậy người đi tu khác với người thường ở chỗ, là biết ý thức về cái gia tài nghiệp chướng của mình. Vì con người sống trên đời này hơn nhau là sống có ý nghĩa hay không mà thôi. Và nếu bạn sống có được tràn đầy hạnh phúc, thì đó là một cuộc sống có ý nghĩa rồi. Và điều này là do cái gia tài nghiệp chướng của bạn quyết định, chứ không phải là những cái khác mà chúng ta vẫn tưởng. Cho nên việc đi tu cốt yếu là để xử lý cái đống “nợ xấu” này thôi. Vì người đời liên tục tạo nghiệp mà không biết. Cho nên đa số mọi người đều phải chịu tra khảo đớn đau cho việc trả nghiệp của mình. Do đó ngoài cuộc sống tham dục ra, thì người đời luôn phải chịu đau khổ chồng chất không có lối thoát. Và người ta nhìn vấn đề đó theo hướng bi quan, cho nên nó mới trở thành cái gọi là “số phận” đau khổ của con người.

Tuy nhiên với người đi tu thì khác. Vì người tu luôn ý thức là nghiệp chướng trùng trùng duyên khởi mịt mù, tạo ra thì dễ là xả bỏ thì rất khó. Cho nên chúng ta phải cần phòng hộ các căn, không cho ngũ căn hiệp với ngũ trần tạo nghiệp quá mức nữa. Đồng thời phải gạn lọc và buông bỏ tất cả sắc tướng ngoại vật, để tâm không còn bám víu vào đó nhiều nữa. Và điều đó có nghĩa là chúng ta cần chuyễn nhiều nghiệp xấu ác, trở thành nghiệp thiện để sau này được hưởng nhiều phước đức, như là một cách thay đổi số phận cuộc đời của mình vậy. Và còn nếu ai tu giỏi hơn thì có thể xả hết nghiệp chướng, để thoát khỏi sanh tử luân hồi luôn.

Vì sự tạo nghiệp là liên tục không ngừng nghỉ, nếu như chúng ta còn sống giữa cỏi đời tục đế này, thì nhất cử nhất động của chúng ta đều tạo nghiệp cả. Do đó việc tu để chuyễn nghiệp hay xả nghiệp, thì cũng phải liên tục như thế. Cho nên ngoài các khóa tu trong chùa ra, thì chúng ta phải ứng dụng tu làm sao 24/24 giờ mỗi ngày không gián đoạn thì mới được.

Vì khi chúng ta đau khổ dằng xé nội tâm, thì chính là khi ma quỷ đang hiện ra đầy nhóc trong tâm của mình rồi. Do đó khi tâm tán loạn thì chúng ta phải niệm Phật, như là một pháp tha lực từ bên ngoài tràn vào trấn áp ma quân ở trong tâm của chúng ta vậy. Và nếu tâm chúng ta càng hoang mang đau khổ dữ dội, thì chúng ta cần phải niệm Phật nhiều hơn nữa, cho đến khi những phiền nhiễu trong tâm hồn lắng xuống. Và đây chính là pháp tu dùng sự tướng niệm Phật, để khống chế tâm tán loạn rất hữu hiệu không gì bằng.

Song song với việc niệm Phật từ bên ngoài dập vào, thì chúng ta cũng phải liên tục “theo dõi tâm” như là cách chúng ta luôn phải giữ chánh niệm vậy. Bằng cách luôn suy nghĩ và quán xét về những chuyễn động của tâm mình. Và việc làm này là liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, chỉ trừ lúc chúng ta đang niệm Phật mà thôi. Và việc giữ chánh niệm này là pháp tu không có tướng, mà chỉ mình mình biết mà thôi. Vì thế khi mình đang tự tu như thế, thì khi có làm bất cứ việc gì bên ngoài đi nữa, thì đó cũng chỉ là việc phụ thôi. Và hãy xem đó chính là phương tiện cho chúng ta tu hành ngay khi đang làm việc. Mà công việc chính của chúng ta là giải quyết những vấn đề trong tâm lý của mình kìa.

Vậy vấn đề vừa học, vừa hành vừa tu phải liên tục như thế, thì may ra chúng ta mới chạy đua kịp với dòng nghiệp chướng luôn sinh ra liên tục trong tâm của mình. Do đó người thượng căn là có vấn đề về tâm lý rất lớn khác hẳn người thường, và nhu cầu giải quyết cho nó là cấp bách hơn hết tất cả mọi việc trên đời.

Tuy nhiên khi chúng ta luôn giữ chánh niệm suy xét tâm mình, thì đó chính là “thiền tri vọng” rồi. Do đó chúng ta cần phải tu bằng các pháp tha lực nào phù hợp với mình nhất, và cả các pháp tự lực xen kẽ nhau trong suốt cuộc đời, thì may ra mới có kết quả gọi là đắc pháp vậy. Và nếu đi tu mà không hưởng được niềm vui giác ngộ đắc pháp thì còn có ý nghĩa gì đâu.

Cho nên tu hành đơn giản chỉ là như thế thôi, chứ không có gì là cao siêu cả. Vì cái cao siêu nhất, là nó phải được chắt lọc ra trong sự nỗ lực ròng rã suốt cả cuộc đời thì mới có được, chứ không phải trong một lời khen tán thán đầu môi chót lưỡi đâu. Và những gì tinh túy nhất của việc tu hành, là sự nhẫn nại chịu đựng đắng cay thì mới cho ra hoa thơm trái ngọt được. Vì con đường tu là gian khổ trái ngược với đường đời. Nhưng nếu bạn thành công thì nó cũng thật là hạnh phúc, gấp bội của người đời hạnh phúc nhất.

Vì vậy chúng ta chỉ cần tu hai pháp môn niệm Phật và thiền tri vọng thôi là đủ rồi. Vì niệm Phật là trấn áp ma quân từ ngoài dập vào, còn thiền tri vọng là truy tìm tận gốc rễ của vọng tưởng mà nhổ nó lên là xong. Và cái hay của tu Phật là giải trừ được rác rưởi kiến thức trong đầu, để mình cảm thấy nhẹ nhàng khỏe khoắn hơn. Nếu không con người cứ học mãi và dồn vô đầu mãi thì chỉ có chết mà thôi. Vì học mà không tu thì chẳng khác nào đâm đầu vô tường đó bạn ơi!

Do đó cách tu này cũng chính là “thiền tịnh song tu” rồi. Và nó sẽ thích hợp cho tất cả mọi người đủ các căn tánh khác nhau. Mà khi áp dụng tu thì bạn chỉ cần thay đổi niệm Phật nhiều hơn, hay là thiền theo dõi tâm nhiều hơn là tùy vào khả năng của mỗi người. Vì sống trên đời ai cũng có suy nghĩ (thiền) cả. Cũng như niệm Phật là một pháp môn dễ dàng nhất,  mà ai cũng có thể làm được cả.

Vì có người đã tự phát hiện ra cách tu này rất sớm, nên đã áp dụng tu hơn 10 năm thì có được kết quả thật bất ngờ. Do đó cùng với việc nghiên cứu triết học và Phật pháp, rồi áp dụng tu theo hai pháp môn trên, thì chúng ta nhận thấy đó là hai pháp môn động và tĩnh, kết hợp lại rất đơn giản và cũng rất dễ tu. Vậy thông qua việc tu chứng được pháp thân của Phật như vậy. Cho nên chúng ta rất tin tưởng rằng bất cứ ai cũng có thể tu được theo phương pháp này hết. Và nếu bạn tu riết như thế trong vài ba năm thì sẽ thấy tâm mình bừng sáng lên ngay thôi.

Tuy nhiên việc tu hành liên tục như thế, hết thiền tri vọng rồi đến niệm Phật thì cũng chỉ là phần sự mà thôi. Còn về phần lý thì phải tu đúng hướng thì mới được. Và thế nào là tu đúng hướng đây?

Do việc tu là xả nghiệp, cho nên trong quá trình tu mà thấy mình càng ngày càng cố chấp nhiều hơn, cũng như nghiệp chướng kiến thức tranh luận nhiều hơn, là tu sai đường rồi. Vì xả nghiệp là càng tu càng thấy thư thái nhẹ nhàng tự do tự tại. Xoay trở hướng nào cũng được, tiến thoái lưỡng nan đi về thông suốt. Vì được cũng tốt mà không được cũng tốt chứ có gì đâu mà phải lo cho mệt. Do đó khi tu mà càng ngày càng có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh sống, là thấy thành công rồi đó.

Và ít nhất chúng ta phải sống thật với chính mình, có nghĩa là phải quán xét tâm mình xem có còn ganh tỵ đố kỵ ghét người này thù người kia hay không, mà phải luôn nhìn đời bằng con mắt yêu thương, thì trong tâm mới có sự hoan hỷ hạnh phúc được. Và điều quan trọng nhất là đã thắng được cái gọi là nghiệp dẫn ta đi. Có nghĩa là khi ta đam mê làm cái gì đó mà ta không thể dừng lại được. Và khi chưa làm được việc đó thì ta cảm thấy khổ sở lắm. Và nếu như bạn chiến thắng được tình trạng dẫn nghiệp đó rồi, thì bạn đã tu đúng hướng rồi. Vì làm việc đó cũng cũng được mà không làm thì cũng chẳng sao, nên ta mới tự tại ra vào lui tới tự do được. Chứ không bị kẹt cứng vào cái ham muốn đó nữa như những kẻ si mê ngoài đời.

Vì tu là buông bỏ cho nhẹ người đi, càng ngày càng không thấy cái gì là quan trọng nữa, kể cả Phật pháp cũng vậy. Do đó chúng ta đi đứng dừng nghỉ tùy nghi theo hoàn cảnh, mà vẫn ung dung thảnh thơi nhẹ nhàng. Chứ không còn cố chấp cái gì cũng muốn thuận theo ý mình mãi, và theo những tiêu chuẩn gì đó thì thật là quá mệt luôn. Vì chúng ta tu là phải biết nhìn cao hơn cái tôi của mình, mà phải biết hiểu tha nhân, thậm chí phải nhìn cao hơn những cái gì như là số phận định mệnh của con người nữa. Vì tu Phật là quay về cái gốc của vạn pháp mà nhổ nó lên, thì dĩ nhiên chúng ta sẽ biết cách xoay chuyễn vận mệnh của mình, thuận hướng niết bàn mà tiến tới, rồi từ đó mới thay đổi được số phận của mình thôi.

Do đó chuyện bằng cấp học vị hay đọc nhiều biết nhiều kinh sách, thậm chí viết sách nhiều, thuyết pháp nhiều, mà toàn là tà kiến cực đoan thì cũng không là gì cả. Vì tất cả những cái giỏi đó đều không đúng pháp, mà nó chỉ là gánh nặng đè lên đầu của bạn mà thôi. Vì bạn tu mà ngày càng nặng nề mệt nhọc quá, thì đúng là thích mang vác nặng rồi, chứ có phải xả bỏ vứt hết nghiệp chướng đi đâu. Vì những cái gì nhiều quá thì thành thói quen rất nguy hiểm. Ví dụ như việc thuyết pháp viết sách lung tung cho có số lượng, mà chẳng có vốn sống trãi nghiệm tý gì cả thì cũng như không. Vì làm như thế thì người đời còn làm nhiều và hay hơn chúng ta rất nhiều.

Vậy nói tu hành chỉ có hai vấn đề. Thứ nhất là niệm Phật và theo dõi tâm, thứ hai là phải tu đúng hướng. Chỉ đơn giản vậy thôi chứ có gì ghê gớm đâu.

Vì bạn làm cái gì mà như cóc bỏ dĩa thì chỉ tốn công sức, và chỉ là biểu diễn hì hục mãi mà thôi, chứ chẳng đạt được cái gì cả. Có nghĩa tu là chuyễn nghiệp và xả nghiệp. Vậy mà bạn nghiện ngập thêm nhiều thứ quá, cũng như ham mê danh lợi, rồi tạo nghiệp thêm cho nhiều thì tu cái gì cho được đây. Vì bạn bỏ đi có một mà ôm vào tới ba bốn, thì bạn bỏ tới bao giờ mới xong. Vì học là để quên chứ không phải cứ nhớ hoài mấy cái đó làm gì, kể cả kinh Phật hay lời Phật nói gì gì cũng vậy luôn.

Do đó nói việc tu chứng là rất khó, vì đó phải thật sự là con người chân chính, trong sáng và mạnh mẽ không sợ bất cứ điều gì cả. Cũng như thấu hiểu khả năng của mình và không ảo tưởng, không hề tính toán thiệt hơn với cuộc đời này làm gì. Ai hiểu mình cũng được mà không hiểu cũng mặc kệ. Đường ta đi thì ta cứ đi, và chỉ nghĩ đến cái tốt đẹp vốn có của con người thôi. Còn nếu như có điều gì xảy ra thì cũng mặc kệ luôn, có mất mác thì cũng không màng. Và điều quan trọng nhất là phải khiêm cung cầu học thật nhiều, và gạn lọc bỏ đi cũng thật nhiều thì mới được.

Vậy nên người tu nhanh hay chậm, là do có biết xác định chính xác cái gốc rễ của vấn đề ở đâu hay không mà thôi. Nhưng quan trọng nhất là mình phải hiểu cái cơ địa trí năng của mình cho đúng. Và mình chỉ cố gắng hết sức trên cái nền tảng hiểu biết đó của mình thôi, chứ không cần so bì với ai làm gì. Vì việc gì cũng phải góp từng tí chút một vào mới thành công được. Bạn phải góp gió thành bão mỗi ngày âm thầm không cần lộ tướng cho ai biết hết.

Và cho đến khi bạn đắc pháp rồi thì nói lên một lời là như sấm sét vang dội trên trời. Và tu chừng nào đến lúc đó rồi hẳng hay. Còn như chưa có vốn liếng gì trong tay thì cứ âm thầm mà tu đi, cho dù có nhiều hiểu lầm hay đàm tiếu của mọi người cũng mặc kệ. Vì trong quá trình dấn thân của bạn, nó đã có một niềm vui hân hoan trong im lặng rất lớn rồi. Và chính điều này sẽ giúp cho bạn đi suốt trên con đường dài gian khó và vinh quang của mình đã chọn.

Cho nên làm cái gì thì cũng phải biết tranh thủ cả trong lẫn ngoài, thì mới có thể thành công được. Và đó chính là quy tắc của mọi việc rồi nên đừng ảo tưởng đến một phép màu nào nữa nhé bạn hiền! Hí hí!

…………………………………………………….

Tha lực sẽ tạo ra phước đức, tự lực sẽ tạo ra công đức. Người áp dụng cả hai pháp tu này sẽ dễ thành công và tránh rơi vào tà kiến cực đoan hành xác, hay là phóng dật giải đãi…

Nguồn: Đạo Phật Ngày Nay