1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

QUYỂN 390

LXX. PHẨM BẤT KHẢ ĐỘNG 05

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều bản tánh không, mà trong bản tánh không hoàn toàn không sai biệt thì các Đại Bồ-tát an trụ ở đâu mà phát khởi tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột với lời nguyện: Ta sẽ chứng đắc quả vị đại giác ngộ? Bạch Thế Tôn! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không có hai hành tướng, chẳng phải hai hành tướng để có thể chứng quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không có hai hành tướng, chẳng phải hai hành tướng để có thể chứng quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì Bồ-đề không hai, cũng không có phân biệt. Nếu đối với Bồ-đề mà hành hai tướng, có phân biệt thì chắc chắn không có thể chứng.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát đối với Bồ-đề, chẳng hành hai tướng, cũng chẳng phân biệt, hoàn toàn không trụ vào đâu, mà phàt khởi tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột. Các Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp, chẳng hành hai tướng, cũng chẳng phân biệt, hoàn toàn không có sở hành thì có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Sở cầu của các Đại Bồ-tát là quả vị giác ngộ cao tột chẳng phải hành hai tướng mà có thể chứng đắc.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát sở hữu quả vị giác ngộ, hoàn toàn không có sở hành, đó là chẳng hành sắc, cũng chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức; chẳng hành nhãn xứ, cũng chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng hành sắc xứ, cũng chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng hành nhãn giới, cũng chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng hành sắc giới, cũng chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng hành nhãn thức giới, cũng chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng hành nhãn xúc, cũng chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng hành các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng hành các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng hành địa giới, cũng chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng hành nhân duyên, cũng chẳng hành đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; chẳng hành các pháp từ duyên sanh ra; chẳng hành vô minh, cũng chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không nội, cũng chẳng hành pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng hành bốn niệm trụ, cũng chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng hành Thánh đế khổ, cũng chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng hành bốn tịnh lự, cũng chẳng hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng hành tám giải thoát, cũng chẳng hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng hành pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng hành pháp môn Tam-ma-địa; chẳng hành pháp môn giải thoát không, cũng chẳng hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng hành bậc Cực hỷ, cũng chẳng hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; chẳng hành năm loại mắt, cũng chẳng hành sáu phép thần thông; chẳng hành mười lực Phật, cũng chẳng hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, cũng chẳng hành tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; chẳng hành pháp không quên mất, cũng chẳng hành tánh luôn luôn xả; chẳng hành trí nhất thiết, cũng chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng hành quả Dự lưu, cũng chẳng hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; chẳng hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cũng chẳng hành quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì các Đại Bồ-tát sở hữu quả vị giác ngộ, chẳng duyên vào danh tiếng chấp ngã, ngã sở, nghĩa là chẳng nghĩ thế này: Ta hành sắc, ta hành thọ, tưởng, hành, thức; cũng chẳng nghĩ là ta hành nhãn xứ, ta hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; cũng chẳng nghĩ là ta hành sắc xứ, ta hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; cũng chẳng nghĩ là ta hành nhãn giới, ta hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; cũng chẳng nghĩ là ta hành sắc giới, ta hành thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; cũng chẳng nghĩ là ta hành nhãn thức giới, ta hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; cũng chẳng nghĩ là ta hành nhãn xúc, ta hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; cũng chẳng nghĩ là ta hành các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, ta hành các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; cũng chẳng nghĩ là ta hành địa giới, ta hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới; cũng chẳng nghĩ là ta hành nhân duyên, ta hành đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; cũng chẳng nghĩ là ta hành các pháp từ duyên sanh ra; cũng chẳng nghĩ là ta hành vô minh, ta hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; cũng chẳng nghĩ là ta hành bố thí Ba-la-mật-đa, ta hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng chẳng nghĩ là ta hành pháp không nội, ta hành pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng chẳng nghĩ là ta hành bốn niệm trụ, ta hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng chẳng nghĩ là ta hành Thánh đế khổ, ta hành Thánh đế tập, diệt, đạo; cũng chẳng nghĩ là ta hành bốn tịnh lự, ta hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng chẳng nghĩ là ta hành tám giải thoát, ta hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng chẳng nghĩ là ta hành pháp môn Đà-la-ni, ta hành pháp môn Tam-ma-địa; cũng chẳng nghĩ là ta hành pháp môn giải thoát không, ta hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; cũng chẳng nghĩ là ta hành bậc Cực hỷ, ta hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; cũng chẳng nghĩ là ta hành năm loại mắt, ta hành sáu phép thần thông; cũng chẳng nghĩ là ta hành mười lực Phật, ta hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng chẳng nghĩ là ta hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, ta hành tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; cũng chẳng nghĩ là ta hành pháp không quên mất, ta hành tánh luôn luôn xả; cũng chẳng nghĩ là ta hành trí nhất thiết, ta hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng chẳng nghĩ là ta hành quả Dự lưu, ta hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; cũng chẳng nghĩ là ta hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát, ta hành quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát sở hữu quả vị giác ngộ, chẳng phải thủ mà hành, chẳng phải xả mà hành.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát sở hữu quả vị giác ngộ chẳng thủ mà hành, chẳng xả mà hành thì các Đại Bồ-tát sở hữu quả vị Bồ-đề sẽ hành chỗ nào?

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Các hóa thân của Phật sở hữu quả vị giác ngộ sẽ hành chỗ nào, có phải thủ mà hành, có phải xả mà hành chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Các hóa thân của Phật thật không có sở hữu thì sao có thể nói là sở hữu quả vị giác ngộ, có chỗ tu hành, hoặc thủ hoặc xả!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Quả vị giác ngộ trong mộng của A-la-hán, sẽ hành chỗ nào, có phải thủ mà hành, có phải xả mà hành chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Các A-la-hán, các lậu vĩnh tận, hôn trầm, thùy miên, triền cái đều diệt, rốt ráo không mộng thì làm sao mà có quả vị giác ngộ trong mộng, có chỗ tu hành, hoặc thủ hoặc xả!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, sở hữu quả vị giác ngộ cũng giống như thế, chẳng phải thủ mà hành, chẳng phải xả mà hành, hoàn toàn không có chỗ hành, vì bản tánh không vậy.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, sở hữu quả vị giác ngộ, chẳng phải thủ mà hành, chẳng phải xả mà hành, hoàn toàn không có chỗ hành, nghĩa là chẳng hành sắc, cũng chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức; chẳng hành nhãn xứ, cũng chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng hành sắc xứ, cũng chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng hành nhãn giới, cũng chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng hành sắc giới, cũng chẳng hành thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng hành nhãn thức giới, cũng chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng hành nhãn xúc, cũng chẳng hành nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng hành các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng hành các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng hành địa giới, cũng chẳng hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng hành nhân duyên, cũng chẳng hành đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; chẳng hành các pháp từ duyên sanh ra; chẳng hành vô minh, cũng chẳng hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không nội, cũng chẳng hành pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng hành bốn niệm trụ, cũng chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng hành Thánh đế khổ, cũng chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng hành bốn tịnh lự, cũng chẳng hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng hành tám giải thoát, cũng chẳng hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng hành pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng hành pháp môn Tam-ma-địa; chẳng hành pháp môn giải thoát không, cũng chẳng hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng hành bậc Cực hỷ, cũng chẳng hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; chẳng hành năm loại mắt, cũng chẳng hành sáu phép thần thông; chẳng hành mười lực Phật, cũng chẳng hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, cũng chẳng hành tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; chẳng hành pháp không quên mất, cũng chẳng hành tánh luôn luôn xả; chẳng hành trí nhất thiết, cũng chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng hành quả Dự lưu, cũng chẳng hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; chẳng hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cũng chẳng hành quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, thì Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát đâu chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng hành pháp không nội, chẳng hành pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng hành bốn niệm trụ, chẳng hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng hành Thánh đế khổ, chẳng hành Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng hành bốn tịnh lự, chẳng hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng hành tám giải thoát, chẳng hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa; chẳng hành pháp môn giải thoát không, chẳng hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; chẳng hành bậc Cực hỷ, chẳng hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; chẳng hành năm loại mắt, chẳng hành sáu phép thần thông; chẳng hành mười lực Phật, chẳng hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, chẳng hành tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; chẳng hành pháp không quên mất, chẳng hành tánh luôn luôn xả; chẳng hành trí nhất thiết, chẳng hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng an trụ thần thông thù thắng của Bồ-tát, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật mà chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Không! Các Đại Bồ-tát sở hữu quả vị giác ngộ tuy không có chỗ hành nhưng các Đại Bồ-tát cần phải hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cần phải hành pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cần phải hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cần phải hành Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; cần phải hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cần phải hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cần phải hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; cần phải hành pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; cần phải nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; cần phải hành bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; cần phải hành năm loại mắt, sáu phép thần thông; cần phải hành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cần phải hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; cần phải hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cần phải hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cần phải an trụ thần thông thù thắng của Bồ-tát, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát sở hữu quả vị giác ngộ, nếu không có chỗ tu hành thì sẽ không có Đại Bồ-tát, chẳng an trụ bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng an trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; chẳng an trụ pháp không nội, chẳng an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; chẳng an trụ bốn niệm trụ, chẳng an trụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; chẳng an trụ Thánh đế khổ, chẳng an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; chẳng an trụ bốn tịnh lự, chẳng an trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; chẳng an trụ tám giải thoát, chẳng an trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; chẳng an trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng an trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; chẳng an trụ pháp môn giải thoát không, chẳng an trụ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, tu hành lâu dài, khiến cho viên mãn; chẳng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; chẳng an trụ bậc Cực hỷ, chẳng an trụ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; chẳng an trụ năm loại mắt, chẳng an trụ sáu phép thần thông, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; chẳng an trụ mười lực Phật, chẳng an trụ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; chẳng an trụ ba mươi hai tướng Đại sĩ, chẳng an trụ tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; chẳng an trụ pháp không quên mất, chẳng an trụ tánh luôn luôn xả, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; chẳng an trụ trí nhất thiết, chẳng an trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; chẳng an trụ thần thông thù thắng của Bồ-tát, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tu hành lâu dài, khiến cho viên mãn, để đắc quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Không!

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát sở hữu quả vị giác ngộ, tuy không có chỗ tu hành nhưng các Đại Bồ-tát cần phải an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải an trụ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải an trụ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải an trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải an trụ pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; cần phải an trụ bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải an trụ năm loại mắt, sáu phép thần thông, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải an trụ mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải an trụ ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải an trụ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải an trụ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn; cần phải an trụ thần thông thù thắng của Bồ-tát, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tu hành lâu dài, khiến được viên mãn, mới chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu các thiện căn chưa thật viên mãn thì chẳng bao giờ chứng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát muốn đắc quả vị giác ngộ cao tột thì nên an trụ bản tánh không của sắc, nên an trụ bản tánh không của thọ, tưởng, hành, thức; nên an trụ bản tánh không của nhãn xứ, nên an trụ bản tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; nên an trụ bản tánh không của sắc xứ, nên an trụ bản tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; nên an trụ bản tánh không của nhãn giới, nên an trụ bản tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; nên an trụ bản tánh không của sắc giới, nên an trụ bản tánh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; nên an trụ bản tánh không của nhãn thức giới, nên an trụ bản tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; nên an trụ bản tánh không của nhãn xúc, nên an trụ bản tánh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; nên an trụ bản tánh không của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, nên an trụ bản tánh không của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; nên an trụ bản tánh không của địa giới, nên an trụ bản tánh không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; nên an trụ bản tánh không của nhân duyên, nên an trụ bản tánh không của đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; nên an trụ bản tánh không của các pháp từ duyên sanh ra; nên an trụ bản tánh không của vô minh, nên an trụ bản tánh không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; nên an trụ bản tánh không của bố thí Ba-la-mật-đa, nên an trụ bản tánh không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nên an trụ bản tánh không của pháp không nội, nên an trụ bản tánh không của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; nên an trụ bản tánh không của bốn niệm trụ, nên an trụ bản tánh không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; nên an trụ bản tánh không của Thánh đế khổ, nên an trụ bản tánh không của Thánh đế tập, diệt, đạo; nên an trụ bản tánh không của bốn tịnh lự, nên an trụ bản tánh không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nên an trụ bản tánh không của tám giải thoát, nên an trụ bản tánh không của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nên an trụ bản tánh không của pháp môn Đà-la-ni, nên an trụ bản tánh không của pháp môn Tam-ma-địa; nên an trụ bản tánh không của pháp môn giải thoát không, nên an trụ bản tánh không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nên an trụ bản tánh không của bậc Cực hỷ, nên an trụ bản tánh không của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; nên an trụ bản tánh không của năm loại mắt, nên an trụ bản tánh không của sáu phép thần thông; nên an trụ bản tánh không của mười lực Phật, nên an trụ bản tánh không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; nên an trụ bản tánh không của ba mươi hai tướng Đại sĩ, nên an trụ bản tánh không của tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nên an trụ bản tánh không của pháp không quên mất, nên an trụ bản tánh không của tánh luôn luôn xả; nên an trụ bản tánh không của trí nhất thiết, nên an trụ bản tánh không của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nên an trụ bản tánh không của quả Dự lưu, nên an trụ bản tánh không của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; nên an trụ bản tánh không của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, nên an trụ bản tánh không của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật; nên an trụ bản tánh không của tất cả pháp; nên an trụ bản tánh không của tất cả hữu tình tu các công đức, khiến viên mãn rồi, mới chứng quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Bản tánh không của các pháp ấy và bản tánh không của hữu tình vô cùng tịch tịnh, không có pháp nhỏ nào có thể tăng, có thể giảm, có thể sanh, có thể diệt, có thể đoạn, có thể thường, có thể nhiễm, có thể tịnh, có thể đắc quả, có thể hiện quán.

Này Thiện Hiện! Nên biết, Đại Bồ-tát nương vào  thế tục mà nói, phô diễn các pháp, cho nên nói tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật rõ biết bản tánh không rồi, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chứ chẳng phải là chơn thắng nghĩa. Vì sao? Vì trong chơn thắng nghĩa, không có sắc có thể nắm bắt được, cũng không có thọ, tưởng, hành, thức có thể nắm bắt được; không có nhãn xứ có thể nắm bắt được, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể nắm bắt được; không có sắc xứ có thể nắm bắt được, cũng không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể nắm bắt được; không có nhãn giới có thể nắm bắt được, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có thể nắm bắt được; không có sắc giới có thể nắm bắt được, cũng không có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có thể nắm bắt được; không có nhãn thức giới có thể nắm bắt được, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có thể nắm bắt được; không có nhãn xúc có thể nắm bắt được, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có thể nắm bắt được; không có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được, cũng không có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được; không có địa giới có thể nắm bắt được, cũng không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể nắm bắt được; không có nhân duyên có thể nắm bắt được, cũng không có đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên có thể nắm bắt được; không có các pháp từ duyên sanh ra có thể nắm bắt được; không có vô minh có thể nắm bắt được, cũng không có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể nắm bắt được; không có bố thí Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được, cũng không có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được; không có pháp không nội có thể nắm bắt được, cũng không có pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có thể nắm bắt được; không có bốn niệm trụ có thể nắm bắt được, cũng không có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể nắm bắt được; không có Thánh đế khổ có thể nắm bắt được, cũng không có Thánh đế tập, diệt, đạo có thể nắm bắt được; không có bốn tịnh lự có thể nắm bắt được, cũng không có bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể nắm bắt được; không có tám giải thoát có thể nắm bắt được, cũng không có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể nắm bắt được; không có pháp môn Đà-la-ni có thể nắm bắt được, cũng không có pháp môn Tam-ma-địa có thể nắm bắt được; không có pháp môn giải thoát không có thể nắm bắt được, cũng không có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể nắm bắt được; không có bậc Cực hỷ có thể nắm bắt được, cũng không có bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân có thể nắm bắt được; không có năm loại mắt có thể nắm bắt được, cũng không có sáu phép thần thông có thể nắm bắt được; không có mười lực Phật có thể nắm bắt được, cũng không có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể nắm bắt được; không có ba mươi hai tướng Đại sĩ có thể nắm bắt được, cũng không có tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc có thể nắm bắt được; không có pháp không quên mất có thể nắm bắt được, cũng không có tánh luôn luôn xả có thể nắm bắt được; không có trí nhất thiết có thể nắm bắt được, cũng không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể nắm bắt được; không có quả Dự lưu có thể nắm bắt được, cũng không có quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác có thể nắm bắt được; không có tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, cũng không có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có thể nắm bắt được; không có người hành hạnh Đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, cũng không có người hành quả vị giác ngộ cao tột có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Các pháp như thế, đều nương vào ngôn từ thế tục mà phô diễn, chẳng y cứ vào thắng nghĩa.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, từ khi mới phát tâm, tuy rất hăng hái vì các hữu tình hành hạnh Bồ-đề, nhưng đối với tâm này hoàn toàn không có sở đắc, đối với các hữu tình, cũng không có sở đắc, đối với đại Bồ-đề cũng không có sở đắc, đối với Phật, Bồ-tát cũng không có sở đắc.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp hoàn toàn không có sở đắc, đều chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao Đại Bồ-tát hành hạnh Bồ-đề, tại sao có thể đắc quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Khi trước ông nương vào lãnh vực đoạn mà đoạn các phiền não được căn vô lậu, an trụ định vô gián, đắc quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A-la-hán, thì khi ấy, ông có thấy hữu tình, hoặc tâm hoặc đạo, hoặc các đạo quả chăng?

Thiện Hiện đáp:

– Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu khi đó ông hoàn toàn không có sở đắc thì tại sao nói là đắc quả A-la-hán?

Thiện Hiện đáp:

– Vì nương vào thế tục mà nói, chẳng y cứ vào thắng nghĩa.

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Các Đại Bồ-tát cũng giống như thế, nương vào thế tục mà nói hành hạnh Bồ-đề và đắc quả vị giác ngộ cao tột, chứ chẳng y cứ vào thắng nghĩa.

Này Thiện Hiện! Vì nương vào thế tục nên đặt bày có sắc, đặt bày có thọ, tưởng, hành, thức; vì nương vào thế tục nên đặt bày có nhãn xứ, đặt bày có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; vì nương vào thế tục nên đặt bày có sắc xứ, đặt bày có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; vì nương vào thế tục nên đặt bày có nhãn giới, đặt bày có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; vì nương vào thế tục nên đặt bày có sắc giới, đặt bày có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; vì nương vào thế tục nên đặt bày có nhãn thức giới, đặt bày có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; vì nương vào thế tục nên đặt bày có nhãn xúc, đặt bày có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; vì nương vào thế tục nên đặt bày có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, đặt bày có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; vì nương vào thế tục nên đặt bày có địa giới, đặt bày có thủy, hỏa, phong, không, thức giới; vì nương vào thế tục nên đặt bày có nhân duyên, đặt bày có đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; vì nương vào thế tục nên đặt bày có các pháp từ duyên sanh ra; vì nương vào thế tục nên đặt bày có vô minh, đặt bày có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; vì nương vào thế tục nên đặt bày có bố thí Ba-la-mật-đa, đặt bày có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; vì nương vào thế tục nên đặt bày có pháp không nội, đặt bày có pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì nương vào thế tục nên đặt bày có bốn niệm trụ, đặt bày có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; vì nương vào thế tục nên đặt bày có Thánh đế khổ, đặt bày có Thánh đế tập, diệt, đạo; vì nương vào thế tục nên đặt bày có bốn tịnh lự, đặt bày có bốn vô lượng, bốn định vô sắc; vì nương vào thế tục nên đặt bày có tám giải thoát, đặt bày có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; vì nương vào thế tục nên đặt bày có pháp môn Đà-la-ni, đặt bày có pháp môn Tam-ma-địa; vì nương vào thế tục nên đặt bày có pháp môn giải thoát không, đặt bày có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; vì nương vào thế tục nên đặt bày có bậc Cực hỷ, đặt bày có bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; vì nương vào thế tục nên đặt bày có năm loại mắt, đặt bày có sáu phép thần thông; vì nương vào thế tục nên đặt bày có mười lực Phật, đặt bày có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vì nương vào thế tục nên đặt bày có ba mươi hai tướng Đại sĩ, đặt bày có tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; vì nương vào thế tục nên đặt bày có pháp không quên mất, đặt bày có tánh luôn luôn xả; vì nương vào thế tục nên đặt bày có trí nhất thiết, đặt bày có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; vì nương vào thế tục nên đặt bày có quả Dự lưu, đặt bày có quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; vì nương vào thế tục nên đặt bày có tất cả hạnh Đại Bồ-tát, đặt bày có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật; vì nương vào thế tục nên đặt bày có hữu tình, đặt bày có Bồ-tát, chư Phật Thế Tôn, chẳng y cứ vào thắng nghĩa.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát chẳng thấy có pháp nào có thể đối với quả vị giác ngộ cao tột, có tăng có giảm, có ích có tổn, vì tất cả pháp, bản tánh không vậy.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp, quán bản tánh không còn chẳng thể nắm bắt được, huống là tâm mới phát mà có cái có thể nắm bắt được, huống là tu bố thí Ba-la-mật-đa mà có cái có thể nắm bắt được, huống là tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà có cái có thể nắm bắt được; huống là an trụ pháp không nội mà có cái có thể nắm bắt được, huống là an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà có cái có thể nắm bắt được; huống là tu bốn niệm trụ mà có cái có thể nắm bắt được, huống là tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà có cái có thể nắm bắt được; huống là an trụ Thánh đế khổ mà có cái có thể nắm bắt được, huống là an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo mà có cái có thể nắm bắt được; huống là tu bốn tịnh lự mà có cái có thể nắm bắt được, huống là tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà có cái có thể nắm bắt được; huống là tu tám giải thoát mà có cái có thể nắm bắt được, huống là tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà có cái có thể nắm bắt được; huống là tu pháp môn Đà-la-ni mà có cái có thể nắm bắt được, huống là tu pháp môn Tam-ma-địa mà có cái có thể nắm bắt được; huống là tu pháp môn giải thoát không mà có cái có thể nắm bắt được, huống là tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà có cái có thể nắm bắt được; huống là tu bậc Cực hỷ mà có cái có thể nắm bắt được, huống là tu bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân mà có cái có thể nắm bắt được; huống là tu năm loại mắt mà có cái có thể nắm bắt được, huống là tu sáu phép thần thông mà có cái có thể nắm bắt được; huống là tu mười lực Phật mà có cái có thể nắm bắt được, huống là tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà có cái có thể nắm bắt được; huống là tu ba mươi hai tướng Đại sĩ mà có cái có thể nắm bắt được, huống là tu tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà có cái có thể nắm bắt được; huống là tu pháp không quên mất mà có cái có thể nắm bắt được, huống là tu tánh luôn luôn xả mà có cái có thể nắm bắt được; huống là tu trí nhất thiết mà có cái có thể nắm bắt được, huống là tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà có cái có thể nắm bắt được; huống là tu tất cả hạnh Đại Bồ-tát mà có cái có thể nắm bắt được; huống là tu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật mà có cái có thể nắm bắt được.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát đối với sở tu mà an trụ tất cả Phật pháp nếu có sở đắc thì đó là việc không có.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát tu hành quả vị giác ngộ cao tột, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, làm lợi ích hữu tình thường không gián đoạn.

LXXI. PHẨM THÀNH THỤC HỮU TÌNH 01

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; an trụ pháp không nội, an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; tu hành bốn niệm trụ, tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; an trụ Thánh đế khổ, an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; tu hành bốn tịnh lự, tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc; tu hành tám giải thoát, tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; tu hành pháp môn Đà-la-ni, tu hành pháp môn Tam-ma-địa; tu hành pháp môn giải thoát không, tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; tu hành bậc Cực hỷ, tu hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông; tu hành mười lực Phật, tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; tu hành ba mươi hai tướng đại sĩ, tu hành tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả; tu hành trí nhất thiết, tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; tu hành tất cả hạnh đại Bồ-tát; tu hành quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật; tu hành đạo Bồ-tát mà chưa viên mãn, chẳng đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột thì Bạch Thế Tôn! Làm thế nào Đại Bồ-tát tu đạo Bồ-tát được viên mãn, có thể chứng quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy:

– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng đắc sự bố thí, chẳng đắc năng thí, chẳng đắc sở thí, chẳng đắc việc làm ấy, cũng chẳng xa lìa các pháp như thế mà tu hành bố thí Ba-la-mật-đa thì Đại Bồ-tát ấy có thể viên mãn việc tu đạo Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo khi tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng đắc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, chẳng đắc năng tu, chẳng đắc sở tu, chẳng đắc việc tu, cũng chẳng xa lìa các pháp như vậy mà hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì Đại Bồ-tát ấy có thể viên mãn việc tu đạo Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo tu đạo Bồ-tát, khiến được viên mãn, có thể chứng quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo khi an trụ pháp không nội, chẳng đắc pháp không nội, chẳng đắc năng an trụ, chẳng đắc sở an trụ, chẳng đắc việc làm ấy, cũng chẳng xa lìa các pháp như thế mà an trụ pháp không nội, thì Đại Bồ-tát ấy có thể viên mãn việc tu đạo Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo khi an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chẳng đắc pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, chẳng đắc năng an trụ, chẳng đắc sở an trụ, chẳng đắc việc làm ấy, cũng chẳng xa lìa các pháp ấy mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, thì Đại Bồ-tát ấy có thể viên mãn sự tu đạo Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Như thế, các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo, tu đạo Bồ-tát, khiến được viên mãn, có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo khi tu hành bốn niệm trụ, chẳng đắc bốn niệm trụ, chẳng đắc năng tu, chẳng đắc sở tu, chẳng đắc việc tu, cũng chẳng xa lìa các pháp ấy mà tu bốn niệm trụ, thì Đại Bồ-tát ấy có thể viên mãn việc tu đạo Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo khi tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng đắc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, chẳng đắc năng tu, chẳng đắc sở tu, chẳng đắc việc tu, cũng chẳng xa lìa các pháp ấy mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, thì Đại Bồ-tát ấy có thể viên mãn việc tu đạo Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo, tu đạo Bồ-tát, khiến đắc viên mãn, có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 12 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 2 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 8 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 15 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 3 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 7 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 13 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 4 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 5 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 14 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 1 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 24 - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 62 – Ðại Kinh Giáo Giới La Hầu La (Mahà Ràhulovàda sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 6 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 17 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 11 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 10 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 9 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 20 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 23 - Kinh Tạng