Với giới tu sĩ hay cư sĩ Phật giáo, những vị đã quy y, hay thiện nam tín nữ chưa quy y, nếu các bạn có thể nghiên cứu bài báo này một cách chú tâm, nó dứt khoát sẽ rất lợi lạc với các bạn về sự phát triển nghề nghiệp, sự vun bồi tâm linh và trong nhiều khía cạnh khác. Khi các bạn đang nghiên cứu bài báo này, hãy đọc nó nhiều lần, nghiên cứucẩn thận và suy ngẫm về các nội dung nhiều lần. Nếu không, các bạn sẽ không thể lập tức hiểu những từ ngữ kim cương sâu xa trích từ nhiều Kinh điển và bộ luận khác nhau. Đã hiểu được lỗi lầm của việc sát sinh và công đức của việc phóng sinh, bạn cần nỗ lực để hành xử cho đúng trong đời sống hàng ngày – dừng sát sinh và hãy cứu sinh mạng. Nếu các bạn có thể bước xa hơn và công bố những ý chính của bài báo này một cách rộng rãi hay ấn tống thêm, các bạn có thể tích lũy vô lượng công đức. Theo cách này, rất nhiều hữu tìnhchúng sinh sẽ có thể thoát khỏi khổ đau và đạt hạnh phúc và các bạn cũng sẽ tạo ra những nguyên nhân để đạt giác ngộ trong tương lai gần. Đây là mục đích duy nhất của tác giả.
Kính lễ Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính lễ Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm!
Kính lễ tất cả chư đạo sư truyền thừa, những vị mà chúng con mang ơn!
Từ các Kinh điển và bộ luận – cõi giới bao la của trí tuệ và lý lẽ,
Cơn mưa cam lồ trút xuống và ban phước chúng con,
Nguyện cầu tất cả những ai đang chìm trong đại dương khủng khiếp của sự tranh đấu và sát hại,
Nuôi dưỡng sự tỉnh thức tươi mới từ nay về sau.
Phật giáo được Đức Thích Ca Mâu Ni giảng dạy có thể được tóm gọn thành ba khía cạnh căn bản: Tránh những hành động xấu xa làm hại hữu tình chúng sinh; tiến hành các thiện hạnh của thân, khẩu và ý; liên tục điều phục những phiền não tinh thần – đó là Giáo Phápchân chính. Như Niết Bàn Kinh nói, “Từ bỏ mọi ác hạnh,/ Tiến hành các thiện hạnh,/ Tịnh hóa tâm thức mình,/ Đó là giáo lý Phật Đà”. Vì thế, những người đã quy y không nên quá đặt nặng vào việc liệu họ có hình tướng giả tạo giống như tờ điệp quy y. Thay vào đó, họ cần ưu tiên cho ý nghĩ vị tha về việc làm lợi lạc hữu tình chúng sinh. Họ cần nỗ lực hết sứcđể làm lợi lạc hữu tình chúng sinh vào bất kỳ lúc nào. Đây là hành động tuyệt vời của Bồ Tát Đại thừa, và là con đường không thể tránh của tất cả những vị đã phát khởi Bồ đề tâm. Đó là bởi Bồ đề tâm là tinh túy của tất cả 84000 giáo lý của Đức Phật và Bồ đề tâm là để làm lợi lạc hữu tình chúng sinh trực tiếp hay gián tiếp. Vì thế, công đức tích lũy được trong động cơ làm lợi lạc hữu tình chúng sinh đã vượt xa công đức của bất cứ hiện tượng hữu vinào của bản chất thế gian, giống như Bồ Tát Tịch Thiên nói, “Chỉ ý nghĩ làm lợi lạc hữu tìnhchúng sinh,/ Cũng tạo ra công đức nhiều hơn việc cúng dường tất cả chư Phật”.
Điều mà tất cả hữu tình chúng sinh trân trọng nhất là cuộc đời họ. Giải cứu họ khỏi cái chết là hành động từ ái nhất với họ, trong khi kết thúc cuộc đời họ gây ra nguy hại lớn nhất một cách tàn độc. Bởi thế, ngừng giết hại và cứu mạng sống là nhiệm vụ của Bồ Tát Đại thừa. Tích lũy công đức để đạt giác ngộ viên mãn cũng là cách thức thoải mái nhất. Bài báo này sẽ cố gắng giải thích điểm này một cách dễ hiểu nhờ những bằng chứng kinh văn từ nhiều Kinh điển và bộ luận cũng như bằng chứng về mặt lý thuyết.
QUẢ BÁO CỦA VIỆC SÁT SINH
Trong mười ác hạnh, sát sinh và tà kiến tạo ra những kết quả tiêu cực nhất. Trong Bài Luận Về Không Sát Sinh Và [Nỗ Lực] Phóng Sinh có đoạn “Cuộc đời được xem là thứ quý báu nhất trên thế gian,/ Trong khi đó sát sinh và làm tổn thương là ác độc nhất”. Dựa trên các Kinh điển, Patrul Rinpoche chỉ ra rằng, “Nếu ai đó lấy đi một mạng sống, anh ta sẽ phải đền tội trong năm trăm đời”. Vì vậy, dù chúng sinh có kích thước lớn hay nhỏ, nếu một người làm cuộc đời của chúng sinh ấy kết thúc, anh ta phải trả lại nó bằng cuộc đời quý báu năm trăm lần. Vì vậy, với những người đã tích lũy nghiệp ghê gớm của việc sát sinh, xin hãy xem xét sự thật rằng các bạn cần phải trả lại món nợ này bằng chính cuộc đời bạn rất nhiều lần. Liệu bạn có còn muốn sát sinh? Trong Kinh Đại Niệm Xứ (Maha-smrty-upasthana-sutra) có đoạn, “Nếu một người giết hại hữu tình chúng sinh,/ Anh ta sẽ ở trong địa ngục trong một trung kiếp”. Vì vậy, hãy suy nghĩ về bao nhiêu vạn năm có trong một trung kiếp? Khi nào mà người này có thể được giải phóng? Pháp Sư Lian’chi nói rằng, “Một người phạm phải nghiệp ghê gớm như vậy,/ Đã tạo ra sự hận thù sâu sắc kéo dài hàng vạn đời tái sinh./ Khi vô thường [cái chết] giáng xuống,/ Anh ta sẽ đọa địa ngục,/ Ở đó vạc sôi và lửa cháy,/ Cây dao cạo và đồi đao kiếm chờ đợi,/ Làm cạn kiện sức mạnh của ác nghiệp,/ Anh ta sẽ tái sinh làm súc sinh./ Hận thù chồng chất hận thù,/ Mạng đổi mạng,/ Và cuối cùng khi anh ta sinh làm người,/ Anh ta chịu bệnh tật và yểu mạng,/ Chết vì nanh vuốtcủa rắn hay hổ,/ Hoặc bị giết bởi vũ khí và chiến tranh,/ Hoặc bị chính quyền kết ántử,/Hoặc chết vì nhiễm độc./ Tất cả đều là kết quả của sát sinh”.
Giết hại bất cứ hữu tình chúng sinh nào cũng dẫn đến sự tái sinh sau khi chết giống với kiểu hữu tình chúng sinh mà chúng ta đã giết và trải nghiệm cùng kiểu khổ đau. Như Kinh Thủ Lăng Nghiêm tuyên bố, “Nếu một người giết cừu để ăn thịt, cừu sẽ tái sinh làm người và người đó, sau khi chết, sẽ sinh là cừu (để đền đáp lại món nợ nghiệp trước kia). Vì thế, chúng sinh của mười trạng thái, ăn thịt lẫn nhau và tạo ra ác nghiệp, điều sẽ không kết thúc… bởi những nguyên nhân như thế, chúng sinh sẽ phải sinh và tử trong hàng trăm nghìn kiếp”. Kinh Ngọc Báu Hỗn Hợp ghi lại câu chuyện sau đây: Ngày xưa, có một người đàn ông giàu có muốn ăn thịt cừu, nhưng sợ con trai phản đối. Vì thế, ông ấy nói dối và bảo rằng phong thủy của nhà rất tốt bởi sự bảo hộ của thần cây ngự trên cái cây trong nông trại, và vì vậy, họ phải thịt một con cừu để hiến tế cho vị thần này. Người con trai tin lời cha. Anh ta dựng một cái rạp nhỏ dưới cái cây và giết con cừu để dâng lên vị thần. Không lâu sau, người đàn ông giàu có này chết và, là nghiệp báo của sự thiếu chân thật và sát sinh, ông ấy rơi vào đọa xứ và sinh làm cừu. Năm sau, khi người con trai sắp giết một con cừu khác để hiến tế, anh ta chọn đúng con cừu mà thực sự là người cha tái sinh. Con cừu này kêu be be và phản kháng. Khi con cừu đang nằm trên đất, một vị A La Hán đi ngang qua cửa nhà họ và giải thích nguyên nhân nghiệp của đời trước. Ngài thị hiện sức mạnh cho người chủ nhà để anh ta có thể thấy cha mình đã sinh làm cừu. Lúc ấy, người con trai cảm thấy rất hối tiếc và phá hủy rạp thờ cúng vị thần. Từ đó trở về sau, anh ta bỏ mọi ác hạnhvà thực hành thiện hạnh. Anh ta không bao giờ sát hại mạng sống của hữu tình chúng sinhkhác và liên tục giải phóng sinh mạng, kính lễ Tam bảo và có sự xác quyết lớn lao với quy luật nghiệp.
Một câu chuyện khác được ghi chép lại trong Kinh điển như sau: Khi Tôn giả Mục Kiền Liênvà Tỳ Kheo Palkye đang ở bờ biển, họ thấy một người đàn ông, bị bao phủ trong lửa dữ và cất tiếng than vãn. Với năng lực đặc biệt, Tôn giả Mục Kiền Liên quán sát nguyên nhânnghiệp – hóa ra người này từng là thợ săn trong đời trước và giết hại nhiều sinh mạng. Vì thế, khi ông ta còn sống lúc ấy, ông ta chịu nhiều năm tháng đau khổ và sau khi chết, ông ấy đọa vào địa ngục và thật khó để giải thoát.
Trong một Kinh điển khác có ghi lại câu chuyện sau: Lần nọ ở Saravati, Vua Tỳ Lưu Ly(Virudhaka) đem quân đến bộ tộc Thích Ca và giết hại tám mươi nghìn thành viên. Khi ấy, Phật Thích Ca Mâu Ni quán sát nguyên nhân nghiệp và thấy rằng đó là quả báo của bộ tộc Thích Ca khi họ là ngư dân và giết hại nhiều cá [trong các đời quá khứ]. Vua Tỳ Lưu Ly và thượng thư là hai con cá lớn tái sinh trở lại. Vì thế, mặc dù chúng ta không thể thấy điều đã xảy ra trong đời quá khứ và sẽ xảy ra trong tương lai bằng mắt thường, ác nghiệp của sự sát sinh vẫn theo ta liên tục. Khi nó chín muồi, kết quả sẽ tự hiển bày. Nếu chúng ta có sự thấu suốt, chúng ta chắc chắn sẽ cẩn thận trong việc dẫn dắt các hành động theo đúng quy luật nghiệp. Như Kinh Bách Nghiệp chỉ ra, “Thậm chí nếu hàng trăm nghìn kiếp trôi qua,/ Nghiệp mà người ta tạo ra sẽ không cạn kiệt./ Khi những điều kiện thích hợp hội tụ,/ Người ta sẽ phải đối mặt với những kết quả”. Nhiều Kinh điển khác nhau và Luật Tạng ghi lại rằng, “Nghiệp của các hành động sẽ không cạn kiệt trong một trăm kiếp”. Trong tác phẩm Kho Tàng Phẩm Tính Như Ý, Đức Jigme Lingpa (cũng được biết đến là Khyentse Ozer, Bi TríQuang) viết rằng, “Mặc dù bóng của Kim Sí Điểu bay lượn trên bầu trời,/ Có thể tạm thời không thấy,/ Nó không bao giờ tách rời khỏi thân và,/ Sẽ xuất hiện khi các điều kiện thích hợp hội đủ”. Điều này nghĩa là, khi mà chim Kim Sí Điểu bay lượn trên bầu trời, mặc dù chúng ta không thể thấy bóng của nó, nó không có nghĩa là không có Kim Sí Điểu. Nếu chúng ta theo nó, khi con chim đậu xuống, chúng ta sẽ thấy bóng đen rõ ràng hơn. Tương tự, mặc dù tiềm năng xấu của việc sát sinh hay tiềm năng tốt của việc phóng sinh không hiển bày ngay lúc này, sức mạnh nghiệp của nó sẽ không cạn kiệt. Dưới những hoàn cảnhthích hợp, kết quả nghiệp sẽ xuất hiện.
Tất cả động vật trên thế gian đều muốn tiếp tục sống và sợ chết, cũng giống như con người. Như Bình Giảng Về Kho Tàng Phẩm Tính Quý Giá nói, “Khi Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị vua, đoàn tùy tùng của Ngài làm lễ cầu mưa bởi vì hạn hán và đã giết hại động vật để làm vật hiến tế cho chư thần. Lúc ấy, một cảm giác bi mẫn khởi lên trong đức vua, vì thế, Ngài cố gắng ngăn cản họ, nói rằng, ‘Nam Thiệm Bộ Châu khổ đau vì hạn hán ghê gớm, và không vật hiến tế nào hữu hiệu, ngoại trừ hiến tế một nghìn thành viên trong đoàn tùy tùng của đức vua để cúng dường cầu mưa’. Khi ấy, tất cả thần dân của Ngài cầu nguyện trong sợ hãi và dâng lên cúng phẩm mà không sát sinh. Sau đấy, đức vua nói rằng, “Các ông và động vật đều giống nhau bởi tất cả đều trân quý tính mạng’.”. Khi vài kẻ ngu dốt thấy những con bò hay vật nuôi khác kinh hãi phản khác và khiếp sợ cái chết không thể tránh khỏi, họ không những không bày tỏ bất cứ sự thương cảm hay bi mẫn nào, mà còn nổi trận lôi đình và còn phải tự mình giết các con vật. Những người như thế buộc phải đọa địa ngục khi chết.
Mỗi sinh vật nhỏ bé đều sở hữu cuộc đời, và cùng với nó, là khả năng cảm thấy đau đớnvà hạnh phúc. Động vật cũng sợ hãi cái chết nhiều như con người. Vì vậy, chúng ta không nên sẵn lòng làm tổn thương chúng, hoặc nếu không, chúng ta sẽ buộc phải đối mặt với kết quả. Để minh họa điểm này bằng một ví dụ, có một người nông dân tên là Si Liu ở ngoại ô Dương Châu thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Ông ấy thích trồng hoa và tỉa cành trong mảnh vườn của mình. Một ngày, khi ông ấy đang làm đất, ông tìm thấy một tổ kiến với rất nhiều kiến bên trong. Bởi tích cách cục súc và thói quen sát sinh, ông ấy lấy bình nước sôi từ trong nhà và rót thẳng vào tổ kiến. Kết quả là, vô số kiến bị chết bỏng. Một ngày tháng tám năm đó, ông ấy nằm mơ rằng, đột nhiên, vô số kiến bò khắp người mình. Sau khi tỉnh giấc, ông ấy thấy đầy những vết đỏ trên khắp các bắp thịt trên người. Hôm sau, các vết này biến thành vết phồng giộp màu đỏ, và ở mỗi vết giộp đó, có một con kiến đang cắn mạnh vào thịt của ông. Nỗi đau đớn là vô cùng. Sau nhiều ngày sợ hãi và than vãn, ông ấy qua đời. Đây chỉ là một trường hợp quả báo xảy đến trong cõi người, trong khi ngoài cõi người, khổ đau của ba cõi thấp hơn là vô cùng. Vì vậy, hãy suy nghĩ về quả báo lạ thường gây ra bởi việc phá hủy mạng sống.
Mỗi hữu tình chúng sinh trên thế gian đều yêu quý mạng sống của mình. Ngoại trừ những chúng sinh trong cõi địa ngục, không ai muốn chết. Ví dụ, nếu ai đó chuộc lại một người từ mũi súng bằng tiền hay các phương pháp khéo léo khác, người này không nghi ngờ gì sẽ là một người cứu mạng sống theo ý nghĩa chân thực. Người được cứu sẽ vô cùng biết ơn: Anh ta sẽ tràn ngập trong nhiều cảm xúc, những giọt nước mắt sẽ tuôn rơi và anh ta sẽ ghi nhớ điều này đến khi chấm dứt cuộc đời. Giống như vậy, nếu bạn cứu một con vật sắp bị giết, đó là một hành động của thiện hạnh tương tự, thậm chí dù đó là chỉ là một con cá nhỏ bé.
Theo A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, nếu một người phái người khác đi giết hại, hay hoan hỷtrước hành động giết hại của ai đó, thì hành động như vậy cũng được gọi là “nghiệp được tích lũy từ không-hành động”. Nghiệp xấu được tạo ra bởi hành động như vậy ngang bằng với nghiệp của người đã thực sự giết hại. Nếu người ta thỉnh thoảng giết hại trong giấc mơ hay vô tình dẫm lên sâu bọ, khiến nó chết, bởi không cố ý sát sinh, kết quả không nặng nề. Trong Bình Giảng Về Lời Cầu Nguyện Cực Lạc, Lala Sonam Chodrup Rinpoche nói rằng, “Nếu người ta phạm phải sự sát sinh vì Tam Bảo, quả báo sẽ nặng nền hơn một trăm nghìn lần các vi phạm khác”. Nếu người ta cúng dường Tăng đoàn hay quyên tiền để xây dựngcác tu viện hoặc đúc tượng bằng của cải tích lũy được từ sự sát sinh, không những không có công đức, mà họ còn tạo ra ác nghiệp cực kỳ nghiêm trọng. Theo các Kinh điển và A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, cả người bán và người mua dao, súng, lưới đánh cá hay các công cụ sát sinh khác, sẽ tái sinh trong cõi địa ngục, và cho đến khi những công cụ này bị phá hủy, ác nghiệp của họ sẽ tăng lên mỗi ngày.
Theo bằng chứng kinh văn khác, nếu có một người trong gia đình tiến hành sự sát sinh một cách chuyên nghiệp, chẳng hạn săn bắn hay giết mổ, mỗi thành viên trong gia đình này phải đọa địa ngục một lần. Trong thung lũng, nếu có một người tiến hành sự sát sinh, cả thung lũng đều không cát tường. Hơn thế nữa, chúng ta cần tránh tham gia hay nói với những người dù vậy dù trong một phần của giây: Nếu họ viếng thăm nhà của người khác, họ sẽ mang theo nhiều điều kiện xấu. Nếu chúng ta mang theo những tài sản của họ trên mình, điều này sẽ làm giảm sức mạnh gia trì của Tam Bảo của những đối tượng được gia trì mà chúng ta đang mang theo. Chỉ chạm vào bóng của anh ta cũng gây ra nhiều phiền nhiễu và sự bất tường.
Vì thế, điều cần thiết là phải giữ giới không sát sinh. Thậm chí nếu bạn không thể từ bỏ sát sinh mãi mãi, bạn vẫn cần phát nguyện từ bỏ sát sinh trong một năm, một tháng hay thậm chí một ngày. Không sát sinh đem lại lợi lạc lớn lao. Ngày xưa, có một người đồ tể sống ở thành phố nơi Tôn giả Ca Chiên Diên cư ngụ và giữ giới không sát sinh vào ban đêm. Và sau đó, anh ta đọa vào Địa Ngục Cô Đơn, như là quả báo của việc sát sinh khi còn sống, anh ta chịu đau đớn trong căn phòng sắt nóng bỏng vào ban ngày, và ban đêm, bởi công đức của việc thọ trì giới luật, ông ấy sống trong cung điện linh thiêng được vây quanh bởi bốn thiên nữ và tận hưởng sự an bình và thoải mái.
Bởi chúng ta đều biết về lỗi lầm của việc sát sinh, chúng ta cần phát nguyện vững chắctrước Bậc Thầy và Tam Bảo – không bao giờ làm hại chúng sinh đang sống nào, dù phải đánh đổi tính mạng.
THẬM CHÍ BẬC THÁNH CŨNG PHẢI ĐỐI MẶT VỚI QUẢ BÁO SÁT SINH
Vào thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có một vị A La Hán mang danh hiệu Ưu Đà Di(Udayi), người thuyết Pháp cho một phụ nữ Bà La Môn. Đáp lại, người phụ nữ này đã giết hại A La Hán với sự giúp sức của một tên trộm: họ chặt đầu Ngài và chôn nó trong một đống rác rưởi. Khi đứa vua phát hiện ra điều này, Ngài bắt giữ và thiêu sống tên trộm và người phụ nữ này, và thêm vào đó, còn chặt tay và chân của năm trăm tùy tùng của tên trộm như một sự trừng phạt. Khi một đệ tử của Đức Phật hỏi về các nguyên nhân của sự kiện này, Đức Phật nói rằng, lần nọ, ở Lộc Uyển, có một vị vua tên Phạm Dư (Brahmadatta), người có một giấc mơ: Ông ấy nằm mơ rằng ruột của mình buộc cả thành phố lại. Đức vua hỏi một vị thượng thư Bà La Môn liệu giấc mơ này là cát tường hay điềm gở. Mặc dù vị thượng thư biết rõ rằng giấc mơ này rất tốt, nhưng vì lợi ích của năm trăm người phụ thuộc trong gia đình, ông ấy đáp rằng rất nhiều bò phải bị giết và dâng lên cho đám đông. Lúc ấy, có hai con bò đực và cái mà đức vua ban đầu không định giết. Tuy nhiên, trước sự kiên quyết của con trai Bà La Môn, chúng phải chịu thảm kịch bất ngờ này mà chẳng vì lý do gì tốt đẹp. Trước khi chết, chúng phát những lời nguyện xấu xa rằng chúng sẽ cắt tay và chân của năm trăm người phụ thuộc của gia đình Bà La Môn đó để trả thù. Vua Brahmadatta là vị vua hiện tại, vị thượng thư bây giờ là A La Hán Udayi và năm trăm người họ hàng bây giờ là năm trăm tên trộm. Hai con bò là người phụ nữ Bà La Mônvà tên trộm.
Cũng có một câu chuyện về việc Thánh Long Thọ cúng dường đầu của mình: Một lần, để dành được ngai vàng nhanh hơn, thái tử của vua Surabhibhadra đã yêu cầu Bồ Tát Long Thọ dâng đầu của mình. Ban đầu, thái tử cố gắng chặt đầu Bồ Tát bằng một thanh gươm, nó như thể đang cắt không khí, thanh gươm chẳng thể gây ra nguy hại nào. Bồ Tát Long Thọ bảo rằng Ngài đã tiêu trừ mọi nghiệp chướng về vũ khí, nhưng ngày xưa khi đang hái cỏ Kusha, Ngài đã giết một con sâu. Đây là hành động bất thiện duy nhất chưa chín muồi, vì thế chỉ có cỏ Kusha mới cắt được đầu của Ngài. Những lời này là hoàn toàn chân thật.
Trong một đời quá khứ, khi bậc trì giữ truyền thừa Dzogchen – Ngài Vairotsana là Tỳ Kheo, Ngài đã giết những con rận trên thân. Kết quả là, khi Ngài đến Tsawa-Rang ở vùng Gyalmo, Ngài bị giam ở nơi đầy rận.
Mặc dù những bậc giác ngộ đã hiện thực hóa trạng thái tính không ở bên trong và các hiện tượng bên ngoài không có lợi hay gây hại cho chư vị, chư vị vẫn xuất hiện là chịu đau khổvì kết quả rõ ràng của sự sát sinh. Đây là một bằng chứng khác về tính chân thật của luật nhân quả.
SÁT SINH VI PHẠM CÁC GIỚI LUẬT VÀ VÌ THẾ NGĂN CẢN SỰ GIÁC NGỘ
Các đệ tử đã quy y Tam Bảo và thọ giới Bồ Tát và Kim Cương thừa chắc chắn phải từ bỏsát sinh, nếu không họ sẽ vi phạm mọi giới luật. Một Kinh điển nói rằng: “Những vị đã quy yĐức Phật,/ Là Phật tử chân chính và/ Không nên quy y chư thiên;/ Những vị đã quy yThánh Pháp,/ Cần tránh xa những ý nghĩ gây hại;/ Những vị đã quy y Tăng Đoàn,/ Không nên tuân theo các thực hành không chính thống”. Lời Vàng Của Thầy Tôi nói rằng: “Ba điều cần tránh là: Đã quy y Phật, đừng kính lễ chư thần trong luân hồi. Đã quy y Pháp, đừng làm hại người khác, dù là trong giấc mơ. Đã quy y Tăng, đừng dính líu đến ngoại đạo”. Vì vậy, nếu chúng ta giết một chúng sinh còn sống, kết quả là, chúng ta phá vỡ các giới luật của sự quy y. Không có giới luật quy y, làm sao chúng ta có thể giữ giới cho cư sĩ, Sa Di, Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni? Bảy Mươi Đoạn Kệ Về Quy Y nói rằng, “Tất cả công đứcđều dựa trên giới luật. Không quy y, không có giới luật”. Nếu chúng ta lấy đi mạng sống của một chúng sinh, chúng ta vi phạm các giới luật Bồ Tát. Bởi, theo các Kinh điển và bộ luận, nền tảng của mọi giới luật Bồ Tát là Bồ đề tâm nguyện. Nếu người ta cố tình làm hại hay giết hữu tình chúng sinh, làm sao một người vẫn còn có Bồ đề tâm nguyện? Nếu người ta thiếu hạt giống Bồ đề tâm, làm sao công đức của các thiện hạnh khác có thể tăng trưởng? Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Này thiện nam tử, Bồ đề tâm giống như hạt giống; từ nó mọc lên tất cả Phật Pháp”. Cướp đi mạng sống của một hữu tình chúng sinh cũng vi phạm điều thứ ba và bốn trong mười bốn giới luật Kim Cương thừa – thù ghét với các hành giả bạn hữu và từ bỏ Bồ đề tâm với hữu tình chúng sinh.
Dù người ta thực hành Kinh thừa hay Kim Cương thừa Phật giáo, lấy đi mạng sống của hữu tình chúng sinh làm tất cả chư Phật và Bồ Tát không hài lòng. Nếu chư vị không hài lòng, chúng ta không bao giờ thọ nhận được ân phước gia trì hay đạt Phật quả. Tổ Tịch Thiên nói rằng, “Bởi vì hạnh phúc của họ, Đấng Chiến Thắng hài lòng,/ Nhưng nếu họ bị làm hại, chư vị không hài lòng./ Vì thế bằng cách làm hài lòng họ, con sẽ làm hài lòng Đấng Chiến Thắng/ Và nhờ làm tổn hại họ, con sẽ làm tổn hại Đấng Chiến Thắng./ Giống như đối tượng yêu thích chẳng đem lại cho tâm con niềm vui thú nào/ Nếu thân con bùng cháy trong lửa,/ Giống như khi chúng sinh đang đau đớn/ Chẳng có cách nào để những Bậc Bi Mẫn hài lòng”.
Bởi vậy, lý do khiến nhiều học trò không đạt giác ngộ hay thấy chư Bổn tôn có lẽ là vì họ đã làm hại hữu tình chúng sinh trong đời này hay đời trước. Bởi vậy, chúng ta cần tịnh hóa nghiệp sát sinh và quyết tâm không bao giờ làm điều gì làm chư Phật không hài lòng trong tương lai. Như Bồ Tát Tịch Thiên nói, “Vì thế, bởi con đã làm hại chúng sinh,/ Hôm nay con thật tâm tuyên bố mọi ác hạnh của mình/ Điều làm những Bậc Bi Mẫn không hài lòng./ Xin hãy tha thứ cho con, hỡi Thế Tôn, bởi sự bất mãn mà con đã gây ra./ Từ nay trở đi, để làm hài lòng chư Như Lai,/ Con sẽ phụng sự vũ trụ và dứt khoát từ bỏ (việc gây hại)./ Mặc dù nhiều chúng sinh có thể đá và dẫm lên đầu con,/ Thậm chí dù phải chết, nguyện cầu con làm hài lòng những Đấng Bảo Hộ Thế Gian (bằng cách không trả thù)”.
Năm nay, bậc thầy gốc nhân từ, bất bộ phái của chúng ta, đấng bảo hộ hữu tình chúng sinh, Kim Cương Thượng Sư, Kyabje Jigme Phuntsok Jungne Pal Zangpo đã giảng dạy Những Câu Chuyện Tiền Thân Của Đức Phật cho gần 5000 đệ tử cư sĩ và tu sĩ. Khi Ngài giảng về những đau đớn của hữu tình chúng sinh, Ngài không thể không khóc và một lần nữa phát nguyện không bao giờ làm hại chúng sinh dù cho phải hiến dâng cả tính mạng. Khi ấy, từ sâu thẳm trái tim, nhiều đệ tử của Ngài trong đó có tôi đã thề sẽ không bao giờ làm hại hữu tình chúng sinh.
TỊNH HÓA NGHIỆP SÁT SINH
Từ nay trở đi, chúng ta cần cố gắng hết sức để từ bỏ việc làm hại bất cứ hữu tình chúng sinh nào. Về nghiệp sát sinh đã phạm phải trong cả đời này và các đời trước, chúng ta cần thực hành tịnh hóa một cách tinh tấn. Sự tịnh hóa chân thành có thể hóa giải mọi ác nghiệp, giống như tên tướng cướp Ấn Độ – Angulimala “tràng hoa kết bằng ngón tay” – đã làm trước đây. Tên tướng cướp độc ác này đã giết 999 người và lấy ngón tay từ mỗi nạn nhân để trang hoàng chiếc vòng. Khi vẫn còn thiếu một người nữa để tròn một nghìn, tên tướng cướp cố giết Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chỉ khi ấy, ông ta mới nhận biết về hành vi sai lầm của bản thân. Vì thế, ông ấy đã thành tâm hối lỗi và cuối cùng đạt quả vị A La Hán.
Người ta có thể băn khoăn, Kinh điển trước đó nói rằng sát sinh dẫn người ta đến địa ngụctrong một trung kiếp, nhưng ở đây, bạn nói về giải thoát trong chính đời này. Liệu điều đó có phải thiếu nhất quán? Câu trả lời là không. Điều trước đó là dành cho những người chưa tịnh hóa ác hạnh, trong khi điều sau dành cho người đạt giác ngộ trong một đời sau khi đã tiêu trừ những chướng cản bởi nghiệp sát sinh nhờ sức mạnh của thực hành tịnh hóa. Hãy lấy một ví dụ để minh họa, nó giống như cuộc đời của một tử tù được chuộc lại nhờ nỗ lựchay giúp đỡ tài chính của ai đó. Anh ta không những không phải chịu án tử hình mà còn có cơ hội sửa chữa sai lầm và bắt đầu một cách tươi mới. Giống như thế, nhờ sức mạnh của đại nguyện của Đức Kim Cương Tát Đỏa và năng lực tịnh hóa của chính chúng ta, việc tiêu trừ ác nghiệp là điều khả thi. Một phương pháp tịnh hóa khác là nhờ phát khởi Bồ đề tâm. Bởi vậy, thực hành tịnh hóa nhất tâm là điều vô cùng quan trọng với những ai đã từng tham gia vào việc sát sinh ghê gớm.
Về phương pháp thực hành tịnh hóa, các bạn có thể trì tụng Nghi Thức Sám Hối Hồng Danh Ba Mươi Lăm Vị Phật hoặc các đà ra ni siêu phàm chẳng hạn Mật chú Trăm Âm hoặc Mật chú Kim Cương Tát Đỏa. Kinh Tô Ba Hô Đồng Tử (Subāhu-kumāra) nói rằng, “Như ngọn lửa dữ của khu rừng mùa xuân,/ Có thể dễ dàng quét sạch tất cả bụi cây,/ Cơn gió của giới luật có thể nhóm lên ngọn lửa trì tụng,/ Và đám cháy của sự tinh tấn lớn lao thiêu rụi tất cả dơ bẩn./ Như ngọn núi tuyết, không thể chịu đựng sức nóng,/ Tan chảy từ ánh sáng mặt trời,/ Mặt trời của giới luật và sức nóng của sự trì tụng,/ Có thể làm tan chảy tuyết xấu xa bằng sự chói ngời./ Giống như ánh sáng có thể xua tan tăm tối,/ Và có thể làm tiêu tan màn đêm khắp nơi,/ Dơ bẩn từ hàng nghìn vi phạm,/ Có thể nhanh chóng tiêu tannhờ ánh sáng của sự trì tụng”. Mật Điển Chuyển Hóa Phẫn Nộ Ba Phần Của Đức Kim Cương Tát Đỏa tuyên bố rằng, “Trì tụng Mật chú Kim Cương Tát Đỏa một trăm nghìn lần thậm chí thể tịnh hóa sự vi phạm các Mật nguyện gốc”. Lời Vàng Của Thầy Tôi nói rằng, “Trì tụng hai mươi mốt biến Mật chú Trăm Âm mỗi ngày có thể ngăn không cho ác nghiệptích lũy”. Mật Điển Sám Hối Vô Cấu dạy rằng, “Trì tụng 108 biến Mật chú Trăm Âm có thể tiêu tan mọi ác nghiệp và che chướng và giải phóng người ta khỏi ba đọa xứ”. Trong Pháp Tu Tịnh Hóa Kim Cương Tát Đỏa – Như Ý Bảo Châu [do Kyabje Jigme Phuntsok soạn] có đoạn, “Nếu người ta trì tụng Mật chú Kim Cương Tát Đỏa 400 000 lần bằng cách áp dụng bốn sức mạnh đối trị, thậm chí vi phạm Mật nguyện gốc cũng có thể được tịnh hóa. Hơn thế nữa, trong đời này, các ước nguyện sẽ được viên thành và với sự tái sinh tiếp theo, người ta có thể sinh trong cõi giới mà họ mong muốn, chẳng hạn cõi Cực Lạc”.
Những vị thực hành như thế sẽ đạt được các dấu hiệu của việc tịnh hóa được ác nghiệp. Chúng có thể là dấu hiệu được nhắc đến trong Kinh Chuẩn Đề Thiên Nữ Đà Ra Ni: “Nằm mơ thấy nôn ra đồ ăn dơ bẩn, uống kem, hay nôn ra kem, mặt trời hay trăng mọc, đi trên không trung, lửa cháy dữ dội, trâu nước, điều phục một người mang đồ đen, hoặc về chư Tăng và Ni, hay cho sữa, cây cối, voi, vua của bò, núi non, tòa sư tử hoặc cung điện tuyệt vời, hay lắng nghe Giáo Pháp”.
LÒNG BI MẪN LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG
Trong Đại Trí Độ Luận có nói, “Lòng bi mẫn là căn bản của con đường Phật giáo”. Lamrim – Các Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ viết rằng, “Việc người ta đã bước vào Đại thừa hay chưa phụ thuộc vào việc họ đã phát khởi động cơ (của lòng bi mẫn) hay chưa và việc người ta đã rời bỏ Đại thừa hay chưa cũng phục thuộc vào việc liệu họ đã từ bỏ động cơ này hay chưa”. Trong tác phẩm Đạo Ca Chiến Thắng – Diệu Âm Của Trống Thiêng, Jigme Phuntsok Rinpoche dạy rằng, “Để chúng sinh bị trói buộc trong luân hồi khủng khiếp,/ Đạt Phật quả của Hỷ Lạc Vĩnh Cửu,/ Người ta cần nhận trách nhiệm nặng nề của lòng vị tha,/ Từ bỏ yêu thương bản thân như chất độc,/ Nhờ đó, họ có thể đóng lại cánh cửa của các cõi thấp,/ Nó cũng cho người ta niềm hỷ lạc của các cõi cao,/ Dẫn dắt họ đạt đến giác ngộ rốt ráo,/ Vì thế đừng thực hành chỉ dẫn này với tâm tán loạn”.
Vì thế, chúng ta không chỉ nên xem phóng sinh là một hành động từ ái từ hình tướng bên ngoài, mà còn cần có lòng bi mẫn như là động cơ khi giải phóng động vật, nếu không, nó không phải là hành vi thích hợp. Hãy lấy ví dụ về phu nhân của tác giả Tô Đông Pha vĩ đại của triều Tống. Bà ấy là một Phật tử thuận thành, người rất hăng hái trong thực hành phóng sinh. Ngày nọ, trên đường về nhà sau khi phóng sinh trong rừng, bà thấy một bầy kiến đang tranh nhau ít đường rơi dưới đất. Bà dẫm lên chúng và giết tất cả lũ kiến. Sau khi xem xét hành vi của phu nhân, Tô Đông Pha không thể không nhận xét rằng, “Phóng sinh vì động cơ từ ái được cho là một hành động tốt, nhưng tại sao bà chỉ thích gà và chim, không phải kiến? Đây không phải là lòng bi mẫn thực sự!”. Trong Bức Thư Thuyết Phục Phát Bồ Đề Tâm có đoạn, “Chỉ dẫn quan trọng nhất với những người bước vào con đường là phát khởi động cơ; vấn đề cấp thiết nhất trong việc vun bồi tâm thức là phát nguyện. Khi đã phát nguyện, hữu tình chúng sinh có thể được lợi lạc; đã phát khởi động cơ, con đường của Đức Phật mới có thể được viên thành. Vì vậy, những vị chưa phát khởi động cơ bao la hay phát khởi nguyện ước vững chắc vẫn còn trong vòng luân hồi sau vô lượng kiếp. Tất cả nỗ lực của họ trong việc rèn luyện là vô nghĩa”.
Tương tự, chúng ta không nên xem nhẹ những chúng sinh nhỏ bé về kích thước. Kinh Hiền Ngu (Damamūka Nidāna Sūtra) nói rằng, “Đừng coi thường vi phạm nhỏ,/ Và xem nó là vô hại,/ Thậm chí một đốm lửa nhỏ,/ Có thể thiêu cháy cả ngọn núi cỏ khô”. Nhập Bồ Tát Hạnh nói rằng, “Người ta ở trong địa ngục A Tì trong một kiếp là kết quả của tội lỗi phạm phải trong một khoảnh khắc. Điều gì có thể nói về trạng thái tồn tại được yêu thích, bởi tội lỗi đã tích lũy từ vô thủy?”. Một vị đạo sư lỗi lạc của Phật giáo Trung Hoa cũng nói, “Bất cứ hữu tình chúng sinh nào cũng cảm thấy đau đớn khi bị tổn thương hay đang hấp hối,/ Thậm chí con rận hay kiến cũng bám víu vào cuộc đời của nó”. Vì thế, nếu chúng ta thiếu lòng bi mẫn với hữu tình chúng sinh, chúng ta chỉ là tu sĩ hay hành giả cư sĩ về hình thức chứ không phải Phật tử thực sự.
Hơn thế nữa, nếu chúng ta muốn đạt được bất cứ thành tựu nào trong thực hành Bổn tôn, chúng ta cũng cần có lòng bi mẫn lớn lao liên quan đến việc làm lợi lạc hữu tình chúng sinh. Hãy lấy Tôn giả Vô Trước (Asanga) làm ví dụ. Mười hai năm nhập thất hành trì trong khó khăn cùng cực trên Núi Jizu (Kê Túc – Núi Chân Gà) chẳng dẫn đến điều gì – Ngài không thể gặp gỡ Bồ Tát Di Lặc. Rất nản lòng, Ngài quyết định xuống núi. Tuy nhiên, trên đường, Ngài thấy một con chó, bị què hai chân, bụng đầy giòi, rất đau đớn. Thấy vậy, Tổ Vô Trướcphát khởi lòng bi mẫn mãnh liệt. Nếu Ngài lấy lũ giòi ra bằng tay, Ngài sợ rằng Ngài có thể giết chúng. Vì thế, mặc dù thịt của nó bị thối rữa và mùi hôi thối rất nặng, Ngài nhắm mắt và liếm lũ giòi khỏi thân thể nó. Tuy nhiên, thứ mà lưỡi Ngài chạm vào là mặt đất. Ngài mở mắtthì thấy rằng con chó đã biến mất, và phía trước Ngài chẳng có gì khác ngoài vị Bổn tôn, Bồ Tát Di Lạc hào quang chói ngời. Tràn ngập trong cảm giác hoan hỷ và cay đắng, Ngài hỏi Bồ Tát tại sao Ngài chẳng dành lòng bi mẫn và thị hiện trong mười hai năm qua. Bồ Tát Di Lặc đáp rằng, “Không phải là Ta không xuất hiện, thực sự, Ta chẳng bao giờ rời bỏ con. Nhưng bởi nghiệp chướng sâu dày, con không thể thấy Ta. Mười hai năm hành trì vất vả đã làm giảm đi nghiệp chướng đôi chút, nhưng hôm nay, con đã phát khởi lòng đại bi khi thấy con chó, thực ra là sự hóa hiện của Ta, và ác nghiệp của con được tiêu trừ hoàn toàn. Vì thế, con đã thấy được Ta”.
Ngày nay, ở Trung Quốc hay nước ngoài, người ta phạm phải ác nghiệp sát sinh khác nặng nề; các nhà hàng giới thiệu ngày càng nhiều hơn các món ăn trong thực đơn, và các loại động vật mà người ta xem là ăn được, ngày càng nhiều hơn, cách thức chế biến ngày càng ghê rợn hơn; chúng ta thấy hàng trăm, hàng nghìn xác chết trên bàn ăn, trông giống như sự giới thiệu một địa ngục trần gian, một thế giới đau khổ. Với những người đã sát sinhvà chuẩn bị các món ăn, đến khi nào họ mới có thể trả được món nợ to lớn như vậy?
Tây Tạng, Xứ Tuyết, là đạo tràng của Bồ Tát Quán Thế Âm, vị đại diện cho lòng đại bi của tất cả chư Phật và vì lý do này, 98% cư dân Tây Tạng thực hành Phật giáo và thực hiệncác hành vi tốt lành kể từ khi còn nhỏ, hiếm khi lấy mạng sống của hữu tình chúng sinh. Nếu một gia đình giết một con Yak, tất cả các thành viên trong nhà sẽ nỗ lực trì tụng Mật chú cho nó, và thỉnh mời chư Tăng của một tu viện tụng các lời cầu nguyện và tiến hành lễchuyển di thần thức cho nó. Khi họ thấy một con thỏ hay quạ chết, họ sẽ thỉnh cầu chư Tăng tụng các lời cầu nguyện và chuyển di thần thức, sau đó chôn nó. Trước khi ăn thịt, người ta có thói quen trì tụng Mật chú Đại Bi bảy hay một trăm lần. Nếu ai đó sẵn lòng mua một con Yak hay cừu sắp bị giết, người bán thường sẽ giảm giá như một cách để tùy hỷhành động phóng sinh.
Vì thế, tất cả chúng ta đã quy y cần tự quán chiếu kỹ lưỡng. Nếu thiếu tâm yêu thương, chúng ta sẽ trở thành Phật tử trên danh nghĩa và hình thức mà thôi. Vì vậy, chúng ta cần dùng mọi phương pháp có thể để phát khởi tâm bi mẫn, và nỗ lực để giải phóng động vậtnhằm làm lợi lạc những chúng sinh đang khổ đau. Thậm chí nếu bạn chỉ cứu một hữu tìnhchúng sinh mỗi tháng, hành động như vậy có ý nghĩa lớn lao và tạo ra công đức to lớn. Để xoa dịu nỗi đau của hữu tình chúng sinh, chư Phật và Bồ Tát cũng như chư đạo sư và trưởng lão Phật giáo trong quá khứ đã hiến dâng cả thân thể hay thậm chí tính mạng. Chương mười một trong Đại Trí Độ Luận ghi lại câu chuyện sau đây: Ngày xửa ngày xưaở những rặng núi tuyết, có một con chim bồ câu sống cuộc đời tự do không hạn chế. Ngày nọ, con chim thấy một người bị lạc đường trong tuyết. Anh ấy nghèo khó và buồn bã, đau khổ vì đói và lạnh và cận kề cái chết. Thấy vậy, con bồ câu phát khởi lòng bi mẫn lớn lao và bay đi tìm lửa và củi để người này có thể sưởi ấm. Sau đấy, chú chim tự lao vào lửa để người này có thể bớt đói. Với công đức của những hành động này, chú chim đã tái sinh và đạt giác ngộ. Chú chim ấy là Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi so sánh với những vị Bồ Tát vĩ đại này, nếu chúng ta miễn cưỡng dành một khoản tiền nhỏ để phóng sinh, liệu chúng ta đã thực sự là người đã phát khởi Bồ đề tâm Đại thừa hay chưa?
ĂN CHAY VÀ KHÔNG ĂN CHAY
Trong các bản kinh Đại thừa như Kinh Lăng Nghiêm, Phật Thích Ca Mâu Ni nhấn mạnhvào tiềm năng tích cực của việc từ bỏ sát sinh và ăn thịt và trở thành người ăn chay. Trong Kinh Lăng Già có nói, “Sinh ra trong gia đình Bà La Môn và ở những nơi mà sự tu tập là có thể, và sinh trong gia đình có trí tuệ và sung túc, tất cả đều là kết quả của việc từ bỏ ăn thịt”. Kinh Thọ Trì Thập Thiện nói, “Người ăn thịt thường dễ bị lẫn … vì thế, người ta cần thực hành đại bi và thọ trì giới không sát sinh”. Bởi vậy, về mặt lịch sử, Lương Vũ Đế phản đối việc ăn thịt theo đúng với giáo lý của các Kinh điển như Niết Bàn Kinh và viết bốn bài về Từ Bỏ Rượu Và Thịt, hướng dẫn mọi tu sĩ Phật giáo ăn chay. Ngài thỉnh mời tập hội đạo sư của ba bộ giới luật tổ chức hội nghị tại cung điện hoàng cung và ban chiếu chỉ rằng tất cả Tăng và Ni đều sẽ trở thành người ăn chay. Vì vậy, ăn chay đã trở thành nguyên tắc tốt đẹp trong cộng đồng Phật tử Trung Hoa. Thậm chí ngày nay, nhiều vị đạo sư và hành giả cư sĩ ở phần lớn các tu viện ở Trung Quốc đều là những người ăn chay kiên trì, nhờ đó, có được vô lượng công đức từ việc ăn chay.
Nhưng trong vấn đề ăn thịt, Tây Tạng và vài vùng của Đông Nam Á thực sự có những truyền thống khác nhau từ người Hoa và mỗi truyền thống này dựa trên bằng chứng kinh văn. Để giải thích trường hợp này và suy ra những ý nghĩa sâu sắc của Kinh điển, chúng ta cần dựa vào các giáo lý của một vị thầy thiện đức, một sự trao truyền truyền thừa vô cấu nhiễm và trí tuệ rộng mở. Chỉ nhờ những phương tiện này, chúng ta mới có thể đạtđược những vị trí khác nhau mà nhiều Kinh điển và bộ luận thiết lập và phản bác.
Vài người có thể nghĩ rằng truyền thống không ăn chay của Tây Tạng là vì sự phổ biến của Phật giáo Mật thừa. Thực sự, điều này trái với các sự thật. Nó thực sự dựa trên nhận thứccao cấp nhất về sự thực trong Phật giáo Mật thừa – ăn thịt, thực hành với một vị phối ngẫu và điều phục (ma quỷ và những kẻ đối nghịch) đều nằm trong các hành vi cao cấp nhất của Phật giáo Mật thừa, điều tuy nhiên chỉ liên quan đến các vị Yogi đã đạt được cấp độ cực kỳ cao của giác tính và không phải thứ gì đó có thể tiếp cận được bởi những chúng sinh bình phàm. Ví dụ, đạo sư Phật giáo vĩ đại – Đức Tilopa thường ăn cá sống, nhưng Naropa không bao giờ có tà kiến với hành động như vậy của Tổ Tilopa. Sau sự tận tụy chân thành, Naropa đạt được giác tính chân chính. Một ví dụ khác là tu sĩ Trung Hoa Tế Công. Mặc dù Ngài ăn thịt và uống rượu suốt đời, người ta vẫn xem Ngài là hóa hiện thiện xảo của một bậc thánh mà không dám nói xấu hay bắt chước hành vi của Ngài. Bởi sự thật rằng môi trường địa lý của cao nguyên cao không cho phép sự phát triển của mùa màng, thói quenkhông ăn chay của Tây Tạng đã định hình theo những sự cho phép thích hợp của Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới luật Biệt giải thoát.
Các vị trưởng lão Ấn Độ của Giới Luật Tông – Gunaprabha (Đức Quang) và Sakyaprabha (Thích Ca Quang), trong lần lượt các tác phẩm Vinaya Mula Sutra và Ba Trăm Đoạn Kệ Về Luật Tạng, cho phép ăn thịt nếu nó là thanh tịnh về ba khía cạnh. Vinayavastu (Tì-nại-da sự), Nền Tảng Của Kỷ Luật cũng tuyên bố rằng, “Thế Tôn nói rằng, dùng thịt bất tịnh bị cấm”. Vinaya Sutra tuyên bố rằng, “Hãy quán sát thịt hay cá trong bát khất thực, và nếu nó không phải thịt người thì người ta có thể dùng nó”. Vị đạo sư Ấn Độ – Bhagshes nói trong tác phẩm của Ngài – Căn Bản Kệ Về Trung Đạo rằng, “Trong các bộ luận của Thanh Văn Thừa, dùng thịt thanh tịnh về ba khía cạnh (tam tịnh nhục) là được phép. Ăn thịt như vậy không có lỗi, bởi tâm từng an trú trong thịt đó đã rời đi, vì thế không có lỗi lầm khi thọ dụngthịt như thế … Ăn thịt không phải là lỗi, bởi lúc này, không có nguy hại nào được thực hiện”. Trong Bình Giảng Về Các Đoạn Kệ Căn Bản Của Trung Đạo có nói, “Phật Thích Ca Mâu Ni, Đấng Bảo Hộ vô cùng bi mẫn, không cho phép dùng thịt trong các Kinh điển Đại thừa; Ngài rõ ràng đã cấm nó. Trong các Kinh điển của Thừa Nhỏ Hơn, tuy nhiên, ăn thịt thanh tịnh về ba khía cạnh được cho là không có lỗi lầm”. Nhiều bậc thông tuệ rút ra định nghĩa về “thịt thanh tịnh về ba khía cạnh” từ một đoạn kệ trong Luật Tạng, “Đức Phật vì lợi lạccủa hữu tình chúng sinh, nói rằng: thịt chủ yếu bị giết vì một người hay bị nghe thấy hoặc hoài nghi bị giết vì một người, bị cấm không được ăn” có thể giải thích như là thịt mà bị thấy, nghe hay nghi ngờ bị giết vì bản thân. Tuy nhiên, có những bộ luận nhất định nói rằng thịt của động vật bị giết để ăn được xem là bất tịnh. Ví dụ, Ngài Thích Ca Quang viết trong bộ luận của Ngài về Luật Tạng Với Đại Tịnh Quang, “Đừng ăn thịt của cá hay những con vật bị giết vì mục đích; đừng giết hay thuyết phục người khác giết; đừng hoan hỷ trước hành động giết hại của người khác; mặc dù vài loại thịt là thanh tịnh trong ba khía cạnh, nó là kết quả của sự sát sinh, một hành động thiếu lòng bi mẫn và vì thế là không hợp lý. Tất cả thịt cần phải bị cấm không ngoại lệ”.
Các bản văn Đại thừa nghiêm khắc cấm việc dùng thịt. Những bản văn như Kinh Tượng Lực, Đại Vân Kinh, Niết Bàn Kinh, Kinh Vô Não, Kinh Lăng Già, Tô Bà Hô Thỉnh Kinh cũng như nhiều bộ luận Trung Đạo đã giảng dạy tỉ mỉ về ác nghiệp của ăn thịt. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy Bồ Tát Mahamati, “Này Mahamati, Ta đôi khi đã cho phép ăn năm kiểu thịt hay mười kiểu. Bây giờ, trong Kinh này, Ta nói rằng, mọi lúc, tất cả các kiểu thịt đều không được ăn không ngoại lệ”. Một Kinh khác nói rằng, “Những người ăn thịt đầu tiên sẽ trở thành ngạ quỷ và sau đó sinh trong Địa Ngục Gào Thét”. Trong Tập Bồ Tát Học Luận (Śikṣāsamuccaya), Tổ Tịch Thiên nói rằng sự thật là Thanh Văn thừa cho phép ba kiểu thịt là một giáo lý không phát lộ ý nghĩa trọn vẹn mà là một phương pháp để dần dầndẫn dắt họ bước vào cánh cửa của Phật giáo. Ngài cũng trích dẫn Kinh Lăng Già để minh họa điểm này. Trong Phân Biệt Ba Bộ Giới Luật của Tổ Sakya Pandita, Ngài viết, “Chư Thanh Văn có thể ăn tam tịnh nhục,/ Những vị không ăn thịt thanh tịnh như thế/ Là những người tuân theo thực hành của Đề Bà Đạt Đa,/ Kinh điển Đại thừa cấm ăn thịt”. Học giảTây Tạng nổi tiếng – Đấng Toàn Tri Gorampa cũng nói vậy trong tác phẩm Bình Giảng Về Ba Bộ Giới Luật.
Tuy nhiên, những người thiếu hiểu biết và ngu xuẩn nghĩ về người không ăn chay là người theo dị giáo hay họ đã làm vấy bẩn giới luật bởi vì ăn thịt. Đây là một thành kiến. Phật Thích Ca Mâu Ni đã cho phép ăn thịt thanh tịnh về ba khía cạnh trong các bản văn của Thừa Nhỏ Hơn. Liệu có thể nói rằng các Kinh điển của Thừa Nhỏ Hơn là tác phẩm của dị giáo? Trong các hành giả Phật giáo ở các quốc gia Phật giáo như Thái Lan, Bhutan, Myanmar, nơi mà hơn 95% dân số là Phật tử, ăn chay là việc hiếm hoi ngay cả với các tu sĩ Phật giáo, chứ đừng nói đến hành giả cư sĩ. Liệu có phải toàn bộ tu sĩ và cư sĩ của những quốc gia này đều được xem là vi phạm giới luật hay không? Nếu câu trả lời là đúng, nó giống như nhìn lên bầu trời từ đáy của giếng.
Cũng có vài người nghĩ rằng chỉ Kinh thừa Trung Hoa mới ủng hộ ăn chay, và mọi hành giảMật thừa của Tây Tạng đều không ăn chay. Điều này không thực sự đúng. Ngoài những vị ăn tam tịnh nhục, có nhiều hành giả tu sĩ và cư sĩ ủng hộ ăn chay và thực sự là người ăn chay. Khi Học viện cúng dường bữa ăn lên chư Tăng và Ni, có một vạc lớn đồ ăn chaydành cho các vị Tăng và Ni Trung Hoa hay Tây Tạng. Ở Kakhok có một vị Lama tái sinh, người mà trong hóa thân đầu tiên, đã thề không bao giờ ăn thịt trong bảy đời tiếp theo. Hiện tại, Ngài là hóa thân đời thứ hai và khi còn bé, Ngài thường khóc bất cứ khi nào thấy thịt. Bây giờ, Ngài là một người đàn ông trưởng thành nhưng thói quen ăn chay vẫn không đổi.
Vài người nhắc đến Bồ Tát Giới trích từ Phạm Võng Kinh: Giới luật Căn Bản Của Chư Bồ Tát Trong Truyền Thống Trung Hoa: “Người ăn thịt đánh mất hạt giống Đại Bi, cắt đứt hạt giống Phật Tính và khiến [động vật và] những chúng sinh [siêu phàm] tránh xa”, và thách thức những Phật tử ăn thịt giải thích cuộc tranh luận này. Tuy nhiên, họ không biết sự thật rằng, hai bộ giới luật của Bồ Tát, theo các truyền thống của Tổ Long Thọ và Vô Trước, thuộc về nhánh Du già và lần lượt khác với truyền thống Trung Hoa. Có mười tám giớichính và tám mươi giới phụ trong truyền thống Tri Kiến Sâu Xa của Tổ Long Thọ, trong khi theo truyền thống Hành Động Bao La của Tổ Vô Trước, có bốn giới chính và bốn mươi sáu giới phụ. Mặc dù chúng ta không thể tìm thấy việc cho phép ăn thịt ở trong hai bộ giới luật này, chúng ta cũng không tìm thấy bất cứ sự cấm đoán nào với việc ăn thịt. Hơn thế nữa, trong Kinh Phạm Võng, giới luật của việc không ăn thịt nằm trong bốn mươi tám giới phụ chứ không phải giới chính, và là một sự phạm lỗi giống như các giới luật thứ yếu của “giới biệt thỉnh Tăng”, “giới không mua chuộc” và “giới không đi nghe Pháp”. Ba giới đặc biệt này rất dễ dàng vi phạm, nhưng không được xem là quan trọng. Vì thế, có hợp lýkhông nếu quá chú ý đến chỉ giới không ăn thịt? Nếu người ta hỏi, “Ăn thịt là nguyên nhândẫn người ta đến những cõi xấu, liệu nó có còn được xem là vi phạm thứ yếu?”. Câu trả lờilà, không nhất thiết. Mặc dù ăn thịt là một hành động sai lầm dẫn người ta đến địa ngục, nó vẫn được tịnh hóa khá dễ dàng. Kinh Về Giới Trọng Và Khinh nói rằng, “Nếu một Tỳ Kheo đắp một mảnh y trắng, vị ấy sẽ phải chịu khổ đau trong Địa Ngục Chết Đi Sống Lạitrong 80000 năm”.
Theo Bộ Luận Về Gốc Rễ Của Luật Tạng – Bình Giảng Nhật Quang của Tổ Tsonag Sherab Zangpo, vào thời đại Giáo Pháp suy đồi, nếu người ta có thể từ bỏ việc vi phạmcác giới luật gốc, họ được xem là đã giữ gìn giới luật thanh tịnh. Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche cũng nói trong Giọt Cam Lồ Khai Thị rằng, “Khi dòng tâm thức của chúng takhông cùng tồn tại với các vi phạm gốc, đó được gọi là giới luật thanh tịnh”. Những người ăn tam tịnh nhục không vi phạm Biệt giải thoát giới và theo các giới luật Bồ Tát từ Phạm Võng Kinh, họ chỉ phạm phải những hành vi thiếu sót, và những thiếu sót này có thể được tịnh hóa nhờ thực hành tịnh hóa. Hãy lấy ví dụ về các vị Tỳ Kheo ở Trung Hoa, người thường được xem là giữ giới thanh tịnh – trong số họ có vài vị ăn sau bữa trưa, và một số lười nhác trong việc lắng nghe Giáo Pháp. Vì thế, dù họ giữ kiểu giới luật nào, họ vẫn ưu tiên cho tầm quan trọng tương đối của giới luật. Tuy nhiên, người ta không nên chỉ nhìn từ bề ngoài. Ngày nay, khi người ta thấy người khác vi phạm giới gốc, họ không nghĩ điều đó nghiêm trọng, nhưng khi họ thấy ai đó vi phạm một giới phụ, họ bắt đầu chỉ trỏ, cho rằng đó là một vi phạm gốc. Việc những đánh giá như vậy có hợp lý hay không thì cần sự xem xétnghiêm túc của chúng ta!
Tóm lại, ăn chay tích lũy vô lượng công đức, trong khi ăn thịt đem đến nhiều tiềm năng tiêu cực. Tuy vậy, ở Tây Tạng, Phật tử ăn thịt thanh tịnh về ba khía cạnh không vi phạm Bồ Táthay Biệt giải thoát giới. Ăn thịt cũng không ngang bằng với việc lấy đi sinh mạng hay một hành động dị giáo. Vì vậy, tất cả Phật tử, về căn bản là Phật tử Tây Tạng và Trung Hoa, cần tạo nên tình đoàn kết thuận hòa với sự kính trọng lẫn nhau và không nói xấu lẫn nhau. Họ cần biết rằng tất cả đều là những dòng truyền thừa thanh tịnh mà Phật Thích Ca Mâu Niđã trao truyền, và tất cả đều là con đường dẫn đến giác ngộ. Những vị uyên bác và đã chuyển hóa bản thân vì thế có thể vượt trội trong thực hành bất bộ phái trong cả truyền thống Tây Tạng và Trung Hoa, thực hành Kinh và Mật không đối nghịch, kết hợp hài hòa giữa các truyền thống khác nhau.
TỪ BỎ SÁT SINH VÀ TIẾN HÀNH PHÓNG SINH VÀO NHỮNG NGÀY CÁT TƯỜNG
Phóng sinh có rất nhiều công đức, khiến nhiều vấn đề trở nên cát tường. Pháp Sư Lianchi nói rằng, “Nếu một gia đình từ bỏ sát sinh, / Chư thiên thiện lành sẽ bảo vệ họ,/ Tai ương và thiên tai sẽ tiêu tán, /Tuổi thọ sẽ được kéo dài,/ Con cái sẽ thiện đức và kính trọng người lớn,/ Nhiều sự cát tường sẽ sinh khởi,/ Vô số lợi lạc không thể được liệt kê hết”. Sát sinh, mặt khác, tích lũy sự thù hằn với bản thân và làm suy giảm hay phá hủy vận may và sự trường thọ tích lũy qua nhiều lần tái sinh. Vì vậy, vào những ngày cát tường như Năm Mới hay các ngày lễ khác, ngày sinh nhật, ngày kết hôn, ngày khai trương hay những lễ hội, bạn cần phóng sinh rộng lớn và từ bỏ việc sát hại sinh mạng, phá hủy và tiêu diệt món quà của tự nhiên và tích lũy ác nghiệp nghiêm trọng của sát sinh …
Bạn bè và gia đình tụ tập cùng nhau về điều được cho sẽ là một ngày hoan hỷ và cát tường. Vào dịp Năm Mới hay các ngày lễ, mọi người cầu mong mùa màng bội thu, thịnh vượng và sự tiến triển thuận lợi với mọi việc. Tại sao mọi người lại giết hại sinh mạng nhiều hơn và gieo hạt giống của rắc rối? Người ta thường táo bạo giết hại chúng sinh và ác độctrở thành một thực hành phổ biến, dẫn đến việc tích lũy nhiều ác nghiệp. Thậm chí chư thiên cũng sẽ không hài lòng, gây ra ngập lụt, thảm họa cháy nổ, nạn đói và chiến tranh. Trong Bài Luận Về Từ Bỏ Sát Sinh, trưởng lão Pu’an viết:
Thiên tai và hạn hán xảy đến, và làm sao chúng ta, là con người, lại không suy nghĩ gì về nó?
Vào dịp sinh nhật, người ta mong ước sự trường thọ cho cha mẹ và bản thân, và rằng họ có thể tránh khổ đau và đạt được hạnh phúc. Chính vì lý do này mà họ cần phóng sinh và từ bỏ thịt để có được sự thịnh vượng và trường thọ. Nhưng, trái lại, tại sao họ bất ngờ lại không để ý đến lòng từ của cha mẹ? Tại sao họ lại làm hại mạng sống và tăng trưởng ác nghiệp? Sát sinh gây hại cho bản thân và cha mẹ. Điều được dự định sẽ đem lại sinh khívà trường thọ lại trở thành nguyên nhân của nguy hại và sự chấm dứt mạng sống. Lần nọ, phu nhân của một quan chức chính phú cấp cao chuẩn bị một bữa tiệc lớn để chiêu đãiquan khách trong ngày sinh nhật. Bà ấy đã mua rất nhiều gà, vịt, lợn, cừu, cá, tôm và nhiều thủy hải sản khác. Khi gà và cừu sắp bị giết, thần thức của bà ấy bất ngờ bám víu vào một trong những con vật bị giết này. Bà ấy la hét trong nỗi thống khổ tột cùng và lăn qua lăn lại trên giường, trải qua nỗi đau đớn lớn lao còn tệ hơn cả cái chết. Lúc đó, bà ấy bất ngờ biết về nỗi đau và sự thù hằn của những con vật này trải qua khi bị giết. Không có khả năng nói, chúng chỉ không thể nói ra được. Cuối cùng, bà ấy sửa chữa lỗi lầm và phát nguyện từ bỏsát sinh và phóng sinh, thề sẽ không bao giờ giết hại vì sự thỏa mãn của bản thân. Sau đấy, người phụ nữ này sống một cuộc đời rất dài lâu và đây hoàn toàn là kết quả của lòng bi mẫn và sự chuyển hóa bản thân.
Vào ngày cưới, mọi người mong muốn một gia đình êm ấm và sinh con tuyệt vời, vì thế, tại sao họ lại hành xử trái ngược với nguyên nhân và giết hại nhiều động vật khi họ sắp sinh và nuôi dạy con cái? Điều này gây ra những xung đột và thậm chí là sự chấm dứt mối quan hệ, và con cái thường sẽ bất hạnh và dễ mắc bệnh, hay thậm chí chết yểu. Liệu một đám cưới như vậy có cát tường? Thiền sư Cishou từng nói trong một đoạn kệ để khuyên phóng sinh và không sát sinh: “Bởi thế giới này tràn ngập sát sinh,/ Đây là thời kỳ của chiến tranh,/ Bạn bị giết bởi những mạng sống mà bạn nợ,/ Nhà bạn bị thiêu cháy bởi tiền mà bạn nợ,/ Sự chia ly với những người yêu thương,/ Là bởi vì những hang tổ bạn đã phá hủy,/ Nghiệp báo tương ứng (với hành động của bạn),/ Vì thế hãy lắng nghe cẩn thận giáo lý của Đức Phật”.
Thương nhân thường mong chờ một khởi đầu thuận lợi khi họ bắt đầu kinh doanh và công việc kinh doanh sẽ mang lại nhiều vận may trong tương lai. Vì thế, tại sao họ lại giết hại mạng sống vào lúc đó, khiến tiếng khóc hận thù vang vọng khắp nơi, lấy đi nhiều mạng sống vào ngày họ muốn tạo ra vận may? Liệu việc bắt đầu kinh doanh như thế sẽ trở nên thuận lợi hay điềm xấu? Kết quả của nguyên nhân như vậy sẽ là gì, lợi nhuận hay thất bại? Kinh Lăng Già ghi lại rằng, “Những người đã giết hại chúng sinh để kiếm ăn, hay bán thịt vì tiền,/ Sẽ đọa vào Địa ngục Gào thét sau khi chết”. Người xưa nói rằng, “Nhịn ăn một ngày, trong đó việc giết hại của thế giới chẳng liên quan gì đến tôi; ai mà biết về các món nợ? Mọc sừng và lông, trả lại những món nợ cũ và hiện tại”. Đại Trí Độ Luận nói rằng, “Những lợi lạc của không sát sinh là gì? Câu trả lời như sau: Người ta sẽ không sợ hãi, luôn an bình và tránh xa sự kinh hoàng. Bởi tôi không làm hại họ, họ sẽ không làm hại tôi. Người thường giết hại, dù cho họ ở địa vị cao nhất như kẻ cai trị của con người, họ sẽ không an toàn, trong khi người từ bỏ sát sinh sẽ không có gì phải sợ dù cho họ du hành một mình. Hữu tình chúng sinh không thích người có thói quen sát sinh, trong khi tất cả thường thâncận những vị nghiêm trì giới luật. Hơn thế nữa, những vị nghiêm trì giới luật sẽ cảm thấy an bình về thân và tâm trước khi họ chết. Họ sẽ thoát khỏi những nghi ngờ và hối tiếc. Nếu họ sinh làm thiên hay nhân, họ sẽ tận hưởng sự trường thọ. Từ bỏ sát sinh cũng là nguyên nhân đạt được con đường cho tới khi họ đạt Phật quả và có được cuộc đời bất tận. Những người sát sinh sẽ trải qua sự đau đớn vật lý và tinh thần trong đời này và suốt các đời tái sinh, trong khi người từ bỏ sát sinh sẽ không trải qua tai ương nào. Đây là lợi lạc lớn lao”.
Tương tự, trong việc chuyển di thần thức cho người đã khuất, các đám tang, hay khi cố gắng tránh tai ương và bất hạnh, chúng ta cần từ bỏ sát sinh và tiến hành phóng sinh để cầu nguyện sự gia trì. Chúng ta không nên hành xử trái lại với ý muốn của người đã khuất và làm tăng trưởng nghiệp chướng của họ. Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có nói, “Tôi sẽ khích lệ những chúng sinh Nam Thiệm Bộ Châu cẩn thận để tránh gây hại, sát sinh và làm các ác hạnh khác; từ bỏ việc thờ cúng ma quỷ và tinh linh hay hiến tế cho họ; và không bao giờ triệu thỉnh các tinh linh trên núi vào ngày chết. Tại sao vậy? Sát sinh, giết hại và hiến tế chẳng hữu ích gì cho người quá cố. Những hành động như thế chỉ trói buộccác điều kiện của sự phạm tội để chúng ngày càng nặng nề hơn. Người quá cố có thể sẽ tăng trưởng tiềm năng chứng Thánh quả hay tái sinh trong cõi người hay trời trong đời sau hoặc trong tương lai. Nhưng khi gia đình phạm phải những tội ác vì anh ta, anh ta sẽ thù ghét những tai ương mà anh ta phải gánh chịu và sự tái sinh tốt lành sẽ bị trì hoãn. Sẽ ra sao nếu đó là người sắp chết, người mà trong các đời đã gieo trồng rất ít gốc rễ tốt lành? Mỗi người phạm tội sẽ phải trải qua số phận xấu tùy theo nghiệp của họ. Làm sao người ta có thể chịu đựng việc họ hàng tích lũy thêm nghiệp đó? Điều đó giống như có một người hàng xóm thêm vào vài thứ vào đống hàng hơn một trăm cân đang được mang đi bởi ai đó đã du hành một quãng đường dài và chưa ăn trong ba ngày. Vì thêm khối lượng đó vào, gánh nặng thậm chí càng trở nên không thể chịu được”.
Giống như vậy, chúng ta có thể từ bỏ sát sinh và tiến hành phóng sinh khi cầu nguyện cho sự trường thọ của chư đạo sư tâm linh, nhờ đó, tăng trưởng thiện nghiệp của hữu tìnhchúng sinh, xua tan ác nghiệp, điều có thể thúc đẩy chư đạo sư tâm linh trụ thế dài lâu hơn và làm lợi lạc hữu tình chúng sinh một cách rộng khắp!
PHÓNG SINH TĂNG TRƯỞNG PHƯỚC BÁU VÀ KÉO DÀI TUỔI THỌ
Nếu chúng ta muốn sống cuộc đời trường thọ, chúng ta cần phóng sinh. Trong Tán Thán Phóng Sinh có nói, “Hãy nghe này, những người muốn kéo dài mạng sống,/ Con cần nương tựa vào chính mình vì một viễn cảnh rõ ràng hơn./ Nếu con muốn trường thọ, con cần phóng sinh./ Đây là sự thật tuần hoàn./ Nếu con giải cứu một chúng sinh sắp chết,/ Chư thiên sẽ bảo vệ con khỏi cái chết./ Không có cách nào khác để kéo dài mạng sống và có con,/ Ngoài từ bỏ sát sinh và thường phóng sinh./ Bồ Tát Di Lặc cũng có một đoạn kệ nói rằng, ‘Ta thúc giục các con phóng sinh tinh tấn,/ Con cuối cùng sẽ trường thọ,/ Và nếu con đã phát khởi Bồ đề tâm,/ Chư thiên sẽ cứu con khỏi các tai ương’”.
Các Kinh điển ghi lại bảy thiện hạnh của trời và người, “Tái sinh trong giai cấp cao, hình tướng trang nghiêm, trường thọ, mạnh khỏe, thiên hướng nghiệp tốt, giàu có và trí tuệ lớn”. Trong số chúng, nguyên nhân chính để trường thọ và mạnh khỏe là phóng sinh. Phóng sinhcũng là nhân tố hỗ trợ cho năm thiện hạnh khác. Ngài Thế Thân nói rằng, “Giải phóng những chúng sinh đang bên bờ vực của cái chết,/ Giống như trao cho họ cuộc đời mới;/ Từ bỏ việc làm hại chúng sinh,/ Trao cho họ sự trường thọ;/ Y tá và bác sĩ,/ Hành nghề y mà không làm hại mạng sống,/ Sẽ thoát khỏi bệnh tật”.
Bởi quả báo vì sát sinh trong đời này hay các đời quá khứ, vài người chịu đau khổ vì bệnh tật đến mức thậm chí bác sĩ cũng không thể chữa trị. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, có một số người bệnh hoàn toàn được chữa lành sau khi phóng sinh. Ở Hàng Châu, có một người đàn ông bắt chim vì sinh kế. Bất ngờ, lưng anh ta bắt đầu đau đớn và bác sĩ chẳng thể làm được gì. Khi ấy, anh ta nhận ra rằng đó là nghiệp của tất cả việc sát sinh anh ta đã làm trong đời này, và thề không bao giờ giết hại nữa. Sau đấy, anh ta phóng sinh và kết quả là, việc điều trị trở nên hữu hiệu và anh ta dần bình phục. Ở Tây Tạng, với nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh vô phương cứu chữa, nếu gia đình của họ phóng sinh và trì tụng các Kinh điển Phật giáo cho họ, có thể họ sẽ dần khỏe lại. Đặc biệt những căn bệnh lạ mà bác sĩ không thể chẩn đoán, chúng đặc biệt bị gây ra bởi nghiệp sát hại hữu tình chúng sinh trong đời này hay các đời quá khứ. Nếu như thế, phương pháp hữu ích duy nhất là phóng sinh.
Kinh điển có ghi lại rằng, “Mặc dù người ta chịu ác nghiệp sát sinh một trăm người và một trăm con ngựa, nếu người ta giải phóng một sinh mạng, nghiệp này sẽ được tiêu trừ. Nếu họ giải phóng mười ba sinh mạng, ác nghiệp của mười nghìn kiếp sẽ được đẩy lùi. Nếu ai đó sắp kết thúc cuộc đời, hãy phóng sinh để anh ta kéo dài tuổi thọ. Nếu ai đó sẽ chết trong ba ngày, hãy phóng sinh mười ba sinh mạng, điều sẽ kéo dài tuổi thọ của anh ta trong ba năm. Nếu một người giết hại mạng sống của một hữu tình chúng sinh mà mạng sống vừa được giải phóng, người này tạo ra ác nghiệp sát sinh một trăm người”.
Trong triều đại của Hoàng đế Đạo Quang thời Thanh, có một thái thú mắc bệnh nghiêm trọng. Khi tử thần sắp gõ cửa, ông ấy thề rằng – từ hôm đó trở đi, ông ta sẽ làm lợi lạc mọi hữu tình chúng sinh, tịnh hóa mọi ác nghiệp và từ bỏ mọi vấn đề thế gian. Ngay đêm đó, Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện trong giấc mơ và nói rằng, “Con đã phạm ác nghiệp sát sinhtrong quá khứ và quả báo là, mạng sống của con trở nên ngắn ngủi. May mắn là, con đã có hứa nguyện kiên quyết lúc này. Cách thức duy nhất để kéo dài mạng sống là phóng sinh. Nó cũng có thể tăng trưởng sự thịnh vượng và tài bảo của con”. Khi tỉnh dậy, ông ấy được truyền cảm hứng lớn lao và như thế, cả gia đình thề sẽ từ bỏ sát sinh động vật và thường xuyên mua và giải phóng động vật sắp bị giết. Cuối cùng ông ấy bình phục hoàn toàn. Thực sự, những người phóng sinh có thể kéo dài tuổi thọ. Gần đây, có một người du mục gần hạt Drakgo của Tây Tạng, người này chịu đau khổ vì nhiều căn bệnh khác nhau trong nhiều năm và đang trải qua nỗi đau đớn tột cùng. Bà ấy đến nhiều bệnh viện nhưng không tìm được cách chữa trị. Sau đó, một tu sĩ làm lễ tiên tri cho bà, và bảo rằng bà đã phạm phải ác nghiệp sát sinh ghê gớm và nếu bà ấy không phóng sinh, bà sẽ liên tục bị bệnh và yểu mạng. Sau đấy, bà phóng sinh và thoát khỏi mọi đau đớn và bệnh tật. Bây giờ, bà ấy rất tin tưởng nghiệp và quyên góp tiền mỗi năm để phóng sinh.
Khi một người đang đau đớn vì một căn bệnh nghiêm trọng và cuộc đời sắp chấm dứt, cách duy nhất để kéo dài mạng sống và thoát khỏi bệnh tật là giải phóng sinh mạng. Có một người đàn ông tên Dalin Wang từ Tô Châu. Ông ấy có trái tim từ ái và bi mẫn và thường hay phóng sinh. Mỗi lần ông ấy thấy lũ trẻ trong làng bắt và giày vò chim chóc hay cá, ông ấy bỏ công sức để thuyết phục chúng và thậm chí còn cho tiền để giải phóng những con vật này. Khi khuyên mọi người, ông ấy thường nói, “Người trẻ cần vun bồi thiện hạnh chăm sóc mạng sống và có lòng bi mẫn với mạng sống của người khác. Họ không nên phát triển thói quen xấu của sự ác độc và giết hại”. Vì thế, trong suốt cuộc đời, ông thúc giục mọi người từ bỏ thói quen gây hại và huân tập hành vi tốt. Sau đấy, ông ấy bị bệnh nặng và cuộc đời sắp chấm dứt, ông ấy được một vị thánh khai thị trong trạng thái tỉnh giác rằng: “Con đã giải phóng nhiều hữu tình chúng sinh trong suốt cuộc đời, điều tạo ra thiện nghiệpto lớn. Cuộc đời con sẽ được kéo dài thêm 36 năm”. Bởi thế, ông ấy sống tới 97 tuổi và chết mà chẳng bệnh tật gì.
Gần đây, có một người Tây Tạng tên Gontse. Nhiều vị Yogini với những năng lực siêu phàm nói rằng, anh ấy chỉ sống đến năm 31 tuổi, nhưng nếu anh ấy có thể phóng sinh và trì tụng thần chú, tuổi thọ sẽ được kéo dài. Vì thế, anh ấy lập tức phóng sinh số lượng lớn con vật. Anh ta cũng phóng sinh và bảo vệ động vật trong những năm tiếp theo. Năm nay, anh ta đã 50 tuổi. Có một câu chuyện khác khá tương tự: một vị tên Qushi đã mua một con cá chép đỏ trong thị trấn. Sau đấy, khi anh ta mắc bệnh, anh ta nằm mơ thấy vua Naga, người thỉnh mời anh ta đến cung điện của Naga và bảo rằng, “Thưa Ngài, cuộc đời Ngài đáng lẽphải kết thúc, nhưng bởi Ngài đã cứu mạng con trai Naga, cuộc đời Ngài sẽ được kéo dài thêm 12 năm”. Anh ta 48 tuổi khi cứu mạng con cá chép, nhưng đã sống tới năm 60 tuổi. Vì thế, nếu chúng ta muốn kéo dài mạng sống, chúng ta cần phóng sinh, và chỉ nhờ làm vậy, chúng ta mới có thể tăng trưởng những tiềm năng tích cực và kéo dài sinh mạng.
Điều vô cùng quan trọng là hành giả Phật giáo cần tin tưởng luật nhân quả và nhận thức về nghiệp của họ phải rất kích thích. Hiện tại, có nhiều bác sĩ nổi tiếng, người đã thêm phóng sinh như một phương pháp điều trị. Có một vị bác sĩ ở thành phố Toại Ninh, Tứ Xuyên, rất có tầm ảnh hưởng ở Trung Hoa cũng như nước ngoài. Các bức tường trong nhà của bà ấy có nhiều biểu ngữ bằng lụa mà các bệnh nhân được bà ấy đã chữa trị trao tặng để biểu thịlòng biết ơn và tôn vinh khả năng điều trị tuyệt vời. Những bệnh nhân này bao gồm các quan chức nhà nước ở thành phố và tỉnh, các bệnh nhân từ Trung Hoa cũng như nước ngoài. Bây giờ, bà ấy là người cứu mạng hàng nghìn, thậm chí hàng vạn người. Tôi đã đưa ra những câu hỏi với những người mà bà ấy chữa trị thành công. Họ đều nói rằng, khi việc điều trị không hiệu quả, vị bác sĩ này khuyên họ phóng sinh và tụng Kinh. Làm theo lời khuyên, họ đã phóng sinh và tiến hành các hành động thiện lành khác và nhờ đó, cơ thể đã hồi phục. Khi nghe những lời này, tôi phát triển thêm sự hiểu vững chắc với những lời dạy của Đức Phật. Vì vậy, phóng sinh là một loại phương pháp chữa trị nằm ngoài tầm ảnh hưởng của quy luật vật lý.
Mặt khác, lấy đi mạng sống của hữu tình chúng sinh là nguyên nhân trực tiếp duy nhất của việc yểu mạng và liên tục bị bệnh. Bởi thói quen sát hại, những người đáng lẽ sống cuộc đời lâu dài nhưng lại chết trẻ. Đạo sư Tây Tạng Ngawang Chakpa nói, “Những người cứu mạng và giải phóng động vật, dù cho họ đáng lẽ sẽ chết sớm, cuộc đời sẽ được kéo dài; và nếu họ giết hại động vật như cá hoặc rắn, dù đáng lẽ họ sống lâu, họ sẽ chết trẻ”. Kể từ thời cổ xưa, các trường hợp kéo dài mạng sống nhờ phóng sinh là vô số.
Nếu chúng ta có thể hướng tâm từ bi với động vật và nếu chúng ta có thể từ bỏ sát sinh và tiến hành phóng sinh, và nỗ lực trong việc khuyên người khác làm vậy, mọi thứ sẽ tiến triểnthuận lợi, như Luận Văn Của Bậc Cao Cấp Nhất Về Hành Động Và Kết Quả nói, “Chư thiên sẽ bảo vệ anh ta, hạnh phúc và của cải sẽ đi theo”. Đấng Toàn Tri Patrul Rinpoche cũng nói, “Những người liên tục làm lành và phóng sinh, chư Hộ Pháp và thổ thần sẽ bảo vệ họ không ngừng nghỉ”. Câu Chuyện Về Bảo Vệ Mạng Sống nói rằng, “Như hình với bóng, nghiệp mọi lúc đều rõ ràng, các trường hợp của sự đáp trả cũng luôn hiển hiện, bạn còn nghi ngờ gì nữa?”
NHỮNG LỢI LẠC VÔ BIÊN CỦA PHÓNG SINH
Trong tất cả các hành động thiện lành bị trói buộc bởi quan niệm, không gì có thể vượt được những lợi lạc đến từ phóng sinh. Nếu một người làm những kiểu hành động thiện lành khác với ý định vấy bẩn, không có công đức nào được sinh khởi. Nhưng bất cứ ý định nào mà người ta có khi phóng sinh, hành động như vậy trực tiếp lợi lạc với hữu tình chúng sinh, vì thế, thiện nghiệp lớn lao có thể được tạo ra nhờ làm vậy. Công đức của việc phóng sinhdù chỉ một mạng sống cũng là vô biên. Điều này là bởi những chúng sinh được giải phóngtạm thời thoát khỏi nỗi đau không thể chịu đựng của việc bị giết hại. Bên cạnh đó, khi chúng ta phóng sinh, danh hiệu và Mật chú của chư Phật mà chúng ta trì tụng có thể ban phướccho những chúng sinh này, và cuối cùng họ sẽ đạt được quả vị bất thối chuyển.
Trong Kinh Bánh Xe Bất Thối có nói, “Những vị đã nghe danh hiệu của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sẽ đạt sự bất thối chuyển. Những con vật nghe được danh hiệu của Đức Phật sẽ gieo trồng hạt giống Bồ đề tối thắng và cuối cùng đạt được sự bất thốichuyển”. Một Kinh điển khác nói rằng, “Những vị nghe thấy danh hiệu của Phật hay thấy hình của Ngài sẽ đạt được thiện hạnh vô biên. Họ sẽ giải thoát”. Mật Điển Gốc Văn Thù Sư Lợi nói rằng, “Hãy trì tụng Mật chú của Đức Như Lai, bởi những Mật chú này có ý nghĩa chân thật. Nếu người ta chỉ liếc nhìn vào những Mật chú này, Như Lai sẽ có thể tiếp nhận họ”. Trong Tiểu Sử Của Phật Thích Ca Mâu Ni có nói, “Có một con cá mập lớn sắp ăn thịt nhiều lái buôn. Một trong những vị này hét to danh hiệu của Đức Phật. Với công đứccủa việc nghe thấy danh hiệu của Ngài, con cá tái sinh làm người và đạt quả vị A La Hándưới thời Phật Thích Ca Mâu Ni”. Vì thế, khi phóng sinh, đừng quên tụng đọc danh hiệu của chư Phật.
Tôi nghĩ rằng hành động phóng sinh rất lợi lạc với hữu tình chúng sinh. Chư Bồ Tát vĩ đại cũng cố gắng dẫn dắt hữu tình chúng sinh tạm thời rời xa khổ đau và đạt hạnh phúc, tận hưởng ân phước gia trì của cõi người và trời, và cuối cùng thoát khỏi vòng sinh tử. Phóng sinh sở hữu công đức như thế. Những vị thích phóng sinh, dù họ là hành giả tu sĩ hay cư sĩ, đều là Bồ Tát chân chính. Chúng ta cần liên tục hoan hỷ và học hỏi từ những hành động thù thắng của họ. Hãy lấy một vị Khenpo trong Học viện của chúng ta làm ví dụ, Ngài có lòng sùng mộ nội tại với phóng sinh và dành tất cả tiền mà học trò cúng dường để phóng sinh.
Bây giờ, chúng ta đang trong thời đại Giáo Pháp suy giảm, chư đạo sư vĩ đại, những vị thực sự có thể làm lợi lạc hữu tình chúng sinh, rất hiếm có. Những vị đạo sư nhất định và hành giả cư sĩ xây dựng nhà máy và phát nguyện đem lại ân phước gia trì cho đất nước này, dành hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu Nhân Dân Tệ trong việc xây dựng hay trang hoàng các tu viện. Nhưng ở những tu viện này, chẳng có tu sĩ nghiên cứu Giáo Pháp hay rèn luyện tâm; đôi lúc các bạn sẽ thấy vài bức tượng Phật với hình tướng không đúng với những tiêu chuẩn ghi lại trong Kinh điển và những bức tượng này không được yểm các vật quý giá. Đó là một hành động tốt lành, nhưng nếu chúng ta có thể phóng sinh bằng số tiền sử dụng cho điều này, chẳng phải nó sẽ tạo ra lợi lạc lớn lao hơn nhiều hay sao?
Trong Đại Trí Độ Luận, Bồ Tát Long Thọ nói rằng, “Trong tất cả những hành động xấu,/ Sát sinh là tệ nhất;/ Trong tất cả những hành động tốt,/ Từ bỏ sát sinh là tốt nhất”. Đức Kuzung Chodrak, một vị đạo sư vĩ đại của Tây Tạng, nói rằng, “Người ta cần từ bỏ sát sinh. Họ cần bảo vệ và giải phóng mạng sống. Trong tất cả những hành động tốt lành của thân và khẩu, phóng sinh tạo ra công đức lớn lao nhất”. Trong Địa Tạng Thập Luân Kinh có nói, “Nếu người ta có thể từ bỏ mọi kiểu sát sinh,/ Họ sẽ được chư thiên kính trọng./ Họ sẽ thoát khỏibệnh tật và tận hưởng một cuộc đời bền lâu,/ Và hạnh phúc và tự tại, tránh xa hiểm nguy./ Trong suốt các đời,/ Họ sẽ có sự xác quyết sâu sắc về con đường của Như Lai,/ Và gặp gỡ Giáo Pháp và Tăng Đoàn,/ Nhanh chóng đạt được quả vị Bồ Đề thù thắng”.
Lời khuyên của một vị Yogini Tây Tạng nổi tiếng – Kunzang Chogzin từ hành trình Bardo của Bà, Tuyển Tập Con Đường Sâu Xa, Những Ý Nghĩa Sâu Xa Được Mật Truyền Của Không Hành – Giọt Tâm Yếu Liên Hoa viết rằng, “Với tất cả chúng sinh, dù cao quý hay thấp hèn,/ thực hành thù thắng để đạt được hạnh phúc trong đời này hay đời sau,/ không gì khác hơn thực hành phóng sinh./ Công đức của việc đi nhiễu quanh Nam Thiệm Bộ Châu,/ ngang với việc phóng sinh một con bê;/ trì tụng Mật chú Quán Thế Âm bảy trăm triệu biến,/ cũng ngang với phóng sinh một con bê./ Tôi đã chứng kiến nó sau khi đi đến cõi giới của Tử Thần,/ vì thế đừng quên những lời dạy của Không Hành,/ hãy nỗ lực phóng sinh,/ bởi nó tạo ra vô lượng công đức”. Theo A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, thân thể của con vật được phóng sinh càng lớn, công đức giải phóng nó càng lớn và kích cỡ của con vật bị giết càng lớn, nghiệp quả càng lớn, bởi vì những con vật lớn hơn về kích cỡ trải nghiệm nỗi đau và niềm vui to lớn.
Pháp sư Yinguang tóm lược những công đức chính yếu của phóng sinh trong mười điểm: không có tai ương gây ra bởi vũ khí và chiến tranh, tăng trưởng cát tường, trường thọ và sức khỏe, con cái đầy đàn và thường là những hậu duệ nam, chư Phật hài lòng, sự biết ơntừ các sinh loài, không thiên tai, tái sinh trong cõi trời, hóa giải ác nghiệp, hòa bình bốn mùa, sinh lực sẽ được ảnh hưởng bởi lòng từ như vậy.
Từ thời cổ xưa cho đến thời hiện đại, nhiều vị tu sĩ lỗi lạc đã dành trọn sức lực để phóng sinh: Đại sư Trí Khải (Zhiyi) mua hơn 200 ki-lô-mét bờ biển để sử dụng cho việc phóng sinh; hoàng đế Túc Tông (Suzong) triều Đường ra chiếu chỉ rằng mỗi tỉnh phải thiết lập một ao đặc biệt dùng để phóng sinh; Nhân Chân Khanh (Yan Zhenqing) cũng viết một văn bia về phóng sinh; hoàng đế Chân Tông (Zhenzong) triều Tống cũng ban chiếu chỉ xây dựngcác ao phóng sinh trong lãnh thổ của Ngài, dành toàn bộ Tây Hồ của Hàng Châu để phóng sinh; Pháp sư Liên Trì (Lianchi) triều Minh cũng xây dựng nhiều ao phóng sinh và viết Bài Luận Về Ngừng Sát Sinh Và Thường Phóng Sinh, điều vẫn còn lưu truyền cho đếnngày nay.
Thuyết phục người khác phóng sinh thông qua xây dựng các ao phóng sinh, xây dựng các đài tưởng niệm phóng sinh hay viết các bài báo, tùy hỷ công đức phóng sinh của người khác, quyên góp tiền hay nỗ lực giúp người khác phóng sinh, thiết lập các quỹ từ thiệnchẳng hạn những nhóm phóng sinh hay hội bảo vệ động vật, góp phần vào hành động phóng sinh, mặc dù chúng không phải là trực tiếp phóng sinh, công đức của họ cũng ngang bằng với việc đích thân thực hiện phóng sinh. Mặt khác, tiền bạc được quyên góp bởi những hành giả chí thành để phóng sinh không nên được sử dụng vì các mục đích cá nhân, hay dùng cho những bữa ăn hoặc chi phí di chuyển. Số tiền này đã biến thành mạng sống của hữu tình chúng sinh và kết quả của việc sử dụng nó ngang với việc giết hại. Hơn thế nữa, ngăn cản người khác phóng sinh, trở thành một sự ngăn cản với họ cũng giống như lấy đi mạng sống của hữu tình chúng sinh. Theo A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, tùy hỷtrước những hành động tốt hay xấu dẫn đến nghiệp quả giống hệt.
Bất kỳ ai phóng sinh sẽ đạt được bốn kiểu thiện nghiệp. Kết quả chín muồi hoàn toàn của phóng sinh là thoát khỏi khổ đau trong ba cõi thấp hơn – với ước nguyện nhỏ bé hơn và nếu số lượng mạng sống được phóng sinh rất ít, họ sẽ tái sinh trong cõi người; với ước nguyện trung bình và số lượng trung bình, họ sẽ tái sinh trong cõi trời; với ước nguyện lớn lao và số lượng lớn con vật được phóng sinh, họ có thể sinh trong cõi Sắc và Vô sắc giới, và dần dần thoát khỏi đại dương đau khổ của luân hồi. Các kết quả tương tự như nguyên nhân của phóng sinh có thể được tóm tắt thành hai: đầu tiên, các trải nghiệm tương tự với nguyên nhân, tận hưởng sự trường thọ và thoát khỏi bệnh tật trong suốt nhiều đời tái sinh; thứ hai, các hành động tương tự với nguyên nhân, khi tái sinh trong cõi người, họ sẽ có thói quen từ bỏ sát sinh và giải phóng sinh mạng, được phú bẩm trái tim từ ái và sẽ đi theocon đường siêu việt của Bồ Tát. Những kết quả nảy sinh gồm: những người phóng sinh sẽ không tái sinh ở các địa điểm nguy hiểm chẳng hạn vực thẳm; địa điểm mà họ tái sinh sẽ dễ chịu và đẹp đẽ, nhiều thức ăn, hoa trái. Kết quả mang tính điều kiện của phóng sinh: Trong suốt các đời tương lai, công đức của phóng sinh sẽ tăng trưởng.
PHÓNG SINH CÓ THỂ DẪN ĐẾN GIẢI THOÁT KHỎI LUÂN HỒI VÀ TÁI SINH TRONG TỊNH ĐỘ
Nếu người ta phóng sinh, họ có thể đạt giải thoát thậm chí khỏi Địa ngục Kim Cương. Có một câu chuyện được ghi lại trong Tam Tạng: “Ngày xưa ở Ấn Độ, có một người theo dị giáo thường ăn thịt và uống máu, giết hại hàng vạn sinh mạng. Sau khi chết, như là quả báo, ông ta đọa xuống tầng địa ngục thứ mười tám. Sau đấy, ông này sinh trong Địa ngụcKim Cương, nơi ông ta phải trải qua sự chết đi sống lại một trăm lần trong mỗi phần của giây, với nỗi thống khổ tột cùng. Khi ấy, Tôn giả Ananda thấy những khổ đau của chúng sinh mê lầm, và thưa với Đức Phật điều mà Ngài đã thấy. Đức Phật bảo với Tôn giả rằng, người này thường ăn thịt và uống máu khi còn sống và vì thế đang chịu đựng những kết quả của việc sát sinh. Tôn giả Ananda hỏi Tử Thần, ‘Làm sao giải phóng được người này?’. Tử Thần đáp rằng nếu người này muốn thoát khỏi cõi xấu, ai đó cần giải phóng nhiều sinh mạng trong cõi người vì ông ấy. Sau đó, Tôn giả Ananda đã phóng sinh rất nhiều cho người này và giải thoát ông ta khỏi Địa ngục Kim Cương”.
Lần nọ ở Sravasti, một người con trai với nhiều dấu hiệu tốt lành sinh vào trong một gia đình giàu có. Một ngày, vì yêu mến, người ta đều cố gắng ôm cậu bé. Bất ngờ, cậu bé rơi xuống sông và bị một con cá lớn nuốt chửng. Gia đình mất con đi xuôi dòng để bắt con cá lớn này bằng một tấm lưới, và khi họ mở bụng nó, họ thấy một đứa trẻ còn sống bên trong. Rất hài lòng, họ đem cậu bé về nuôi. Khi lớn lên, đứa trẻ trở thành tu sĩ và chứng quả A La Hán. Nhiều đệ tử hỏi Đức Phật tại sao người con không chết trên dòng sông. Đức Phậtđáp rằng, trong quá khứ, khi Phật Vipasyn đang thuyết giảng về công đức của việc không sát sinh và phóng sinh, một người thí chủ đã thọ giới không sát sinh và thường phóng sinh. Bởi điều này, qua nhiều lần tái sinh, vị thí chủ đã được phú bẩm nhiều tướng tốt và thậm chí khi bị nuốt chửng bởi con cá lớn, anh ta vẫn có thể thoát ra và giờ chứng quả A La Hán.
Ngày xưa, một vị thí chủ cúng dường lên Bảo tháp Quán Thế Âm. Vị này không có con trai, vì thế ngày nọ, ông ấy thề trước bảo tháp rằng nếu ông ấy không thể sinh con trai, ông ấy sẽ phá bảo tháp này. Chư thiên an trú trong bảo tháp rất lo sợ, nhưng không thể trao cho người đàn ông này một bé trai, vì thế, họ thỉnh cầu Phạm Thiên giúp đỡ. Phạm Thiên đã yêu cầu một vị thiên đang hấp hối tái sinh trong gia đình của người đàn ông này. Tuy nhiên, vị thiên muốn trở thành tu sĩ trong cõi người và vì thế, không muốn tái sinh trong gia đìnhcủa vị thí chủ này. Phạm Thiên hứa rằng nếu bố mẹ không cho phép xuất gia, Ngài sẽ giúp đỡ hết sức. Vì vậy, vị thiên này tái sinh trong gia đình của thí chủ và khi lớn lên, cha mẹcậu, như dự đoán, đã không cho phép cậu xuất gia. Người con nghĩ rằng, với thân người quý giá này, nếu tôi không thể từ bỏ đời sống gia đình, thật là vô nghĩa. Bởi thế, cậu ấy muốn kết liễu cuộc đời. Nhưng khi cậu nhảy xuống sông, dòng sông đảo chiều và khi cậu nhảy khỏi vách đá, cậu cũng không chết. Triều đại của đức vua khi ấy rất nghiêm khắc, vì thế cậu đã cố tình trở thành tên trộm và bị bắt. Nhưng khi mũi tên của đao phủ hướng về phía cậu lại quay ngược lại, đức vua kinh ngạc và xin lỗi cậu. Sau đấy, với sự giúp đỡ của đức vua, gia đình cậu cuối cùng cũng cho phép cậu trở thành tu sĩ và không lâu sau, cậu chứng quả A La Hán. Phật Thích Ca Mâu Ni nói với các đệ tử của Ngài về nghiệp của người này trong các đời quá khứ: Lần nọ, cậu ấy cứu một người đàn ông sắp bị giết và nhờ đó trong năm trăm đời tiếp theo, ông ấy chẳng sợ gì – đất, nước, lửa và gió không thể làm hại và trong đời tiếp theo, cậu chứng A La Hán. Phóng sinh là một cách thức để dâng lên sự vô úy [vô úy thí: một kiểu bố thí trao tặng sự bảo vệ khỏi những hoàn cảnh nguy hiểm và khó khăn]. Kinh Niệm Xứ (Sattipathana Sutra) nói rằng, “Trong tất cả giới luật, hành động tuyệt vời dẫn đến sự tái sinh trong các cõi cao hơn là giới luật của phóng sinh”. Trong Bộ Luận Về Công Đức Phóng Sinh có nói, “Nếu người ta mong muốn hỷ lạc của các cõi cao, phóng sinh có thể đem lại công đức của cõi người và thiên; nếu họ tìm kiếmsự tiệt trừ khổ đau cho bản thân, phóng sinh có thể đem lại quả vị của Thanh Văn; với sự áp dụng tâm Bồ đề, phóng sinh có thể là nguyên nhân giác ngộ; nếu họ mong muốn sự trường thọ cho đạo sư tâm linh, phóng sinh có thể hoàn thành mong ước này; nếu họ mong muốn sự trường thọ cho bản thân, phóng sinh là thực hành mạnh mẽ nhất. Phóng sinh tích lũy vô lượng công đức”.
Phóng sinh cũng là nhân tố căn bản để tái sinh trong Tịnh độ. Kinh Vô Lượng Thọ ghi lại mười nhân tố dẫn đến sự tái sinh về Tịnh độ. Mặc dù có nhiều diễn giải về mười nhân tố này, phóng sinh và thuyết phục người khác phóng sinh đều được xem là hai trong mười nhân tố. Hơn thế nữa, theo Bình Giảng Về Lời Khuyên Bardo, nếu người ta phóng sinhkhi còn sống, trong Bardo, những con vật được giải phóng sẽ đến bên và dẫn dắt bạn đến cõi Tịnh độ tùy ý; trong khi nếu bạn giết hại thì những hữu tình chúng sinh bị giết này sẽ xuất hiện cực kỳ phẫn nộ và bạn sẽ bị dẫn dắt đến địa ngục bởi một thế lực mạnh mẽ.
Những người thường phóng sinh có thể lập tức tái sinh về Tịnh Độ. Ví dụ, Chakmey Rinpoche của Tây Tạng đã thuyết phục người khác phóng sinh trong suốt cuộc đời, và khi Ngài qua đời, Ngài đã trực tiếp tái sinh về Tịnh Độ. Ở Trung Hoa, Pháp Sư Vĩnh Minh (Yongming) triều Tống thường mua cá và tôm để phóng sinh. Sau đấy, nhờ công đức này, Ngài đã vãng sinh về Tịnh độ, đạt được thượng thượng phẩm trong sự tái sinh. Những câu chuyện như vậy được lịch sử ghi chép lại rất nhiều.
KẾT LUẬN
Trong vô số Kinh điển và bộ luận có nhiều giáo lý và câu chuyện liên quan đến công đứccủa phóng sinh và lỗi lầm của việc sát sinh, và những thảo luận về các cấp độ lý thuyết là vô tận. Bài viết này chỉ khám phá một phần nhỏ bé trong đại dương bao la. Bởi giới hạn về độ dài, tôi đã không giảng giải quá nhiều về chủ đề này. Những bậc trí nhờ đó sẽ học hỏiđược thông qua sự tương đồng, phân biệt được và mất, cẩn thận lựa chọn điều cần làm và cần tránh, mở rộng việc phóng sinh và làm lợi lạc hữu tình chúng sinh, giống như Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche đã nỗ lực hết mình trong việc dẫn dắt.
Nguyên tác: Ambrosia Rain – The Merit of Life-Release (http://www.khenposodargye.org/2013/07/ambrosia-rain-the-merit-of-life-release/).
(Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.)
Mọi sai sót là lỗi của người dịch. Xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc.
Mọi công đức có được xin hồi hướng hết thảy hữu tình chúng sinh.