1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

QUYỂN 48

XIII. PHẨM MA-HA-TÁT 02

          Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với thân mạng v.v… đều không lẫn tiếc. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh bố thí chẳng khởi ý nghĩ Thanh-văn, Ðộc-giác. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp bố thí tin tưởng chịu đựng ưa thích, vui vẻ. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh bố thí, siêng năng tu hành không dừng nghỉ. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh bố thí, nhất tâm hướng về trí nhất thiết trí, chẳng xen lẫn ý nghĩ Thanh-văn, Ðộc-giác. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp bố thí, an trú trong tưởng như huyễn, như mộng, như ảnh tượng, như tiếng vang, như bóng sáng, như hoa hư không, như ảo thành, như trò biến hóa, không thấy người cho, kẻ nhận, vật cho. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử!đại Bố tát ấy, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức, đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, đối với cái tướng của sáu phép Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc, chẳng đắm trước, thì nên biết đại Bồ-tát ấy đã mặc áo giáp đại công đức. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, vì bảo hộ tịnh giới nên đối với các sở hữu, đều không luyến trước. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh tịnh giới còn chẳng cầu đến Thanh-văn, Ðộc-giác, huống là địa vị phàm phu! Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp tịnh giới tin tưởng, chịu đựng ưa thích, vui vẻ. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh tịnh giới, siêng năng tu hành chẳng dừng nghỉ. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh tịnh giới, chuyên lấy đại bi làm đầu, với nhị thừa, còn chẳng tác ý xen lẫn, huống là tâm phàm phu! Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp tịnh giới, an trú trong tưởng như huyễn, như mộng, như ảnh tượng, như tiếng vang, như bóng sáng, như hoa hư không, như ảo thành, như trò biến hóa, đối với tịnh giới, chẳng ỷ lại, chẳng chấp trước, đối với việc ác phá giới, chẳng nhàm chán, chẳng chấp thủ, vì thọ trì cùng hủy phạm, bản tánh là không. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát như vậy, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, đã mặc áo giáp đại công đức đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, đối với cái tướng của sáu phép Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc, chẳng chấp trước, thì nên biết đại Bồ-tát ấy đã mặc áo giáp đại công đức.

Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, vì thành tựu an nhẫn mà đối với thân mạng v.v… không có sự luyến trước. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh an nhẫn, chẳng tác ý xen tạp Thanh-văn, Ðộc-giác, phàm phu hạ liệt. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp an nhẫn, tin tưởng, chịu đựng ưa thích, vui vẻ. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với hạnh an nhẫn, siêng năng tu hành chẳng dừng nghỉ. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, nhiếp tâm vào một duyên tu hạnh an nhẫn, tuy gặp việc khổ mà chẳng đổi duyên khác. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với pháp an nhẫn, an trú trong tưởng như huyễn, như mộng, như ảnh tượng, như tiếng vang, như bóng sáng, như hoa hư không, như ảo thành, như trò biến hóa, vì muốn tu tập tất cả Phật pháp, vì muốn thành thục tất cả hữu tình, quán các pháp là không, chẳng chấp oán hại. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, đã mặc áo giáp đại công đức đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, đối với cái tướng của sáu phép Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc, chẳng chấp trước, thì nên biết đại Bồ-tát ấy đã mặc áo giáp đại công đức.

Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, siêng tu các hạnh bố thí khó làm. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, tinh cần hộ trì cấm giới thanh tịnh. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, siêng năng tu các hạnh an nhẫn khó làm. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, nhiệt thành, siêng năng tu khổ hạnh có lợi ích. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, siêng năng tu các thứ tịnh lự đẳng chí. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, tinh tấn tu hành trí tuệ không thủ trước. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, đối với cái tướng của sáu phép Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc, chẳng chấp trước, thì nên biết đại Bồ-tát ấy đã mặc áo giáp đại công đức. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, an trú tĩnh tâm mà hành bố thí, khiến cho cấu uế xan lẫn, chẳng còn hiện hữu. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, do định lực thanh tịnh, hộ trì cấm giới, khiến cấu uế phạm giới, chẳng còn hiện hữu. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, an trú định từ bi mà tu an nhẫn, khiến giận dữ v.v… chẳng còn hiện hữu. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, an trú định thanh tịnh, siêng năng tu công đức, khiến các sự giải đãi, không còn hiện hữu. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, nương vào các tịnh lự … dẫn phát thắng định, khiến cho sự mê đắm, tán loạn, chướng ngại chẳng còn hiện hữu. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu tịnh lự Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, nương vào các tịnh lự … dẫn phát thắng tuệ, quán tất cả pháp đều như huyễn … khiến các ác tuệ chẳng còn hiện hữu. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, đối với tướng của sáu phép Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc, chẳng chấp trước, thì nên biết đại Bồ-tát ấy, đã mặc áo giáp đại công đức. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thấy người cho, kẻ nhận, vật cho, ba luân thanh tịnh mà hành bố thí. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thấy trì giới và phá giới v.v… dùng tâm vô trước mà tu tịnh giới. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thấy các việc năng nhẫn, sở nhẫn … dùng không tuệ thù thắng mà tu an nhẫn. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, quán tất cả pháp đều rốt ráo không, dùng tâm đại bi mà hành tinh tấn. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, quán nhập, trú, xuất định và định cảnh đều rốt ráo không mà tu đẳng chí. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí mà tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với tất cả pháp, tất cả hữu tình, tất cả Ba-la-mật-đa, an trú tưởng như huyễn, như mộng, như ảnh tượng, như tiếng vang, như bóng sáng, như hoa hư không, như ảo thành, như trò biến hóa, mà tu các thứ tuệ không thủ trước. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, đối với tướng của sáu phép Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc, chẳng chấp trước, thì nên biết đại Bồ-tát ấy đã mặc áo giáp đại công đức. Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức.

Xá Lợi Tử! Các Đại Bồ-tát an trú từng Ba-la-mật-đa như vậy, đều tu sáu phép Ba-la-mật-đa, khiến được viên mãn, vì vậy gọi là mặc áo giáp đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, tuy nhập các tịnh lự và định vô lượng vô sắc, mà chẳng đắm trước, cũng chẳng bị thế lực ấy dắt dẫn, cũng chẳng theo thế lực ấy mà thọ sanh. Xá Lợi Tử! Đó là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức phương tiện thiện xảo Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, tuy nhập các tịnh lự và định vô lượng vô sắc, trụ nơi viễn ly kiến, tịch tịnh kiến, không, vô tướng, vô nguyện kiến, mà chẳng chứng thật tế, chẳng nhập bậc Thanh-văn và Ðộc-giác, vượt lên trên tất cả Thanh-văn, Ðộc-giác. Xá Lợi Tử! Như vậy gọi là đại Bồ-tát, khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, mặc áo giáp đại công đức phương tiện thiện xảo Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Vì các Bồ-tát do lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc các áo giáp đại công đức như vậy. Cho nên còn gọi là Ma-ha-tát.

Xá Lợi Tử! Như vậy, là vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên mặc áo giáp đại công đức, đại Bồ-tát khắp vì chư Phật Thế Tôn ở vô số thế giới trong mười phương mà ở trong đại chúng hoan hỷ tán thán, nói như thế này: Ở phương đó, trong thế giới đó, có đại Bồ-tát tên như vậy, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình mặc áo giáp đại công đức, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, du hý thần thông, làm những điều đáng làm. Như vậy, lần lượt tiếng nói biến khắp mười phương, các chúng thiên nhơn … nghe được đều hoan hỷ, cùng nói thế này: Bồ-tát như vậy sẽ mau thành Phật, làm lợi ích an lạc tất cả hữu tình.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử: Thế nào gọi là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, mà phát tâm hướng đến Ðại-thừa?

Mãn Từ Tử đáp: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, đã mặc áo giáp đại công đức sáu phép Ba-la-mật-đa rồi, lại vì lợi lạc các hữu tình, mà xa lìa dục, pháp ác bất thiện, có tầm, có tứ, ly sanh hỷ lạc, nhập vào và an trú trọn vẹn trong tịnh lự đầu tiên; tầm và tứ lắng xuống, các tâm thanh tịnh bên trong hướng về một tánh, không tầm không tứ, định sanh hỷ lạc, nhập vào và an trú trọn vẹn trong tịnh lự thứ hai; ly hỷ, trú xả, đầy đủ niệm chánh tri, thân thọ lạc và trú trong lời Thánh xả cụ niệm và an trụ trong niềm vui, nhập vào và an trú trọn vẹn trong tịnh lự thứ ba; đoạn lạc, đoạn khổ, sự mừng lo trước kia biến mất, chẳng khổ, chẳng vui, xả niệm thanh tịnh, nhập vào và an trú trọn vẹn trong tịnh lự thứ tư. Lại nương tịnh lự, khởi tâm tương ưng với từ, hành tướng quảng đại, vô nhị, vô lượng, vô oán, vô hại, vô hận, vô não, khéo tu cùng khắp, thắng giải tràn đầy mười phương tận cùng hư không, pháp giới; từ tâm, thắng giải đầy đủ, mà an trú trong tâm tương ưng với bi, hỷ, xả; hành tướng thắng giải cũng như vậy. Nương vào gia hạnh này, lại vượt lên tất cả sắc tưởng, diệt trừ tưởng hữu đối, chẳng tư duy các thứ tưởng, nhập vào vô biên không, an trú trọn vẹn trong không vô biên xứ; vượt lên tất cả không vô biên xứ, nhập vào vô biên thức, an trú trọn vẹn trong thức vô biên xứ; vượt lên tất cả thức vô biên xứ, nhập vào vô sở hữu, an trú trọn vẹn trong vô sở hữu xứ; vượt lên tất cả vô sở hữu xứ, nhập vào phi tưởng, an trú trọn vẹn trong phi phi tưởng xứ. Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, lấy vô sở đắc làm phương tiện, phụng trì tịnh lự vô lượng, vô sắc này, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột. Xá Lợi Tử! Đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc hữu tình, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Lại nữa! Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên trước hết tự an trú tịnh lự vô lượng, vô sắc như vậy. Đối với các trạng thái hành tướng của nhập, trụ, xuất khéo phân biệt hiểu biết, được tự tại rồi, lại khởi lên ý nghĩ thế này: Ta lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, vì đoạn trừ phiền não của tất cả hữu tình mà nói các tịnh lự vô lượng, vô sắc, phân biệt, khai thị, khiến khéo hiểu rõ các định, sự xuất ly đam mê, tội lỗi, và các trạng thái hành tướng của nhập, trụ, xuất. Xá Lợi Tử! Đó là đại Bồ-tát nương vào tịnh lự Ba-la-mật-đa, mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình, mà phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, khi nói các tịnh lự vô lượng, vô sắc, chẳng bị các tâm Thanh-văn, Ðộc-giác làm gián tạp, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, nương vào tịnh lự Ba-la-mật-đa để tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, khi nói các tịnh lự vô lượng, vô sắc, đối với pháp như vậy, tin tưởng, chịu đựng, ưa thích, thì này Xá Lợi Tử, đó gọi là đại Bồ-tát nương vào tịnh lự Ba-la-mật-đa mà tu an nhẫn Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, khi tu các tịnh lự vô lượng, vô sắc, lấy thiện căn của mình, vì hữu tình mà hồi hướng cầu quả vị giác ngộ cao tột, đối với các thiện căn siêng tu chẳng dừng nghỉ, thì này Xá Lợi Tử, đó gọi là đại Bồ-tát nương tịnh lự Ba-la-mật-đa mà tu tinh tấn Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, nương các tịnh lự vô lượng, vô sắc mà dẫn phát các định đẳng chí, đẳng trì, giải thoát, thắng xứ, biến xứ thù thắng, đối với sự nhập, trụ, xuất đều được tự tại, chẳng đọa vào các bậc Thanh-văn, Ðộc-giác. Đó là đại Bồ-tát nương tịnh lự Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc hữu tình nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, khi tu hành các tịnh lự vô lượng, vô sắc, đối với các tịnh lự vô lượng, vô sắc và các chi tịnh lự, lấy hành tướng vô thường, hành tướng khổ, hành tướng vô ngã, hành tướng không, hành tướng vô tướng, hành tướng vô nguyện, mà như thật quán sát, chẳng xả đại bi, chẳng đọa vào các bậc Thanh-văn, Ðộc-giác, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát nương tịnh lự Ba-la-mật-đa, tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, khi nhập định từ, khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nên cứu vớt tất cả hữu tình, khiến được an lạc, khi nhập định bi, khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nên cứu vớt tất cả hữu tình, khiến được ly khổ, khi nhập định hỷ, khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nên khen ngợi, khuyên bảo tất cả hữu tình, khiến được giải thoát; khi nhập định Xả, khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nên bình đẳng làm lợi ích tất cả hữu tình, khiến đoạn các lậu, thì này Xá Lợi Tử, đó gọi là đại Bồ-tát, nương định vô lượng tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, đối với bốn vô lượng, khi nhập, trụ, xuất, hoàn toàn chẳng hướng đến Thanh-văn, Ðộc-giác, chỉ cầu quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó gọi là đại Bồ-tát, nương định vô lượng, tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, đối với bốn vô lượng, khi nhập, trụ, xuất chẳng tác ý xen lẫn Thanh-văn, độc giác, chuyên tâm tin tưởng, chịu đựng, ưa thích quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, nương định vô lượng, tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, đối với bốn vô lượng, khi nhập, trụ, xuất siêng năng tu hành thiện pháp, chuyên nhất hướng Bồ-đề, từng không tạm bỏ, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, nương định vô lượng, tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, đối với bốn vô lượng, khi nhập, trụ, xuất, dẫn phát các thứ định đẳng trì, đẳng chí, thường ở trong đó, được đại tự tại, chẳng bị các định ấy lôi cuốn, cũng chẳng theo sức mạnh dẫn dắt của nó mà thọ sanh, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát nương định vô lượng, tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, tu hành bốn vô lượng, ở trong vô lượng, dùng hành tướng vô thường, hành tướng khổ, hành tướng vô ngã, hành tướng không, hành tướng vô tướng, hành tướng vô nguyện, như thật quán sát, chẳng bỏ đại bi, chẳng đọa vào bậc Thanh-văn, Ðộc-giác, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát nương định vô lượng mà tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, nương các phương tiện thiện xảo như vậy, mà tu tập sáu phép Ba-la-mật-đa, vì muốn lợi lạc các hữu tình nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, tu hành đầy đủ tất cả pháp: Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, tu hành đầy đủ các pháp môn giải thoát: Không, vô tướng, vô nguyện, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, tu hành đầy đủ tất cả các pháp: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, tu hành đầy đủ tất cả các pháp: Năm loại mắt, sáu phép thần thông, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, tu hành đầy đủ tất cả các pháp: Mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, khởi lên trí không nội, trí không ngoại, trí không nội ngoại, trí không không, trí không lớn, trí không thắng nghĩa, trí không hữu vi, trí không vô vi, trí không rốt ráo, trí không không biên giới, trí không tản mạn, trí không không đổi khác, trí không bổn tánh, trí không tự tướng, trí không cộng tướng, trí không tất cả pháp, trí không chẳng thể nắm bắt được, trí không không tánh, trí không tự tánh, trí không không tánh tự tánh, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với tất cả pháp, khởi trí chẳng phải loạn, chẳng phải định, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng với tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với tất cả pháp, khởi lên trí chẳng phải thường, chẳng vô thường, trí chẳng vui, chẳng khổ, trí chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, trí chẳng tịnh, chẳng phải chẳng tịnh, trí chẳng phải không, chẳng phải chẳng không, trí chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, trí chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, trí chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải chẳng tịch tịnh, trí chẳng phải viễn ly, chẳng phải chẳng viễn ly, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Lại nữa! Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trí chẳng biết pháp quá khứ, trí chẳng biết pháp vị lai, trí chẳng biết pháp hiện tại, trí chẳng phải chẳng biết pháp ba đời; lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trí chẳng biết pháp thiện, trí chẳng biết pháp chẳng thiện, trí chẳng biết pháp vô ký, chẳng phải chẳng biết pháp ba tánh, trí chẳng biết pháp dục giới, trí chẳng biết pháp sắc giới, trí chẳng biết pháp vô sắc giới, chẳng phải chẳng biết pháp ba cõi, trí chẳng biết pháp học, trí chẳng biết pháp vô học, trí chẳng biết pháp chẳng phải học, chẳng phải vô học, chẳng phải chẳng biết pháp học, vô học, chẳng phải học, chẳng phải vô học, trí chẳng biết pháp kiến sở đoạn, trí chẳng biết pháp tu sở đoạn, trí chẳng biết pháp phi sở đoạn, chẳng phải chẳng biết kiến sở đoạn, tu sở đoạn, phi sở đoạn, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trí chẳng biết pháp thế gian, trí chẳng biết pháp xuất thế gian, chẳng phải chẳng biết pháp thế gian xuất thế gian, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Nếu đại Bồ-tát, lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trí chẳng biết pháp sắc, trí chẳng biết pháp vô sắc, chẳng phải chẳng biết pháp sắc, vô sắc, trí chẳng biết pháp hữu kiến, trí chẳng biết pháp vô kiến, chẳng phải chẳng biết pháp hữu kiến, vô kiến, trí chẳng biết pháp hữu đối, trí chẳng biết pháp vô đối, chẳng phải chẳng biết pháp hữu đối, vô đối, trí chẳng biết pháp hữu lậu, trí chẳng biết pháp vô lậu, chẳng phải chẳng biết pháp hữu lậu, vô lậu, trí chẳng biết pháp hữu vi, trí chẳng biết pháp vô vi, chẳng phải chẳng biết pháp hữu vi, vô vi, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Xá Lợi Tử, đó là đại Bồ-tát, vì muốn lợi lạc các hữu tình, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa.

Xá Lợi Tử! Vì các Bồ-tát, do các phương tiện thiện xảo như vậy, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, phát tâm hướng đến Ðại-thừa, nên còn gọi là Ma-ha-tát.

Xá Lợi Tử! Vì muốn lợi lạc các hữu tình như vậy, nên phát tâm hướng đến Ðại-thừa, đại Bồ-tát khắp vì chư Phật Thế Tôn ở vô số thế giới trong mười phương, ở trong đại chúng, hoan hỷ khen ngợi, nói như thế này: Ở phương đó, trong thế giới đó, có đại Bồ-tát tên như vậy, vì muốn lợi lạc các hữu tình, mà phát tâm hướng đến Ðại-thừa, thành tựu hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, du hý thần thông, làm việc nên làm; cứ như vậy lời nói lần lượt truyền khắp mười phương, các chúng trời, người, nghe đều hoan hỷ, cùng nói thế này: Bồ-tát như vậy, sẽ mau thành Phật để lợi ích an lạc tất cả hữu tình.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 8 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 4 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 12 - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 62 – Ðại Kinh Giáo Giới La Hầu La (Mahà Ràhulovàda sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 5 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 15 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 11 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 3 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 10 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 9 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 7 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 6 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 13 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 1 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 14 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 16 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Trọn bộ 24 tập – 600 quyển) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 28 – Ðại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi (Mahàhatthipadopama sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 24 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 17 - Kinh Tạng