CHƯƠNG NĂM  

CON HÃY NHÌN BÀN TAY CON

CHÁNH NIỆM CHO TA NIỀM VUI TRONG SÁNG

Sáng hôm nay trời trong và ấm, tôi ra vườn cắm  ne‘ cho những hàng dậu mới lên và cắm thêm vài hàng cây xà lách con. Bé Thanh Thủy đi học sau khi ăn chén cơm rang tôi làm cho nó. Khi tôi trở vào rửa tay thì ông bạn học Thiền đã dậy, dang dánh răng súc miệng trong phòng tắm. Tôi đi nấu một ấm trà và mang dể trên chiếc bàn gỗ trên sân sạn, đợi ông ta ra.

Chúng tôi ngồi uống trà dưới ánh nắng ấm áp. Ông bạn hỏi tôi về cách kiểm điểm những thành quả của công phu thiền quán. Tôi nói rằng sự trầm tĩnh và sự an lạc là  hai cái thước do tốt nhất. Nếu không có tiến bộ về hai phía ấy tức là có thể có những chỗ kẹt trong công phụ Có người nói đến thiền quán mà không có thầy chỉ dạy có thể di đến chỗ điên loạn. Nhưng gặp được một vị minh sư thì hiếm lắm. Minh sư thì hiếm, mà “bất minh sư” thì nhiều. Chi bằng ta hãy nương tựa ông thầy nơi chính mỗi chúng ta khi ta chưa có duyên gặp một minh sư đúng nghĩa của nó.

Muốn tránh dược sự điên loạn, bạn  đừng vội vã muốn đi vào những trạng thái thiền dịnh có tính cách “xuất thần”, trái lại hãy dè chừng. Những phép thiền như tứ không định không phải là những giai đoạn thiết yếu mà bạn phải trải qua. Ðừng bao giờ tự ép uổng thân xác hoặc tâm thức bạn. Phải sống thật bình thường và tỉnh táo. Những dòng tôi nói về chánh niệm rất thực dụng và cần thiết, bạn nên đọc lại. Ðó là công phu hàng ngày. Có chánh niệm là có tất cả. Những gì tôi nói trong phần sau của tập sách này, liên hệ tới tam tánh, bát thức, tứ pháp giới v.v… bạn có thể mở ra xem trở lại lúc nào cũng được, không nhất thiết là cần thiết trước khi bạn đi vào công việc thực tập. Một phút thiền quán phải là một phút thoải mái, thanh tịnh và an lạc. Nếu thấy thiền quán là một cực hình, thì dó là người ta đã đi qua một cảnh giới sai lầm.

Thiền quán cho ta sự hỷ lạc, nghĩa là một niềm vui. Niềm vui đó, trước tiên là do ta trở về làm chủ lấy ta, không dể bị lôi kéo vào quên lãng ( thất niê.m ). Nắm được hơi thở, nở được nụ cười, động tác thân thể trở nên thung dung, cảm giác và tư tưởng an trú nơi chánh niệm : niềm vui chân thật đến từ những cái ấy. Giữ cho tâm mình có mặt trong mỗi  phút giây của hiện tại, đó là công phu thiết yếu nhất của thiền quán. Do công phu thực tập này, không những ta có thể sống đầy đũ, sáng suốt và thâm sâu đời sống của ta mà còn phát hiện những điều mà kẽ khác, vì thất niệm, không thể thấy.

TẠO ÐIỀU KIỆN CHO NẾP SỐNG CHÁNH NIỆM 

Trong cuốn Phép lạ của sự tỉnh thức xuất bản vào khoảng mười năm về trước, tôi có đê‘ nghị trên ba mươi phương pháp thiền tập về chánh niệm, trong dó có phương pháp tổ chức một ngày quán miệm mỗi tuần. Nếu bạn muốn có những chỉ dẩn tường tận, xin tìm xem cuốn ấy, vốn đã được in thành nhiều thứ tiếng. Ðó là một cuốn sách mỏng, rất dể đọc và có cách tính thực dụng. Hiện tôi vẫn còn sống theo những điều nói trong sách. Cuốn sách đó tuy mỏng, bạn có thể đọc nhiều lần, bởi vì mỗi lần đọc bạn lại có dịp nhìn lại quãng dường thực tập đã qua và phát kiến những điều mới, không phải trong sách mà chính là trong kinh nghiệm tâm linh của bạn. Nhiều năm đã đi qua từ ngày cuốn sách dược xuất bản, vậy mà tôi vẫn tiếp tục nhận thư của dọc giả từ nhiều nước gởi về. Thơ nào cũng chỉ là để cảm ơn sự có mặt của quyển sách và cho tác giả biết là cuốn sách đã làm thay đổi đời sống của họ. Mô.t ông Bác sĩ giải phẩu tại Nữu Ước cho biết là ông luôn luôn thực tập quán niệm trong khi làm công việc giải phẫu. (Tôi nghĩ là ông Bác sĩ này sẽ không bao giờ bỏ quên dao kéo trong bụng bệnh nhân !)

Trong những tháng đầu thực tập, có thể bạn có những thời gian bỏ lửng và quên lãng. Nhưng bạn luôn luôn có thể bắt đầu trở lại. Nếu trong gia đình hoặc ngoài xã hội có người cùng thực tập thì đó là một thiện duyên quý báu. Những người thực tập thường nhắc nhở cho nhau, hỏi han nhau về những kinh nghiệm và những sự tiến bộ. Bạn có thể tự nhắc bạn bằng những phương tiện do chính bạn tạo ra. Ví dụ một tờ lá mùa thu bạn nhặt được trong vườn và bạn đã đem cài lên trên tấm kính trong phòng rửa mặt. Một buổi sáng vào phòng rửa mặt, thấy tờ lá ấy, tự khắc bạn mĩm cười, trở lại với chánh niệm, và suốt trong thời gian đánh răng, cạo râu, rửa mặt và thay áo, bạn sống trong sự thung dung thoải mái của chánh niệm. Tiếng chuông chùa chẳng hạn, cũng đã được dùng như một trong những phương tiện nhắc nhở quán niệm.

NGƯỜI YÊU ƠI, EM LÀ AI ? 

Một hôm nào đó nếu cần đề tài thiền quán, bạn hảy chọn một đề tài thích hợp với bạn, nghĩa là một đề tài cho bạn nhiều cảm hứng và có thể thu hút được sức chú ý của bạn đến mức tối đa. Như tôi có nói ở phần trước, đề tài có thể là mặt trời , con sâu, chiếc lá, mặt mũi bạn khi bạn chưa sinh, thời gian, hoặc một hạt tuyết sa. Tất cả mọi hiện tượng, cụ thể hay trừu tượng, vật lý, sinh lý, tâm lý hay siêu hình đều có thể là đề tài thiền quán. Một khi chọn lựa rồi, bạn sẽ theo dõi nó ôm nó vào trong tâm, dành cho nó công trình ấp ủ cần thiết cũng như chiếc trứng cần sự ấp ủ của con gà mẹ để có thể nở thành gà con. Bạn có thể lấy cái “ta” của bạn ra làm đề tài thiền quán, hoặc cái ta của người mình yêu mến nhất, hoặc cái “ta” của người mà bạn thù ghét nhất . Ðề tài nào cũng có thể đưa đến sự giác ngộ, miển là bạn ôm nó được trong chiều sâu của bản thể bạn. Nếu đề tài chỉ được giao phó cho trí năng thì không chắc nó sẽ mang lại kết quả mà bạn mong muốn. Mặt mũi của bạn chẳng hạn. Bạn là ai ? Bạn đã từng quán niệm về đề tài ấy chăng ? Trước khi cha mẹ sinh ra, bạn là ai ? Bạn chưa có hình tích, nhưng bạn đã có hay là chưa có ? Tại sao từ chỗ không có bạn lại có thể trở thành có ? Nếu ngày hôm ấy, cha mẹ của tôi không gặp nhau, thì bây giờ tôi là ai ? Nếu ngày hôm đó, nếu không phải là con tinh trùng ấy mà là một con tinh trùng khác đi vào tiểu noản thì bây giờ tôi là ai ? Tôi là tôi hay tôi là một người anh, một người chị, hoặc một người em của tôi ? Nếu ngày xưa cha tôi không cưới mẹ tôi mà cưới một người đàn bà khác thì bây giờ tôi là ai ? Hoặc nếu ngày xưa mẹ tôi không về với cha tôi mà về với một người đàn ông khác thì bây giờ tôi là ai ? Mỗi tế bào trong cơ thể bạn có một đời sống tự trị, mô~i tế bào của bạn có phải là một cái ta không ? Loại ( espèce ) nằm trong chủng ( genre ), mỗi loại có phải là một cái ta không? Nếu bạn đem tất cả tâm tư, trí tuệ và tình cảm bạn mà hỏi bạn những câu như thế, nếu bạn đem những câu hỏi đó dìm xuống đáy tâm tư, một ngày kia bạn sẽ thấy những cái thấy bất ngờ.

Có khi nào bạn nhìn thẳng vào mắt người yêu và hỏi : “Em là ai ? “ hoặc “Anh là ai” chưa ? Hỏi để người yêu của bạn trả lời, và nhất là để bạn trả lời. Ðừng bằng lòng với những câu trả lời thông tục. Em là ai mà đã đến đây, lấy cái đau của tôi làm cái đau của em, lấy cái vui của tôi làm cái vui của em, lấy cái sống chết của tôi làm cái sống chết của em ? Em là ai mà  cái ta dã cùng với cái ta của tôi trở nên như một ? Tại sao em không là một giọt sương, một cánh bướm, một chân chim hay là một cây thông ? Ðừng bằng lòng với những hình ảnh thi ca. Hãy hỏi bằng tất cả tâm can, bằng tất cả những gì tạo nên con người bạn. Bạn chưa từng hỏi người bạn thù ghét nhất ( nếu có ) một câu hỏi như thế. Nhưng rốt cuộc rồi bạn cũng sẽ phải hỏi người ấy một câu hỏi tương tự. Anh là ai mà đã từng làm cho tôi khổ dau, căm giận và thù ghét, hay anh chính  là nghiệp quả, là nhân duyên hoặc là ngọn  lửa thử thách đã trui luyện nên tôi;  nói một cách khác, hay anh cũng là tôi ? Bạn hãy là người ấy. Bạn phải là người ấy, lo âu những nỗi lo âu  của người ấy , khổ dau những nỗi khổ đau của người ấy, đau xót những cái đau xót của người ấy. Bạn không thể thực sự “là hai” với người ấy. Cái ta của bạn không phải nằm “bên ngoài” cái ta của người ấy. Bạn chính là người ấy, cũng như chính bạn là người yêu của bạn, cũng như bạn là chính bạn.

Bạn quán niệm cho tới khi nào bạn thấy được nơi người lãnh tụ chính trị tàn ác nhất, nơi người tù nhân bị tra tấn dã man nhất, nơi người trưởng giả giàu sang nhất cũng như em bé nghèo ốm trơ xương nhất. Bạn quán niệm cho tới khi bạn thấy bạn nơi hạt bụi hay nơi những tinh hà xa xôi nhất.

TIÊU CHUẨN ÐỊNH HƯỚNG 

Thiền quán sẽ làm nẩy nở cái thấy nơi bạn cũng như sẽ làm nẩy nở nơi bạn khả năng yêu thương, tha thứ, hoan hỷ và buông thả. Bạn biết buông thả, vì bạn không còn cần nắm giữ riêng cho bạn, bởi vì bạn không còn là cái ta bé nhỏ dễ tan vỡ cần phải bảo trọng bằng đũ mọi cách nữa. Bạn trở thành hoan hỷ, bởi vì cái vui của ai cũng là cái vui của bạn, bởi vì bạn không còn ganh ghét và ích kỷ nữa. Bạn trở nên đầy tha thứ, bởi vì bạn không còn duy trì cố chấp và thành kiến . Bạn mở rộng lòng yêu thương, bởi vì bạn biết đau được nỗi đau khổ của muôn loài, và bạn làm hết tất cả những gì trong khả năng của bạn để làm vơi bớt những khổ đau ấy. Bốn đức trên kia, được gọi là tứ vô lượng tâm, là từ, bi, hỷ, xả, hoa trái tự nhiên của cái thấy trùng trùng duyên khởi. Sự phát triển của bốn đức ấy nơi bạn chứng tỏ bạn đang đi trên con dường thiền quán chân chính và bạn có khả năng hướng dẫn  kẻ khác mà không sợ bị lầm lạc.

LÁ TÌNH THƯ 

Bây giờ bạn đang ở dâu ? Ngoài ruộng đồng, trên núi rừng, nơi quân trường, trong hảng xưởng, trước bàn giấy, tại bệnh xá hoặc chốn lao tù ? Bạn hãy thở một hơi thở nhẹ nhàng, và thắp sáng mặt trời ý thức trong bạn. Chúng ta bắt đầu bằng hơi thở ấy và ý thức ấy. Cuộc đời như một ảo ảnh, một giấc mộng hay một thực tại nhiệm mầu, điều đó hoàn toàn tùy thuộc nơi bạn tùy thuộc nơi sự tỉnh thức của bạn. Tỉnh thức là một một phép lạ nhiệm mầu. Cũng như một căn nhà tối ám đột nhiên sáng rỡ lên vì có ánh sáng của một ngọn đèn, đời sống sẽ trở thành mầu nhiệm khi mặt trời ý thức bắt đầu chiếu rạng. Tôi có người bạn  thi sĩ đã từng bị giam giữ bốn năm trời trong một trại học tập cải tạo trên một vùng rừng núi xa xôi. Suốt bốn năm trời, anh đã thực tập thiền quán và đã giữ dược sức khỏe và niềm vui sống. Ra khỏi trại học tập, thân tâm trui luyện như một lưỡi thép, anh nói rằng trong bốn năm trời anh đã không mất mát gì, và trái lại. Những gì mà anh “ học tập” được không phải do cán bộ giảng dạy mà do chính công phu thiền tập của anh đưa tới. Tôi muốn những giòng chữ này, viết như viết một bức thư tình, tới được dưới mắt của những người anh em của tôi, quen hay lạ, trong những hoàn cảnh mà thường thường người ta nghĩ là bi đát và nhiều thất vọng nhất, để mỗi người anh em tôi có thể làm sống dậy được nghị lực sẵn có trong tự thân.

MUỐN AN LẠC THÌ TỰ KHẮC ÐƯỢC AN LẠC

Năm 1972, tôi viết bốn chữ nho dục an tắc an  trên một cái chóa đèn bă‘ng giấy bồi mà tôi đã tự tay làm lấy và đặt trên bàn viết của tôi, tôi nghĩ rằng mình sẽ có dịp thực nghiệm về đề tài này. Dục an tắc an co’ nghĩa là nếu anh muốn được an lạc thì tức khắc anh được an lạc, ngay trong giờ phút nàỵ Khoảng 1976 – 77, hồi tôi còn điều khiển chương trình “Máu chảy ruột mềm” là một chương trình cứu trợ tại Tân Gia Ba, tôi đã có dịp thực tập đề tài thiền quán ấỵ Chương trình “Máu chảy ruột mềm” là chương trình cứu trợ người tỵ nạn trên biển, thực hiện hồi mà trên thế giới dư luận chưa biết tới sự có mặt của các “thuyền nhân “. Chương trình “Máu chảy ruột mềm” là một chương trình hoạt động không công khai, bởi vì các nước Thái Lan, Mã lai và Tân Gia Ba hồi đó không cho phép người tỵ nạn lên bộ . Chúng tôi thuê hai chiếc tàu, một chiếc tên Leapdal và một chiếc tên Roland đi  vớt người trên biển và hai chiếc tàu nhỏ nữa tên Saigon 200 và Blackmart để liên lạc và chuyên chở thực phẩm. Hể hai tàu lớn mà đầy thì chúng tôi chở đồng bào đi Úc hoặc đi đảo Guam. Vào lúc hai chiếc tàu lớn vớt được trên 800 người thì chương trình bị phát giác, và hai giờ khuya cảnh sát có lệnh đến vây nhà tôi, vào nhà lục soát. Một người chận cửa trước, một người chận cửa sau và bốn người xông vào. Sau khi lục soát hết mọi ngõ ngách và và hộc tủ, họ xét giấy tờ tôi và ra lệnh cho tôi phải rời lãnh thổ Tân Gia Ba trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Trong lúc ấy hai chiếc Saigon 200 và Blackmark không được phép rời bến để tiếp tế cho người tỵ nạn trên hai chiếc lớn, và các nước Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương cũng không cho tôi đặt chân trên lãnh thổ họ. Chiếc Roland có đủ nhiên liệu có thể lên đường đi Perth với điều kiện là chúng tôi có thể tiếp tế thực phẩm từ Nam Dương, nhưng chiếc này đột nhiên bị hỏng máy. Biển động mạnh và Mã Lai không cho phép nó xáp vào hải phận để tránh gió. Vào một tình trạng như thế, tuy ngồi trên đất liền, tôi cũng thấy tôi lênh đênh trên biển, và sinh mạng tôi là một với sinh mạng của 800 người tị nạn. Tôi đã thực tập đề tài thiền quán dục an tất an, và tôi đã ngạc nhiên thấy mình trở nên an tĩnh một cách lạ lùng. Trong lúc ấy, tôi không thấy có niềm lo sợ nào nữa. Tâm trạng tôi lúc đó không phải là tâm trạng liều. Nó là sự an lạc. Tôi đã vượt qua giai đoạn khó khăn đó và không bao giờ tôi quên được những phút thiền tọa, những hơi thở và những bước chân quán niệm trong thời gian hai mươi bốn giờ ngắn ngủi kia.

Bạn hỏi hai mươi bốn giờ đồng hồ giải quyết bấy nhiêu việc, thì giờ đâu mà thiền tập ? Câu hỏi này quan trọng lắm đấy, bởi vì trong suốt cuộc sống mà ta gọi là “cuộc trăm năm” của chúng ta, chúng ta cũng thường than phiền là “không có thời giờ” mà, có phải không ? Tôi không đưa ra cho bạn một câu trã lời đâu. Tôi chỉ có thể nói với bạn sở dĩ tôi thành công được là vì tôi đã nêu ra cho tôi một thử thách lớn: tôi tự bảo, nê’u tôi không thành công bây giờ thì không bao giờ tôi thành công được cả; nếu tôi không đạt tới sự an lạc ngay trong gian nguy này thì sự an lạc trong những lúc không gian nguy có thể là sự an lạc giả tạo. Và tôi đã thành công. Hồi đó, nếu không có dịp gian nguy kia thì chưa chắc tôi đã thành công trong việc thiền tập về đề tài dục an tắc an, và nếu tôi không thực tập thiền quán pháp “dục an tắc an” lúc đó thì tôi cũng đã không có dược sự trầm tỉnh an lạc để có thể giải quyết từng ấy công việc trong khoảnh khắc cấp bách đó.

QUẢ THEO LIỀN VỚI NHÂN 

An lạc là một cái gì có thể hiện hữu trong giờ phút hiện tại. Bạn đừng nói : đợi khi tôi làm xong cái này ( và cái này ) rồi thì tôi mới “khỏe” được, mới “an lạc” được. Cái này là cái gì vậy ?

Một mảnh bằng, một sở làm, một cái nhà hay sự thanh toán một món nợ ? Như vậy thì bạn không bao giờ có an lạc đâu, bởi vì sau cái này sẽ có cái khác. An lạc là an lạc ngay từ bây giờ, nếu không thì không bao giờ an lạc hết. Nếu bạn thực sự muốn an lạc, thì bạn có thể an lạc ngay trong giờ phút này. Nếu không thì bạn chỉ có thể sống với “hy vọng sẽ được an lạc trong tương lai” mà thôị Bạn tôi, người thi sĩ, đã không đợi đến hết bốn năm học tập mới chịu an lạc. Y nào có biết là y sẽ ở đó bốn năm. Có người ở đó hơn sáu năm rồi mà đã được về đâu. Chắc y  đã thực hành mô.t thiền pháp nào đó tương tự với thiền pháp dục an tắc an. Bạn cũng thử ngồi lại đi và tìm một thiền pháp như thế, để đạt được sự an lạc của chính bạn. Bạn chớ cho là cần phải có công phu lâu ngày chày tháng. Quan trọng nhất là cái muốn của bạn, là ý chí của bạn. Ý chí ấy mà lớn thì quả đi theo liền với nhân, mau hơn một tia chớp giật. Và bạn phải biết nắm lấy và duy trì sự an lạc đó, bằng hơi thở, bằng bước chân, bằng nụ cười, bằng cái nhìn, bằng cái nghe và cái cảm. Cho đến khi bạn là một sự an lạc.

TẤT CẢ TÙY THUỘC VÀO HẠNH PHÚC CỦA BẠN  

Nếu thân thể ta là trái đất thì ta sẽ cảm nhận thấy một cách rõ ràng hơn bao nhiêu vùng đau nhức xót xa trên cơ thể ta. Nơi đây chiến tranh tàn phá, chốn kia bạo lực đè nén, vùng nọ đói khổ lan tràn. Biết bao nhiêu trẻ em bị mù chỉ vì thiếu chất dinh dưởng. Bao nhiêu bàn tay trẻ thơ đang tìm moi những đống rác để tìm những vật khả dĩ có thể đem đổi lấy vài chục gam thực phẩm. Bao nhiêu kẻ đang rên xiết trong chốn lao tù. Bao nhiêu kẻ khác đã bị thủ tiêu vì dám chống đối bạo lực. Thế giới không thể ngừng được sự chế tạo thêm vũ khí độc hại, dù số lượng vũ khí hiện giờ đã có đũ sức tiêu diệt mấy mươi lần nhân loại. Vậy thì tại sao ta có thể rút lui vào rừng sâu hoặc đóng chặt cửa phòng ta mà ngồi thiền quán để tìm sự an lạc của riêng ta, có người sẽ hỏi bạn như thế. Nhưng bạn cũng đã biết rồi, sự an lạc ấy nếu có cũng không phải là của riêng bạn. Chính nhờ sự an lạc đó mà bạn có thể là một với tất cả những kẻ đang khốn khổ; chính nhờ sự an lạc dó  mà bạn có thể là một cái gì cho nhân loại, nghĩa là cho chính bạn. Tôi biết có bao người trẻ có chí, có lòng; không muốn lẩn trốn trong hoàn cảnh giả tạo của mình, họ đã dấn thân vào cuộc đời để mong chuyển đổi cuộc đời, chuyễn dổi xã hội. Họ có nhận thức vững chãi về tình trạng xã hội, họ biết những gì họ muốn; tuy nhiên sau một thời gian tranh đấu họ đã nản lòng. Chính vì họ thiếu sự an lạc, một sự an lạc không thể để lại sau lưng mà phải đem theo vào cuộc đời tranh đấu. Sức mạnh của chúng ta không phải là vũ khí, không phải là tiền bạc, không phải là quyền thế: sức mạnh của chúng ta là sự an lạc. Sự an lạc này mà ta mang trong ta giúp ta trở nên bất hoại trong ngọn lửa thư? thách.  Ta phải có hạnh phúc trong khi lo lắng cho những kẻ mà ta thương yêu, cho những kẻ mà ta muốn bênh vực.

Tôi đã từng gặp trên bước đường tôi đi những người có được sự an lạc ấy. Thì giờ và tâm lực của họ, họ đã để dành rất nhiều trong công việc bênh vực kẻ yếu, vun trồng thương yêu và sự hiểu biết khắp nơi. Họ thuộc về những truyền thống tôn giáo và văn hóa khác nhau và họ đã đạt đươ.c sự an lạc của họ bằng cách nào tôi không được biết ( 32 ). Nhưng tôi nhận ra được sự an lạc đó trong khi tôi tiếp xúc với họ. Bạn cũng vậy, nếu để ý một chút, bạn cũng nhận được sự an lạc trong ho..  Và bạn biết rằng cái an lạc ấy không phải là một thứ ngục tù giam hãm bạn trong sự vị kỷ hoặc trốn tránh. Chính nó đưa bạn vào đời để làm được gì mà bạn đã làm. Hoặc để tranh đấu cho công bình xã hội, hoặc để san bằng bớt hố sai biệt Bắc Nam ( 33 ) , hoặc chận đứng đà thi đua chế tạo vũ khí, hoặc để đã phá tâm trạng kỳ thị, gieo rắt thêm sự hiểu biết, ý chí hòa giải hoặc tình thương yêu. Tại trận tuyến nào bạn cũng cần có ý chí kiên trì và quyết thắng. Thiếu sự an lạc, bạn không duy trì được ý chí dó. Vì vậy cho nên bạn cần có chánh niệm và thiền tập ngay trong đời sống hàng ngày của ba.n, dù là đời sống tranh đấu.

BỒ TÁT LẤY CON MẮT TỪ BI ÐỂ NHÌN MỌI LOÀI 

Sự an lạc và tình yêu thương, như tôi đã nói một lần, luôn luôn đi đo^i với  sự hiểu biết và không kỳ thị. Có kỳ thị là còn phân biệt, còn phe phái.  Chỉ có con mắt thương yêu thực sự mới có khả năng nhìn được thực tại từ mọi quan diểm. Người biết thương yêu có thể thấy mình có mặt nơi một người , và vì có thể nhìn từ mọi quan điểm cho nên có thể vượt được mọi quan điểm để thiết lập được loại hành động phù hợp nhất với đại bi tâm.  Ý nghĩa cao cả nhất của hai tiếng hòa giải là ở chỗ đó.  Hòa giải không có nghĩa là thỏa hợp với mê vọng và sự tàn ác; trái lại, hòa giải là chống đối thường trực với mọi hình thức mê vọng và tàn ác nhưng với tâm đại bi và cái nhìn siêu việt phe phái. Phần đông trong chúng ta ều theo phe phái, đều thiết lập chính tà căn cứ trên những dữ kiện ít oi mà ta hu lượm được, hoặc trực tiếp, hoặc qua các hoạt động tuyên truyền.

Chúng ta thường cần một sự bất bình trong lòng mới hành động mạnh dạn được, dù là một sự bất bình chánh đáng. Nhưng bất bình không đủ. Thế giới chúng ta không thiếu người dấn thân hoạt động. Thế giới chúng ta chỉ thiếu người có nhận thức rộng rãi để có thể thương yêu, để có thể từ bỏ phe phái mà ôn trọn được cả thực tại nhân loại trong lòng như một gà mẹ ấp ủ tất cả gà con của mình dươ’’i hai cánh xòe rộng. Quán niệm về “trùng trùng duyên khởi” là một trong những phương tiện đi vào nhận thức ấy. Có nhận thức ấy rồi bạn sẽ không còn dễ dãi vung gươm phân biệt lên để chia cắt thực tại nữa. Bạn sẽ vượt được ranh giới phe phái, thoát khỏi bức tường chánh tà, và thấy được rằng phương tiện và cứu cánh chỉ là một. Bạn hãy quan sát cho đến khi nào bạn có thể thấy rằng khuôn mặt na‘o trên xe điện ngầm (métro) cũng là khuôn mặt bạn, thân hình trẻ con gầy đét nào ở Nicaragua cũng là thân hình bạn, cho đến khi nào bạn có thể đói có thể đau trong cơ thể của mọi loài thì bạn thực hiện ca’i thấy vô phân biệt và đại bi tâm. Lấy con mắt thương yêu mà nhìn mọi loài, mọi người ( từ nhản thị chúng sanh – Kinh Pháp Hoa ), đó là khả năng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Trên đường đời, chúng ta đã có duyên gặp được những con người biết nhìn đời bằng con mắt từ bi : Bồ Tát Quán Thế Âm có mặt nơi họ Bồ Tát Quán Thế Âm cũng có mặt nơi ta mỗi khi ta quán niệm về sự thực thứ nhất trong bốn sự thực mầu nhệm về cuộc đời. Ai nói cầu đức Quán Thế Âm là không linh ứng ? Quan thế Âm hiện tới trong bạn cả trước khi bạn mở miệng nguyện cầu.

CON  HÃY  NHÌN BÀN TAY  CON 

Một anh họa sĩ bạn của tôi xa nhà đã gần ba mươi năm trời nói với tôi là mỗi lần nhớ mẹ, anh chỉ đưa bàn tay của anh lên nhìn  là thấy đở nhớ. Mẹ của anh là một người đàn bà Vi ê.t Nam của nền văn hóa cũ; bà chỉ võ vẽ đọc dược chữ nho mà chưa hề đọc sách triết học và khoa học Tây Phương. Trước khi anh rời quê hương, bà đã nắm lấy tay anh mà nói : “Khi nào con nhớ mẹ, thì con cứ đưa bàn tay con lên nhìn, là tự khắc con thấy mẹ”. Ðậm đà thay câu nói chân tình đó. Trong gần ba mươi năm, anh họa sĩ đã đưa bàn tay mình lên ngắm không biết bao nhiêu lần. Sự có mặt của bà trong anh không phải chỉ thuần là một sự có mặt theo nghĩa di truyền học. Tâm hồn bà, mơ ước bà, sự sống của chính bà đều có mặt trong anh. Theo tôi biết, anh họa sĩ này có thực hành thiền tập. Tôi không rõ anh đã đưa đề tài “nhìn bàn tay” lên địa vị một công a’n thiền hay chưa, bởi vì tôi nghĩ đề tài  ấy, đối với anh, có thể đưa anh đi xa lắm trên bước đường thiền quán. Từ bàn tay của anh, anh sẽ đi thấu suốt vào thực tại vô thỉ vô chung. Anh sẽ nhận thấy trăm ngàn thế hệ đi trước anh hiện giờ đang là anh và trăm ngàn thế hệ đi sau anh bây giờ cũng đang là anh. Từ kiếp xa xưa nào đến giờ dòng sinh mạng của  anh chưa bao giờ dứt đoạn, vì vậy cho nên bàn tay anh còn hiện hữu đó, như một thực tại bất sinh bất diệt. Mặt mũi anh năm trăm triệu năm về trước, và mặt mũi anh năm năm triệu năm về sau, anh có thể nhận ra được. Anh có mặt không phải chỉ như một truyền thống chủng loại  xuôi chảy theo trục thời gian; anh còn có mặt như một hệ thống duyên khởi  từng từng lớp lớp giao nhau trong không gian nữa, và vì thế mỗi tế bào nơi anh đều bất sinh bất diệt như anh. Ðề tài “nhìn bàn tay” của anh , trong trường hợp anh, có thể có tác dụng lớn gấp mấy lần đề tài “tiếng vỗ tay của một bàn tay” do thiền sư Tiên Nhai đề khởi. Mùa hè năm ngoái khi con cháu của tôi tư‘ một xứ xa về thăm tôi tại Phương Vân Am, tôi đã trao cho nó đề tài “nhìn bàn tay” để nó gìn giữ như một đề tài thiền quán. Tôi có cho nó biết là mỗi hạt sỏi, mỗi chiếc lá và mỗi con sâu trên đồi Phương Vân đều có mặt trong bàn tay nó.

TẠI SAO CÔ KHÓC ? 

Mới mấy tháng trước đây, giới thân cận chính quyền ở thành phố Hồ Chí Minh có đưa ra tin là sau một trận đau tim, tôi đã qua đời. Tin này gây xáo trộn khá nhiều và làm lợi cho sở vô tuyến viễn thông không ít. Ni sư P.H.  mới cho tôi biết là tin này tới Ni viện Từ Nghiêm vào lúc ni sư đang giảng học trong một lớp ni sinh trẻ tuổi. Cả lớp la(.ng đi khi nghe tin này và trong số các ni sinh có một cô ngất xỉu. Tôi bị đày ra khỏi xứ đã mười mấy năm vì những hoạt động hòa bình, chắc chắn là tôi không quen biết vị ni sinh trẻ tuổi này, cũng như tôi chưa được quen biết cả thế hệ tăng sinh và ni sinh trẻ tuổi mới lớn lên bây giờ. Sống chết là chuyện giả trá bề ngoài, tại sao cô khóc ? Cô đang học Phật và đang làm những chuyện tôi làm thì cô còn đó là tôi còn đó. Ðã không thì không bao giờ trở thành có, đã có thì không bao giờ trở thành không, cô có thấy điều đó chưa ? Nếu một hạt bụi mà ta không thể làm cho nó từ có trở thành không thì một con người cũng thế. Trên thế giới, người ta đã tìm cách thủ tiêu bao nhiêu người từng tranh dấu cho nhân quyền, cho tự do và bình đẳng xã hội, nhưng không ai thực sự thủ tiêu được aị Những người họ muốn thủ tiêu vẫn có mặt hoài hoài, và khắp nơi, cô có biết không ? Chúa Ki Tô, thánh Gandhi, Lambrakis, Mục sư Martin Luther King, cô nghĩ họ là “những người chết” hay sao ? Cô là chính họ. Cô mang trong họ từng tế bào của cộ. Lần sau, cô có nghe một cái tin như thế thì cô phải mỉm cười mới được. Nụ cười lặng lẽ của cô sẽ chứng tỏ rằng cô có trí tuệ và nghị lực lớn.  Ðạo Pháp và nhân loại trông đợi rất nhiều nơi cô.

TẤT CẢ NẰM Ở TRONG MỘT CÁI BIẾT 

Tôi có người bạn là nhà khảo cứu khoa học, hiện dang hướng dẫn cho nhiều sinh viên làm luận án tiến sĩ khoa học, làm gì cũng muốn cho scientifiquẹ Nhưng ông bạn này lại làm thơ, thành ra nhiều khi anh ấy không được scientifique cho lắm.Mùa Ðông năm ngoái, ông bạn của tôi trải qua một cơn khủng hoảng tinh thần khá lớn. Biết được tình trạng nghiêm trọng, tôi gởi lên cho anh một bức họa nhỏ trong đó chỉ có hình một con sóng vươn đầu trên nước bạc, và một hàng chữ tôi viết bên dưới  : “ tự bao giờ, sóng vẫn sống đời sống của sóng và đời sống của nước cùng một lúc và anh thở là thở cho tất cả chúng tôi “.

Viết câu ấy cho ông bạn khoa học gia có nghĩa là tôi cùng bơi với anh để vượt qua giai đoạn khó khăn . May mắn cho chúng tôi là cái phao ấy đã giúp nhiều cho tôi và cho ông bạn . Phần đông chúng ta chỉ thấy rằng chúng ta là sóng mà mà quên rằng chúng ta là nước. Chúng ta quen sống với sinh diệt mà không quen sống với bất sinh bất và diệt. Sóng sống đời sống của nước hoặc ta sống đời sống của bất sinh bất diệt, điều ấy nào có lạ lùng gì, nào có khó khăn gì. Thì bao giờ mà sóng chẳng sống  đời sống của nước, ta chẳng sống đời sống của bất sinh bất diệt ? Chỉ cần biết là ta đang sống trong đời sống của bất sinh bất diệt mà thôi. Tất cả nằm trong một tiếng biết, mà biết tức là nhận ra, là chánh niệm. Bao nhiêu công phu của thiền quán chỉ la‘ để tỉnh dậy mà biết một điều đó:  sinh diệt đâu có động gì được đến ta.  

GHI CHÚ 

(1)  Dấu chân trên cát

(2)  Trong Duy Thức Học, nếu niệm đi với định và tuệ, thì thất niệm đi với tán loạn và bất chánh tri. Tán loạn và bất chánh tri chỉ là những gì ngược lại với định và tuệ. Niệm, định và tuệ là ba trong số năm tâm sở biệt cảnh, còn thất niệm, tán loạn và bất chánh tri là ba trong số hai mươi sáu tâm sở bất thiện.

(3) Fritjob Capra, The Tao of Physics, The Chancer Press, Suffolk.

(4) “ Tư lương cá bất tư lương để, bất tư lương để như hà tư lương? Phi tư lương tức ngọa thiền chi yếu giả”.

( 5 ) Satipatthan sutta, kinh thứ 10 trong Trung Bộ Kinh, được xem như là kinh căn bản về thiền quán của Nam Tông. Bạn có thể tìm thấy bản dịch Việt Ngữ trong cuốn Phép lạ của sự tỉnh thức, Lá Bối, Paris 1976.

(6) “ Les termes objectif et subjectif ne designent que des cas limites. Par la mécanique quantique, nous savons qúil ne peut exister aucun phénomène totalement objectif, c’est à dire independant de l’état de l’observateur. Corrélativement, tout phenomène subjectif présente une face objective”. (Brian D. Josephson, Science et Conscience, Stock, Paris 1980)

(7) Thực tại không thể chứa đựng trong khuôn khổ các ý niệm phân biệt

(8) A lại gia, thức thứ tám, có tác dụng hàm tàng, tức là cất chứa. Ý niệm về hàm tàng được diễn tả bằng các danh từ năng tàng ( khả năng hàm chứa ), sở tàng (nội dung được hàm chứa ) và ngã ái chất tàng ( bị thức thứ bảy là mạt-na bám lấy cho là cái ta). A lại gia lại còn có tác dụng trì chủng, nghĩa là duy trì tất cả các chủng tử (tức là năng lượng) của vạn pháp, và tác dụng dị thục nghĩa là chuyển biến và chín muồi dể làm phát hiện ra các hiện tượng sinh lý, tâm lý và vật lý. Mạt-na, thức thứ bảy, là một tác dụng bám chặt lấy một phần của A lại Gia mà cho là ngã _ tác dụng nầy gọi là tư lượng.

( 9 ) Yêm-ma-la-thức là tên của thức a-lại-gia khi thức này đã thoát khỏi sự níu kéo của thức mạt na.

Chú thích: 

( 10 ) Rất nhiều người nghĩ rằng đi vào tứ thiền và tứ không định là đi vào trạng thái tâm không còn đối  tượng. Thực ra tâm lúc nào cũng có đối tượng, nếu không, tâm không phải là tâm. Trong tứ không định, đối tượng của tâm là sự vô biên của không gian, sự vô biên của thức, tính cách vô sở hữu của vạn vật hoặc tính cách vừa có vừa không của ý thức. Ðịnh chỉ là trạng thái của nhận thức trong đó không có sự phân biệt chủ thể và đối tượng, nghĩa là trong đó tướng phần của thức không bị kiến phần của thức đối tượng hóa, cho là độc lập ngoài nó. Tướng phần ( nimittabhãga ) và kiến phần ( dars’anabhãga ) là hai yếu tố chủ thể và đối tượng tương sinh tương thành của thức, không thể tồn tại ngoài nhau. Cả hai cùng có một bản thể: đó là tự thể phần hoặc tự chứng phần, tức là bản chất của thức.

( 11 ) Nguyễn Công Trứ ( 1778 – 1859 ) tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, quê làng Uy Viễn ở Hà Tỉnh.

( 12 ) Walt Whitman, Song of myself: “Do it contradict myself ? Very well then… I contradict myself I am larger  … I contain multitudes”.

( 14 ) “Il s’agit ici au contraire de pousser jusqu’au bout la conception des particules en tant que réseau d’interconnexions relationnelles. La philosophie du bootstrap renonce non seulement à l’idée de “briques” élémentaires de la matière, mais à quelque entité fondamentale que ce soit: lois, équations ou principes. Pour elle, l’univers est un tissu dynamique d’évènements interdépendants. Aucune propriété d’une quelconque partie de ce tissus n’a valeur de base: toutes résultent des propriétés des autres parties, et c’est la cohérence globale de leurs relations mutuelles qui détermine la structure de tout le tissụ” Fritjob Capra, Le Tao de la Physique, bài tham luận tại tọa dàm Cordue, in trong Science et Conscience, les deux lectures de ‘Univers, Stock, Paris, 1980.

( 1 5 ) Vikalpa

( 16 ) L’imagination et L’Ordre Impliqué, bà tham luận của David Bohm tại cuộc tọa đàm Cordoue ( tr. 453, Science et Conscience, Stock, Paris, 1976 ).

( 17 ) Erwin Schrodinger, My view of the world, Cambridge Univ. Press 1964, London.

( 18 ) Pháp Tướng Tông : một tông phái Phật Giáo chuyên tham khảo về tướng trạng của vạn pháp.

( 19 ) Những tiếng vô cùng và vô tận vì tạm dùng nên được đặt trong vòng kép.

( 20 ) Các độc giả không quen thuộc với thuyết tương đối có thể chưa hiểu được thế nào là cái liên hệ không-thời-gian bốn chiều mà Einstein nói đến. Trước Einstein, nhà toán học Ðức Minkowski đã từng nói là nếu tách biệt khỏi nhau, không gian và thời gian chỉ là những bóng ma không có thực, chỉ khi nào hai thứ đó phối hợp với nhau thi` chúng mới diễn bày một thực tại. Thuyết tương đối cho rằng tất cả mọi hiện tượng vật lý đang di động ( tất cả mọi tảng đá trên trái đất cũng đang di động theo trái dất ) đều chỉ có thể tự xác định cùng một lúc trong không gian và thời gian. Ví dụ một chiếc máy bay cất cánh từ Paris để đi New Delhi: người kiểm soát phi vụ dưới mặt đất không những phải biết vĩ tuyến x, kinh tuyến y, cao dộ z mà thôi; ông ta cũng phải biết thời gian t nữa thì mới đóan định được vị trí của chiếc máy bay trong suốt lộ trình. Thời gian ở đây là chiều thứ tư vậy. Không gian, thời gian, vật thể và sự di động liên đới với nhau mà hiện hữu, và khi mật độ ( densité ) của vật chất lớn thì không gian gần đó cong lại. Ánh sánh tinh tú đi ngang những khối vật chất như mặt trời đi theo một đường cong, bởi vì không gian ở đây cong hơn những nơi mà mật độ vật chất yếu. Ánh sáng là năng lượng vì vậy vì vậy nó cũng có chất lượng ( masse ), bởi vì vật chất và năng lượng là một, theo công thức trứ danh e = mc2, trong đó e la` năng lượng, m là chất lượng và c là tốc độ ánh sáng. Sự có mặt của vật chất kéo theo tính cách “cong” của không gian, và vì vậy trong thuyết tương
đối, không có ý niệm về đường thẳng tuyệt dối theo kiểu toán học của Euclide nữa.

(21) “L’électron ne possède pas de propriétes indépendantes de mon esprit”  Fritjof Capra, Le Tao de la Physique, bài tham luận tại tọa dàm Cordoue, ( Science et Conscience, Stock, Paris 1980 )

(22) “Il faut considérer la matière sous ses deux aspects complémentaires, onde et particule, et renoncer à ces objects ou à ces choses dont était constituée pour nous depuis toujours la nature”( Alfred Kastler, Cette Étranger Matière, Stock, Paris, 1976 )

( 23 ) Samyutta-Nikaya

( 24 ) “À des questions en apparence des plus simples, nous allons êtres amenés soit à ne donner aucune réponse, soit à en fournir une qui, a première vue, fait penser à un étrange catéchisme plutôt qúaux affirmations catégoriques de la physiquẹ Si l’on demande par exemple si la position de l’électron reste la même, nous devrons répondre “non”; si l’on demande si elle varie au cours du temps, nous devrons repondre “non”; si l’on demande si l’électron est immobile, nous devrons repondre “non” et si l’on demande s’il est en mouvement, nous devrons toujours répondre “non” ( J.R.Oppenheimer, La Science et le bon sens, Gallimard, Paris 1955 ).

( 25 ) “Tử, nhược nhân kiến triệt danh đại trượng phu”

( 26 ) Tức là công án “vô” của Triệu Châu

( 27 ) “Không có gì là thánh cả”, câu trã lời của Bồ Ðề Ða.t Ma cho vua Lương Võ Dế khi vua này hỏi về “ý nghĩa thâm sâu nhất của thánh đế “

( 28 ) Một người hỏi thiền sư Mã Tổ: Ý dịnh của Ðạt Ma từ Ấn Dộ qua đây là gì ? Xin thầy cho con biết mà đừng dùng những mệnh đề phủ định và khẳnh định nào hết. Mã Tổ nói : Hôm nay ta mệt, ngươi đến hỏi sư huynh Trí Tạng, Trí Tạng nói : ” Tại sao không hỏi thầy ?” Người ấy nói : ” Thầy bảo tôi hỏi sư huynh”. Trí Tạng nói ” “Hôm nay tôi nhức đầu, xin đến hỏi sư Hoài Hải”. Người ấy tới hỏi Hoài Hải, Hoài Hải nói : “Cái đó tôi không biết”. Người kia trở về báo cáo với thiền sư Mã Tổ. Mã Tổ bảo ” “Trí Tạng đầu bạc, Hoài Hải đầu den”. ( Công án thiền thứ 73 trong Bích Nham Lục ).

(29) Chữ Dị có nghĩa là “khác”, cũng có nghĩa là “đa nguyên”

(30) Ðây chỉ là những nét vắn tắt về Duy Thức cần thiết cho công phu thiền quán.  Bạn đọc muốn tham cứu rộng rãi hơn thì xin đọc Vấn đề Nhận Thức Trong Duy Thức Học của Nhất Hạnh, Lá Bối xuất bản lần thứ ba, Paris 1978.

( 31 ) David Bohm, Wholeness and the Implicate Order,  Routledge and Degan Paul, London , 1980

( 32 )  Tôi không nghĩ rằng chỉ có trong truyền thống đạo Phật mới có tuệ giác. Ở đâu hể có sự sống là có tuệ giác. Vì vậy tôi tôn trọng mọi truyền thống văn hóa và tôn giáo. Một truyền thống có thể hư nát, không chuyên chở được tuệ giác nữa, nhưng tuệ giác có thể phục sinh bất cứ lúc nào, bởi chính nó đã làm phát sinh truyền thống. Ðời sống của chính bạn là một nguồn tuệ giác:  mỗi thế hệ phải đóng góp phần mình cho dòng tuệ giác, đóng góp bằng kinh nghiệm sống của chính mình. Tuệ giác nằm trong sự sống, vậy nên kinh điển và kinh nghiệm do những thế hệ đi trước trao lại cần được bạn thực nghiệm , kiểm chứng và cuối cùng, bồi đấp. Có phát kiến và bồi đấp thì ta mới không phụ công khai phá của tiền nhân.

(33) Bắc là những nước giàu, Nam là những nước nghèo./.

Từ Chánh Niệm Ðến Thiền Quán 

Thích Nhất Hạnh – Lá Bối in Lần Thứ Nhất, Paris 1982

Thư Viện Hoa Sen