Cùng lý do này, những sự vướng mắc, chấp trước mạnh mẽ thì tự nó sinh khởi, từ đó một người sợ hãii rằng tự người ấy đang trở nên không tồn tại (họ sợ rằng chết là hết, vì mối lo sợ ấy dẫn đến tái sinh). Sự chấp trước này phục vụ như sự liên kết đến trạng thái trung gian giữa những đời sống (thân trung ấm), sự ưa mến một thân hình, trong sự chuyển biến, hành động như một nguyên nhân thiết lập thân thể của sự tồn tại trung gian.
1- CHẾT
Qua những khổ đau của khát vọng, thù ghét và u mê, nghiệp ô nhiễm được hình thành, nó sản sinh những năng lực mạnh mẽ trong tâm trong hình thức của những khuynh hướng. Khi một đời sống chấm dứt, một người có những khuynh hướng như thế nào sẽ được sinh lại trong vòng luân hồi với một tâm linh và thân thể qua những khuynh hướng nguyên nhân này.
Một số người chết trong lúc hoàn toàn kiệt lực trong sự thúc đẩy của hành động nào đó, điều mà trong đơi sống khác, nó sẽ dựa trên nền tảng của điều này. Những người khác chết mà chưa hết thời gian thọ mạng của họ, trong tình trạng chưa đầy đủ những nhân tố của đời sống, như là thiếu thốn hay những sự cần thiết. Đấy gọi là chết yểu, hay chết trong sự tiêu phá công nghiệp, bởi sự thúc đẩy của những hành động thực hiện trong đời sống hiện tại này, nhưng những trường hợp phù hợp ngoại tại đạt được qua những hành động đạo hạnh trong đời trước đã không hiển lộ.
Một người chết với một tâm đạo đức, không đạo đức hay trung tính. Trong trường hợp đầu tiên, cái chết của một người có thể đem đến trong tâm một đối tượng đạo đức – như Tam bảo (Phật, lời Phật dạy, và cộng đồng tâm linh) hay đạo sư của người ấy, vì thế sinh ra một tâm tin thành. Người ấy có thể phát triển vô lượng tĩnh lặng yên bình, trở nên tự tại với khát dục và thù hận trước bất cứ chúng sinh nào, hay thiền định trên tính không hay phát triển từ bi. Điều này có thể được hoàn thành hoặc là xuyên qua sự nhớ lại những hành động như thế hay qua sự cảnh tỉnh của người khác. Nếu những thái độ như thế được phát triển tại thời điểm của lâm chung, một người chết với một tâm đạo đức, điều ấy sẽ được tăng cường trong kiếp tiếp theo. Thật là tốt lành để chết trong cách này.
Tuy vậy, thỉnh thoảng, nó xảy ra những thứ khác, ngay cả mặc dù không chủ tâm tìm kiếm sự khuấy động giận hờn, phiền muộn người sắp chết với sự sợ hãi, khủng hoảng, vì vậy làm họ giận hờn. Đôi khi, bạn bè hay thân nhân tập trung chung quanh giường bệnh khóc than, ai oán trong hoàn cảnh như vậy họ đã khơi dậy niềm khát ái. Dù là khát ái hay thù hận, nếu một người chết trong tâm trạng vướng mắc, tội lỗi, hoặc những việc không lành mà người ấy rất quen thuộc, điều ấy rất nguy hiểm.
Một số người chết với thái độ trung tính, không có đối tượng đạo đức cũng không phát sinh khát ái hay thù hận.
Đây là ba thái độ – đạo đức, không đạo đức và trung tính – xuất hiện trong tâm vi tế khi lâm chung. Theo kinh điển, thời điểm tâm vi tế cuối cùng này cần thiết trung tính, không giống Tantra Yoga tối thượng, kinh điển không diễn tả kỹ năng để chuyển hóa tâm vi tế thành tình trạng đạo đức, chỉ là những chỉ bảo thô thiển. Tuy vậy, một hành giả Tantra đúng phẩm chất, có thể chuyển hóa tâm vi tế liên hợp với cái chết thành một nhận thức con đường đạo đức. Tại thời điểm ấy hành giả phải rất thâm sâu.
Trong bất cứ mọi trường hợp, quan kiến tâm linh trong lúc lâm chung rất quan trọng, ngay cả một hành giả thuần thục ôn hòa nếu bị quấy rầy lúc này, khát ái và thù hận hiển nhiên sẽ được phát sinh. Điều này là bởi vì tất cả chúng ta đều có những khuynh hướng đã thiết lập bởi những hành động quá khứ không đạo đức, những điều sẵn sàng bị kích động khởi dậy khi gặp những điều kiện bất lợi. Những khuynh hướng này cung cấp sự thúc đẩy cho những đời sống như súc sinh,v.v…Một cách đơn giản, chúng ta có những khuynh hướng thiết lập bởi những hành động đạo đức quá khứ, khi gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ cung cấp sự thúc đẩy cho những đời sống hạnh phúc như loài người,v.v…
Những khả năng này đã có sẵn trong liên tục tâm của chúng ta, chúng được nuôi dưỡng bởi vướng mắc chấp thủ và sự tham đắm, dẫn đến một sự tái sinh tốt hay xấu. Vì vậy, nếu khuynh hướng do nghiệp xấu được hoạt động, một đời sống như súc sinh, quỷ đói hay địa ngục sẽ là kết quả.
Một cách đơn giản, nếu một người thường cư xử sai trái khi lâm chung với một quan kiến đạo đức, người ấy chắc chắn được tái sinh trong một hoàn cảnh tốt. Vì vậy, rất quan trọng cho cả người lâm chung và những người chung quanh để tránh tạo những hoàn cảnh của khát ái hay thù hận và tốt hơn là nuôi dưỡng những tình trạng đạo đức của tâm. Chúng ta cần biết điều này.
Những ai lâm chung trong quan kiến đạo đức có nhận thức đi ngang qua một vùng tối đến vùng sáng, tự do với phiền giận và cảm thấy thoải mái xuất hiện. Có nhiều trường hợp của những người bệnh nặng, gần với cái chết, nói năng trong trạng thái thật thoải mái bất chấp bệnh tình của họ. Những người khác bệnh tình dù không nặng nhưng rơi vào sự sợ hãi vô cùng, với hơi thở nặng nề. Những người đó cuối cùng chìm trong những tư tưởng không đạo đức, có nhận thức đi ngang qua từ vùng sáng đến vùng tối và thấy những hình trạng không dễ chịu.
Một số người nhiệt độ thân thể bị giảm do bệnh, trở nên khao khát sức nóng vì vậy làm mạnh thêm khuynh hướng cho sự tái sinh như một chúng sinh trong địa ngục nóng, ngay lúc đó họ bị tái sinh trong một nơi cực kỳ nóng. Những người khác trở nên vướng mắc trong một ao ước cảm giác mát lạnh, thí dụ, uống nước, họ củng cố thêm khuynh hướng bị sinh làm một chúng sinh trong địa ngục lạnh, vì vậy nó liên hệ với một sự tái sinh như thế. Do đó rất quan trọng để tránh những tư tưởng khao khát trong lúc lâm chung và hướng tâm trực tiếp đến những đối tượng có tác dụng tốt.
Trong đời sống hằng ngày, thái độ khát ái, thù hận, ghen tị, v.v…, những tư tưởng mà chúng ta đã quá quen thuộc, dễ dàng hiển lộ chỉ với sự khiêu khích nhỏ; nhưng những thứ mà khi chúng ta có một chút hiểu biết, thì phải có sự khiêu khích to tát, như là sự viện dẫn lý lẽ đến tranh luận, để tự chính chúng hiển lộ. Một cách đơn giản, lúc lâm chung, thái độ quen thuộc lâu dài thường ưu tiên và trực tiếp ảnh hưởng đến sự tái sinh. Cùng lý do này, những sự vướng mắc, chấp trước mạnh mẽ thì tự nó sinh khởi, từ đó một người sợ hãii rằng tự người ấy đang trở nên không tồn tại (họ sợ rằng chết là hết, vì mối lo sợ ấy dẫn đến tái sinh). Sự chấp trước này phục vụ như sự liên kết đến trạng thái trung gian giữa những đời sống (thân trung ấm), sự ưa mến một thân hình, trong sự chuyển biến, hành động như một nguyên nhân thiết lập thân thể của sự tồn tại trung gian.
Đối với những kẻ liên hệ mạnh mẽ với những hành động không đạo đức, sức nóng trước hết rút lui ở phần trên của cơ thể và rồi mới đến những phần khác; nhưng trái lại những người liên hệ mạnh mẽ với những hành động đạo đức, sức nóng trước tiên rút lui ở chân. Trong cả hai trường hợp, sức nóng cuối cùng hội tụ tại tim, nơi mà ý thức xuất ra. Những phần nhỏ đấy của nguyên nhân, kết hợp tinh dịch và máu, dẫn đến điều mà ý thức ban đầu thâm nhập vào bầu thai của bà mẹ tại lúc bắt đầu của đời sống, trở thành trung tâm của trái tim; và từ thời điểm vô cùng sớm đấy của nhận thức-sau rốt khởi hành tại sự chết.
2- TRẠNG THÁI TRUNG GIAN (TRUNG ẤM THÂN)
Ngay lập tức sau đó, trạng thái trung gian bắt đầu- ngoại trừ những ai tái sinh trong thế giới không hình dáng-vô sắc giới của không gian vô tận (không vô biên xứ), nhận thức vô biên (thức vô biên xứ), vô sở hữu xứ hay tột đỉnh của vòng luân hồi (phi tưởng phi phi tưởng xứ), cho những ai kiếp sống mới bắt đầu lập tức ngay sau khi chết. Những kẻ sinh trong thế giới của khát ái và hình sắc bắt buộc phải qua một giai đoạn của trạng thái trung gian (trung ấm thân), trải qua điều một chúng sinh có hình thể của con người như người ấy sẽ tái sinh. Chúng sinh trung ấm thân có tất cả 5 giác quan, nhưng cũng có thần thông và tính khiêm tốn kín đáo và khả năng đến ngay lập tức bất cứ nơi nào họ muốn đến. Người ấy thấy những chúng sinh trung ấm thân cùng loại với chính họ – địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, nhân loại, a tu la hay chư thiên, và có thể thấy bằng thần thông.
Nếu một vị trí để sinh thích hợp cho khuynh hướng của người ấy chưa tìm ra, một “cái chết nhỏ” sẽ xảy ra trong 7 ngày và người ấy sẽ sinh trong một thân trung ấm khác. Điều này có thể xảy ra tối đa sáu lần, với kết quả của thời điểm dài nhất dành cho trạng thái trung ấm là 49 ngày.
3- TÁI SINH
Điều này có nghĩa rằng những chúng sinh, ngay cả chết sau một năm, báo cáo rằng họ không tìm ra một địa điểm sinh không trong trạng thái trung ấm nhưng đã sinh như một tâm linh.
Nếu tái sinh như một con người, người ấy thấy bố và mẹ tương lai khi họ nằm chung với nhau. Nếu người ấy được sinh là nam, sự sinh này với cách nhìn khát ái với bà mẹ bao nhiêu thì ghét bỏ người bố bấy nhiêu – điều trái ngược lại với người được sinh ra là nữ. Trong sự khao khát, người ấy lao đến nơi để dấn thân trong sự giao hợp, nhưng lúc đến đấy, người ấy chỉ thấy bộ phận sinh dục của người phối ngẫu. Điều này tạo nên sự giận dữ, điều ấy khiến chấm dứt trạng thái trung ấm và tạo nên liên kết với kiếp sống mới. Người ấy đi vào bào thai của bà mẹ và bắt đầu một cuộc sống con người. Khi tinh trùng người bố và máu của người mẹ phối hợp với đời sống này hay ý thức, chúng từ từ một cách tự nhiên phát triển thành những yếu tố của con người.
Người ấy bị hấp dẫn lôi cuốn một cách khao khát đến địa điểm sinh tương lai, ngay cả nếu nó là địa ngục. Thí dụ, một người đồ tể, có thể thấy con cừu trong khoảng cách khi trong mộng, trong sự lướt tới để giết chúng, sự kiện xuất hiện nhòa nhạt đi, khiến người ấy giận dữ, ngay lúc đó trạng thái trung ấm ngừng lại và kiếp sống trong địa ngục bắt đầu. Cũng vậy, như đã nói ở trước, những kẻ bị tái sinh trong địa ngục nóng bị hấp dẫn bởi sức nóng; và trong địa ngục lạnh thì với cái mát lạnh. Trạng thái trung ấm của một người bị tái sinh trong chiều hướng xấu thì tự nó rất khủng khiếp; và cuối cùng, họ xốc tới địa điểm tái sinh và, khi sự ao ước không đạt được, họ giận dữ, ngay sau đó trạng thái trung ấm dừng lại và kiếp sống mới bắt đầu.
Sự liên kết với một kiếp sống, vì vậy, được tạo ra dưới ảnh hưởng của khát ái, thù hận, và u mê. Cho đến khi vượt thoát được những phiền não này, người ta bị trói buộc trong xiềng xích và không có tự do. Quả thực có những sự tái sinh tốt và xấu, nhưng, trong khi một người vẫn còn bị xiềng xích, người ấy phải mang gánh nặng của cả toàn bộ tâm lý và vật lý, những điều dưới sự ảnh hưởng của những hành động cấu nhiễm và phiền não. Điều này không phải được làm một lần, nhưng cứ lặp đi lặp lại không ngừng nghĩ.
Để vượt thoát khổ đau của sinh, già, bệnh, và chết; – khát ái, thù hận, và hỗn loạn phải được vượt thoát. Gốc rễ của chúng là vô minh si ám u mê — nhận thức tồn tại, vốn gắn liền với con người và những hiện tượng khác. Thuốc men bên ngoài làm giảm bớt những khổ đau ở bề mặt, nhưng không thể chữa trị cốt lõi của vấn đề. Những sự thực hành nội tại thì hữu ích hơn — như là dùng đến những loại thuốc giải đặc trị đối với khát ái và thù hận, nhưng sự tác dụng của chúng thì tạm thời, tuy nhiên nếu một người có phá tan màn vô minh si ám u mê — gốc rễ của chúng — thì tất cả những phiền não theo chúng sẽ đồng dừng lại.
Nếu vô minh si ám u mê được loại trừ, rồi thì những hành động cấu nhiễm tùy thuộc trên nó sẽ dừng lại.
Xa hơn nữa, không có vô minh, sự bám chặt (chấp trước) và những xu hướng sản sinh bởi những hành động trước đây dừng mở rộng, ngay khi vòng luân hồi của tái sinh không kiểm soát chấm dứt.
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Dịch Việt: Tuệ Uyển