1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

QUYỂN 333

LIII. PHẨM KHÉO HỌC 03

Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ-tát bị ma nắm giữ, bị ma làm mê hoặc, chỉ nghe danh tự vọng sanh chấp trước. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy trước chưa tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; trước chưa an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; trước chưa an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; trước chưa an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; trước chưa tu học bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; trước chưa tu học bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; trước chưa tu học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; trước chưa tu học pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; trước chưa tu học mười địa Bồ-tát; trước chưa tu học năm loại mắt, sáu phép thần thông; trước chưa tu học pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; trước chưa tu học mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; trước chưa tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trước chưa tu học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; trước chưa tu học tất cả hạnh đại Bồ-tát; trước chưa tu học quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Do nhân duyên này tạo điều kiện thuận tiện cho ma.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng có khả năng hiểu rõ hành tướng của uẩn ma, chẳng có khả năng hiểu rõ hành tướng của tử ma, chẳng có khả năng hiểu rõ hành tướng của thiên ma, chẳng có khả năng hiểu rõ hành tướng của phiền não ma. Do nhân duyên này tạo điều kiện thuận tiện cho ma.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hiểu rõ sắc, chẳng hiểu rõ thọ, tưởng, hành, thức; chẳng hiểu rõ nhãn xứ, chẳng hiểu rõ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng hiểu rõ sắc xứ, chẳng hiểu rõ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng hiểu rõ nhãn giới, chẳng hiểu rõ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng hiểu rõ sắc giới, chẳng hiểu rõ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng hiểu rõ nhãn thức giới, chẳng hiểu rõ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng hiểu rõ nhãn xúc, chẳng hiểu rõ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng hiểu rõ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng hiểu rõ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng hiểu rõ địa giới, chẳng hiểu rõ thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng hiểu rõ vô minh, chẳng hiểu rõ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử; chẳng hiểu rõ bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng hiểu rõ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng hiểu rõ pháp không nội, chẳng hiểu rõ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng hiểu rõ chơn như, chẳng hiểu rõ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng hiểu rõ bốn niệm trụ, chẳng hiểu rõ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng hiểu rõ Thánh đế khổ, chẳng hiểu rõ Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng hiểu rõ bốn tịnh lự, chẳng hiểu rõ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng hiểu rõ tám giải thoát, chẳng hiểu rõ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng hiểu rõ pháp môn giải thoát không, chẳng hiểu rõ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng hiểu rõ mười địa Bồ-tát; chẳng hiểu rõ năm loại mắt, chẳng hiểu rõ sáu phép thần thông; chẳng hiểu rõ pháp môn Tam-ma-địa, chẳng hiểu rõ pháp môn Đà-la-ni; chẳng hiểu rõ mười lực Phật, chẳng hiểu rõ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng hiểu rõ quả Dự-lưu, chẳng hiểu rõ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; chẳng hiểu rõ quả vị Độc-giác; chẳng hiểu rõ trí nhất thiết, chẳng hiểu rõ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng chẳng hiểu rõ thật tướng danh tự các pháp của hữu tình. Do nhân duyên này tạo điều kiện thuận tiện cho ma, chúng dùng phương tiện hóa làm đủ các hình dạng nói với đại Bồ-tát này: Hạnh nguyện tu hành của ngươi đã viên mãn, nên chứng quả vị giác ngộ cao tột đi. Khi ngươi thành Phật, sẽ được danh hiệu tôn quý, công đức thù thắng như thế.

Này Thiện Hiện! Nghĩa là ác ma kia biết Bồ-tát này trải qua thời gian vô tận tư duy, tâm nguyện là khi ta thành Phật, sẽ được công đức, danh hiệu như thế, nên tùy theo tâm nguyện tư duy của vị ấy mà nói như thế.

Này Thiện Hiện! Khi ấy, Bồ-tát này xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì không có phương tiện thiện xảo nên nghe ma nói, liền nghĩ thế này: Lạ thật! Người này vì ta mà nói rõ sẽ được thành Phật cùng công đức danh hiệu, tương ưng với tâm nguyện tư duy lâu dài của ta; do vậy, nên biết chư Phật quá khứ chắc chắn đã thọ ký quả vị đại giác ngộ cho ta; đối với quả vị giác ngộ cao tột, ta nhất định được Bất thối chuyển. Khi ta thành Phật chắc chắn sẽ được danh hiệu tôn quý công đức như thế.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, nghe ác ma ấy, hoặc quyến thuộc của ma, hoặc các Sa-môn bị ma nắm giữ nói là đương lai sẽ thành Phật danh hiệu như thế, như thế, nên tâm kiêu mạn càng tăng trưởng cho rằng ta vị lai nhất định sẽ thành Phật, đạt được danh hiệu công đức như thế, các Bồ-tát khác chẳng bằng ta.

Này Thiện Hiện! Như lời ta nói, các hành, trạng, tướng của đại Bồ-tát Bất thối chuyển, đại Bồ-tát này đều chưa thành tựu, chỉ nghe ma nói hư danh thành Phật, liền sanh ngạo mạn, khinh miệt chê bai các chúng đại Bồ-tát khác.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy do khởi ngạo mạn, khinh miệt chê bai các đại Bồ-tát khác, nên xa lìa quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì không có phương tiện thiện xảo, vì rời bỏ thiện hữu, vì thường bị bảo bọc bởi ác hữu, nên rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy nếu có thân này, lại được chánh niệm, chí thành hối lỗi, bỏ tâm kiêu mạn cũ, luôn luôn gần gũi cúng dường, cung kính, tôn trọng ngợi khen thiện hữu tốt nhất thì vị ấy tuy lưu chuyển sanh tử trong thời gian dài, nhưng sau lại nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, dần dần tu học, cũng sẽ chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, nếu có thân này nhưng chẳng được chánh niệm, chẳng biết hối lỗi, chẳng bỏ tâm kiêu mạn, chẳng muốn gần gũi cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen thiện hữu tốt nhất thì vị ấy nhất định lưu chuyển sanh tử dài lâu, sau tuy tinh tấn tu các thiện nghiệp nhưng cũng rơi vào địa vị Thanh-văn hoặc Độc-giác.

Này Thiện Hiện! Thí như Bí-sô cầu Thanh-văn, đối với bốn trọng tội, nếu bị phạm một, thì chẳng phải là Sa-môn, chẳng phải con dòng họ Thích; trong hiện tại, vị ấy nhất định chẳng có thể đắc quả Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn.

Này Thiện Hiện! Bồ-tát vọng chấp hư danh cũng vậy, chỉ nghe ma nói đến hư danh là thành Phật thì liền khởi tâm kiêu mạn, khinh miệt, chê bai các chúng đại Bồ-tát khác; nên biết tội này hơn tội tứ trọng mà Bí-sô kia đã phạm vô lượng lần.

Này Thiện Hiện! Ngoài việc hơn cả bốn trọng tội mà Bí-sô kia phạm, tội của Bồ-tát này hơn cả tội năm vô gián cũng vô lượng lần. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì đại Bồ-tát ấy sự thật chẳng thành tựu công đức thù thắng, mà chỉ nghe ác ma nói danh hiệu thành Phật liền tự ngạo mạn, khinh Bồ-tát khác, vì vậy tội này hơn tội năm vô gián.

Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát muốn đắc quả vị giác ngộ cao tột thì phải hiểu biết rõ lời nói về danh hiệu hư vọng như vậy là ma sự vi tế.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có đại Bồ-tát ẩn cư ở núi rừng, nơi đồng hoang, đầm vắng, một mình ngồi yên, tu hạnh viễn ly. Khi ấy có ác ma đi đến chỗ của vị ấy, cung kính khen ngợi công đức viễn ly, nói thế này: Lành thay, Đại sĩ, có thể tu hạnh viễn ly như thế. Hạnh viễn ly này, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều cùng khen ngợi. Trời Đế Thích, các trời, thần tiên đều cùng bảo vệ, cúng dường tôn trọng. Nên thường trụ ở nơi đây, chớ đi nơi khác.

Này Thiện Hiện! Ta chẳng khen ngợi các đại Bồ-tát ở chỗ thanh vắng, nơi đồng hoang, núi rừng, ngồi yên tư duy, tu hạnh viễn ly.

Bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu Phật chẳng khen ngợi người ở nơi thanh vắng, chốn đồng hoang, núi rừng, bỏ các đồ nằm, ngồi yên, tư duy công đức viễn ly, thì các đại Bồ-tát nên tu những hạnh viễn ly nào khác? Cúi xin Ngài dạy hạnh viễn ly thù thắng cho các đại Bồ-tát.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Chư đại Bồ-tát hoặc ở các nơi thanh vắng như núi rừng, đầm vắng, đồng hoang, hoặc ở chỗ phức tạp ồn ào như thành ấp, xóm làng, kinh thành thì chỉ có thể viễn ly ác nghiệp phiền não, còn viễn ly tác ý Thanh-văn, Độc-giác, siêng tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa và tu các công đức thù thắng khác, đó gọi là hạnh chơn viễn ly của Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Hạnh viễn ly này, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cùng khen ngợi. Hạnh viễn ly này, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cùng mở bày chấp nhận.

Này Thiện Hiện! Hạnh viễn ly này, các đại Bồ-tát thường phải tu học; hoặc ngày, hoặc đêm phải chánh tư duy, tinh tấn tu hành pháp viễn ly này. Đó gọi là hạnh viễn ly của Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Hạnh viễn ly này, chẳng lẫn lộn tác ý Thanh-văn, Duyên-giác, chẳng xen lẫn tất cả phiền não ác nghiệp, xa lìa các việc ồn ào phức tạp, rốt ráo thanh tịnh, khiến các Bồ-tát mau chứng quả vị giác ngộ cao tột, lợi lạc hữu tình cùng tận đời vị lai, thường không dứt hết.

Này Thiện Hiện! Các việc mà ác ma đã ngợi khen, như ở các chỗ thanh vắng như núi rừng, đầm vắng, đồng hoang, rời bỏ đồ nằm, ngồi yên một mình, chẳng phải là hạnh viễn ly thù thắng của Bồ-tát. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì hạnh viễn ly ấy còn có ồn ào xen lẫn, nghĩa là hạnh ấy còn xen lẫn ác nghiệp phiền não, hoặc xen lẫn tác ý Thanh-văn, Độc-giác; đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng thường tín thọ, tinh cần tu học, chẳng có thể viên mãn trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Có đại Bồ-tát tuy siêng tu tập pháp hạnh viễn ly, mà ma khen ngợi nhưng khởi tâm kiêu mạn, không thanh tịnh, khinh miệt, chê bai các chúng đại Bồ-tát khác, đó là có chúng đại Bồ-tát tuy ở thành ấp, xóm làng, đô thị mà tâm thanh tịnh, không bị các loại ác nghiệp phiền não xen lẫn, chẳng xen lẫn tác ý Thanh-văn, Độc-giác, tinh cần tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tinh cần an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; tinh cần an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; tinh cần an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; tinh cần tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; đối với công đức thế gian như là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông v.v… tu đã viên mãn rồi; tinh cần tu tập pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; tinh cần tu tập năm loại mắt, sáu phép thần thông; tinh cần tu tập pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; tinh cần tu tập mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; tinh cần tu tập pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; tinh cần tu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình; tuy ở chỗ ồn ào nhưng tâm tĩnh lặng, thường xuyên siêng năng tu tập hạnh viễn ly thù thắng. Đối với chúng đại Bồ-tát chơn tịnh như vậy, họ sanh tâm kiêu mạn, phỉ báng, khinh miệt

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì không có phương tiện thiện xảo, nên dù ở nơi đồng hoang rộng trăm do tuần, nơi ấy tuyệt nhiên không có các ác cầm thú, rắn rết, đạo tặc, chỉ có thần quỷ la sát tà v.v… dạo chơi và dừng nghỉ trong đó, họ ở chốn thanh vắng như thế, tuy trải qua một năm, hoặc trải qua mười năm, hoặc trải qua trăm năm, hoặc trải qua ngàn năm, hoặc trải qua trăm ngàn năm, hoặc trải qua ức năm, hoặc trải qua trăm ức năm, hoặc trải qua ngàn ức năm, hoặc trải qua trăm ngàn ức năm, hoặc vượt hơn số này, tu hạnh viễn ly nhưng chẳng hiểu rõ hạnh chơn viễn ly của các đại Bồ-tát, đó là các chúng đại Bồ-tát tuy ở chỗ ồn ào mà tâm vẫn tĩnh lặng, xa lìa các loại phiền não ác nghiệp, hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, xa lìa tác ý Thanh-văn, Độc-giác. Đại Bồ-tát này tuy ở nơi đồng hoang trải qua thời gian lâu dài, nhưng còn xen lẫn tác ý Thanh-văn, Độc-giác, đắm trước pháp của địa vị Thanh-văn, Độc-giác, nương vào pháp ấy mà tu hạnh viễn ly; lại đối với hạnh này sanh mê đắm sâu xa.

Này Thiện Hiện! Bồ-tát ấy tuy tu hành hạnh viễn ly như thế, nhưng chẳng thuận theo tâm của chư Như Lai.

Này Thiện Hiện! Hạnh chơn viễn ly của các đại Bồ-tát mà ta xưng tán, đại Bồ-tát ấy hoàn toàn chẳng thành tựu. Vị ấy, đối với hạnh viễn ly chơn thắng, cũng chẳng thấy có hành tướng tương tợ. Vì sao? Vì vị ấy đối với hạnh chơn viễn ly như thế, chẳng sanh ưa thích, chỉ tu hành hạnh viễn ly không của Thanh-văn, Độc-giác.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hạnh viễn ly chẳng chơn thắng, ma đi đến chỗ trống hoan hỷ khen ngợi, bảo: Hay thay! Hay thay! Ngài có khả năng tu hành hạnh chơn viễn ly. Hạnh viễn ly này, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cùng xưng tán. Đối với hạnh này Ngài tinh cần tu tập, thì mau chứng quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chấp trước pháp hạnh viễn ly của Thanh-văn, Độc-giác như vậy cho là tối thắng, khinh miệt, chê bai những vị an trụ Bồ-tát thừa, tuy ở chỗ ồn ào mà tâm vẫn tĩnh lặng, các Bí-sô mà thiện pháp đã thành tựu điều hòa v.v… rằng họ chẳng có thể tu hạnh viễn ly, thân ở chỗ ồn ào, tâm chẳng tĩnh lặng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, đối với đại Bồ-tát an trụ hạnh chơn viễn ly mà chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cùng khen ngợi, khinh miệt, chê bai, cho là ở chỗ ồn ào, tâm chẳng tĩnh lặng, chẳng thể tu hành hạnh chơn viễn ly; còn đối với đại Bồ-tát an trụ hạnh ồn ào phức tạp thật sự mà chư Như Lai chẳng xưng tán, thì tôn trọng khen ngợi, cho là chẳng ồn ào phức tạp, tâm họ tĩnh lặng, có khả năng tu hành chơn chánh hạnh chơn viễn ly.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy đối với người như bậc đại sư, nên thân cận, cung kính cúng dường thì chẳng thân cận cung kính cúng dường, trái lại sanh khinh miệt. Còn đối với kẻ như bạn ác đáng xa lìa chẳng nên phụng sự, thì chẳng xa lìa, mà lại cung kính cúng dường phụng sự như bậc Đại sư.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vì không có phương tiện thiện xảo nên vọng sanh chấp trước. Vì sao? Vì vị ấy nghĩ thế này: Việc tu hành của ta là chơn viễn ly, cho nên được phi nhơn xưng tán hộ niệm. Người ở thành ấp thân tâm nhiễu loạn, thì ai mà hộ niệm cung kính khen ngợi.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này, tâm nhiều ngạo mạn, khinh miệt, chê bai các chúng đại Bồ-tát khác, phiền não ác nghiệp ngày đêm tăng trưởng.

Này Thiện Hiện! Nên biết, đại Bồ-tát ấy, đối với các Bồ-tát là hạng Chiên-đồ-la làm ô uế chúng đại Bồ-tát. Tuy giống tướng đại Bồ-tát nhưng là đại tặc trong cõi trời, cõi người, dối trá mê hoặc trời, người, A-tố-lạc v.v… Thân tuy mang pháp y của Sa-môn nhưng tâm thường chứa ý muốn trộm cướp. Có các người hướng đến Bồ-tát thừa, chẳng nên thân cận, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen người ác như thế. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Nên biết, người ấy ôm lòng tăng thượng mạn, bên ngoài giống Bồ-tát nhưng bên trong nhiều phiền não. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát chơn thật thì chẳng bỏ trí nhất thiết trí, chẳng bỏ quả vị giác ngộ cao tột, thâm tâm cầu chứng trí nhất thiết trí, cầu chứng quả vị giác ngộ cao tột, vì lợi lạc khắp các hữu tình, nên chẳng thân cận cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen người ác như thế.

Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát thường nên tinh tấn tu hành sự nghiệp của mình, nhàm chán xa lìa sanh tử, chẳng đắm ba cõi; đối với kẻ ác tặc Chiên-đồ-la kia, nên thường phát tâm từ, bi, hỷ, xả, nên nghĩ thế này: Ta chẳng nên sanh khởi tội lỗi như ác nhân kia đã sanh khởi. Nếu khi thất niệm tạm khởi như kẻ kia thì kịp thời biết ngay, khiến mau trừ diệt.

Này Thiện Hiện! Chư đại Bồ-tát muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột, nên hiểu biết rõ ràng ma sự như vậy, nên siêng tinh tấn xa lìa, trừ diệt như tội lỗi mà Bồ-tát kia đã khởi.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ý muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột tăng trưởng thì nên thường thân cận, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thiện hữu tốt nhất.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những ai được gọi là thiện hữu tốt nhất của các đại Bồ-tát?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; tất cả đại Bồ-tát cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát. Có các Thanh-văn và Thiện sĩ khác, có khả năng vì chúng đại Bồ-tát mà tuyên thuyết khai thị, phân biệt làm rõ pháp tương ưng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, khiến cho dễ hiểu, nên biết, cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, bố thí Ba-la-mật-đa là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, bốn niệm trụ là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, bốn tịnh lự là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, tám giải thoát là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, pháp môn giải thoát không là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, bậc Cực hỷ là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, năm loại mắt là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; sáu phép thần thông cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, pháp môn Tam-ma-địa là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; pháp môn Đà-la-ni cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, mười lực Phật là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, pháp không quên mất là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; tánh luôn luôn xả cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tập khí phiền não là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, trí nhất thiết là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, tất cả hạnh đại Bồ-tát là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, Thánh đế khổ là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, tánh nhân duyên của các pháp là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; các chi duyên khởi cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, pháp không nội là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng là thiện hữu tốt nhất của đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nên biết, bố thí Ba-la-mật-đa đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, bốn bốn niệm trụ đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, bốn tịnh lự đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, tám giải thoát đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, pháp môn giải thoát không đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, bậc Cực hỷ đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, năm loại mắt đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; sáu phép thần thông cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, pháp môn Tam-ma-địa đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; pháp môn Đà-la-ni cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, mười lực Phật đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, pháp không quên mất đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; tánh luôn luôn xả cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, sự vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tập khí phiền não đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, trí nhất thiết đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, tất cả hạnh đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, Thánh đế khổ đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, tánh duyên khởi của các pháp đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; các chi duyên khởi cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, pháp không nội đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ.

Này Thiện Hiện! Nên biết, chơn như đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng đối với chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác của quá khứ đều lấy bố thí Ba-la-mật-đa, nói đủ cho đến cảnh giới bất tư nghì làm thầy, làm người dẫn dắt, làm ánh sáng, làm ngọn đuốc, làm ngọn đèn, làm sự chiếu sáng, làm hiểu, làm biết, làm trí, làm tuệ, làm cứu, làm hộ, làm thất, làm nhà, làm bến, làm bờ, làm về, làm đến, làm cha, làm mẹ. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác của vị lai đều lấy bố thí Ba-la-mật-đa, nói đủ cho đến cảnh giới bất tư nghì làm thầy, làm người dẫn dắt, làm ánh sáng, làm ngọn đuốc, làm ngọn đèn, làm sự chiếu sáng, làm hiểu, làm biết, làm trí, làm tuệ, làm cứu, làm hộ, làm thất, làm nhà, làm bến, làm bờ, làm về, làm đến, làm cha, làm mẹ. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới trong khắp mười phương trụ trì an ổn tất cả hữu tình, khai thị pháp vi diệu, đều lấy bố thí Ba-la-mật-đa, nói đủ cho đến cảnh giới bất tư nghì làm thầy, làm người dẫn dắt, làm ánh sáng, làm ngọn đuốc, làm ngọn đèn, làm sự chiếu sáng, làm hiểu, làm biết, làm trí, làm tuệ, làm cứu, làm hộ, làm thất, làm nhà, làm bến, làm bờ, làm về, làm đến, làm cha, làm mẹ. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều từ bố thí Ba-la-mật-đa … nói đủ cho đến cảnh giới bất tư nghì mà xuất sanh. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát ý thích muốn chứng quả vị giác ngộ cao tột, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật thì nên học bố thí Ba-la-mật-đa, nên học tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nên học bốn niệm trụ, nên học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; nên học bốn tịnh lự, nên học bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nên học tám giải thoát, nên học tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nên học pháp môn giải thoát không, nên học pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nên học bậc Cực hỷ, nên học bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; nên học năm loại mắt, nên học sáu phép thần thông; nên học pháp môn Tam-ma-địa, nên học pháp môn Đà-la-ni; nên học mười lực Phật, nên học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; nên học pháp không quên mất, nên học tánh luôn luôn xả; nên học vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tập khí phiền não; nên học trí nhất thiết, nên học trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nên học tất cả hạnh đại Bồ-tát, nên học quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật; nên học Thánh đế khổ, nên học Thánh đế tập, diệt, đạo; nên học tánh duyên khởi của các pháp, nên học các chi duyên khởi; nên học pháp không nội, nên học pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; nên học chơn như, nên học pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy đã học bố thí Ba-la-mật-đa cho đến cảnh giới bất tư nghì. Lại nên dùng bốn nhiếp pháp nhiếp hóa các hữu tình. Bốn nhiếp pháp là gì? Một là bố thí, hai là ái ngữ, ba là lợi hành, bốn là đồng sự.

Này Thiện Hiện! Ta quán xét nghĩa này cho nên nói là bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nói đủ cho đến cảnh giới bất tư nghì, đối với các chúng đại Bồ-tát là thầy, là người dẫn dắt, là ánh sáng, là ngọn đuốc, là ngọn đèn, là sự chiếu sáng, là hiểu, là biết, là trí, là tuệ, là cứu, là hộ, là thất, là nhà, là bờ, là bến, là về, là đến, là cha, là mẹ. Vì vậy, này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát muốn tu hành hạnh bất tùy tha giáo, muốn an trụ trụ bất tùy tha giáo, muốn đoạn nghi của tất cả hữu tình, muốn thỏa mãn nguyện vọng của tất cả hữu tình, muốn nghiêm tịnh cõi Phật, muốn thành thục hữu tình, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ở trong kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa này, rộng nói tất cả pháp tướng nên tu học của chúng đại Bồ-tát. Tất cả chúng đại Bồ-tát đối với pháp này đều phải siêng năng tu học.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy lấy gì làm tướng mà khuyên chúng đại Bồ-tát phải siêng năng tu học?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy lấy hư không làm tướng; Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy lấy vô trước làm tướng; Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy lấy vô tướng làm tướng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ở trong tướng của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa này, các tướng của các pháp đều chẳng thể nắm bắt được, vì vô sở hữu.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có nhân duyên nào mà có thể nói diệu tướng của Bát-nhã-ba-la-mật-đa chăng? Các pháp cũng có tướng như thế chăng?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Có nhân duyên có thể nói diệu tướng của Bát-nhã-ba-la-mật-đa, các pháp cũng có diệu tướng như thế. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy lấy tánh không làm tướng, các pháp cũng lấy tánh không làm tướng. Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy lấy viễn ly làm tướng, các pháp cũng lấy viễn ly làm tướng.

Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này, có thể nói thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa có diệu tướng; các pháp cũng có diệu tướng như thế. Vì tất cả pháp, tự tánh đều là không, lìa tất cả tướng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp, tự tánh đều là không, xa lìa các tướng, thì tất cả pháp và cái không của tất cả pháp, cũng là tất cả pháp, lìa tất cả pháp, thì tại sao hữu tình có thể bày ra có tạp nhiễm, có thanh tịnh? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải pháp tánh không có nhiễm có tịnh, cũng chẳng phải xa lìa pháp có nhiễm có tịnh.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải pháp tánh không có khả năng chứng quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng pháp viễn ly có khả năng chứng quả vị giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong tánh không, có pháp có thể chứng đắc; cũng chẳng phải trong xa lìa có pháp có thể chứng đắc.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong tánh không có đại Bồ-tát chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng phải trong viễn ly, có đại Bồ-tát chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Bạch Thế Tôn! Làm sao cho con hiểu nghĩa thú sâu xa mà Phật đã dạy?

Bấy giờ, Phật dạy cụ thọ Thiện Hiện: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Hữu tình trải qua thời gian vô tận có tâm ngã và ngã sở, chấp ngã và ngã sở chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Bạch Thiện Thệ! Đúng vậy! Hữu tình trong thời gian vô tận có tâm ngã và ngã sở, chấp trước ngã và ngã sở.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao, cái tâm chấp ngã và ngã sở ấy xa lìa không chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Bạch Thiện Thệ! Đúng vậy! Cái tâm chấp ngã và ngã sở ấy đều xa lìa không.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Đâu chẳng phải do hữu tình chấp ngã và ngã sở mà lưu chuyển sanh tử?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Bạch Thiện Thệ! Đúng vậy! Các loại hữu tình do chấp ngã và ngã sở mà lưu chuyển sanh tử.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Hữu tình lưu chuyển sanh tử như thế là do có tạp nhiễm. Vì vậy biết chắc rằng tạp nhiễm hiện hữu.

Này Thiện Hiện! Nếu các hữu tình không có tâm chấp trước ngã và ngã sở thì không có tạp nhiễm. Nếu không có tạp nhiễm thì không có lưu chuyển sanh tử, mà lưu chuyển sanh tử đã hiện thì do đó nên biết có pháp tạp nhiễm; đã có pháp tạp nhiễm thì cũng có thanh tịnh. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nên biết, hữu tình tuy tự tánh là không, xa lìa các tướng, nhưng có tạp nhiễm, thanh tịnh hiện hữu.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 5 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 6 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 4 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 18 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 21 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 22 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 13 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 1 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 16 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 20 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 23 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 17 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 19 - Kinh Tạng
  • Kinh Bát Nhã Ba La Mật (Phẩm 46 đến 60) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 12 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 24 - Kinh Tạng
  • Kinh Bát Nhã Ba La Mật (Phẩm 61 đến 75) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 15 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 7 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 8 - Kinh Tạng