Hãy là hiện tại. Nếu thật sự sống với hiện tại thì chúng ta sẽ biết ơn sự trải nghiệm khi chúng ta sống hết mình với hiện tại. Chúng ta dễ bỏ lỡ cơ hội cảm ơn những trải nghiệm đó bởi vì hoàn cảnh khiến ta chỉ tập trung vào chuyện đời mình sẽ như thế nào. Hãy sống với hiện tại và cảm ơn từng phút giây.

Cheri Huber là một giáo viên, một Phật tử thuộc truyền thống thiền Tào Động, Nhật Bản. Bà đã sáng lập Trung tâm Thiền Palo Alto và Trung tâm tu viện Thiền hòa bình ở Murphys, California, và là tác giả của 17 cuốn sách khá nổi tiếng như: There Is Nothing Wrong with You (Bạn không làm sao đâu); The Depression Book (Quyển sách buồn phiền); Time-Out For Parents (Góp thêm cho các bậc cha mẹ)… Hơn ba mươi năm qua, bà đã làm việc không mệt mỏi để giúp nhiều người thoát khỏi đau khổ, đem lại hạnh phúc cho họ.

1001 lý do để biết ơn

Bạn học được điều gì từ lòng biết ơn?

Đó là việc thay đổi thái độ sống, biết ơn mọi thứ thay vì soi mói tìm những sai trái. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, chúng ta rất dễ coi thường chúng. Vì sao vậy? Bạn phải biết rằng chúng ta luôn muốn đứng ở chỗ mà chúng ta cho là tốt với cuộc đời mình.

Nếu bạn để ý quan sát hoạt động của trí não, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng có một cuộc đối thoại đang diễn ra trong đầu mình. Thỉnh thoảng ta nghĩ chúng là suy nghĩ, nhưng khi ta thật sự bắt đầu lắng nghe thì ta sẽ nhận ra có nhiều người đang nói chuyện với nhau trong tiếng cười. Và cuộc đối thoại đó thường nói về những điều ta đã không làm, những gì ta nên làm và những chuyện sau này. Sở dĩ như vậy là vì quá nhiều thứ thói quen ấu thơ làm cho ta phải luôn chú ý đến những gì sai trái, để trở thành con người toàn vẹn có những suy nghĩ đúng đắn, có cảm xúc lành mạnh và làm những điều chính đáng.

Làm cách nào để giữ mãi lòng biết ơn đối với những điều mình đã mang ơn?

Hầu hết chúng ta đều muốn những điều chúng ta không thể làm được, và niềm khao khát đó có thể chuyển thành liều lĩnh và hoảng sợ. giống như khi bạn không có đủ thức ăn đặt trên bàn vậy. Làm thế nào chúng ta cân bằng những ước muốn không thể đạt được đó bằng lý trí của lòng biết ơn?

Nếu bạn không có đủ thức ăn đặt trên bàn thì chắc chắn trong đầu bạn sẽ xuất hiện những ý nghĩ liều lĩnh. Cần phải biết mình là ai và mình đang làm gì, tiếng nói đó sẽ mách bảo bạn thế là đủ rồi đấy và bạn sẽ sai lầm nếu tìm kiếm cái gì khác liều lĩnh. Có ai đó đang lái chiếc BMW, còn tôi thì không. Vì thế, việc xác định cái gì là phù hợp và cái gì không là hết sức quan trọng.

Thực hành lòng biết ơn có phải là vướng chấp?

Đạo Phật dạy con người thoát khỏi cuộc đời ảo ảnh này. Nhưng có vẻ như khi bạn thực hành lòng biết ơn thì cũng đồng nghĩa bạn kéo dài hơn các mối quan hệ trong cuộc sống. Nghĩa là nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vì gia đình và bạn bè, vì công việc và thế giới xung quanh, bạn muốn tách ly, làm sao bạn làm được việc đó?

Cái gọi là tách ly kia đáng được đề cao. Đức Phật cũng đã dạy như thế, Con người chúng ta phải gắn với những điều tưởng chừng như không gắn bó, và phải dành cả cuộc đời của mình để cố gắng tách rời ra. Thay vì nói “Tôi phải có một chiếc xe mới” thì tốt hơn ta nên học cách hạnh phúc với chiếc xe cũ hoặc với việc đi bộ. Và khi ta bắt đầu làm việc vì mục đích ấy, ta sẽ nhận thấy bản thân mình tin rằng nếu có một xe mới, một sự thay đổi sẽ xảy đến trong cuộc sống mình. Và trong tiến trình đó, nếu để ý, ta sẽ nhận ra rằng cảm giác này của ta không phụ thuộc vào chiếc xe mới. Nó làm cho ta tự do trong ý nghĩ, có một chiếc xe mới hay là không, cả hai đều tốt.

Dù ở đâu, bạn hãy ở đấy và hiện tiền cùng nó.

Hãy là hiện tại. Nếu thật sự sống với hiện tại thì chúng ta sẽ biết ơn sự trải nghiệm khi chúng ta sống hết mình với hiện tại. Chúng ta dễ bỏ lỡ cơ hội cảm ơn những trải nghệm đó bởi vì hoàn cảnh khiến ta chỉ tập trung vào chuyện đời mình sẽ như thế nào. Hãy sống với hiện tại và cảm ơn từng phút giây.

Đồ Mi lược dịch (Theo Buddhistchannel)