Năng lực của con người thể hiện qua thành quả lao động. Có lao động, con người mới tạo ra của cải cho xã hội và phát huy năng lực của bản thân. Nếu như ngày xưa, ông bà ta chỉ làm việc đồng áng là chủ yếu, đối tượng tiếp xúc đa phần chỉ là cây lúa, máy cày, đất trời thì ngày nay, môi trường làm việc có sự gắn kết và phức tạp hơn. Mỗi công việc, dù ở ngành nghề nào cũng có mối quan hệ mở, vì thế chúng ta thường cảm thấy phiền não hơn trước nhiều vấn đề. Vì vậy tu trong công việc trở nên cần thiết và đó là phương pháp làm việc hiệu quả mà chúng ta cần tìm hiểu qua.
Vì sao nên tu trong công việc?
Có câu “ Ma cũ bắt nạt ma mới”, tình trạng này vốn xưa nay thường có. Là một nhân viên mới thì luôn bị chú ý nhiều hơn và là chủ đề bàn tán của nhiều người từ cách đi đứng, giao tiếp đến năng lực làm việc. Và không ai dễ chịu với điều đó.
Sự đố kỵ không tránh khỏi trong môi trường làm việc, dù là người làm việc tốt hay ngược lại cũng có lúc sẽ là đề tài bàn luận của nhiều người. Và sự cạnh tranh, hãm hại, xua nịnh nhau để đạt được vị trí hay thành tích nhất định cho bản thân. Đó là những vấn đề về đồng nghiệp.
Còn đối với cấp trên, sự thiếu công bằng khiến chúng ta trở nên bất mãn, khó chịu. Một người làm việc ít lại được ưu ái hơn người làm việc vất vả. Công việc giao không đồng đều, lương thường chênh lệch là một yếu tố tác động lớn đến tâm lý làm việc. Ngoài ra, sự không hiểu ý nhau cũng là một trở ngại trong sự hợp tác của công việc.
Đối với khách hàng, chính người mười ý là môt áp lực. Phải cố gắng hiểu khách, chiều lòng khách hàng, suy nghĩ đưa ra chiến lược tiếp cận, thuyết phục thường khiến chúng ta rơi vào tình trạng stress và có nhiều ý nghĩ têu cực, dễ bực bội…
Đó là những vấn đề phổ biến mà chắc chắn ai cũng gặp phải trong công việc. Ngoài ra, tính chất công việc cũng gây bao phiền não bởi có lúc nó dồn dập, khó khăn làm bạn luôn quay cuồng, đảo điên.
Tu trong công việc là gì?
Tu là sử đổi những tật xấu của bản thân để trở nên hoàn thiện hơn. Trong công việc chỉ đơn giản là dốc hết sức cho công việc mình đang làm, tích cực cống hiến và hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ của mình. Còn những vấn đề khác không để nó là một trở ngại. Nghe thật khó, nhưng nếu thấm nhuần được đạo lý của Đức Phật, chúng ta có thể vượt qua trở ngại này bằng một tư tưởng khách quan
Đừng nên đố kỵ:
Đố kỵ thường xuất hiện khi có sự hơn thua và bất công. Sự hơn thua nhau cũng xuất phát từ lòng tham lam của mỗi con người, nhìn người này hơn mình lại cảm thấy tủi thân, muốn đạt được như họ. Đố kỵ đến từ sự bất công khi cả hai làm cùng một khối lượng công việc, năng lực ngang nhau nhưng người đó lại được ưu ái hơn. Bạn sẽ thấy mọi việc sẽ công bằng nếu thật sự hiểu được luật nhân quả. Sỡ dĩ họ được như thế vì trong quá khứ họ đã gây tạo những việc thiện lành và giờ đây họ có quyền hưởng được phước báu, thuận lợi trong công việc. Có một cái nhìn thấu đáo, ắt hẳn lòng đố kỵ sẽ dần giảm bớt, tâm trạng sẽ trở nên nhẹ nhàng và được thay thể bằng thái độ tích cực, sự cố gắng nỗi lực không ngừng.
Sự cạnh tranh
Cạnh tranh trong đạo Phật không có nghĩa là đấu đá, tranh giành mà có nghĩa là biết cố gắng, vươn lên bằng khả năng của mình để đạt được mục tiêu nào đó. Thay vì thấy một người hơn mình mà chúng ta tỏ ra ganh ghét, tủi thân thì hãy nhìn lại bản thân mình để phấn đấu vươn lên. Một tư tưởng lạc quan như thế sẽ giúp chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, tự tại và không cảm thấy chướng ngại gì làm phiền não.
Áp dụng lục hòa theo lời Phật dạy
Thân hòa đồng trú: Ở cùng mọi người với thân thể và tinh thần khỏe mạnh, hòa thuận, không nảy sinh những cư xử xung đột với mọi người xung quanh.
Khẩu hòa vô tranh: Yêu thương, giúp đỡ, khuyên nhủ lẫn nhau. Không nói năng thô lỗ, thiểu kiểm soát, gây tổn thương nhau.
Ý hòa đồng duyệt: Luôn gắn kết quan hệ giữa người với người một cách vui vẻ nhất.
Kiến hòa đồng giải: Tìm kiếm ý kiến riêng nhằm đưa đến nhận thức chung.
Lợi hòa đồng quân: Cùng bình đẳng trước lợi ích chung sẽ luôn giữ được sự hòa thuận.
Giới hòa đồng tu: sống trong một đoàn thể phải tuân thủ những quy định chung do mọi người đặt ra, mọi người đều cư xử hài hòa với nhau.
Làm gì để chế ngự những căng thẳng trong công việc
Việc hình thành một tư tưởng lạc quan trong công việc phải cần khá nhiều thời gian. Vì thế nếu bạn cảm thấy sự áp lực đến từ trong công việc, đồng nghiệp hay những người xung quanh, hãy áp dụng ngay 2 phương pháp phổ biến của đạo Phật, đó là thiền và niệm Phật.
Với thiền: Quên hết công việc ( buông xả), sau đó hít thở thật sâu, dồn tâm trí vào từng nhịp hơi thở. Điều này giúp bạn dần cảm thấy nhẹ nhàng và quên đi áp lực công việc. Tâm trạng thư thái sẽ khiến suy nghĩ được thông suốt hơn.
Niệm Phật: hồng danh của chư Phật và Bồ Tát rất nhiệm mầu nếu thật sự chú tâm tưởng niệm và thực hành. Câu niệm Phật có thể chế ngự được sự sân hận, rối loạn trong thân tâm để đạt đến sự bình yên. Chỉ cần niệm chậm rãi hồng danh của chư Phật/ Bồ Tát rõ ràng, bạn sẽ đạt được.
Chỉ cần dốc hết sức và hết tâm vào công việc, thực hiện đúng quy định công ty, có một tinh thần tích cực và áp dụng phương pháp chế ngự thân tâm theo lời Phật dạy, đó là giải pháp tu trong công việc.
– ST –