Một vị sư trụ trì không biết nguyên nhân vì sao ngồi chùa bị cháy nhưng ngài vẫn trầm tĩnh khi không biết làm sao cứu vãn khỏi tình hình hiện tại. Ngài bước ra khỏi đám lửa và bước đi thì vô tình gặp một vị khách đi qua tò mò hỏi:

– Nhân quả gì đây, hay là do ăn ở mích lòng ai?

Chú Sadi chẳng giải đáp được nguyên do cho vị khách này nên lại gần sư trụ trì hỏi: 

– Kính bạch Thầy, do nhân quả gì mà chùa ta lâm vào cảnh khổ đến nỗi chùa bị đốt, trong khi đó người đi ngang qua buông lời không hay?

Vị sư chùa nhìn chú tiểu mỉm cười và nói: 

– Con cứ chờ xem

Chú Sadi chẳng hiểu hết lời thầy nói nhưng đành giữ im lặng và tự dặn minh nghe lời chờ xem sao.

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, rất nhiều Phật tử phát tâm cúng dường chùa được xây dựng lại và họ lại có một ngôi chùa mới hơn, đẹp hơn. Khi đó chú Sadi nhìn hoàn cảnh ngôi chùa và chợt hiểu ra điều gì đó, chú lại đến chỗ vị Sư và hỏi:

– Bạch Thầy, có phải Thầy bảo con chờ để xem điều này?

 Vị Sư vẫn với tư thế ngồi thản nhiên nhìn ngôi chùa, mỉm cười và nói:

– Con cứ chờ xem!

Rồi 3 năm sau đó, chú Sadi trường thành hơn và vẫn nhìn ngôi chùa mỗi ngày thay đổi và nhớ tới lời vị Sư dặn rằng “con cứ chờ xem” nhưng vẫn chưa biết là nên chờ xem điều gì. Một lần nữa chú lại đến chỗ vị sư chủ trì để hỏi:

– Bạch Thầy, con nên chờ xem điều gì ạ?

Vị Sư lúc này không nhìn ngôi chùa, không nhìn chú Sadi mà chỉ nhắm mắt đáp rằng:

– Con đã xem rồi, còn hỏi ta điều gì?

Chú Sadi nhớ lại tất cả, từ khi chùa bị cháy, bị người nói lời không hay, cho đến chùa xây mới, Phật tử khen chùa đẹp, nay chùa đã hơi cũ người lại đến vì lòng thành, chú nhìn dáng vẻ thản nhiên của vị sư phụ, chú nhớ lần đầu tiên ngôi chùa bị đốt sư phụ vẫn là điềm nhiên như thế, xây mới cũng như thế, khen hay chê cũng thản nhiên cho đến chùa cũ kĩ vẫn thản nhiên như vậy.

Chú Sadi chợt ngộ ra lời thầy: Ta chẳng phải là chờ đợi mà cứ thản nhiên đón nhận sự đổi thay, để mọi thứ diễn ra theo quy luật của nó.

Còn ta ư, sống đời thản nhiên đó là đời sống phạm hạnh ở nơi một vị Tỳ kheo mà Thầy của chú đã, đang, sẽ sống mà không dính mắc vào bất cứ ngoại cảnh nào.

Chú đảnh lễ sư phụ đáng kính! Và chú hiểu ra rằng đời người dẫu có muôn ngàn sóng gió, suy cho cùng cũng chỉ là trường tu dưỡng cho bản thân. Thịnh suy nào cũng không quan trọng bằng nội tâm ta có dính mắc hay không, vì dính mắc đó là nguồn gốc luân hồi, là cô phụ với con đường giải thoát thênh thang…

St