1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

QUYỂN 292

XXXVI. PHẨM TRƯỚC VÀ CHẲNG TRƯỚC TƯỚNG 06

Này Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng chấp là tám giải thoát, là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng chẳng chấp do tám giải thoát, do tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng chẳng chấp thuộc tám giải thoát, thuộc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng chẳng chấp nương tám giải thoát, nương tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh cho đến như ảo thành mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương ảo thành.

Này Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng chấp là bốn niệm trụ, là bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng chẳng chấp do bốn niệm trụ, do bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, cũng chẳng chấp thuộc bốn niệm trụ, thuộc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, cũng chẳng chấp nương bốn niệm trụ, nương bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh cho đến như ảo thành mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương ảo thành.

Này Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng chấp là pháp môn giải thoát không, là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng chấp do pháp môn giải thoát không, do pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng chấp thuộc pháp môn giải thoát không, thuộc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng chấp nương pháp môn giải thoát không, nương pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh cho đến như ảo thành mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương ảo thành.

Này Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng chấp là mười địa Bồ-tát, cũng chẳng chấp do mười địa Bồ-tát, cũng chẳng chấp thuộc mười địa Bồ-tát, cũng chẳng chấp nương mười địa Bồ-tát là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh cho đến như ảo thành mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương ảo thành.

Này Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng chấp là năm loại mắt, là sáu phép thần thông, cũng chẳng chấp do năm loại mắt, do sáu phép thần thông, cũng chẳng chấp thuộc năm loại mắt, thuộc sáu phép thần thông, cũng chẳng chấp nương năm loại mắt, nương sáu phép thần thông là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh cho đến như ảo thành mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương ảo thành.

Này Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng chấp là mười lực Phật, là bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng chấp do mười lực Phật, do bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng chấp thuộc mười lực Phật, thuộc bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng chấp nương mười lực Phật, nương bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh cho đến như ảo thành mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương ảo thành.

Này Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng chấp là pháp không quên mất, là tánh luôn luôn xả, cũng chẳng chấp do pháp không quên mất, do tánh luôn luôn xả, cũng chẳng chấp thuộc pháp không quên mất, thuộc tánh luôn luôn xả, cũng chẳng chấp nương pháp không quên mất, nương tánh luôn luôn xả là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh cho đến như ảo thành mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương ảo thành.

Này Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng chấp là trí nhất thiết, là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng chấp do trí nhất thiết, do trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng chấp thuộc trí nhất thiết, thuộc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng chấp nương trí nhất thiết, nương trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh cho đến như ảo thành mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương ảo thành.

Này Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng chấp là tất cả pháp môn Đà-la-ni, là tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng chấp do tất cả pháp môn Đà-la-ni, do tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng chấp thuộc tất cả pháp môn Đà-la-ni, thuộc tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng chấp nương tất cả pháp môn Đà-la-ni, nương tất cả pháp môn Tam-ma-địa là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh cho đến như ảo thành mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương ảo thành.

Này Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng chấp là quả Dự-lưu, là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng chẳng chấp do quả Dự-lưu, do quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng chẳng chấp thuộc quả Dự-lưu, thuộc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng chẳng chấp nương quả Dự-lưu, nương quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh cho đến như ảo thành mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương ảo thành.

Này Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng chấp là quả vị Độc-giác, cũng chẳng chấp do quả vị Độc-giác, cũng chẳng chấp thuộc quả vị Độc-giác, cũng chẳng chấp nương quả vị Độc-giác là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh cho đến như ảo thành mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương ảo thành.

Này Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng chấp là tất cả hạnh đại Bồ-tát, cũng chẳng chấp do tất cả hạnh đại Bồ-tát, cũng chẳng chấp thuộc tất cả hạnh đại Bồ-tát, cũng chẳng chấp nương tất cả hạnh đại Bồ-tát là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh cho đến như ảo thành mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương ảo thành.

Này Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng chấp là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, cũng chẳng chấp do quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, cũng chẳng chấp thuộc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, cũng chẳng chấp nương quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật là đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tuy biết các pháp như ảo ảnh cho đến như ảo thành mà chẳng chấp là ảo ảnh cho đến là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh cho đến do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh cho đến thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh cho đến nương ảo thành.

Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, tuy biết các pháp như ảo ảnh, như chiêm bao, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng nắng, như bóng sáng, như sự biến hóa, như ảo thành mà đại Bồ-tát ấy chẳng chấp là ảo ảnh, là chiêm bao, là tiếng vang, là ảnh tượng, là bóng nắng, là bóng sáng, là sự biến hóa, là ảo thành, cũng chẳng chấp do ảo ảnh, do chiêm bao, do tiếng vang, do ảnh tượng, do bóng nắng, do bóng sáng, do sự biến hóa, do ảo thành, cũng chẳng chấp thuộc ảo ảnh, thuộc chiêm bao, thuộc tiếng vang, thuộc ảnh tượng, thuộc bóng nắng, thuộc bóng sáng, thuộc sự biến hóa, thuộc ảo thành, cũng chẳng chấp nương ảo ảnh, nương chiêm bao, nương tiếng vang, nương ảnh tượng, nương bóng nắng, nương bóng sáng, nương sự biến hóa, nương ảo thành.

XXXVII. PHẨM NÓI TƯỚNG BÁT-NHÃ 01

Lúc bấy giờ, do thần lực của Phật nên ở trong thế giới ba lần ngàn này, có chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha- hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh, các vị trời ấy, đều dùng bột hương chiên đàn vi diệu cõi trời, từ xa rải cúng đức Phật, rồi đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân, lui đứng một bên.

Khi ấy, chủ cõi trời Tứ-thiên-vương là trời Đế Thích, chủ cõi trời Ta-bà là trời Đại-phạm-thiên-vương, trời Cực-quang-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng-quả, và trời Tịnh-cư v.v… do thần lực khéo nhớ nghĩ của Phật nên đều thấy ngàn Phật ở mười phương tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghĩa phẩm danh tự đều đồng. Ở đó, các Bí-sô thượng thủ thỉnh Phật nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa đều có tên là Thiện Hiện, các vị đứng đầu Thiên chúng vấn nạn Bát-nhã-ba-la-mật-đa đều có tên là Đế Thích.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo cụ thọ Thiện Hiện:

Đại Bồ-tát Di Lặc khi đắc quả vị giác ngộ cao tột, cũng ở nơi đây, tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế. Trong hiền kiếp này, chư Phật tương lai, cũng ở nơi đây, tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phât:

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng pháp gì và các hành tướng nào để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng sắc chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng nhãn xứ chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng sắc xứ chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng nhãn giới chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng nhĩ giới chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng tỷ giới chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng thiệt giới chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng thân giới chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng ý giới chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng địa giới chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng vô minh chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng pháp không nội chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng chơn như chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng Thánh đế khổ chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng thánh đế tập, diệt, đạo chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng bốn tịnh lự chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng tám giải thoát chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng bốn niệm trụ chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng pháp môn giải thoát không chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng mười địa Bồ-tát chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng năm loại mắt chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng sáu phép thần thông chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng mười lực Phật chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng pháp không quên mất chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng tánh luôn luôn xả chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng trí nhất thiết chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng quả Dự-lưu chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế; sẽ dùng quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng quả vị Độc-giác chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ dùng quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải tĩnh lặng, chẳng phải chẳng tĩnh lặng, chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, chẳng phải buộc, chẳng phải mở, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại để tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột là chứng những pháp gì, và nói những pháp gì?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát Di Lặc khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột sẽ chứng pháp sắc rốt ráo thanh tịnh và nói pháp sắc rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo thanh tịnh và nói pháp thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp nhãn xứ rốt ráo thanh tịnh và nói pháp nhãn xứ rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo thanh tịnh và nói pháp nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp sắc xứ rốt ráo thanh tịnh và nói pháp sắc xứ rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo thanh tịnh và nói pháp thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp nhãn giới rốt ráo thanh tịnh và nói pháp nhãn giới rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh và nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp nhĩ giới rốt ráo thanh tịnh và nói pháp nhĩ giới rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh và nói pháp thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp tỷ giới rốt ráo thanh tịnh và nói pháp tỷ giới rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh và nói pháp hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp thiệt giới rốt ráo thanh tịnh và nói pháp thiệt giới rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh và nói pháp vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp thân giới rốt ráo thanh tịnh và nói pháp thân giới rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh và nói pháp xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp ý giới rốt ráo thanh tịnh và nói pháp ý giới rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh và nói pháp pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp địa giới rốt ráo thanh tịnh và nói pháp địa giới rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo thanh tịnh và nói pháp thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp vô minh rốt ráo thanh tịnh và nói pháp vô minh rốt ráo thanh tịnh; chứng pháp hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não rốt ráo thanh tịnh và nói pháp hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não rốt ráo thanh tịnh.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 8 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 4 - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 62 – Ðại Kinh Giáo Giới La Hầu La (Mahà Ràhulovàda sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 5 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 2 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 15 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 11 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 3 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 10 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 9 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 7 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 6 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 13 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 1 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 14 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 16 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Trọn bộ 24 tập – 600 quyển) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 28 – Ðại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi (Mahàhatthipadopama sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 24 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 17 - Kinh Tạng