Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động không đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lý do để những kẻ lười biếng, không có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vin vào đó để tự bào chữa cho mình. Trong cuộc sống, không có trở ngại nào lớn bằng việc mình cho bản thân mình cái quyền được vấp ngã.
Hai đứa trẻ nọ có một người cha tối ngày say xỉn. Tuổi thơ của chúng trôi qua với hình ảnh một người cha rất đáng sợ mỗi khi nhậu say về. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình.
Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu “Tác động của sự say xỉn” đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xưa: một tay bợm nhậu suốt ngày chìm trong bia rượu. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong việc phòng chống bia rượu.
Nhà tâm lý học hỏi người đầu tiên:
– Tại sao anh trở thành bợm nhậu?
Và hỏi người thứ hai:
– Tại sao anh lại tham gia phong trào bài trừ rượu bia?
Các bạn biết không, thật là bất ngờ, cả hai cùng đưa ra một câu trả lời:
– Có một người cha như vậy đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi.
Có một câu danh ngôn:
Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho kẻ khôn khéo, một vực thẳm cho kẻ yếu đuối.
Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động không đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lý do để những kẻ lười biếng, không có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vin vào đó để tự bào chữa cho mình.
Trong cuộc sống, không có trở ngại nào lớn bằng việc mình cho bản thân mình cái quyền được vấp ngã.
Nguồn: trungtamhotong