MỘT ĐỜI THANH TU

(Lễ tang cố Sư Ông Thích Tịnh Thuận – Giám luật Tổ đình Phước Hậu)

¤¤¤¤¤¤¤¤¤

Một tu sĩ với cuộc sống thanh đạm, đơn giản là chuyện bình thường, nhưng trong một hoàn cảnh xã hội đang là, còn lại những bậc tu hành sống đời giản dị, không ham danh, không cầu lợi là một điều hiếm hoi, đáng gọi là những bậc danh tăng đương đại.

Có thể nói, thầy Thích Tịnh Thuận, là vị tăng xứng đáng vào hàng danh tăng đương đại. Một chữ thầy bình dị thân thương của vị Sa Môn áo vải mà không thêm bất cứ một chức sắc gì, không thượng tọa, không hòa thượng, cũng không một biệt hiệu giáo phẩm nào. (Vì Ngài chối từ tất cả).

Có thể nói, cả một cuộc đời không màng danh lợi, tiếng tăm, cũng không có một người đệ tử, không cần người thân… nhưng lại thuộc hàng mô phạm cho biết bao thế hệ Tăng – Ni, Phật tử ngưỡng mộ, kính trọng.

Người đã hướng dẫn cho nhiều thế hệ đàn em, trong đó kể cả những bậc thầy mô phạm đang là như Hòa thượng Thích Thanh Từ, viện chủ thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt) hay những hàng học trò sau này Thượng tọa Thích Phước Cẩn, trụ trì tổ đình Phước Hậu… Đại đức Phước Tiến… thuộc hàng thế hệ cháu con nên Thầy Phước Tiến gọi Thầy Tịnh Thuận là Sư Ông (vì Thầy được học chữ Nho với Thầy Tịnh Thuận từ thuở mới vào chùa Phước Hậu làm cư sĩ tập sự xuất gia)…

Thầy Thích Tịnh Thuận, thế danh là Trần Văn Hiếu, sinh năm 1932, pháp danh là Tịnh Thuận, hiệu Liên Thuyền. Năm lên 8 tuổi, Ngài được xuất gia với Hòa thượng Thích Trí Tịnh, tại chùa Phật Quang (Bang Chang – Trà Ôn), thuộc dòng Lâm Tế của ngài Đạo Mân  – Mộc Trần, đời thứ 31. Ngài Đạo Mân – Mộc Trần có sáng lập dòng kệ riêng:

Đạo bổn nguyên thành Phật tổ tiên

Minh như hồng nhật lệ trung thiên

Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ

Chiếu thế chơn đăng vạn cổ truyền”.

Thầy Tịnh Thuận kế thừa dòng kệ này. Đúng ra, Hòa thượng Thích Trí Tịnh hiệu Nhật Bình thì thầy Tịnh Thuận phải là chữ Lệ gì đó, nhưng thầy chỉ nhận pháp danh từ Hòa thượng Trí Tịnh theo dòng kệ riêng: “Trí Tịnh Minh Hoằng”, tức ngài thuộc chữ Tịnh, không lấy hiệu theo kệ thuộc dòng Lâm Tế của ngài Đạo Mân – Mộc Trần mà lấy hiệu là Liên Thuyền – có thể Ngài lấy hiệu hướng theo con đường tu Tịnh Độ Tông, thuộc tông chỉ tổ đình Phước Hậu.

Ngài là cháu gọi Hòa thượng viện trưởng Thích Thiện Hoa bằng Chú (chú Út), vì Ngài là con của người anh thứ Ba. Và, Thượng tọa Thích Phước Cẩn, hiện trụ trì tổ đình Phước Hậu gọi Ba của Ngài bằng Ông Nội. Riêng Hòa thượng Thích Hoàn Phú, nguyên trụ trì tổ đình Phước Hậu là con người chị thứ Hai, nên gọi Hòa thượng Thiện Hoa bằng Cậu (Cậu Út) và Ba của Thầy Tịnh Thuận bằng Cậu Ba.

Nói như vậy, để thấy được cả dòng họ có nhân duyên với Phật pháp rất lớn, gieo trồng căn lành quá sâu dày!

Ngài chánh niệm vãng sanh vào lúc 23h5’, đêm Rằm tháng Tư Âm lịch – 2015, tại tư thất tổ đình Phước Hậu, hưởng thọ 84 tuổi. Mặc dù thân đã lâm trọng bệnh thời gian dài, nhưng tâm Ngài vẫn luôn gìn giữ câu hồng danh A Di Đà Phật cho đến giây phút sau cùng. Giữ trọn lòng tin về pháp môn tu, tinh thần minh mẫn, không xao lãng cho dù cơn đau hành hạ. Đây là gương sáng, một con người mẫu mực trong việc khắc kỷ tu hành. Trước phúc lâm chung, Ngài còn gọi Thượng tọa trụ trì tổ đình Phước Hậu vào căn dặn: “Tôi chỉ có mấy lời sau cùng với Thầy, cả đời tôi không tu danh tu lợi, tu gian tu dối, tu dục tu tình, tu quanh tu quẹo, thầy nhớ mà giữ đạo tu hành”. Và sau một giờ đồng hồ, ngài an nhiên vãng sanh, trong tiếng niệm Phật của chư tăng và Ban hộ niệm.

Một đời thanh tu

Nơi tôn trí kim quan của sư ông Tịnh Thuận

Lễ tang của Người được tổ chức đơn giản chưa từng có, vì Ngài căn dặn không được thông báo, không cúng bái rườm rà, không dù lộng, không đãi đằng, không xướng lễ…. chỉ cần người niệm Phật thôi; sáng chết chiều đem thiêu, tối chết sáng đem thiêu mà không kéo dài lâu để mọi người mệt mỏi. Không thờ cúng, không tháp miếu gì cả, tro cốt chỉ rải trên dòng sông trước cửa chùa Phước Hậu…

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Xe tang lễ

Do lời di chúc của Ngài quá hạn chế nên môn đồ pháp quyến trong Tổ đình phải làm theo mà thấy trong lòng có điều gì đó không được thỏa mãn, ngậm ngùi. Thậm chí trong cách tổ chức đơn giản vội vàng có thể làm phiền lòng quan khách, Phật tử … gần xa về tham dự một cách muộn màng, gấp gáp, Ban tổ chức tổ đình Phước Hậu xin sám hối chư tôn liệt vị!

“Quảy dép về Tây chốn nghỉ ngơi

Hạt vàng bay mất cuối chân trời

Huyễn thân gửi lại nơi trần thế

Giả biệt hôm nay có mấy lời”.

Việc đã xong, hạnh nguyện đã mãn, Người đã an nhàn vân du nơi Tịnh cảnh. Tiếc rằng, những bậc Thạch Trụ Tòng Lâm, đến đi tự tại, như chim bay qua trời không, không để lại vết tích, kẻ hậu học lại không có cơ hội dài lâu, gần gũi, để học đòi hết những điều cao siêu của Người. Chúng con ngậm ngùi kính tiếc và tưởng nhớ một vị thầy mô phạm, Phật học uyên thâm, trọn đời làm người đưa đò cho biết bao thế hệ Tăng – Ni, Phật tử sang sông mà không bao giờ biết tính kể, không để dạ bất cứ một ân tình nào. Đó là gương sáng trong đời mà một ai muốn bước chân vào con đường tu tập giải thoát cần phải chiêm nghiệm, cần phải học tập.

Chúng con đồng nguyện Ngài an lành nơi Tịnh cảnh.

Nam Mô Sanh Tịnh Độ Bồ Tát.

Môn Đồ Pháp Quyến

≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈≈

Phụ chú: Lời Di Chúc của Thầy Thích Tịnh Thuận

(Chúng tôi có bổ sung thêm một vài yêu cầu cuối cùng của Người trước khi viên tịch)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

LỜI YÊU CẦU XÁC NHẬN Ở ẤP VÀ XÃ

(v/v sau cùng của đời tôi)

≈≈≈

Kính gửi: Thầy trụ trì tổ đình Phước Hậu, chư tôn đức, Tăng – Ni cùng quý Phật tử.

Tôi: THÍCH TỊNH THUẬN (thế danh: Trần Văn Hiếu), sanh năm 1932, đã và đang tu học tại tổ đình Phước Hậu, ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, Vĩnh Long.

Hôm nay, ngày 27 tháng 06 năm Canh Dần (30/07/2010), tôi đã 78 tuổi, vẫn còn minh mẫn nhưng vì mắt đã yếu nên phải nhờ người viết giùm những ý nguyện của tôi khi tôi về Phật.

Những ý nguyện đó là:

1. Trước khi theo Phật, nếu tôi còn hay biết, xin nhờ chư tăng ni hãy trợ niệm giùm tôi.

2. Khi đã theo Phật, nếu kịp trong ngày thì nên đem thiêu ngay. Trường hợp không kịp phải để qua đêm thì kim quan của tôi hoàn tại giảng đường tổ đình Phước Hậu, không được an trí tại hậu tổ.

3. Kim quan của tôi thuộc loại thường không được loại tốt.

4. Khi liệm, chỉ đem quần áo cũ, còn quần áo mới (nếu có) để lại cho người sau sử dụng.

5. Đám tang phải tổ chức thật đơn giản, gọn gàng như không để tang, không nhạc lễ, không trang trí cầu kỳ, không được dùng bông tươi trang trí nơi tổ chức tang lễ, không trang trí xe tang.

6. Tro cốt sau khi thiêu xong, chỉ tạm lưu giữ 49 ngày để tụng kinh cầu nguyện, sau đó phải trả về miền sông nước, không được giữ lại để thờ.

7. Khi viếng, kính xin chư tôn đức tăng ni cùng quý đồng bào Phật tử xin hãy niệm danh hiệu Phật ba lần thôi, đừng lễ lạy.

8. Chư tôn đức tăng ni và quý Phật tử có nghĩ tình đến tôi thì khi viếng, nếu có phúng điếu, xin hãy phúng điếu gạo để Thầy trụ trì tổ đình phát cho người nghèo. Nếu phúng điếu quà vật khác, Thầy trụ trì có quyền không nhận, và nếu Thầy trụ trì nhận thì cũng không phải phúng điếu tôi.

9. Xe di quan là xe ba bánh chở đồ của tổ đình Phước Hậu, không phải xe của trại hòm, hay xe hoa sang trọng, đi một vòng hết đất chùa thì được tùy duyên.

10. Kinh sách và vật dụng để lại tùy vào quyền quyết định của Thầy trụ trì tổ đình Phước Hậu.

11. Em và các cháu có đến dự đám phải tuân theo lời Thầy trụ trì tổ đình.

Tôi mong rằng Thầy trụ trì tổ đình Phước Hậu, chư tôn đức tăng ni cùng quý Phật tử hãy thực hiện đúng những ý nguyện này khi tôi theo Phật.

Nam mô A Di Đà Phật!

Phước Hậu, ngày 30 tháng 07 năm 2010

                                                                                                        Người yêu cầu

THÍCH TỊNH THUẬN

(Trần Văn Hiếu)

​Sau đây là một số hình ảnh tang lễ của cố Sư Ông Thích Tịnh Thuận:

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Nơi tôn trí kim quan của sư ông Tịnh Thuận

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

ĐĐ. Thích Phước Tiến làm lễ tưởng niệm

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Chư Tăng cùng Phật tử đang hộ niệm

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

TT. Thích Phước Cẩn – trụ trì Tổ Đình Phước Hậu đáp lễ

Một đời thanh tu

Cử hành lễ di quan

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Tại lò thiêu xã Loan Mỹ

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Một đời thanh tu

Theo Phật Pháp Ứng Dụng