1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

QUYỂN 146

XXX. PHẨM SO SÁNH CÔNG ĐỨC 44

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tuyên thuyết Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh?

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… nói Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa vô sở đắc như thế gọi là tuyên thuyết Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa vô sở đắc như thế nào mà gọi là nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có sắc v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa: Chẳng nên quán sắc hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có sắc v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có sắc v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc và tự tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Tự tánh của sắc ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, sắc chẳng thể nắm bắt được, thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có sắc v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có nhãn xứ v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa: Chẳng nên quán nhãn xứ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có nhãn xứ v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có nhãn xứ v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn xứ và tự tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không. Tự tánh của nhãn xứ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có nhãn xứ v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có sắc xứ v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa: Chẳng nên quán sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có sắc xứ v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có sắc xứ v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì sắc xứ và tự tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không. Tự tánh của sắc xứ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, sắc xứ chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có sắc xứ v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có nhãn giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa: Chẳng nên quán nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có nhãn giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có nhãn giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhãn giới và tự tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của nhãn giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nhãn giới chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có nhãn giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có nhĩ giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa: Chẳng nên quán nhĩ giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có nhĩ giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có nhĩ giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì nhĩ giới và tự tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của nhĩ giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có nhĩ giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tỷ giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa: Chẳng nên quán tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tỷ giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có tỷ giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán tỷ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì tỷ giới và tự tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của tỷ giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tỷ giới chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có tỷ giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có thiệt giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa: Chẳng nên quán thiệt giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có thiệt giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có thiệt giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thiệt giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thiệt giới và tự tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của thiệt giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thiệt giới chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có thiệt giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có thân giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa: Chẳng nên quán thân giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có thân giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có thân giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán thân giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì thân giới và tự tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không. Tự tánh của thân giới ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thân giới chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có thân giới v.v… có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu Bát-nhã như thế là tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy nói những điều như thế, đó là tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 5 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 4 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 8 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 12 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 15 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 13 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 2 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 14 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 7 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 1 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 3 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 16 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 24 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 17 - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 62 – Ðại Kinh Giáo Giới La Hầu La (Mahà Ràhulovàda sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 23 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 20 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 11 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 21 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 10 - Kinh Tạng