Chúng ta cần phải can đảm làm những việc sau:
(1) Tránh xa các bất thiện pháp
(2) Tránh các hành động, lời nói, ý nghĩ không lợi ích
(3) Làm các thiện pháp lợi lạc như bố thí(dana), trì giới (sila), phát triển tâm trí(bhavana)
(4) Nói về những thiện pháp
(5) Làm những việc thiện tâm trí như hành thiền định samatha và thiền tuệ vipassana
Dám làm các bất thiện pháp khiến chúng ta không có can đảm trong việc từ bỏ các bất thiện pháp. Bất thiện pháp, làm việc không nên làm và làm việc muốn làm là đang làm với tham muốn. Làm việc mà đặt trọng tâm vào mong muốn là đang đặt trọng tâm vào ý niệmvề cái ngã (atta). Kết quả là, chúng ta sẽ nói như mong muốn của mình mà không chú trọng xem nó có lợi ích hay không, có nên nói hay không.
Liên quan đến việc phát biểu và nói chuyện, người ta có xu hướng tập trung vào hành động phát biểu hoặc nói chuyện mà không suy xét khi nào thì nói và tiếp cận thế nào cũng như không suy xét về thời gian, nơi chốn và tình huống
Về mặt bản chất, người ta có xu hướng nói bất cứ điều gì họ có thể nói và muốn nói. Khi nói như vậy, chúng ta sẽ không đủ can đảm để nói điều nên được nói. Nếu nói bất cứ điều gì với tham muốn, tức là chúng ta đặt trọng tâm vào tham muốn và vào bản thân mình, chúng ta coi ai đó hay cái gì đó là thực tại. Làm bất cứ điều gì chúng ta có thể làm là sức mạnh tạo nghiệp (kamma) (có nghĩa là sử dụng khả năng mà chúng ta có). Nói cách khác, chúng ta đang dừng lại với các hành động tạo nghiệp (kamma)
Liên quan đến các hoạt động tâm trí, chúng ta không hài lòng với bất cứ điều gì chúng ta mong muốn không hài lòng, chúng ta hoài nghi bất cứ điều gì chúng ta muốn hoài nghi, chúng ta nghĩ bất cứ điều gì chúng ta muốn nghĩ. Những ví dụ này cho thấy tâm luôn hành động theo cách truyền thống, chú trọng vào ai đó như là tôi, bạn hay cái gì đó. Hành động như vậy là làm với tham, sân, si. Vì vậy, cần có sự can đảm để tránh xa những việc làm đó.
Tất cả mọi chúng sinh, bao gồm con người và các loài vật có thói quen làm mọi thứ với dính mắc và tham muốn. Ví như người nghệ sỹ biểu diễn đặt toàn bộ giá trị của họ vào tác phẩm nghệ thuật và tác giả diễn thuyết dính mắc vào các bài nói. Tương tự, vận động viên thể thao tham gia vào các cuộc thi đấu vì đó là sở thích của họ
Cũng như thế, hành động bố thí, cúng dường (dana) và giữ giới xuất phát từ sự tham muốn. Chúng ta làm mọi thứ với tham muốn, chú ý vào cái gì đó, ai đó, thời gian, nơi chốn.Chúng ta làm bất cứ cái gì chúng ta có thể làm và bất cứ cái gì chúng ta mong muốn làm, với sự dính mắc. Vì vậy, tất cả các hành động của chúng ta đều dựa trên tham, sân, si. Làm với tham, sân, si sẽ càng làm tăng tham, sân, si.
Theo đuổi tham muốn thì càng thêm tham muốn. Nếu chúng ta làm điều chúng ta muốn làm, mong muốn của chúng ta càng mạnh mẽ. Chúng ta càng làm với tham muốn, tham muốncàng mạnh.
Tránh làm các bất thiện pháp là cố gắng chống lại hành động làm bất cứ điều gì chúng tamuốn và bất cứ điều gì chúng ta có thể làm. Không cần phải xét đến sự tham muốn và khả năng, mà cần chú ý đến liệu việc đó có nên làm hay không.
Khi ăn, không chú ý đến cái muốn ăn và muốn ăn bao nhiêu mà nên chú ý đến cái gì nên ăn và nên ăn bao nhiêu. Nếu ăn quá no, khi hành thiền sẽ uể oải, mụ mị. Nếu ăn với sự tham muốn mà không cân nhắc cái gì nên ăn và ăn bao nhiêu thì sẽ gặp vấn đề liên quan. Tâm đói thức ăn và mụ mị, uể oải vì ăn quá no đều khổ. Nếu ăn cái nên ăn thì sẽ không có nhiều vấn đề. Tâm đói xuất hiện do chúng ta thực hành theo thói quen như vậy. Chúng ta làm mọi thứ với sự dính mắc và vì thế, nó trở thành thói quen. Chúng ta muốn ngủ khi đến giờ đi ngủ, chúng ta ăn khi đến giờ ăn. Những hành động đó xuất phát từ sự dính mắc vào thói quen ăn và ngủ. Không cần thiết phải ngủ và ăn như thường lệ khi thiền vì thiền không tiêu tốn năng lượng.
Bằng việc cố gắng bố thí (dana), trì giới (sila), hành thiền (bhavana) theo như điều chúng ta nên làm, chúng ta sẽ có thể làm các thiện pháp cho đến khi tròn đủ ba la mật (parami). Chúng ta sẽ thoát khổ (tham, sân, si) bằng việc làm các việc nên làm. Vô lượng các vị Phật đã giác ngộ và giải thoát. Vô lượng con người, Chư thiên (deva), Phạm Thiên (Brahma) đã giác ngộ và giải thoát dưới sự dạy Pháp của từng vị Phật.
Có những việc nên làm, có những lời nói nên nói, có những ý nghĩ nên nghĩ, một cách nguyên bản. Bất cứ điều gì chúng ta làm, chúng ta phải chú trọng đến sự tư duy đúng đắn như là cái gì nên làm, cái gì nên nói. Nếu không, chúng ta sẽ không thoát khỏi tham muốn nếu chúng ta tập trung vào bất cứ cái gì chúng ta muốn làm và bất cứ cái gì chúng ta có thể làm.
Có những sự dính mắc mạnh mẽ vào cái tâm, liên quan đến đối tượng của ngũ quan như là: đối tượng thị giác, âm thanh, mùi, vị và sự xúc chạm.
Như là: Có sự thích và không thích liên quan đến một số lượng những đối tượng thị giác.
Có sự thích và không thích liên quan đến một số lượng các âm thanh.
Có sự thích và không thích liên quan đến một số lượng các mùi
Có sự thích và không thích liên quan đến một số lượng các vị
Có sự thích và không thích liên quan đến một số lượng các sự xúc chạm (ngọt, chua, đắng, cay)
Chúng ta muốn biết nhiều thứ như thế giới, con người, Chư thiên (Deva và Brahma). Tất cả những mong muốn đó là vì chúng ta dính mắc vào ý nghiệp (kamma). Tất cả các hành động của thân, khẩu và ý của chúng ta đều do các tham muốn của chúng ta. Tất cả các hành động, lời nói, suy nghĩ đều dựa trên ý niệm sai lầm về con người, ai đó, một chúng sinh, một cá nhân và một bản ngã (atta)
Tránh xa các việc bất thiện có nghĩa là cố gắng tránh xa suy nghĩ, lời nói và việc làm được làm bởi sự chú trọng vào tham muốn và khả năng của chúng ta.
Làm cái chúng ta muốn làm là làm với sự dính mắc vào hành động. Chúng ta thường làm điều gì đó với tham muốn. Đôi khi chúng ta làm mà thậm chí còn không muốn làm. “Cái chúng ta muốn làm và cái chúng ta không muốn làm. Cái chúng ta muốn nói và cái chúng ta không muốn nói. Cái chúng ta muốn biết và cái chúng ta không muốn biết” đều do sự dính mắc của chúng ta. Để giảm những sự dính mắc này, chúng ta phải làm cái nên làm, là bố thí, trì giới, hành thiền (dana, sila, bhavana). Cố gắng giữ tâm đến: (1) làm các thiện pháp, (2) người lãnh đạo mẫu mực, Đức Phật, (3) Phật, Pháp, Tăng; (4) Giáo Pháp của Đức Phật.
Như vậy, hành động, lời nói, ý nghĩ của chúng ta xuất phát từ các hành động, chủ đề, suy nghĩ liên quan đến Phật, Pháp, Tăng. Chúng ta cần từ bỏ và tránh xa việc làm cái chúng ta muốn làm và cái chúng ta có thể làm để làm những việc thân, khẩu, ý như thế.
Làm các thiện pháp không thì không đủ. Mặc dù chúng ta hành thiền, mặt khác, chúng ta vẫn làm các việc thế gian. Tất cả chúng ta (bố mẹ, con cái, chồng, vợ, người độc thân) có những quan điểm đời thường và cư xử như những người bình thường. Thói quen hành động và cái biết của chúng ta dựa trên cơ sở cá nhân (chúng sinh hoặc con người) vì theo thói quen, chúng ta chú ý đến yếu tố cá nhân.
Liên quan đến việc hành thiền, chúng ta coi chúng ta là thực tại. Theo lời dậy của Đức Phậtvà các thiền sư, không có con người nào cả. Chúng ta chấp nhận điều đó chỉ về mặt tâm trí hữu thức mà về mặt vô thức thì không. Cố gắng chấp nhận điều đó cả ở cấp độ hữu thứcvà vô thức (cả trí não và tâm)
Trong tâm của chúng ta, có sự dính mắc vào các chúng sinh có sinh mạng, như con người, cá thể, Chư thiên, Phạm thiên, đàn ông, đàn bà, những sự thật ngụy tạo. Vì vậy, mọi hành động mà chúng ta đã làm dựa trên người, cá nhân, động vật, đàn ông, đàn bà – những sự thật ngụy tạo. Tương tự như thế, các chủ đề, ý niệm đều về các sự thật ngụy tạo như là cá nhân, đàn ông, đàn bà, bệnh, ý niệm này kia…
Thường thì có các ý niệm này, chúng ta cần phải làm việc vất vả để duy trì mức sống tiêu chuẩn và cùng lúc, chúng ta cũng cần hành thiền nhanh chóng để có thể làm các công việc thế gian và hưởng thụ những thỏa mãn giác quan một cách an toàn, không lo lắng. (Lưu ý: Người Myanmar tin rằng sau khi hành thiền đến khi đạt đến một mức độ trí tuệ nào đó, họ có thể hưởng thụ những việc thế gian và sự thỏa mãn mà không lo lắng và bận tâm.) Loại hiểu biết này không đúng. Người ta không hiểu rằng người ta cần phải làm các thiện pháp, tránh xa các bất thiện pháp. Cố gắng bố thí (dana), trì giới (sila), hành thiền (bhavana) một cách không giới hạn, hoàn hảo và tinh tấn.
Trong trường hợp tránh xa các bất thiện pháp, chỉ tránh điều chúng ta muốn tránh, không thể được coi là làm điều nên làm. Chúng ta đặt trọng tâm vào bản thân và tham muốn, coi đó là thực tại và coi nó có tầm quan trọng. Tất cả các nghiệp quả thì chỉ để sử dụng mà thôi, không phải để dính mắc là tôi, bạn, thiện pháp, bất thiện pháp, việc thế gian và việc xuất thế gian. Chúng ta phải tránh xa những điều cần thiết phải tránh, không tránh điều mà chúng ta muốn tránh.
Nếu chấp nhận ý niệm chúng tôi hiểu điều này, chúng tôi không hiểu điều kia thì chúng ta đang dính mắc vào trí thông minh của mình. Trí thông minh này chỉ để sử dụng mà thôi, không để bị dính mắc là thực tại. Chừng nào mà chúng ta còn dính mắc vào những sự hiểu biết này, nó trở thành ý niệm về bản ngã (atta)
Một cách tự nhiên, loài người được sử dụng để dính mắc vào một số ý niệm như: “chúng ta hữu ích”, “chúng ta vô dụng, “Tôi là người tốt, tôi là người xấu”, “Ý tưởng này, ý tưởng kia – những quan điểm này cần được tâm trí tránh xa. Chúng ta cần sử dụng một số đại từ như tôi, bạn trong cuộc đối thoại. Trên thực tế, các đại từ Tôi, Bạn chỉ để sử dụng mà thôi. Như trường hợp sự trưởng thành của một cái cây, quá trình tăng trưởng diễn ra cho đến khi nó còn sống. Quá trình tăng trưởng này một hành động được thực hiện một cách tự nhiên. Cũng như thế, con người và các loài vật sẽ trưởng thành khi đến lúc trưởng thành. Có vài hành động được thực hiện một cách tự nhiên hoặc có chủ ý. Tất cả các hành động đó không phải để chối bỏ cũng không để dính mắc. Thay vì thế, cần thiết phải từ bỏ ý niệm sai lầm coi Tôi, Bạn, chúng sinh, ai đó, người ta, các loài động vật, các chúng sinh có sinh mạng, các chúng sinh không có sinh mạng, đàn ông, đàn bà là thực tại.
Cần thiết làm các thiện pháp nhưng đồng thời, chúng ta cần từ bỏ hành động của việc làm các thiện pháp (nghĩa là các hành động thiện chỉ làm mà thôi, không chú trọng). Nếu không, làm các thiện pháp sẽ là làm với sự dính mắc. Chúng ta có thể bố thí, dana, nhưng nếu chúng ta không thể từ bỏ sự dính mắc vào hành động của việc làm đó, chúng ta sẽ không thể hành thiền theo cách đúng đắn.
Thực hiện việc bố thí là cần thiết. Mặt khác, chúng ta cần hành thiền, là việc làm siêu việt hơn việc bố thí. Để có thể hành thiền mà chúng ta không thể, chúng ta cần từ bỏ việc bố thí và cố gắng đạt được tuệ minh sát. Chúng ta sẽ đạt được tuệ minh sát bằng việc tạo phước vipassana. Có thể thực hiện bố thí thông qua tuệ minh sát. Làm việc bố thí thông qua tuệ minh sát hoàn hảo hơn việc bố thí thông thường nhiều. Chỉ khi đó, chúng ta không chỉ đạt được phước bố thí mà còn cả tuệ minh sát.
Cần thiết từ bỏ việc làm cái cần làm để có thể làm cái chúng ta không thể làm. Nếu chúng ta không thể từ bỏ việc làm cái có thể làm, chúng ta sẽ phải làm cái có thể làm. Đó là lý dotại sao, sẽ không hoàn hảo trong việc tạo các nhân thiện.
Liên quan đến việc làm các thiện pháp, chúng ta phải nỗ lực cao nhất để từ bỏ mọi tài sản cho đến khi không còn gì để từ bỏ. Chúng ta không thể từ bỏ vì chúng ta có sự dính mắc mạnh mẽ vào những tài sản đó. Bản chất con người, chúng ta có thể từ bỏ của cải và tiền bạc với cái hiểu rằng chúng ta sẽ kiếm được rất nhiều tiền cho tới khi chết. Thay vì thế, chúng ta không dám từ bỏ cuộc sống của mình. Chúng ta có khả năng sẽ mất cuộc sống của mình nếu như có suy nghĩ như vậy.
Liên quan đến việc giữ giới, chúng ta cần giữ giới bằng việc xả ly cuộc sống của mình nếu cần thiết, vì thế, chúng ta có cơ hội giữ giới một cách hoàn toàn. Trong hành thiền, chúng ta cần hành thiền chăm chỉ và nghiêm túc. Nếu không, chúng ta sẽ trì hoãn và kết quả là, sẽ không có cơ hội hành thiền vì chần chừ.
Trong việc bố thí, dana, không dễ có ý định cúng dường. Rồi khi có ý định cúng dường, vẫn khó mà có thể thực hành bố thí vì chúng ta vẫn còn bận rộn với những việc thế gian.
Bản thân tôi đã có ý định đấy nhưng kế hoạch không thể đi đến hành động. Rồi tôi nhận ra khó mà bố thí được. Chừng nào việc giữ giới có liên quan, tôi thấy rằng có nhiều thứ để phá giới khi mà cố giữ giới. Khó mà giữ giới khi bản thân cố gắng làm điều đó. Chúng ta chỉ có thể giúp đỡ người khác khi chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn. Có 2 loại giữ giới: (1) Giữ giới một cách hời hợt và (2) giữ giới một cách nghiêm túc. Giữ giới một cách mê tín là không đủ.
Quan trọng là phải giữ giới khi phải đối mặt với những trường hợp dễ bị phá giới. Cần phải đặt giá trị vào việc giữ giới thì chúng ta mới có được phước báu của việc giữ giới. Nếu không có được phước báu của việc giữ giới, chúng ta sẽ không hiểu và kinh nghiệm được lợi ích của việc giữ giới. Chúng ta sẽ không bao giờ kinh nghiệm và hiểu được lợi ích của việc bố thí (dân) nếu không thực hiện sự bố thí.
Người ta chỉ hiểu được giá trị của tài sản, tiền bạc, địa vị và giáo dục. Ví dụ, ai đó có thể kiếm được khoản tiền nào đó nếu họ có một bằng cấp nào đó, người ta chỉ hiểu được giá trịcủa khoản tiền đó. Chúng ta sẽ không hiểu được giá trị của bố thí thực sự, trừ khi chúng ta bố thí với mục đích xả bỏ sự ích kỷ.
Tham muốn của cải là bởi không có khả năng từ bỏ. Không thể sử dụng của cải cho mục đích xả bỏ, chúng ta sẽ sử dụng chúng với sự hiểu biết sai lầm với sự dính mắc. Người ta không có mục tiêu rõ ràng là họ sẽ làm cái gì khi họ giàu. Họ muốn giàu chỉ bởi người ta cho rằng giàu là tốt. Trên thực tế, người ta không có khả năng kiếm tiền vì lợi ích của tất cả.
Chúng ta chỉ có được sự hiểu biết này: Chúng ta có thể kinh doanh chỉ khi chúng ta được giáo dục. Chúng ta không thể không làm kinh doanh bởi vì chúng ta không thể từ bỏ việc đó. Đó là lý do tại sao chúng ta làm không có sự kết thúc các việc thế gian như là làm kinh doanh, tìm kiếm sự thành công. Kết quả là sẽ đau khổ vì không có khả năng từ bỏ những việc thế gian đó. Người ta chỉ hiểu rằng chúng ta phải làm kinh doanh, chúng ta phải tìm kiếm sự thành công. Trên thực tế, có thể sống mà không có các việc thế gian bởi vì chúng không phải là hạnh phúc hay của cải thực sự.
Mọi người đều có phiền não trong tâm (kilesa). Điều quan trọng nhất là cố gắng thoát khỏi phiền não. Tự do khỏi phiền não là hạnh phúc thực sự. Không phải là vấn đề liệu chúng ta học bao nhiêu, chúng ta giàu thế nào bởi vì chúng là hạnh phúc thế gian, không phải hạnh phúc thực sự. Hiểu về hạnh phúc thực sự và trí tuệ thực sự thì quan trọng hơn. Sẽ tốt hơn nếu đạt được cả hạnh phúc thế gian và hạnh phúc xuất thế gian. Thế nhưng, khó mà đạt được cả hai. Dù cho không đạt được hạnh phúc thế gian thì chúng ta nên cố đạt được hạnh phúc xuất thế gian. Đức Phật đã đạt được cả hạnh phúc thế gian và hạnh phúc xuất thế gian. Đức Phật hoàn hảo đến mức hoàn toàn tự do khỏi phiền não bao gồm các thói quen và tính cách cố hữu.
Khi hành thiền, tốt hơn cả là chúng ta hành cả thiền định samadha và thiền vipassana. Sẽ không hoàn hảo nếu chúng ta dừng lại ở thiền định samadha. Cần thiết phải đạt đến điểm mấu chốt trong thực hành thiền. Nếu ngần ngừ thiền thì sẽ thấy khó. Nếu chúng ta không có can đảm trong việc làm các thiện pháp thì sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề.
Người ta có đủ can đảm để kiếm tiền nhưng không đủ can đảm để bố thí. Họ đủ can đảm để làm bất cứ cái gì họ muốn làm hay muốn nói nhưng không đủ dũng cảm để sự dụng hành động của thân và khẩu để đạt được phước báu của việc giữ giới. Chúng ta vấn đủ can đảm sử dụng cái tâm để nghĩ bất cứ cái gì chúng ta muốn nghĩ và lo lắng bất cứ điều gì chúng ta muốn lo. Thực sự là tất cả những hoạt động của tâm mà chúng ta dám làm thì đều mang lại đau khổ.
Nếu chúng ta không thể từ bỏ ý niệm hoài nghi thì sẽ có sự hoài nghi trong sự hành thiền. Tôi đã từng có loại hoài nghi như thế.
Đầu tiên tôi không hiểu về Phật và Pháp vì không có sự hứng thú nhưng tôi cũng không có sự hoài nghi nào về Phật và Pháp. Chỉ khi hành thiền thì tôi bắt đầu hoài nghi về bản thân, về con người, về pháp, về Mogok Sayadaw và về Đức Phật. Trên thực tế, chẳng có gì phải hoài nghi. Nếu chúng ta không thể từ bỏ ý định hoài nghi, chúng ta sẽ khổ. Cũng như vậy, chúng ta tạo nhân và sẽ nhận kết quả với sức mạnh tương ứng.
Chúng ta phải cố gắng từ bỏ hoạt động hoài nghi của tâm. Để làm được điều đó, cần phảibố thí, trì giới, hành thiền một cách dũng cảm, khác biệt và hoàn hảo. Thậm chí, nếu chúng ta từ bỏ được sự hoài nghi về người thầy dạy thiền của mình, chúng ta vẫn có sự hoài nghiliên quan đến sự thực hành như: “Tôi có đủ ba la mật để hành thiền không?””chúng ta có thể hành thiền thành công được không?””Có đáng để chúng ta hành thiền không?”. Theo thói quen, chúng ta sử dụng các hoạt động tâm trí như thế để hoài nghi về bản thân. Nói cách khác, chúng ta đang sử dụng tâm một cách sai lầm. Trên thực tế, cố gắng từ bỏ sự sử dụng sai lầm các hoạt động tâm trí. Nếu không chúng ta sẽ hoài nghi về sự hành thiền.
Chúng ta phải hành thiền với niềm tin vào người thầy. Nói cách khác, chúng ta không hành thiền theo cách đại diện cho chính bản thân mình. Chúng ta phải từ bỏ ý niệm về sự đại diện cho bản thân. Theo cách này, chúng ta có thể hành thiền theo cách của vị thầy làm, không phải theo cách của người đệ tử. Chừng nào chúng ta còn hoài nghi về sự hành thiền, chúng ta không thể tiếp tục hành thiền. Những hoài nghi này là các triền cái hay là những sự xáo trộn đáng sợ trong hành thiền. Những sự phiền toái bên trong còn nguy hiểm hơn những sự xáo trộn bên ngoài như là bất cứ ai, bất cứ cái gì, chúng ta vẫn có thể làm những điều chúng ta muốn làm mà không muốn liên quan đến những xáo trộn bên ngoài. Nhưng những sự phiền toái bên trong như hoài nghi và suy nghĩ thì quan trọng hơn là bên ngoài, chúng ta phải tự mình giải phóng khỏi chúng.
Để từ bỏ những hành động sai lầm, cần thiết phải làm các việc pháp dưới đây không giớihạn. Chúng ta cần thực hành để có được suy nghĩ thiện hay là sự quán chiếu tâm với sự hiểu biết về vô thường, khổ, vô ngã; “ngũ uẩn của các hiện tượng thân và tâm”; “danh và sắc”. Nếu không, theo thói quen, chúng ta sẽ sử dụng cái tâm theo cách sai lầm và nghĩ “mình sai à?”, “họ sai à?”; “cái gì diễn ra tiếp theo?”. Lý do tại sao chúng ta sử dụng tâm một cách sai lầm là không thể từ bỏ làm như vậy và không thể làm việc tâm trí thiện cần làm. Đó là lý do tại sao chúng ta không đủ can đảm để bố thí và giữ giới.
Có nhiều loại Pháp được dạy bởi các vị thầy khác nhau. Tôi thường nghe lời dạy của Sayadaw Kyar Ni Kan vì tôi thích nghe. Tôi đã không muốn nghe lời dậy của Sayadaw Mogok vì lời dậy của Ngài quá cao để hiểu. Vì tôi không có đủ can đảm để làm các thiện pháp và không đủ khả năng để nghe Pháp, tôi chỉ có thể nghe lời dậy của Sayadaw Kyar Ni Kan vì dễ hiểu. Khi tôi nghe lời dậy của Ngài Mogok, tôi đã không thể chấp nhận một số điều. Tuy nhiên, tôi đã nghe lời dậy của ngài, dù cho khó đến mức nào. Nếu khi đó, tôi ngừng nghe Pháp của Ngài, tôi sẽ không thể có can đảm để nghe các Pháp cao.
Thiếu can đảm trong việc nghe Pháp khiến chúng ta không thể nghe Pháp này hay Pháp kia.
Khi đi học, tôi từng có nỗi ám ảnh về môn Toán. Đó là kết quả của việc không thực hành và không nhiều làm các bài tập toán. Nếu chúng ta giải quyết các vấn đề lặp đi lặp lại, chúng ta sẽ không có nỗi sợ Toán. Chúng ta sẽ có đủ can đảm để giải quyết các vấn đề liên quan Toán học. “Chúng ta càng né tránh nỗi sợ, chúng ta sẽ càng phải đối mặt với nỗi sợ. Nếu không có lựa chọn nào khác, thì hãy lựa chọn và đối mặt với nó”.
Tôi vẫn nhớ khi tôi học tiếng Anh là môn chính ở trường Đại học, chúng tôi phải chọn hoặc Pali hoặc Lịch sử là môn phụ, thỉnh thoảng tôi chọn Pali mà không vì một lý do nào cả. Môn này là về lời dậy của Đức Phật. Vì tôi không có hứng thú với Pháp và không có đức tin sâu sắc nơi Đức Phật nên tôi gặp nhiều khó khăn trong việc học những từ Pali. Tôi hầu như đã thi trượt trong năm đó. Vì thế năm sau tôi chọn môn Lịch sử làm môn phụ, thay cho môn Pali. Chúng ta có thể né tránh nỗi sợ khi có sự thay thế.
Khi tôi nghe Pháp, tôi phải đối mặt với nhiều từ Pali liên quan đến Thập nhị nhân duyên(Paticca Samuppada) dù cho tôi không muốn đối mặt. Tôi đã không chỉ nghe Pháp đơn thuần, tôi nghe qua sự thực hành của mình. Vì thế tôi nhận ra giá trị của tiếng Pali và không còn sợ nghe Pali như trước kia nữa. Tương tự như thế, sẽ là vấn đề lớn cho những ai ngần ngại làm các thiện pháp vì họ không bao giờ cố làm các thiện pháp.
Những ai nhàn rỗi, chỉ ăn và ngủ không dám từ bỏ hành động ăn không ngồi rồi. Vì thế họ không đủ can đảm để bố thí, trì giới và hành thiền. Họ sẽ cảm thấy là tổn thất lớn cho họ nếu họ phải từ bỏ cuộc sống và tài sản của họ. Họ không có can đảm để giữ giới và từ bỏ việc họ muốn làm.
Khi hành thiền, theo sự hướng dẫn của Sayadaw Thee In Gu, có các khóa ngắn hạn và dài hạn. Đôi khi chúng tôi chỉ cần thực hành 15 đến 30 phút. Đôi khi chúng tôi phải hành liên tục24 giờ. Cả sự thực hành ngắn hạn và dài hạn đều cần thiết, tùy thuộc vào tình huống. Vì chúng ta có các thói quen khác nhau, tính cách và sự phiền não mạnh (kilesa) khác nhau, chúng ta phải hành thiền các thời ngắn và dài khác nhau, tùy theo sự cần thiết. Cũng cần thiết hành thiền trong các hoạt động đời sống hàng ngày và trong các tư thế khác nhau, đi-nói chuyện-ăn-làm việc-nằm-ngồi. Nếu chúng ta chỉ hành ngắn hạn, chúng ta sẽ sợ hành thiền trong thời gian dài. Nếu không đủ can đảm, chúng ta không thể làm các thiện pháp một cách hoàn hảo.
Có rất nhiều phương pháp hành thiền. Chúng ta có thể thực hành ở bất cứ đâu, dù là ở nhà hay ở trường thiền. Khi hành thiền ở trường thiền, có khóa 5 ngày, 7 ngày, 10 ngày, 1 tháng, 3 tháng. Chúng tan cần phải có khả năng thực hành bất cứ loại nào trong từng tình huống cụ thể. Cần có can đảm trong việc làm bất cứ loại thiện Pháp nào. Nếu thực sự làm, chúng ta sẽ có đủ can đảm để làm. Có can đảm để làm cho tham, sân, si giảm đi, thoát khỏi phiền não và xuất hiện trí tuệ.
Tôi đã dành gần 20 năm cho việc học tập (từ khi KG cho đến khi tốt nghiệp), tôi có thể học đến cùng và vì vậy, có niềm tin ở việc học hành. Tôi đã có rắc rồi sau khi đỗ kỳ thi lớp 10. Bố mẹ tôi muốn tôi ra nước ngoài và làm việc tại đó vì ở Myanmar khó làm ăn. Tôi đã không thể chấp nhận thực tế là tôi phải từ bỏ cái tôi cho là giá trị để kiếm tiền. Từ bỏ cơ hội trở thành một người giàu có, tôi cố gắng để có được một tấm bằng tiếng Anh thông thường. Mặc dù tôi không hài lòng về bằng cấp mà tôi đã đạt được, tôi tin rằng tôi có thể học bất cứ thứ gì dù khó đến đâu.
Khi làm kinh doanh, tôi đã có thể kiếm tiền trong điều kiện khó khăn. Vì tôi là con trai cả trong ba người con, tôi không thể lười biếng. Tôi đã quản lý một phức hợp nhiều việc kinh doanh dù là tôi còn ngần ngại làm kinh doanh. Sau đó thì tôi cũng có khả năng làm kinh doanh đến một mức độ nào đó, tôi không còn sợ kinh doanh nữa.
Liên quan đến làm các thiện pháp, cần phải làm bất cứ thiện pháp nào, không giới hạn, một cách hoàn hảo để có can đảm và thoát khỏi sự sợ hãi khi làm thiện pháp.
Nếu chúng ta có thể bố thí, chúng ta sẽ không sợ bố thí nhưng chúng ta vẫn sợ giữ giới. Nếu chúng ta giữ giới, chúng ta vẫn sợ nghe Pháp vì chúng ta quen nghe những chuyện tầm phào. Thậm chí nếu chúng ta nghe Pháp, chúng ta vẫn e ngại hành thiền nếu như chúng ta không cố gắng.
Cố gắng để có thể hành thiền ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, với bất cứ cảm xúc nào, trong bất kỳ tình huống nào, không quan trọng là bao lâu.
Cố gắng để có thể làm thiện pháp bằng sự hoàn toàn dũng cảm để mà từ bỏ, hy sinh, dù là bao nhiêu đi nữa.
Khi bắt đầu hành thiền, tôi rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, “liệu có nên hành thiền ở trường thiền hay không” bởi vì khi đó, tôi không có đủ can đảm để hành thiền. Nếu như chúng ta có thể hành thiền với khả năng cao nhất, chúng ta sẽ không rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan như vậy. Nếu như chúng ta nhận ra giá trị vô giá của việc hành thiền bằng sự thực hành thực sự, ý niệm về việc “có nên hành thiền hay không” sẽ không bao giờ xuất hiện.
Là một nhà sư, tôi phải đi khất thực và dạy Pháp, cả hai là những công việc ích lợi mà tôi làm hàng ngày. Nếu mà phải chọn một trong hai, tôi không cần phải nghĩ sẽ chọn cái gì vì tôi nhận ra cái gì thì giá trị và quan trọng hơn. Cái thế tiến thoái lưỡng nan hay khó quyết định như vậy đã được loại bỏ để mà có thể đạt đến điểm mấu chốt trong sự hành thiền.
Đôi khi tôi thấy không khỏe để hành thiền. Nếu mà có tình huống phải cân nhắc là nên uống thuốc hay hành thiền thì tôi sẽ chọn hành thiền (mà không uống thuốc), không cần bận tâm đến tình huống.
Tôi không ngại dạy Pháp cho những người bệnh và người sắp chết trong mọi tình huống. Ai đó có thể nghĩ rằng không ích lợi dạy Pháp cho những người sắp chết. Tôi có thể vượt quavà giải quyết những vấn đề như thế nhiều lần và nó không còn là vấn đề cho tôi. Thậm chí đối mặt với tình huống đe dọa mạng sống, tôi vẫn có thể quyết định thành công việc tiếp tụchành thiền mà không nghĩ cuộc sống là quan trọng. “Có khả năng từ bỏ cuộc sống, tôi không còn sợ mất đi cuộc sống. Chúng ta không thể từ bỏ ý niệm sợ chết, chúng ta sẽ sợ chết”. Vì chúng ta nghĩ ngợi đến sự an toàn của cuộc sống, sự mất mát tài sản, chúng takhông dám từ bỏ cuộc sống và tài sản.
Mặc dù tôi mất một số thứ khi truyền bá Giáo Pháp nhưng mà đó không phải là vấn đề với tôi vì tôi có thế từ bỏ sự mất mát. Nhận ra điều đó thật ích lợi để mà sử dụng tài sản với mục đích từ bỏ để tăng phước báu, tôi không cần phải nghĩ ngợi về việc mất mát.
Nếu chúng ta quy y Pháp, Pháp sẽ bảo vệ chúng ta. Khi làm thiện Pháp mà làm với sự giới hạn thì không đủ. Chúng ta phải làm các thiện Pháp một cách không giới hạn thì đạt đượcđến điểm mấu chốt để mà không sợ làm thiện Pháp. Chúng ta sợ làm các thiện Pháp không giới hạn vì chúng ta không cố gắng làm như vậy. Nếu chúng ta thực sự làm, chúng ta sẽ biết giá trị của việc đó và không sợ nữa.
Nếu chúng ta làm thiện Pháp lớn, chúng ta sẽ nhận được kết quả lớn, với sức mạnh tương ứng. Không cần bận tâm là khó từ bỏ nó hay không. Quan trọng là cần cố gắng từ bỏ. Chỉ là nhân và quả. Nếu chúng ta gieo nhân, quả chắc chắn sẽ xuất hiện.
Có rất nhiều việc ích lợi cần làm. Hành thiền là việc khó nhất và cao nhất. Chúng ta càng sợ hành thiền, chúng ta càng cần hành thiền. Chúng ta cần giải quyết vấn đề như thế trong các vấn đề khác. Nếu mà tôi có thể tự giải quyết vấn đề của mình thì cũng có thể giúp người khác. Cũng như thế, nếu bản thân tôi sợ hành thiền, tôi sẽ không khuyến khích người khác và sẽ không có ý tưởng xây dựng trung tâm thiền. Ngày nay, có rất nhiều vấn đề phức tạp và những căn bệnh nghiêm trọng. Cần phải làm nhiều thiện pháp để giải quyếtnhững vấn đề như vậy. Vì vậy, tôi quyết định thành lập trung tâm thiền để mà có nhiều phước báu hành thiền (bhavana) hơn.
Chúng ta có rất nhiều ý nghĩ, lời nói, việc làm bất thiện, vì chúng ta không dám từ bỏ bất thiện pháp, theo thói quen, chúng ta làm các bất thiện pháp. Kết quả là chúng ta không thể làm bất cứ thiện pháp nào và chúng ta sợ làm điều đó.
Hành thiền là cố gắng thoát khỏi bất kỳ nỗi sợ nào của việc tránh xa các hành động bất thiện về thân, khẩu, ý. Nói cách khác, hành thiền là để cố gắng có can đảm trong việc làmcác thiện pháp về thân, khẩu, ý (Bố thí – Trì giới – Hành thiền, Dana, sila, Bhavana). Cần thiết phải làm điều chúng ta không dám làm cho đến khi không còn nỗi sợ nào khác.
Bản thân tôi phải đối mặt với nhiều vấn đề, sợ không hiểu Pháp. Nhiều thiền sinh cũng gặp những vấn đề như thế. Thực sự là chúng ta cần phải can đảm trong việc làm các thiện pháp mà không cần nghĩ đến là chúng ta có hiểu Pháp hay không. Chúng ta cần phải cố gắng làm cái cần làm. Không từ bỏ cái chúng ta muốn làm do sự thích thú, chúng ta sẽ không thể làm những việc cần thiết phải làm.
Cần thiết không làm các bất thiện pháp và không nghĩ bất thiện. Nhưng nếu chỉ tránh không làm các bất thiện pháp thì không đủ. Quan trọng nhất là phải cố gắng để mà thoát khỏi bất cứ nỗi sợ nào diễn ra trong tâm.
Chúng ta cần phải làm các thiện pháp như bố thí, trì giới, nghe Pháp và hành thiền. Nếu chỉ đơn thuần làm các thiện pháp như trên thì không đủ. Chúng ta cần phải cố gắng làm cho đến khi nào không có bất cứ nỗi sợ nào nữa. “Phương pháp hành thiền, diễn ra thế này hay thế kia, hành thiền bao lâu” không quan trọng. Điều quan trọng là cố gắng thoát khỏi sự ngần ngại và nỗi sợ trong việc làm các thiện pháp. Càng làm, chúng ta sẽ càng có thêm can đảm.
Khi bắt đầu hành thiền, tôi đã không có sự can đảm vì không quen làm như vậy. Đã có nhiều sự hoài nghi trong việc hành thiền. “Điều gì sẽ diễn ra khi hành thiền?”
Liên quan đến việc bố thí, dana, tôi chỉ hiểu là của cải được gom góp, giữ gìn và dính mắc. Chúng ta vẫn hoài nghi liên quan đến sự bố thí, cúng dường. Cần phải làm các thiện pháp không giới hạn và liên tục để thoát khỏi sự ngần ngại, hoài nghi và sợ hãi liên quan đến việc làm thiện pháp.
Nếu chúng ta giàu có, chúng ta dựa vào sự giàu có. Nếu chúng ta có giáo dục, chúng ta dựa vào giáo dục. Nếu chúng ta có những phẩm chất nào đó, chúng ta dựa vào những phẩm chất đó. Thông thường, chúng ta dừng lại ở những nghiệp quả đó. Những nghiệp quảnhư vậy là để sử dụng và từ bỏ. Cố gắng để có thể sửa chữa ý niệm về việc “chú trọng vào khả năng và sự tham muốn của chúng ta”. Nếu chúng ta không dám sửa chữa những sai lầm đó, theo thói quen, chúng ta lại phạm phải. Nếu chúng ta không dám tránh xa bất thiện pháp, chúng ta sẽ phải làm các bất thiện pháp.
Theo thói quen, chúng ta chú ý vào các sự thật ngụy tạo, cái gì đó, ai đó, nơi chốn, thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai). Chúng ta phải cố gắng để từ bỏ sự chú ý (dính mắc) vào các sự thật ngụy tạo. Chúng ta đã quen với việc dính mắc vào các sự thật ngụy tạo (này hay kia). Ví du, nếu chúng ta bị bệnh, chúng ta không thể không uống thuốc hay đi bác sỹ. “Quy y Pháp” là cố gắng từ bỏ ý niệm phụ thuộc vào các sự thật ngụy tạo, coi chúng là thực và có tầm quan trọng. Nếu chúng ta từ bỏ điều đó, chúng ta sẽ không còn sự dính mắc vào bất cứ thứ gì. Chúng ta sẽ không có những ý tưởng như thế này: “chúng ta phải làm cái này, chúng ta phải làm cái kia, chúng ta phải nói như thế này, chúng ta phải nói như thế kia, chúng ta phải khỏe mạnh, giàu có và có giáo dục”. Cố gắng từ bỏ bất cứ những hành động thân, khẩu, ý bất thiện nào. Cần thiết phải có can đảm để làm các thiện pháp và tránh xa các bất thiện pháp.
Tôi thành lập trung tâm thiền để mà có thể làm bất cứ hành động thân, khẩu, ý thiện nào. Vì thế, tôi có thể làm tất cả mọi thiện pháp và tôi cũng có thể giúp đỡ người khác làm như vậy. Tương tự như thế, tôi từ bỏ làm các bất thiện pháp, tôi cũng giúp những người khác làm như vậy.
Chúng ta có thể hành thiền chỉ khi ở trường thiền. Không dễ hành thiền ở nhà. Không dễ để từ bỏ cái chúng ta muốn làm và cái chúng ta có thể làm. Nhận ra những thực tế đó, tôi tập trung vào giải quyết những vấn đề đó.
“Tránh xa việc làm các bất thiện pháp” có nghĩa rằng cố gắng chống lại tham, sân, si. “Làm các thiện pháp” cũng là cố gắng chống lại các bất thiện pháp.
“Đối mặt với quả bất thiện” là do không cố gắng chống lại tham muốn làm các bất thiệnpháp. Loại bỏ nguyên nhân gốc của những vấn đề và sự phiền phức đó càng nhiều, quả bất thiện càng ít.
Không cố gắng làm cái chúng ta có thể làm và cái chúng ta muốn làm bởi sự thích thú, thay vì thế, cố gắng làm những việc cần làm.
Tôi cố gắng giải quyết vấn đề hiểu Pháp. Cả Phật tử và không phải Phật tử đều chỉ hiểu một cách thiển cận về Phật, Pháp, Tăng. Tôi cố gắng giải quyết vấn đề đó bằng cách quy y Pháp. Cố gắng sẵn sàng làm bất cứ thiện pháp nào vào bất cứ lúc nào.
Tôi sử dụng tài sản của tôi vì lợi ích của tất cả. Tôi không cần nghĩ liệu sẽ dùng những tài sản đó cho tôi hay cho những người khác.
Hoài nghi về việc “tôi làm đúng hay làm sai” là bởi vì không thể từ bỏ làm như thế, không thể từ bỏ hoài nghi về mình và những người khác. Nếu chúng ta có thể từ bỏ những ý tưởng đó, không còn ai để dính mắc, để chỉ trích hay ghét bỏ.
(Thiền sư U. Ottamsara Sayadaw)