Nói dối nhưng vô hại, có nên nói? (song ngữ)

Trong cuộc sống có lúc chúng ta không thể không nói dối.

Ví dụ khi mẹ mắc chứng nan y, sợ nói thật sẽ gây sốc, làm suy sụp tinh thần, chúng ta có thể nói “mẹ chỉ bị bệnh nhẹ thôi, uống thuốc nghỉ ngơi vài hôm sẽ khỏi ngay”. Trong cuộc sống, có lúc chúng ta sẽ gặp trường hợp như thế, vậy đây có bị xếp vào tội vọng ngữ?

Vọng ngữ mà giới luật Phật giáo muốn nói được chia thành ba cấp độ: Đại vọng ngữ; tiểu vọng ngữ và phương tiện vọng ngữ. Trong đó, tội đại vọng ngữ như mình chưa chứng ngộ lại tự cho mình đã chứng, chưa thành Phật nhưng tự cho mình đã thành Phật, không thấy Phật, Bồ-tát nhưng lại nói đã tận mắt thấy… Trường hợp người tự cho mình đã chứng ngộ các quả vị thánh như chứng A la hán, Tu đà hoàn… để lừa đảo tín đồ, mong cầu được sự tôn kính cúng dàng; tự xưng mình là hóa thân của Phật, của đại Bồ-tát sẽ mang tội rất nặng, được xếp vào loại “cực trọng tội” (tội nặng nhất).

Ngoài tội đại vọng ngữ trên đều thuộc tội tiểu vọng ngữ, bao gồm các tội: mình chưa từng thấy, nghe, biết lại nói mình đã thấy, đã nghe, đã biết. Loại vọng ngữ này có thể lợi mình nhưng hại người cũng có thể hại cả hai. Phương tiện vọng ngữ chỉ lời nói dối vô hại. Nói dối không có hại cho mình, vô hại đối với mọi người, thậm chí lời nói dối đó còn có lợi cho người nghe nữa. Như trường hợp nói dối với người bệnh trên, chỉ cần bạn không nói khoác, quá xa thực tế là có thể chấp nhận được.

Có lúc chúng ta cần sử dụng “phương tiện vọng ngữ”. Ví dụ có người vào nhà bạn trốn kẻ xấu truy sát, để cứu người bạn phải nói dối “tôi chưa từng thấy người đó qua đây”, giả sử kẻ xấu truy hỏi “tôi vừa thấy người đó vào đây mà” thì bạn phải cẩn thận, nghĩ cách nói dối để cứu người.

Nếu nói thật sẽ gây mất thiện cảm trong giao tiếp, bạn nên lựa lời nói dối vô hại, miễn là không gây tổn thương cho người khác. Khi nói, bạn cần nắm bắt thời cơ, xem nói khi nào tốt nhất, có hiệu quả nhất, có ích nhất. Có trường hợp cơ hội nói chỉ đến một lần, nếu không nói sẽ mãi mãi không nói được, đối phương sẽ hiểu lầm họ làm như thế là đúng. Tuy nhiên bạn cũng phải xét đến tâm lí đối phương. Nếu nói thật sẽ làm mất sĩ diện của đối phương, thì tốt nhất bạn nên im lặng.

Bản thân lời nói vốn vô tội, nếu bạn khéo léo vận dụng nó làm việc tốt sẽ là tốt, nếu bạn dùng lời tốt để phục vụ cho ý đồ xấu nó vẫn là xấu. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, là cầu nối để cảm thông nhau, nhưng nếu không biết sử dụng nó, bạn sẽ bị phiền não vì tác hại của lời nói.

(Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm | Giao Tiếp Bằng Trái Tim)

White Lie, Should or Should Not?

There are some situations in life when we cannot help telling a lie.

For example, when our mother is suffering from a incurable disease, and this will shock and depress her if we tell her the truth; so we can say “You just have a mild sickness, taking medicine and several days of rest will help you fully recover soon”. We will sometimes face this circumstance in our life, so is this a sin of false speeches?

False speeches or lies in Buddhist law are divided into three levels, which are whopping great lies, little lies and white lies. Of which, those who commit the first one are people do not achieve enlightenment yet but they claim that they do; not becoming Buddha yet but considering themselves as Buddhas; not seeing Buddhas, Bodhisattvas yet but state that seeing them firsthand. In case people who proclaim themselves to attain the fruits of enlightenment such as Arhat, Stream-Winner (the first stage of sainthood), etc. in order to swindle the followers, hoping to get respect and offerings from them.  or those who call themselves an avatar of Buddhas and Bodhisattvas, commit a very serious sin, which is sorted into one of the most severe sins.

Apart from sins of whopping great lies are sins of little lies, such as saying what we have never seen, heard and known. This sin benefits ourselves but harms other people or harms both. Meanwhile, a white lie is a harmless lie that you tell to avoid hurting somebody. Telling a white lie does not harm ourselves and other people at all; it even benefits listeners. The one in the above example about the sick mother and her child is quite acceptable while it is unacceptable if you brag something that are absolutely untrue.

In fact we occasionally need to use “white lies”. For instance, there is someone who runs into your house to hide from a killer. In order to save his/her life, you should tell a lie “I have never seen that person passing by”. Assuming that the killer may ask “I just saw that person get in here” you’d better be careful and think up another lie to rescue his/her life.

Telling truth may sometimes upset others in communication, so you should choose white lies, as long as they do not hurt any people. While communicating, you should tell white lies effectively and usefully whenever you can. In some cases, chance just comes once, so if you do not take advantage of it, you may never be able to do it again, which may cause the listener to misunderstand that he or she is right. However, you also have to consider listener’s mentality. If telling the truth may humiliate the listener, you’d better keep silence.

Words themselves are innocent. It is a good thing to do If you can make a good use of it cleverly for good deeds; but it is quite bad if you use good speech for evil purpose. Speech is a mean of communication and sharing emotion; on the other hand, if you do not know how to use it properly, you will get trouble because of its counterproductive effects.

Venerable  Master Sheng Yen.

(Translated into English by Nguyen Thi Tham)