Ngày xưa, khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa hoằng pháp, Ngài đã đến gặp vua Lương Võ Đế. Trong lúc tìm hiểu, trao đổi Phật pháp, nhà vua hỏi:

“Trẫm một đời cất chùa, độ Tăng, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có được công đức chăng?” 

Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời rằng không có công đức gì cả. Nhà vua như bị tát gáo nước lạnh vào mặt, bởi vì Ngài nghĩ những việc đó là công đức tối hậu.

Có người nói rằng vua Lương Võ Đế không đích thân ra công thực hiện những việc đó mà chỉ sai người khác làm nên không có công đức gì cả. Sau này có người đem sự việc đó thưa hỏi Lục Tổ Huệ Năng và được Lục Tổ chỉ dạy như sau:

“Quả thực là không có công đức gì cả. Vua Lương Võ Đế vì lầm chấp sự làm phước là viên mãn mà không dùng trí tuệ để buông xả phiền não tham-sân-si vì còn thấy mình giúp. Cất chùa, độ Tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai cúng dường, bố thí, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, tất cả chỉ là những việc làm bên ngoài xã hội bằng tình người trong cuộc sống có thể giúp ích cho nhiều người.”

Nghe thế, vua sửng sốt, bàng hoàng, đâm ra nghi ngờ nên hỏi tiếp:
“Tại sao lại không có công đức?

”Tổ đáp:
“Đó là phước báu thế gian được hưởng phước báo làm người giàu sang, thông minh, mẫn tiệp ở cõi Trời-Người như bóng theo hình, tuy có nhưng không bền chắc lâu dài.

lord-buddha-18a-Copy

Vua Lương Võ Đế tưởng rằng làm những việc phước thiện như vậy là công đức cao cả nên chấp vào việc làm của mình, bị Tổ tạt cho một gáo nước lạnh vào mặt nhưng vẫn chưa nhận ra yếu chỉ tu hành bởi vua Lương nhầm lẫn giữa phước đức và công đức.

Mục đích của Tổ sang Trung Hoa là chỉ rõ cho mọi người nhận ra bản tâm chân thật sẵn có nơi mỗi người. Vua Lương nghĩ rằng cất chùa, độ Tăng Ni, in kinh sách, say mê việc làm phước là công đức nên Tổ mới phá chấp để nhà vua nhận ra bản tâm chân thật của mình mà hiểu đúng lý giác ngộ, giải thoát của đạo Phật.

Nhà vua không hiểu thế nào là công đức, chỉ một bề lầm chấp công lao của mình, cho đó là cứu cánh của đạo Phật. Vua không hiểu ý sâu xa của Tổ, dù đang là vị vua trên các vua khác, được hưởng phước cao sang tột đỉnh cũng vẫn bị quy luật vô thường chi phối, rốt cuộc vẫn trôi lăn trong vòng sinh tử khổ đau.

Chỗ Tổ muốn chỉ cho nhà vua là dừng lặng các vọng niệm phải-quấy, tốt-xấu, đúng-sai, ta-người để sống lại với tâm sáng suốt của mình, hay còn gọi là Phật tánh.


(st)