Chư vị đồng tu, xin chào mọi người!
Mời tiếp tục xem tiếp đoạn phía sau.
[Hựu tư huyết khí chi chúc, giai hàm linh tri, kí hữu linh tri, giai ngã nhất thể, túng bất năng cung tu chi đức, sử chi tôn ngã thân ngã, khởi khả nhật tường vận mệnh, sử chi cừu ngã hám ngã ư vô cùng dã, nhất tư cập thử, tương hữu đối thực thương tâm, bất năng hạ yết giả hĩ.]
(Tạm dịch: Hơn nữa, những vật có huyết khí đều có linh tri, mà đã có linh tri thì chúng cũng đồng một thể như chúng ta; cũng chưa đủ đức thực cao đội khiến chúng thân cận và tôn trọng ta, há lại hàng ngày sát hại sinh mạng để chúng mãi oán hận chúng ta. Nghĩ như vậy thì đối với miếng ăn thực cũng đau lòng mà khó nuốt trôi.)
Đoạn này nói được vô cùng hay! Chúng ta phải thường nghĩ đến, tất cả động vật đều có máu huyết; “huyết khí chi chúc”, đều là động vật. Động vật đều có linh tri, đều có tri giác. “Ký hữu linh tri, giai ngã nhất thể”. Chúng ta biết vật chất là có giới hạn, linh tri không có giới hạn, không có giới hạn đây mới biết là một thể. Cho nên Phật nói: Hư không pháp giới là hiện tướng của tâm chúng ta, cùng với tâm chúng ta là một thể, cũng chính là dáng vẻ do tâm hiển hiện ra, chính là hư không pháp giới. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chúng ta, biến hiện ra chính là chúng sanh, quốc độ, bao gồm hiện tượng tự nhiên mà hiện tại chúng ta nói đến. Phàm phu tâm ý thô trệ, rất khó quán sát thấy hư không pháp giới cùng bản thân là một thể. Chính bởi chúng vốn dĩ là một thể, cho nên nhất thiết chúng sanh đều có cảm ứng qua lại. Mức độ linh cảm tương xứng với tâm thanh tịnh, tâm ô nhiễm của chúng sanh; tâm càng thanh tịnh thì mức độ linh ứng càng mạnh. Cho nên trong cảnh giới của chư Phật Bồ Tát, tòan hư không pháp giới sở hữu nhất thiết chúng sanh cùng với họ đều có cảm ứng đạo giao; cũng giống như nói cơ quan tiếp thu của họ vô cùng linh mẫn, cho dù là dao động vô cùng yếu, họ đều có thể tiếp nhận được. Còn năng lực tiếp thu của phàm phu chúng ta kém, thực ra năng lực tiếp thu của chúng ta với họ là tương đồng, vậy tại sao hiện tại lại có sự cách xa như vậy? Năng lực tiếp thu của họ được bảo trì vô cùng hòan chỉnh, cùng với lúc ban đầu như nhau. Bộ máy tiếp thu của chúng ta không biết bảo trì, ô nhiễm quá nhiều trần cấu, dơ bẩn lôn xộn đến không thể chịu nổi, cho nên năng lực tiếp thu kém đi. Chỉ có dao động mạnh chúng ta mới có thể quan sát được, còn những dao động vi tế thì chúng ta hoàn toàn không thể tiếp thu được, cũng giống như tỉ dụ này.
Nếu như bản thân chúng ta có thể chân chính có công phu tu dưỡng, cái gọi là công phu tu dưỡng, chính là đem những cấu uế trong tâm chúng ta tẩy sạch thanh trừ đi, hồi phục đến bổn năng của chúng ta, vậy là năng lực tiếp thu của chúng ta cùng với chư Phật Như Lai không hai không khác. Hư không pháp giới, quá khứ, vị lai, hiện tượng dao động vô cùng vi tế, chúng ta đều thấy rõ ràng minh bạch.
Công cụ tiếp thu này không cần đến cơ giới, không cần dùng đến nhục thể. Chư vị phải hiểu rõ, năng lực tiếp thu không phải là nhục thể; mà là dùng linh tri, Linh tri có có tướng trạng hay không? Người bình thường chúng ta nói rằng linh tri không có tướng, trên kinh Phật cũng nói như thế. Tuy nhiên, cách nói đó là đối với phàm phu chúng ta mà nói, phàm phu có thể lí giải được chính là nhờ vào trình độ của anh ta, thường thức của anh ta mà nói, không phải là điều mà bản thân Phật Bồ tát nói. Phật Bồ tát bản thân các ngài thường nói: linh tri có tướng. Đây là sắc, sắc chính là sắc tướng, sắc tướng này gọi là vô biểu sắc, câu này ý nói, chúng ta có mắt tai mũi lưỡi, cho đến ý, đều không có cách gì cảm nhận được, cho nên ở đây nói vô sắc. Kỳ thực, vô sắc vẫn là có sắc, chúng ta nhìn không thấy cái sắc này, nhưng Phật Bồ tát nhìn thấy được. Câu nói này rất khó hiểu, cử một tỉ dụ mà nói, thí như nói mọi người đều nằm mộng, tôi hỏi bạn: “trong mộng có sắc tướng hay không?” Chúng ta hãy tỉ mỉ mà suy xét, không thể nói là không có sắc tướng. Tại sao? Sau khi tôi nằm mộng, cảnh giới trong mộng hồi ức lại thật rõ ràng, tôi mộng thấy nhân vật nào, mộng thấy anh ta đang làm cái sự viêc gì, mộng thấy trạng huống hòan cảnh sinh hoạt của những nơi đó, đều là giống như thật, làm sao có thể nói là không có sắc tướng chứ? Cho rằng có sắc tướng, vậy khi bạn nằm mộng, người nằm bên cạnh bạn tại sao lại không thấy? Cho nên chúng ta liền có thể thể hội được Phật nói đến vô sắc giới, vô sắc giới giống như cảnh giới trong mộng, cảnh giới trong định, bản thân thì thấy rõ ràng, minh bạch; nhưng người khác thì không thấy được. Người khác cùng ta ở tại một chỗ, bất luận là anh ta còn tỉnh hay cũng ngủ như ta, anh ta cũng đều không có cách nào nhập vào trong cảnh giới mộng của chúng ta, anh ta không thể nhìn thấy được cảnh giới trong mộng của ta, đạo lí cũng giống như vậy. Nếu như là người có công phu, cũng chính là nói người có tâm địa thanh tịnh, thanh tịnh đến một trình độ nhất định, khi bạn nằm mộng anh ta nằm bên cạnh có thể xem thấy. Chúng ta tại trong truyện kí, tiểu thuyết có thể xem thấy, những câu nói này là thật, không phải là giả.
Mọi người đọc sách, cũng có thể đã đọc qua tiểu thuyết truyền kì “Hoàng Lương Mộng”. Lão đạo này là một người tu hành, có định lực. Ông tại nơi đó nhắm mắt tĩnh tọa, một người tú tài nằm ngủ bên cạnh, anh ta nằm mộng. Sau khi tỉnh mộng, lão đạo nói với anh ta rằng: “Anh trong mộng làm cái sự việc gì vậy”, ông hòan toàn biết rõ; làm sao mà biết? Ông xem thấy được. Cảnh giới trong mộng là từ tâm biến hiện, ông ấy xem thấy được. Từ chỗ này, chúng ta có thể thể hội đến, sắc có sắc thô, có sắc hiển, hiển hiện rất rõ ràng, có sắc cực vi tế, phàm phu chúng ta không có cách gì xem thấy được, không cách gì thể hội được, như vậy chúng ta mới có thể tin được thiền định cực kì thâm sâu của chư Phật Bồ Tát. Tâm thanh tịnh của họ, độ thuần tịnh của nó, chúng ta không cách gì tưởng tượng đến được. Trong cảnh giới của họ, niệm cực kì vi tế, hiện tượng cực kì vi tế của hết thảy chúng sanh, họ vừa nhìn đều đã rõ ràng, minh bạch. Cho nên biết, linh tri cùng với chúng ta là một thể. Linh tri đã là một thể, sắc tướng cũng là một thể.
[Tùng bất năng cung tu chí đức], bản thân chúng ta không thể đem trình độ đạo đức của chính mình tu được đến cứu cánh viên mãn, tại sao? Đạo đức chân chánh đạt đến trình độ này, thì những động vật nhỏ đối với bạn đều cung kính, đều ái hộ. “Thân ngã” chính là ái hộ. Tuyệt đối không thể làm can thiệp đến chúng ta. Ấn Quang đại sư sau khi 70 tuổi, trong phòng của ngài ngay cả một con vật nhỏ cũng không có, muỗi, kiến, gián, bọ chét, một con cũng tìm không thấy. 70 tuổi, tu dưỡng đạo đức đã đạt đến trình dộ này. Những động vật nhỏ này đối với Đại sư vô cùng kính ngưỡng, đều đến để bảo hộ ngài, làm sao có thể đến làm phiền ngài chứ. Chúng ta xem thấy rồi, chúng ta nghe thấy rồi, bản thân cũng muốn nâng cao đức hạnh tu hành. Chúng ta ngày nay bản thân tu hành vẫn chưa đạt đến, tại sao? Vì trong hòan cảnh nơi ta cư ngụ vẫn còn những động vật nhỏ này. Không chỉ bản thân có thể thể hội, mà cũng có thể chứng minh lời nói của cổ nhân là sự thật, bởi vì bản thân đoạn ác tu thiện, tâm địa mỗi ngày mỗi thiện lương hơn, mỗi ngày so với mỗi ngày thành khẩn hơn, mỗi ngày so với mỗi ngày thanh tịnh hơn, càng ngày càng từ bi hơn. Chúng ta phải chân thành, nỗ lực mà làm, từ chỗ nào mà xem thấy? Từ trên những động vật nhỏ trong hoàn cảnh sống của chúng ta mà xem. Vật đến quấy nhiễu chúng ta ít đi, số lượng ít đi, số lần cũng ít đi, đây là bản thân chúng ta thực sự có được sự an ủi, thiện đức của bản thân đã tiến bộ, nhưng vẫn là chưa đủ. Tại sao? vì vẫn chưa chấm dứt. Nhưng bản thân có lòng tin, sau hai ba năm nữa, đại khái là hòan cảnh cư trú của chúng ta sẽ hòan toàn không còn động vật nhỏ nữa. Chúng ta tuyệt đối không được có ý niệm mang chúng đi nơi khác, đương nhiên càng không được khởi lên ý niệm sát hại chúng, chúng ta phải ái hộ động vật. Chúng ta mỗi ngày đều có thể đọc kinh, niệm phật, tu tích công đức cũng đều hồi hướng cho chúng. Chúng ta đem những động vật nhỏ này xem thành huynh đệ tỉ muội của chúng ta. Chúng ta chiếu cố chúng, chúng cũng sẽ chiếu cố chúng ta, đều có cảm ứng hiển hiện. Chúng ta xem trọng chúng, chúng cũng tôn trọng chúng ta, chúng ta ái hộ chúng, chúng cũng ái hộ chúng ta.
Không chỉ là động vật, ngay cả thực vật, cỏ cây hoa lá cũng đều có cảm ứng. Chúng ta ái hộ chúng, chiếu cố chúng, chúng sinh trưởng rất tốt, hoa nở rất đẹp, tỏa hương thơm, đó là hồi báo của chúng để cúng dường chúng ta. Chúng ta trồng rau, trồng hoa quả, thời gian cần thiết chúng ta mới đi cắt về ăn, đó là vì lí do gì? Để chúng cam tâm tình nguyện đến cúng dường. Chúng ta đối với chúng chân thật có tâm yêu thương, hiện tại chúng ta phát hiện, người ngoại quốc thường nói thực vật thích âm nhạc, đích thật là như thế. Cho nên vườn rau của chúng tôi hiện tại đều mở âm nhạc, âm nhạc này là để cúng dường những loại thực vật đó. Hiện tại thay vì mở âm nhạc, chúng tôi đổi lại mở Phật hiệu, mở giảng kinh, chúng đều có thể nghe. Tại trên núi Toowoomba, chúng tôi đã tự trồng mướp, đại khái là trồng được không ít, pháp sư Ngộ Khiêm chăm sóc nó. Một buổi tối nọ, mướp về báo mộng cho bà, nói là mướp đã quá lớn rồi, quá già rồi, sao vẫn chưa đi hái. Đến ngày hôm sau, pháp sư Ngộ Khiêm quả nhiên là đi tìm, tìm được một quả mướp rất lớn, chân thật đã quá già rồi, sau khi hái xuống chỉ có thể để lại làm giống. Mướp có thể báo mộng gọi đi hái chúng, vì đã quá lớn rồi, cho nên thực vật đều có linh tánh, hà huống động vật.
Cho nên chúng ta nhất định phải hiểu, nhất định phải sinh ra trong một thế giới yêu thương, trong một thế giới cảm ân, trong một thế giới hỗ tương hợp tác, đây là nhân sinh tốt đẹp biết bao! chân thiện mỹ huệ, không chỉ là khẩu hiệu, chúng ta có thể làm đến được, chúng ta có thể khế nhập vào cảnh giới này, hoan hỷ như thế tại sao lại không làm chứ? Tại sao ngày ngày sát hại chúng sanh để nuôi dưỡng bản thân? Những động vật này, chúng không phải là cam tâm tình nguyện đến cho chúng ta ăn, bạn giết hại chúng, chúng hận bạn, bạn cùng chúng kết oán cừu, oán cừu này đời đời kiếp kiếp không bao giờ hết. Phật tại trên kinh thường đề tỉnh cho chúng ta: ăn chúng nửa cân, đời sau trả chúng tám lạng, người chết làm dê, dê chết làm người. Đời đời kiếp kiếp đòi trả lẫn nhau. Sự việc này đáng sợ biết bao! Đây là ngu si đến cùng cực. Cho nên một người tu hành, chướng ngại trên con đường bồ đề rất nhiều. Chướng ngại này từ đâu mà có? Đều là từ vô lượng kiếp đến nay, cùng với trong một đời này, do vô tình hay hữu ý mà kết tạo quá nhiều quá nhiều oan cừu, oán hận, tạo thành rất nhiều rất nhiều chướng ngại. Ngày nay chúng ta rất may mắn, đọc được sách thánh hiền, nghe được giáo huấn của thánh hiền, may mắn vẫn còn một chút thiện căn phước đức, nghe rồi, đọc rồi, tin sâu không nghi, y giáo phụng hành, lão lão thật thật chân thành nỗ lực mà làm, mới chứng minh được lời giáo huấn của cổ nhân là chân thật không hư vọng. Phật giáo dạy người tín giải hành chứng, sau đó nhất định phải chứng thực chân tướng sự thật. Cho nên chúng ta phải thường thường có thể nghĩ đến sự việc này, đặc biệt là trong khi ăn uống, bạn có thể nghĩ đến, bạn mới không nhẫn tâm mà ăn thịt chúng sanh, đây là đạo lí nhất định. Tiếp theo Liễu Phàm tiên sinh lại nói:
[Như tiền nhật hảo nộ, tất tư viết, nhân hữu bất cập, tình sở nghi căng, bội lí tương can, ư ngã hà dữ, bổn vô khả nộ giả.] (Như hôm trước nóng giận, nên nghĩ rằng: Ai cũng có sơ sót, ta phải thông cảm. Nếu ai vô lí phạm đến ta, là lỗi của họ, không liên can với ta? Tại sao phải giận?)
Điều này chúng ta phải xem được rõ ràng. Bạn tại sao lại nổi giận? Đương nhiên là xem thấy người khác đem sự việc làm sai đi, đắc tội với bạn, bạn mới nổi giận. Anh sao có thể đem sự việc đó làm sai đi chứ? Tại sao lại đắc tội với tôi? Hãy suy nghĩ một chút. Người này hủy báng ta, vũ nhục ta, tổn hại ta, ta phải nghĩ rằng: Anh ta tại sao lại có hành vi này? Anh ta đối với mình không hiểu rõ, là hiểu lầm mình, giữa hai người chúng ta không có sự thông cảm cho nên mới xảy ra hiện tượng như thế này. Việc này không thể trách anh ta được, bản thân ta cũng có chỗ không tốt. Nếu như bản thân không có chỗ nào không phải, lỗi lầm đó là của anh ta, cùng với bản thân ta đâu có can hệ chứ? Phật tại trên kinh Vô Lượng Thọ nói được rất hay, đặc biệt là xã hội mà chúng ta sống, xem thấy có nhiều người làm việc sai trái, khiến bản thân chúng ta nhiều lúc xác thực là tưởng như không nhẫn chịu nỗi, Phật tại trên kinh nói với chúng ta, tại sao họ có thể có những hành vi đó? “Tiên nhân bất thiện, bất thức đạo đức, vô hữu ngữ giả, thù vô quái dã”. Phật nói câu nói này ôn hòa biết bao! Những người này, cha mẹ của họ, trưởng bối của họ không hiểu được nhân nghĩa đạo đức, không giáo dục tốt anh ta, cho nên anh ta mới phạm lỗi, mới làm ra cái sự việc trái nghịch với pháp kỉ như vậy. Chúng ta xem thấy rồi, nghe thấy rồi, nên tha thứ cho anh ta, không thể trách anh ta. Tâm như vậy thì hòa bình biết bao, tâm lượng như vậy thì vĩ đại biết bao! Chúng ta cần phải học tập. Không thể trách anh ta. Phải dạy bảo anh ta, nếu anh ta vẫn tiếp tục phạm sai lầm, chúng ta cũng cần phải hồi đầu phản tỉnh: “Ta dạy anh ta vẫn chưa đủ tốt, vẫn chưa đủ viên mãn; ta dạy anh ta, anh ta tại sao vẫn làm không được?” Không nên đem sai lầm đổ cho người khác, phải quay lại bản thân mà suy xét kĩ càng. Thí như, hiện tại có rất nhiều người làm cha mẹ gặp tôi, họ nói rằng: “Thưa pháp sư, hiện tại con cái không nghe lời rồi”. Tôi đáp lại, tôi nói: “Con cái, học sinh của anh không có lỗi, mà là do anh dạy không tốt, anh sao có thể trách chúng chứ?” Không sai, hoàn cảnh xã hội hiện tại vô cùng xấu ác, tà tri tà kiến, thói hư tật xấu ngập tràn xã hội, người trẻ tuổi sao có thể không bị lây nhiễm chứ? Đây là nhân tố bên ngoài khiến tuổi trẻ khó dạy. Nhưng nhân tố bên ngoài, chúng ta nếu như có thể dùng sự chân thành bên trong để khắc phục, cổ nhân nói được rất hay: “tinh thành sở chí, kim thạch vị khai”. Chúng ta suy nghĩ kỹ càng, ngay cả những động vật nhỏ như kiến và muỗi đều có thể cảm động, hoa cỏ cây cối cũng có thể cảm động, con người há không thể cảm động hay sao? Không thể cảm động, là sự tinh thuần và chân thành của chúng ta chưa đạt đến. Nếu như bản thân chúng ta có thể phản tỉnh như vậy, vậy thì tốt rồi, nhất định sẽ đem đức hạnh bản thân nâng cao lên. Duy chỉ có nâng cao đạo đức bản thân, mới có thể cảm hóa được những người trẻ tuổi này. Bản thân chúng ta không có đạo đức thanh cao, một mực trách cứ người trẻ tuổi, trừng phạt chúng, đây không phải là biện pháp. Cách giáo dục này, trừng phạt không phải là một phương pháp tốt nhất, cách tốt nhất là cảm hóa, là phải dùng tâm chân thành yêu thương, tâm yêu thương thanh tịnh bình đẳng để cảm hóa nhất thiết chúng sanh. Phật Bồ tát đối với súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục đều có thể cảm hóa chúng, đều có thể khuyến đạo chúng quay đầu là bờ, huống gì là hữu tình chúng sanh chứ? Chúng ta phải nên luôn nghĩ, cần trách bản thân công phu, đức hạnh chưa đủ, quyết định không thể trách người khác vẫn không tiếp nhận cảm hóa. Đây mới có thể thành tựu bản thân, thành tựu người khác. Phật tại trên kinh thường nói: “Vị năng tự độ, nhi năng độ nhân, vô hữu thị xứ”. Câu nói này nói được rất hay. Cho nên, bạn muốn độ hóa người khác, cần phải thành tựu đức năng của bản thân, duy chỉ có đức năng của bản thân, mới có thể cảm hóa người khác, mới có thể độ hóa chúng sanh. Phật tại từ trên kinh giáo nói được viên mãn như thế, cứu cánh như thế, người đọc tụng kinh điển như chúng ta không thể khinh suất. Chúng ta không thể thành tựu, thực thực tại tại, Liễu Phàm tiên sinh ở đây nói “nhân tuần”, “thô tâm đại ý”. Tiến hơn một bước, ở đây lại nói với chúng ta:
[Hựu úy thiên hạ vô tự thị chi hào kiệt, diệc vô vưu nhân chi học vấn, hành hữu bất đắc, giai kỉ chi đức vị tu, cảm vị chí dã].
Những điều này chúng tôi đã vừa nói qua, thiên hạ không có ai tự xưng mình là anh hùng hào kiệt, phàm là những người tự cho mình là hào kiệt, tự ý làm càn không chịu nghe ai, những người này tuyệt đối không phải là anh hùng hào kiệt. Xưng tán anh ta là anh hùng hào kiệt, đó chỉ là xưng tán mà thôi, hữu danh vô thực. Anh hùng hào kiệt chân chánh, tuyệt đối không một ai là tự xưng cả. Chúng ta xưng Phật là đại anh hùng, trong đại điện cúng dường tượng Phật, thường xưng là “Đại hùng bảo điện”, chúng ta xưng Phật là đại anh hùng. Phật có tự xưng hay không? Không có. Phật giảng kinh thuyết pháp cho chúng sanh, Phật nói, bản thân Phật không nói một câu. Không nói một câu, nói suốt 49 năm, ở đây là duyên cớ gì? Tất cả Phật nói đều không phải tự ngài nói. Vậy là ai? Là cổ Phật chỗ nói vậy. Khổng lão phu tử một đời dạy học, cũng nói: đó đều không phải là ý của ông, ông một đời đều là thuật nhi bất tác, chỗ nói đều là giáo huấn của cổ thánh tiên vương. Bạn xem, khiêm tốn như thế ấy! Tuyệt đối không tự nhận, tuyệt đối không cho thêm ý kiến của mình vào, đây là anh hùng hào kiệt chân chính.
[Diệc vô vưu nhân chi học vấn], “vưu” là ý nghĩa oán hận. Học vấn của thánh hiền, tuyệt đối không thể dẫn phát tự tư tự lợi của con người, tuyệt đối không thể dẫn phát tham sân si mạn của con người, tuyệt đối không dạy bạn hại người khác vì lợi ích bản thân, học vấn của thánh hiền không có những thứ này. Một cái từ trên “nhân” mà nói, một cái từ trên “học” mà nói. Hồi đầu lại, chúng ta liền phản tỉnh bản thân: “hành hữu bất đắc, giai kỉ chi đức vị tu”. Cho nên chúng ta cần phải hồi đầu phản tỉnh, bản thân chúng ta xác thực là đạo đức không tu, chân thành không đủ, cho nên cảm hóa của chúng ta không đạt được.
[Ngô tất dĩ tự phản].
Những điều này chúng ta cần phải nhận chân phản tỉnh. Cho nên cần phải giúp đỡ người khác, giúp đỡ xã hội an định hòa bình, giúp đỡ tất cả chúng sanh đạt được hạnh phúc mỹ mãn, vậy từ đâu mà làm? Từ tu đức của chúng ta mà làm. Bản thân bạn không có đức học chân chánh, làm sao có thể cảm hóa chúng sanh chứ? Bản thân vẫn còn một tơ hào tự tư tự lợi; ý niệm danh văn lợi dưỡng vẫn chưa buông bỏ, làm sao có thể cảm động được chúng sanh? Làm sao có thể hành Bồ Tát đạo? Lời nói này, câu câu đều là chân ngữ, đều là thật ngữ. Cho nên, chúng ta nghĩ đến muốn giúp đỡ thế gian này giảm thiểu tai nạn, hiện tại mọi người đều biết, thế gian có không ít người đều tin tưởng những lời dự ngôn xưa, tôi nghe rất nhiều đồng tu từ Âu châu đến, người Âu châu đều vô cùng tôn kính, tin tưởng nhà dự ngôn thế kỉ 16 Nostradamus. Họ đều xem ông ấy như thánh nhân, dự ngôn của ông ta nói rằng thế kỉ này của chúng ta có đại tai nạn, trong “Thánh kinh” của Cơ-Đốc giáo nói đến ngày tận thế của thế giới, trong kinh Koran của Islam giáo cũng nói đến ngày tận thế của thế giới, đại khái là trong giai đoạn này. Chúng ta trong một số sách xem thấy; nghe được những lời nói này, cũng lo lắng không an! Bản thân chúng ta làm sao có thể thoát khỏi tai nạn này, làm sao có thể giúp đỡ người đời vượt qua tai nạn này, có thể làm được hay không? Ngày nay chúng ta đọc được “Liễu Phàm tư huấn”, đáp án khẳng định là được. Có khả năng. Bản thân chúng ta tu dưỡng đạo đức, bản thân thì siêu việt rồi, nhà Phật chỗ nói: “trong cộng nghiệp có bất cộng nghiệp”, bản thân chúng ta có thể siêu việt. Bản thân chúng ta có thể siêu việt, thì có thể giúp đỡ quảng đại khổ nạn chúng sanh. Làm sao để giúp đỡ họ? nhất định phải dùng đức hạnh, dùng học vấn đi cảm hóa họ, khiến họ giác ngộ, giúp họ liễu giải, giúp họ hối cải, cũng có thể đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức, tai nạn này có thể hóa giải. Tuy rằng không thể hoàn toàn hóa giải, nhưng có thể đem mức độ tai nạn của nó giảm thiểu, đem thời gian tai nạn rút ngắn lại, hiệu quả này thì là công đức rất lớn. Chúng ta cần phải nhận chân để nỗ lực làm. Làm thế nào để tu dưỡng đức hạnh bản thân? Trong sách này đã cử ra rất nhiều ví dụ, chúng ta cần phải tỉ mỉ mà thể hội, xem xét nhiều lần. Phía sau ông ấy lại cử ra một ví dụ:
[Tắc báng hủy chi lai, giai ma luyện ngọc thành chi địa, ngã tương hoan nhiên thụ tứ, hà nộ chi hữu]. (dù gặp người hủy báng ta, đó đều là cơ hội cho ta rèn luyện. Ta phải cảm thấy mừng mới đúng, có gì mà phải tức giận).
Điều này, chúng ta mỗi một người thời thời khắc khắc đều gặp phải, chúng ta có thể làm được không? Người khác ác ý hủy báng ta, sau khi ta nghe xong, có thể hay không, ngay một tơ hào tâm niệm oán hận cũng không khởi? Đây là công phu.
Có người làm bài vè ở bên ngoài hủy báng tôi, có đồng tu nói với tôi rằng: “Người đó nói xấu bạn, hủy báng bạn”, anh ta vừa mở miệng, tôi liền ngăn anh ta lại, không cần phải nói tiếp. Anh ta cảm thấy vô cùng kinh ngạc! Anh ta nói: “Tại sao?” Tôi nói với anh ta: “Tôi hi vọng tâm của tôi đối với người đó vĩnh viễn bảo trì ấn tượng tốt, tôi không hi vọng những bất thiện của anh ta, ngôn hành của anh ta nằm trong tâm tôi, tôi không hi vọng điều đó.” Tôi vĩnh viễn ghi nhớ chỗ tốt của người khác, ghi nhớ chỗ thiện của người khác, mắt tôi nhìn thiên hạ đều là người tốt, đều là người thiện. Tuyệt đối không đem những bất thiện của người khác để ở trong tâm, đem tâm của tôi biến thành bất thiện, đây là tổn thất quá lớn quá lớn rồi.
Người nói xấu tôi, phá họai tôi, trước đây đối với tôi rất tốt, tôi vĩnh viễn cảm ơn anh ta, nhận ân đức của anh ta. Về sau mọi việc bất thiện, đều là có nhân tố khác, trong số nhân tố này một nửa là hiểu lầm. Anh ta tại sao lúc trước thì đối xử với tôi tốt, hiện tại lại không tốt? Lúc trước tôi đối với anh ta có chỗ lợi, hiện tại tôi đối với anh ta hình như không còn lợi ích nữa. Từ trên lợi hại, tâm lí, thái độ, ngôn hành đều thay đổi rồi. Sự thay đổi này, tôi nhận rõ, tôi quá khứ đối với anh ta tốt, hiện tại đối với anh ta càng tốt, là anh ta không hiểu. Tại sao? Trong mắt anh ta chỉ là lợi hại của danh văn lợi dưỡng. Tôi hôm nay đã nâng cao lên một bước, tôi hôm nay hoàn tòan nói về đức hạnh, trên đạo đức đã đề thăng lên, trên danh lợi tôi đều buông xả. Tôi đối với anh ta tốt, anh ta không hiểu, anh ta sinh ra hiểu lầm, tôi nên tha thứ cho anh ta. Nói tha thứ cho anh ta thì bụng dạ tôi hẹp hòi rồi, đã sai rồi, hoàn toàn không có sự việc này. Cái sự việc này, nó tại chỗ khác có thể phát sinh, trong tâm mắt tôi vĩnh viễn không hề phát sinh bao giờ. Chúng tôi mới có thể hồi quy lại đến tự tánh, hồi quy đến thiên tánh.
Cư sĩ Hứa Triết vì sao đã 102 tuổi mà vẫn trẻ như thế, vẫn khỏe mạnh như thế? Một đời không sinh bệnh, vẫn có thể vì xã hội khổ nạn chúng sanh mà phục vụ. Bà phục vụ cho những người già, kỳ thực những người già đó nhỏ tuổi hơn bà rất nhiều, bảy tám mươi tuổi, bà đã hơn một trăm tuổi mà vẫn phục vụ người khác. Nguyên nhân là gì? Trong tâm không xen tạp một tơ hào tâm niệm bất thiện. Quyết định không cho phép một tơ hào thứ gì bất thiện trong tâm tôi, tôi phải ngăn ngừa. Trong tâm tôi chỉ dung nạp thiện tâm, thiện hành, thiện đức của tất cả chúng sanh, đây mới là tu dưỡng đạo đức bản thân. Cho nên chúng ta gặp phải người hủy báng, vũ nhục, hãm hại, tôi cảm kích. Tại sao? Từ trong hòan cảnh này để kiểm nghiệm trình độ công phu của bản thân rốt cuộc đã đạt đến mức nào. Nếu như tôi vẫn còn có một niệm tâm chán ghét, còn một ý niệm không vui, bản thân lập tức quay lại sám hối, đức hạnh tôi chưa đủ, tại sao vẫn không chịu được thử thách. Cho nên quyết định là “hoan hỷ thụ tứ, hà nộ chi hữu?” Mọi người đối với tôi như vậy, tôi dùng thái độ này để đối với họ, chầm chậm truyền đến đối phương, đối phương có thể cảm kích, sẽ hồi đầu thị ngạn. Tôi cứu bản thân mà cũng là cứu người khác. Nếu như tôi vừa nghe người khác hủy báng, tôi liền phát nộ, tôi liền có tâm báo thù, oan oan tương báo không bao giờ kết thúc, tự hại mình hại người. Đạo lí này không khó hiểu, sự việc này lợi hại được mất cũng không phải là khó hiểu. Hãy suy nghĩ nhiều một chút, tư duy nhiều một chút, chúng ta mới có thể cứu mình, cứu người, tự độ độ tha, sao có thể không vui vẻ mà làm chứ?
Cho nên, một người ở tại thế gian, hi vọng trong một đời đều có thể bảo hộ được tâm chân thành của mình, đều có thể vĩnh viễn giữ gìn tâm yêu thương của mình, yêu thương nhất thiết chúng sanh. Người khác yêu thương mình, thì mình thương yêu lại người đó không khó. Người hận mình, mình yêu thương họ, đây mới gọi là công phu chân chánh, đức hạnh chân chánh, học vấn chân chánh. Chúng sanh tạo tác ngũ nghịch thập ác, tôi vẫn là yêu thương anh ta chân thành bình đẳng, bởi vì tôi biết anh ta có Phật tánh, câu đầu tiên trong Tam tự kinh: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Tôi biết bản tánh anh ta vốn thiện, chân tâm của anh ta, chân tánh của anh ta vốn là thiện, tôi tôn trọng anh ta, tôi yêu quý anh ta. Anh ta nhiễm những tập khí bất thiện này, đó đều không phải là thật, đều có thể cải đổi. Cho nên chỉ cần một niệm hồi đầu, anh ta liền là người thiện, khôi phục đến bổn lai của anh ta. Đây là đạo lí, chân tướng sự thật không thể không biết. Liễu Phàm tiên sinh tiếp theo nói:
[Hựu văn báng nhi bất nộ], xem như không có việc đó.
[Tuy sàm diễm huân thiên, như cử hỏa phần không, chung tương tự tức].
Từ lúc còn trẻ học Phật cho đến nay, tôi hiểu được, tôi minh bạch. Hình như là đến năm ngoái, pháp sư Ngộ Đạo từ Đài Loan mang đến một vài tờ báo, tạp chí viết cho tôi, viết cho tôi một phong thư. Đây đều là những những người xuất gia ở Đài Loan, nêu tên tôi ra mà hủy báng tôi, vũ nhục tôi. Nói tôi đề xướng bản hội tập kinh Vô Lượng Thọ là sai lầm rất lớn, dạy sai cho rất nhiều người niệm Phật, bài viết được rất dài. Pháp sư Ngộ Đạo tìm một số đồng học đến, muốn viết một bức thư để phản bác lại. Tôi lập tức gọi điện đến nói với ông ấy, bảo rằng: “tùy ý người ta mắng, một câu cũng không được nói”. Tại sao? Anh ta chửi mệt rồi thì không chửi nữa, cũng tôi không can hệ gì! Anh ta viết văn chương cứ để anh ta viết, anh ta đến một ngày cũng sẽ viết mỏi, chúng ta một tơ hào phản ứng cũng không có. Pháp sư Ngộ Đạo nén giận, tốt! Nghe lời, chúng tôi không để ý gì đến anh ta. Hiện tại còn mắng nữa hay không? Đây là mắng người phải biết, hai người càng mắng càng hăng; nếu như chỉ có một người mắng, người kia không phảng pháng gì, đến sau khi mắng mệt rồi, anh ta tự nhiên không mắng nữa. Người ngồi ở đây rất thoải mái, ngồi đây làm gì? Ngồi nghe hát. Người nào cao, người nào thấp? Người bên ngoài sẽ nói: “Người này có tu dưỡng, người kia phong độ không tốt”. Do người phê bình, chúng ta hà tất phải nói một câu? Huống gì mắng người cũng rất mệt, nổi giận thì có hại cho sức khỏe vô cùng nghiêm trọng, nổi giận một lần, cư sĩ Hứa Triết nói: “ba ngày cũng không thể hồi phục”. Bạn tại sao lại phải nổi giận chứ? Anh ta mắng bạn, bạn rất khó chịu; anh ta mắng người khác, bạn tại sao lại không khó chịu? Anh ta mắng tôi “Tịnh Không”, Tịnh Không là tên giả, rất nhiều người đều có thể gọi là Tịnh Không, tôi hà tất phải thọ chịu chứ? Người ta mắng bạn, bạn đều có thể tiếp nhận, bạn ngốc, bạn ngu si sao! Bạn nghe thấy, cũng như anh ta mắng người khác không khác, cùng tôi không can hệ, tâm bình khí hòa. Oan này thì được hóa giải, đối với tôi hiểu lầm cũng được hóa giải, không cần phải để ý đến anh ta. Đánh nhau cũng như vậy, nếu như hai người đánh thì càng đánh càng hăng, nếu chỉ có một người đánh, còn người kia không động thủ, người đánh chỉ mới đánh vài cái thì cảm thấy bối rối, anh ta đánh tiếp, mà người ta vẫn không đánh trả, không đánh, bản thân lại thấy khó coi. Phương pháp này đối với người muốn đánh nhau rất có hiệu quả, tôi đều dùng qua. Khi tôi còn trẻ, gặp phải một số bạn bè tức giận, anh ta đánh tôi, tôi không đánh trả, anh ta làm tôi ngã, tôi ngã xuống đất không đứng lên. Người đứng bên xem thấy, anh ta tại chỗ đó rất bối rối khó chịu, muốn đánh, đánh được vài cái, không đánh nữa, giống như không có cách gì thu hồi, chiêu này của tôi rất cao minh. Cho nên không cần tranh với người, nhất định phải bảo trì tình hữu nghị tốt, sai lầm này, hiểu lầm này, hi vọng thời gian có thể có thể làm phai giảm, tình hữu nghị dài lâu, phải trường cửu. Đây là đạo lí làm người. Giúp đỡ bản thân, thành tựu người khác. Cho nên, tất cả những lời vu khống đều sẽ tiêu trừ, bất tất chúng ta phải biện bác, càng biện càng sai, không nên biện bác, tự nhiên có thể hóa giải, đây thì tốt. Hôm nay chúng ta chỉ giảng đến đây thôi. A MI ĐÀ PHẬT.
Website Phật Pháp Ứng Dụng chân thành cảm tạ dịch giả Diệu Âm đã gửi tặng các bài dịch từ pháp âm “Liễu Phàm Tứ Huấn” do Hoà Thượng Tịnh Không giảng tại Trung Quốc. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả.