TVTV – Căn cứ vào Tỳ Ni Luật tạng và truyền thống An cư kiết hạ, Tăng Ni hàng năm phải an cư ba tháng (hoặc tiền an cư hay hậu an cư) để thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, giữ gìn quy củ tòng lâm, trang nghiêm Giáo hội, lợi lạc tự thân và lợi ích xã hội.
 Mùa an cư của Phật giáo có ý nghĩa nổi bậc là thời gian để các Tỳ-Kheo (bhikkhu) sống hoà hợp tịnh trú, thăng tiến tu học nhờ học tập, thảo luận giáo pháp và thực hành thiền định. Ngoài ra, thời gian này được xem là để hành trì tu tập một cách miên mật, các Tỳ-kheo (bhikkhu) không được tự ý ra khỏi cương giới nếu không có duyên sự đặc biệt là những trường hợp phải thưa trình trước Tăng chúng bằng việc thực hiện Tăng-già Yết-ma.
 
Mùa an cư kiết hạ còn có ý nghĩa để tập hợp Tăng chúng, Ni chúng  ở một chỗ thanh tịnh để tu hành, kiểm điểm hành vi, cử chỉ theo luật Phật chế mà hành trì. Trong một năm có 9 tháng truyền bá chánh pháp, ba tháng còn lại dành cho sự tu học. Kinh Du Hành trong Trường A Hàm 2, Phật Bản Hạnh tập kinh 39 đã ghi lại các sự tích về Đức Phật và các đệ tử an cư tu hành và Tăng-Già-La-Sát Sở Tập kinh, hạ đã liệt kê các địa danh mà đức Phật đã An cư kiết hạ trong 45 năm.
 
Năm nay -2019, được sự chỉ đạo của BTS GHPG TPHCM, BTS GHPG huyện Bình Chánh tiếp tục mở khóa ACKH cho chư Tăng huyện nhà tại TVTV, khoảng gần 50 chư Tăng về tu học nội thiền.
 

Ngoài thời khóa công phu sáng chiều, Ban Tổ Chức trường hạ còn thỉnh các quý giảng sư giảng dạy các bộ môn kinh pháp quan trọng. Bên cạnh đó, chư Tăng an cư cũng được phân công chấp tác như: hương đăng, nhà trù, vệ sinh, cắm hoa…

►Thời khóa biểu tu học thường nhật trong ba tháng trường hạ

-04h00’: Thức chúng công Phu

-04h15′: Công Phu + Lạy sám hối

-06h30’: Điểm Tâm

-07h00’ → 07h30’: Chấp Tác

-08h00’: Học kinh luật (hoặc tụng kinh)

-10h30’: Cúng Ngọ

-11h00’: Cúng Quả đường + Kinh Hành

-12h00’: Chỉ tịnh

-13h30’: Xả tịnh

-14h00’: Học kinh Luật (hoặc tụng kinh)

-16h00’: Nghi Mông Sơn

-17h00’: Tiểu Thực

-19h00’: Tụng Kinh Tối

-21h00’: Toạ Thiền (hoặc trì chú)

-21h30’: Xả Thiền

-22h00’: Chỉ Tịnh 

Sau đây là một số hình ảnh:
 

Học Kinh – Luật

HT. Thích Thiện Lạc với bộ môn: Thập Đại Đệ Tử 

HT. Thích Như Tín với bộ môn: Kinh Kim Cang

HT. Thích Nhật Hỷ với bộ môn: Phật Học Danh Số

TT. Thích Tắc Huê với bộ môn: Phật Pháp Căn Bản

TT. Thích Quảng Thiện với bộ môn: Kinh Tạng Nikayas

TT. Thích Minh Bình với bộ môn: Nghi Lễ Thiền Môn

sinh-hoat-4

ĐĐ. Thích Phước Tiến với bộ môn: Chứng Đạo Ca

DSC_9549-1

ĐĐ. Thích Phước Nghĩa với bộ môn: Luật Tỳ-Kheo

ĐĐ. Thích Trí  Minh với bộ môn: Duy Thức Tam Thập Tụng

Chấp tác

Chấp tác là phương tiện thông qua lao động để rèn tâm. Cho nên điều quan trọng khi chấp tác là quán sát trạng thái tâm mình lúc ấy như thế nào, chứ không phải kết quả công việc, hay xét đoán ở khía cạnh thành- bại, hơn-thua, nhục-vinh, đúng-sai,được-mất.

“Mặc áo nâu sồng dứt nợ duyên

Giới thân đức hạnh chốn hương thiền

Sôi kinh nấu sử, tỏ nguồn Đạo

Hướng dẫn người tu dứt não phiền”

(HT. Thích Trí Giải)

Cúng quả đường

Kinh hành


Tụng Kinh chiều

Tụng kinh tối

Ngồi thiền

sinh-hoat-3 sinh-hoat-1

sinh-hoat-2