“Thở vào thật sâu, thở ra thật chậm. Thở vào biết mình thở vào. Thở ra biết mình thở ra.” Đó là lời hướng dẫn của giáo viên Bạch X. Phẻ, cũng là một huynh trưởng trong tổ chức Gia đình Phật tử. Cứ mỗi phút có một tiếng chuông ngân và ông hướng dẫn mọi người hãy ngồi yên vững chãi và quán chiếu hơi thở cũng như những cảm thọ của mình.
Sau năm phút ngồi thiền yên tịnh trên ghế, và tiếng chuông cuối cùng ngân xa. Ông bảo mọi người nhẹ nhàng mở mắt, nhìn quanh hội trường và nở nụ cười chào nhau. Sau đó, ông Phẻ và cô giáo Teresa Tolbert hướng dẫn hơn 100 giáo chức khóa ‘Lãnh đạo chánh niệm: Chánh Niệm Trong Lớp Học’ trong phòng Thái bình dương (Pacific) của khách sạn Hyatt tại quận Cam, Cali. Chúng tôi được biết đây là hội thảo Giảng dạy hay của Hiệp Hội Giáo Viên Tiểu Bang California tổ chức hằng năm. Hai vị này đã thay phiên nhau giải thích Chánh niệm là gì? Thiền địnhchánh niệm là gì? Lợi ích của thiền định chánh niệm? Và cách thực hành chánh niệm trong lớp học.
Nghiên cứu cho thấy rằng thiền định chánh niệm và thực hành chánh niệm nâng cao sự bình an, sức khỏe tinh thần, cảm giác an lạc cho giáo viên và học sinh trong lớp học. Họ chen kẻ bằng những đoạn video trên youtube sống động và thực triển từ những lời nói mộc mạc của các em học sinh tiểu học, trung học về sự thực hành trong lớp học của các em. Họ cũng dẫn chứng những nghiên cứu của Kabat-Zinn và Amy Saltzman và các sách vở mang theo.
Ông chia sẻ chánh niệm là năng lượng lành mạnhcủa sự tự quán chiếu những gì đang xảy ra quanh mình và bên trong mình ở ngay giây phút hiện tại với lòng từ bi và sự tử tế. Ông Phẻ cũng giới thiệu các loại chánh niệm như thiền đi, thiền ngồi, thiền ăn, thiền rửa chén và những động tác chánh niệm (mindful movements). Ông nhấn mạnh, giáo chức không thể cho những gì mình không có, nên cần phải thực hànhchánh niệm trước khi dạy lại cho học sinh trong trường mình.
Ông Phẻ và Cô Teresa chia sẻ những nghiên cứu và phương pháp thực hành của họ trong lớp học. Ví dụ, họ bắt học sinh yên lặng hít thở 1 phút trước khi vào học, cho ra khỏi lớp hoặc trước khi làm bài thi. Họ bày cách không phải ứng liền, không phản biện mà hít thở trước khi trả lời hay đáp ứng vấn đề. Đây là những kỷ năng sống mà giáo viên và học sinh thực hành trong lớp họ. Ông Phẻ chia sẻ cần dạy các em cách sống tử tế hơn và lo cho mình trước khi lo cho người.
Trong khi đó cô Teresa giảng giải rằng, chánh niệmgiúp cô bình tĩnh hơn khi đối tiếp với học sinh và ba mẹ của học sinh. Cô Teresa dạy các em thiền đi khi ra lớp uống nước và sự không phản biện, cũng như chọn bài vở kỷ lưỡng mang tính cở mở, tương đồng tương quan để dạy học sinh. Sau đó, một video khác về cách giảng dạy chánh niệm được chiếu lên. Trong khi họ chia sẻ có những giáo viên khác đồng tình về cách thực hành chánh niệm mà họ cũng tìm thấy lợi lạc cho họ và cho học sinh.
Tiếp đến anh Phẻ hướng dẫn mọi người đứng dậycùng tập thở vào ra theo động tác chân tay di chuyểnnhẹ nhàng. Rồi tiếp theo nghệ thuật ‘Hòa bình – PEACE’ cho học sinh và giáo viên. Sau phần trảo đổi kinh nghiệm giảng dạy, cô Teresa và ông Phẻ lần lượtgiảng đáp những thắc mắc của giáo chức. Họ chia sẻ những tài liệu về thực hành chánh niệm và các giáo án đã soạn sẵn cho giáo viên.
Cuối cùng, ông Phẻ lại dạy cho giáo viên trò chơi ngắn gọn và làm theo động tác vừa hát vừa làm của mình “Baby, baby, baby ùm! Baby, baby, baby à! Baby ùm, baby à. Baby smile.” “Baby, baby, baby ùm! Baby, baby, baby à! Baby ùm, baby à. Baby sleep.”
Ai cũng cười vui vẻ và hoan hỷ. Tuy nhiên buổi giảng kết thúc bằng 30 giây yên lặng, hít thở 3 hơi và đọc vang chữ “Om” bà lần. Mới đó mà 90 phút đi qua rất nhanh, chúng tôi thầm cảm ơn và vội ra về để lấy tin tức của Lễ Hiệp kỵ tại Chùa Bát Nhã. Chúng tôi hé một nụ cười và tia hy vọng.
Giáo viên xem cảnh đẹp của đất nước Việt Namtrong khi chờ đợt buổi thuyết giảng.
Vĩnh Nhơn (Việt Báo)