Nếu hành giả chú tâm hời hợt không có chánh niệm lúc ấy tham, sân, si sẽ nhảy Vào.
Khi tham, sân, si có mặt tâm bị xáo động, suy nghĩ lung tung do so sánh đánh giá, tâm ở trong tình trạng bất an mất thăng bằng. Chính lúc đó chúng ta đang sống với phiền não vì chú tâm hờ hợt không có chánh niệm.
Chánh niệm là phải hay biết ý thức luôn luôn, phải quan sát và chú ý đến tâm không để tâm đi lang thang, phải ghi nhận trong lúc bây giờ, chỉ bây giờ.
Chánh niệm đôi khi được giải thích như người gác cửa. Nhiệm vụ của người gác cửa là trông coi có người đi vô hay kẻ đi ra đều phải có sự hay biết khi có người vô, hay đi ra. Nếu có người canh gác cẩn thận thì người vô, người ra sẽ cảm thấy lo sợ vì có người gác cửa là chánh niệm.
Cũng vậy, người có chánh niệm có thể ví như người gác cửa, luôn luôn có sự hay biết và canh chừng, không để cho phiền não chen vào.
Khi chánh niệm có mặt, tâm an tịnh, tâm không bị xáo động. Vì lẽ thường, tâm hay so sánh, đánh giá, phán xét khi thấy, so sánh, đánh giá, phán xét khi nghe làm tâm mất quân bình. Chánh niệm ghi nhận đối tượng để bảo vệ tâm và ngăn ngừa không cho phiền não có dịp sanh khởi.
Chánh niệm rất có lợi trong mọi trường hợp, khi có chánh niệm trong trường hợp nào cũng có lợi ích. Vì vây, phải cố gắng tu tập có chánh niệm.
Chánh niệm làm cho tâm mát mẻ, tâm được thanh tịnh, dễ phát sanh tâm định và thanh lọc được phiền não.
Thiền sư Khippapanno Kim Triệu