Đạo Phật được truyền vào Trung Quốc khoảng thế kỷ thứ nhất TL, hay ít ra cũng vào thời gian đó mà ta có bằng chứng về sự hiện diện thực sự của nó trên đất nước Trung Quốc, nói rõ hơn là vào năm 65 TL, qua một cộng đồng dân cư thờ Phật.
Du nhập Trung Quốc, qua đường thủy cũng như đường bộ, đạo Phật được phát triển nhờ những người phiên dịch, những người hành hương và sự hỗ trợ của vua chúa. Vào Trung Quốc, đạo Phật từ từ được Hán hóa, tạo thành mười tông phái Phật giáo Trung Quốc, với ba tông phái lấy sự tập trung tâm thức làm căn bản tu hành, tức là phương phápdhyâna nói theo tiếng Phạn và chan 禪 theo tiếng Hán: Tông Thiên Thai với giáo lý cơ bản chủ yếu dựa lên Diệu Pháp Liên Hoa Kinh hay Pháp Hoa Kinh, Tông Hoa Nghiêm, phát triển trên kinh cùng tên, và Thiền Tông.
Các tông phái Phật giáo Trung Quốc mang 3 đặc tính chính: Lấy một hay nhiều kinh làm tiêu chuẩn (Thiền Tông lúc đầu dựa lên kinh Lăng Già, Lankâvatâra sûtra), thiết lập một phả hệ truyền thừa từ một vị thầy sang một đệ tử (từ Bồ Đề Đạt Ma tới Huệ Năng với Thiền Tông) và gắn bó tông phái vào một địa điểm nhất định (Chùa Thiếu Lâm ở Hà Nam cho Thiền Tông).
Các Tổ sư Thiền tông.
Thiền tông, cũng như các tông phái khác của đạo Phật Trung Quốc, tự kiến tạo cho mình một phả hệ truyền thừa, đầu tiên tại Ấn độ với 28 tổ kể từ ngài Ma Ha Ca Diếp tới Bồ Đề Đạt Ma, rồi qua Trung Quốc với sáu vị ltổ, từ Bồ Đề Đạt Ma đến Huệ Năng (638-713). Lúc đó vào đời nhà Đường (618-907), và sau đó qua thời Ngũ Đại (907-960), là giai đoạn cường thịnh nhất của Thiền Tông.
Sau Lục Tổ Huệ Năng, sự truyền thừa một vị Thầy một đệ tử chấm dứt, thay thế bởi nhiều dòng truyền thừa quanh những vị tổ sáng lập. Các vị sơ tổ này, với uy đức cao thâm, đã giúp cho tông phái Phật giáo này chói sáng vào thế kỷ thứ 8 và thứ 9. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 10, các dòng tắt dần để chỉ còn lại năm dòng chính.
Các vị sơ tổ của năm phái Thiền
Vì Thiền tông muốn là một trường phái quảng bá trong quần chúng, nhất là cho những người không đọc được chữ Hán cổ điển dùng trong công văn, cho nên người ta đã thấy xuất hiện một dòng văn học đặc thù: những ngữ lục đàm thoại giữa Thầy và đệ tử. Những tập ngữ lục này có thể là những lời giảng dạy được các đệ tử ghi chép và kết tập lại sau khi thầy qua đời, nó cũng có thể là những sổ ghi chép được truyền tay giữa các đệ tử.
Những ngữ lục khởi đầu với môn phái của Mã Tổ (709-788), vị “tổ họ Mã”, đệ tử của Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744), vị này là đệ tử của Lục tổ Huệ Năng. Mã Tổ là một vị thầy lớn của thế kỷ thứ VIII, với rất nhiều đệ tử. Một trong những đệ tử đời thứ hai của ngài là thiền sư nổi danh Lâm Tế. Trước mỗi đàm thoại, thông thường người ta kể lại quá trình đạt đạo của người thầy, bối cảnh diễn biến của cuộc khai ngộ và nhất là sự hoang mang tột cùng của người đệ tử vào lúc đó. Các cuộc đàm thoại này thường xảy ra trong một buổi thuyết giảng, hay trong đời sống hàng ngày, khi thầy trò cùng dạo bước, một vinh hạnh chứng tỏ sự thân mật giữa thầy và các đệ tử gần gũi, hay nhân lúc thầy thả bộ trong chùa và quan sát các đệ tử.
Nói tới những đại sư thời đó, phải kể đến Bách Trượng Hoài Hải (720-814), Hoàng Bá Hy Vận (tịch khoảng năm 847) và Thạch Đầu Hy Thiên (700-790). Mỗi vị có một phương pháp riêng, nhưng thường có một số đề tài chung, như “Tâm là Phật, là giác ngộ”, “Tu để làm gì, hướng về đâu?”. Một ngày kia, Bách Trượng hỏi Mã Tổ “Điểm đến cuối cùng của Phật tính là gì?” Mã Tổ trả lời; “Chính là nơi mà nhà ngươi bỏ xác”. Nhưng chính những phương pháp không dùng ngôn từ mới đánh mạnh vào tâm thứcnhất và khiến cho vị thầy và liên hệ thầy-trò trở thành một đặc tính của Thiền Tông. Trong những phương pháp này, cái tát, tiếng hét, lời thầm thì bên tai, cái đá, lời nói nghịch lý, cú đảo lộn thần trí, bao nhiêu là phương tiện phát triển bởi các vị thầy, với nhân cách lỗi lạc, và một lòng từ bi sâu đậm.
Không có người thầy, sẽ không có ai ấn chứng cho kinh nghiệm giác ngộ của người đệ tử. Nhưng chính khi nào người đệ tử siêu việt được tương quan thầy-trò, và giải quyết được tính nhị nguyên này mới có thể ngộ đạo và được ấn chứng.
Sự phát triển của Thiền tông và sự phân chia thành năm phái.
Vị trí chủ đạo của Thiền Tông dưới Triều Tống (960-1271) là chuyện hiển nhiên; tông phái này trở thànhlực lượng chủ lực trong Phật giáo chính thống. Đa số các chùa Thiền có hơn nghìn tăng chúng, hơn trăm gian nhà. Hình thức Phật giáo Hán hóa này càng ngày càng được thể chế hóa, kết tụ lại thành năm trường phái chính. Chỉ có hai dòng còn tồn tại sau khi Triều Tống suy tàn: dòng Tào Động và dòng Lâm Tế. Có người kể tới bảy dòng, khi tính thêm vào năm dòng trên, hai dòng phát xuất từ dòng Lâm Tế: dòng Hoàng Long của khai tổ Hoàng Long Huệ Nam (1002-1069), tại núi Hoàng Long (Rồng vàng) gần Nam Xương vùng Giang Tây, và dòng Dương Kỳ của khai tổ Dương Kỳ Phương Hội (992-1049) tại núi Dương Kỳ gần Bằng Tường, phía Tây của vùng Giang Tây.
1. Tông Tào Động
Tông này do hai tổ khai sáng: Động Sơn Lương Giới (807?-869?) và Tào Sơn Bản Tịch (840-901). Hai vị này hành đạo tại miền Nam tỉnh Giang Tây. Ngày kia, vào thời Động Sơn mới nhập môn, thầy bắt phải học thuộc lòng Tâm Kinh (Prajña-hrdaya-sûtra). Đọc tới câu “không mắt, mũi, lưỡi, thân, ý” Động Sơn bỗng sờ lên mặt và hỏi thầy “Con có mắt, có tai, có mũi, có lưỡi, … mà, tại sao kinh lại nói vậy?”. Thầy trả lời: “Ta không phải là thầy của ngươi”.
Tông phái này nhấn mạnh đến tính vững chãi và phương cách để có một cái nhìn dung thông giữa hiện tượng và Tuyệt đối. Đặc điểm của tông phái này là tính chất tỉ mỉ và kỹ lưỡng của sự tu tập.
Có thể so sánh Động Sơn với một nông dân tận tụy chăm sóc ruộng nương của mình. Người ta nói tông phái này tìm giác ngộ trong sự trầm lặng.
2. Tông Lâm Tế
Lâm Tế Nghĩa Huyền (tịch vào khoảng 866, 867), sinh ra tại vùng đông-bắc Trung Quốc. Ngài tới xin học đạo với tổ Hoàng Bá tỉnh Giang Tây. Một ngày kia có người khuyên ngài nên gặp thầy hỏi đạo. Ngài đặt câu hỏi: “Ý tưởng của Bồ Đề Đạt Ma đến từ phương Tây là gì?” Hoàng Bá cho ngài một gậy. Ba lần đặt câu hỏi, ba lần đều bị đòn. Lâm Tế xin bỏ núi ra đi. Hoàng Bá khuyên ngài đi gặp Đại Ngu. Đại Nguhỏi “Ngươi từ đâu tới?” “Từ nơi Hoàng Bá”. “Hoàng Bá dạy ngươi những gì?” Lâm Tế kể lại chuyện ba lần đặt câu hỏi ba lần bị đòn và vẫn chưa hiểu có lầm lỗi gì. Đại Ngu nói: ” Cái ông Hoàng Bá này, đúng là có lòng từ của một bà già, ông ta đã chỉ dẫn ngươi thật tận tình ! Đồ ngu ! Ngươi còn dám hỏi ta lỗi của ngươi ở đâu à?” Nghe đến đây, Lâm Tế bừng ngộ.
Điều kiện gay go để đạt đạo của Lâm Tế giải thích phần nào khía cạnh cứng rắn của giáo pháp của ngài. Thái độ khiêu khích của ngài khiến ngài có khi gọi các tổ thiền khác là dã hồ, loài ấu trùng hiểm độc và lũ trọc đê tiện. Ngài hay buông tiếng hét, tiếng hét lừng danh, dương cao phất trần, bắt phản ứngngay, không chấp nhận bất cứ một do dự nào. Ngài nói: “Phương cách khai Đạo của ta không giống mọi giáo pháp trên đời. Chỉ vì cái nhìn của ta vốn khác đời, và bên ngoài ta không phân biệt phàm và thánh, bên trong ta không chấp vào cơ bản. Ta đi tới tận gốc cùa sự vật, không ngờ vực, không sai lạc”.
3. Tông Qui Ngưỡng
Tông phái này do hai tổ khai sáng: Tổ Qui Sơn Linh Hựu (771-853), một đệ tử của Bách Trượng Hoài Hải, vị này lại là đệ tử của Mã Tổ, và tổ Ngưỡng Sơn Huệ tịch (807-883).
Qui Sơn Linh Hựu sinh ra tại Phúc Châu. Năm 23 tuổi ngài tới Giang Tây xin gặp Tổ Bách Trượng Hoài Hải và ngay lập tức được nhận vào thất để nhận được biệt truyền giáo pháp. Ngưỡng Sơn Huệ Tịch là đệ tử của Qui Sơn. Hai tổ phát triển tông phái này tại vùng Giang Tây. Nhưng dưới đời nhà Tống, các tông phái Qui Ngưỡng, Pháp Nhãn, Vân Môn đã sát nhập vào tông Lâm Tế.
Đặc điểm của hai tổ này và các đệ tử kế thừa là hay dùng những ẩn dụ bí hiểm và những công án, tức là một loại câu đố. Các ngài nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa nguyên lý và hoạt động. Các ngài có một cái nhìn khá rộng rãi để chấp nhận cho phụ nữ một vai trò quan trọng trong tổ chức giáo viện. Ni sưDiệu Tín, sinh năm 840, là một đệ tử nổi danh của Ngưỡng Sơn. Tài đức của ni sư được ngài đánh giácao và giao cho làm tri khách trưởng trong thiền viện của ngài.
4.Tông Vân Môn Văn Yển (862/864-949)
Tông phái này phát triển trễ, vào thời kỳ bất ổn của Ngũ Đại, trong khi Trung Quốc bị phân hóa. Miền Bắc bị tàn phá vì chiến tranh, miền Nam nơi Vân Môn sinh sống yên ổn hơn. Nhà vua, người khai lập vương quốc Nam Hán (918-978), có mối giao hảo tốt đẹp với Vân Môn.
Vị tổ này không muốn đệ tử ghi chép lại lời giảng của mình. Khi thấy ai ghi, ngài đuổi ra khỏi giảng đường và mắng: “Miệng lưỡi ngươi chẳng dùng được việc gì, ngươi đến đây để ghi chép lời ta. Rồi một ngày kia thế nào cũng đem ta ra mà bán.” Ngài là một trong những người tiên phong dùng ” hoạt cú ” (ngôn ngữ sống động), với lời lẽ nghịch lý, sau này phát triển thành công án, tức là một thứ câu đố, mà những câu nổi tiếng nhất chính là của tông Vân Môn.
Đôi khi, ngài dùng những chữ thật bén nhọn, thường được dùng biệt lập, như chữ Quan (hàng rào, lối đi qua), hay chữ Lộ 露, có nghĩa là “rõ ràng, không có gì bí ẩn, hoàn toàn ! ” Lời giảng dạy tinh tế của ngài được lồng trong những sự việc tầm thường nhất: Vân Môn nói: “Nghe một âm thanh rồi ngộ Đạo, Thấy một mầu sắc rồi bừng tỉnh…”. Ngài cũng dùng tiếng hét. Ngày kia ngài hỏi một vị tăng: “Ngươi từ đầu tới?” Vị tăng trả lời: “Từ đỉnh núi phía Nam”. Vân Môn nói “Bình thường, ta không gây rối người khác bằng những từ, những câu, lại gần đây !” Vị tăng lại gần, Vân Môn quát: “Cút đi ! “.
5. Tông Pháp Nhãn Văn Ích (885–958)
Đây là tông ra đời sau cùng trong năm tông phái. Dù tồn tại không lâu, nó có ảnh hưởng lớn trên những tông phái kia và pháp môn của nó được truyền bá rộng rãi. Khai tổ Pháp Nhãn Văn Ích (885–958) thuộc ðời thứ 9 sau tổ Huệ Nãng. Ngài sống trong thời loạn lạc Ngũ Đại và sinh sống tại vùng ven biển phía Nam Thượng Hải.
Dù nhấn mạnh đến việc tu hành thiền định, ngài thường nhắc nhở rằng đọc và thuyết giảng giáo lý là căn bản ðể tu tập. Ngài tìm sự hài hoà giữa hai bên, và chống lại những kẻ, vì hiểu sai đạo lý “giáo ngoại biệt truyền”, mà trở nên độc ðoán và ngu dốt. Phương pháp của ngài có thể xem như một cuộc thách đấu với kiếm sắc bén nhọn, nhưng giáo pháp của ngài không nghiêm khắc, cứng rắn như giáo pháp Lâm Tế. Khởi đầu tu tập tuần tự và chậm chạp, nhưng khi thời điểm chín muồi ðã tới thì nhát kiếm kết thúc được tung ra.
Ngài luôn luôn lưu ý tăng chúng ðến ðạo lý “ở ðây và bây giờ”. Thực tại luôn luôn trước mặt ta: mọi vậttrong vũ trụ ðều nói về Tuyệt ðối và dẫn tới nó. Khi Pháp Nhãn trở thành trụ trì, ngài thường nói: ” Thực tại ở ngay trước mắt ta, ở đây và bây giờ “.
(Catherine Despeux
Viện Quốc Gia Ngôn ngữ và Văn minh Á Đông)